Trò Chơi Suy Diễn

Chương 312: Chúng tôi đều muốn bất tử

Khi dân làng xuống đồng làm nông, họ thường xắn ống quần lên, nhìn đã quen rồi. Chỉ là...



Dư Hạnh nhìn vị trí của những vết thương này, một ý nghĩ hình thành.



Tại sao hắn lại có cảm giác, người tạo ra những vết thương này cố ý muốn hạn chế hành động của hắn vậy? Những khớp nối này, mỗi khi bước đi tất nhiên phải sử dụng, nếu không phải hắn có sức chịu đựng rất mạnh, chỉ sợ ngay cả nhà ông Trương hắn cũng không lết ra được. Nhưng dù khả năng chịu đựng của Dư Hạnh giỏi đến mấy thì đi một đoạn đường dài như vậy, về lý thuyết vết thương đã vỡ từ lâu rồi, vậy mà lại không sao, sau khi bọn họ cầm máu thì không bị vỡ ra nữa, cho nên nhận ra được điều này, bà cốt cũng phải ngẩng đầu nhìn hắn một lúc. Hắn thấy rõ, khóe miệng bà cốt hiện lên một nụ cười nhàn nhạt.



Cười cái gì, sao cứ cảm giác cô ta có vẻ rất hài lòng nhỉ? Quá trình bôi thuốc kết thúc với suy tư trong đầu Dư Hạnh, lúc này trời đã tối đen. Bà cốt ra ngoài cửa: “Cậu thay quần áo đi, sau đó tôi dẫn cậu đi kiếm chỗ ở tạm.”



“Ừ.” Ngoài mặt Dư Hạnh nghe theo, nhưng thực tế lại cần thận kiểm tra quần áo một lượt.



Đây là một bộ trường sam vải bông, áo đen tuyền, cúc cài giữa, mặc với quần trắng, nhưng trông kiểu dáng không lỗi thời, có rất nhiều chỉ tiết cách tân, cảm giác rất thời thượng.



Cái này giống như... Giống như... Dư Hạnh cảm giác nhận ra được niên đại thật sự của nó, nhưng trong đầu lại trống rỗng, cảm giác này rất khó chịu, như thể rõ ràng có một thứ gì đó nhưng đã bị một tấm vải dày che kín.



Thôi được rồi.



Dư Hạnh cảm giác bây giờ mình cố gắng nhớ lại cũng Hắn mặc từng món đồ vào rồi đi ra ngoài cửa phòng, muốn đi xem tượng đá được thờ mà hắn chú ý.



Bà cốt liếc nhìn, cô ta khẽ gật đầu, có vẻ hài lòng, sau đó nói: “Đi theo tôi.” Bà cốt dẫn Dư Hạnh tới một căn nhà trong thôn.



Dư Hạnh phát hiện thôn này lớn hơn rất nhiều so với thôn của ông Trương, trông cũng ít nhất vài trăm người.



Điều kiện sinh hoạt đây cũng tốt hơn nhiều, ít nhất hắn có nhà để ở.



Bà cốt gõ cửa một cái, bên trong im lặng một lúc, sau đó vang lên tiếng gỗ đập xuống nần đất, mấy giây sau, một bóng lưng qù đi ra.



Một bà lão chống gậy cao mét tư, thấy bà cốt thì sắc mặt sửng sốt: “Thưa bà cốt, sao bà lại tới đây?”



“Đây là bạn mới của chúng ta, tạm thời ở lại nhà của bà, không sao chứ?” Đối mặt với bà lão, bà cốt có thái độ lạnh lùng, cảm giác như là bề trên, thái độ khác hoàn toàn như với Dư Hạnh.



“Không sao ạ, không sao ạlI” Bà lão nói mà cười hở cả răng, mà bây giờ bà lão mới chú ý tới ngoài cửa còn có một người, liếc nhìn sang, thấy quần áo Dư Hạnh đang mặc thì sửng sốt.



“Vị này... Xưng hô thế nào ạ?” Dư Hạnh đang định nói tôi không có tên thì bà cốt khẽ ho một tiếng, nhìn hắn mà nói: “Dù sao cậu cũng không có tên, như dù sao vẫn cần một cái tên để gọi, hay là... Gọi cậu là Thích Duy đi.”



Dư Hạnh ngẫm nghĩ: “Tên này có ý nghĩa gì sao?”



“Nghe hay.” Bà cốt lời ít ý nhiều.



Bà lão thì chẳng biết gì nhưng lại răm rắp nghe theo: “Tên rất hay, bà cốt đặt, nhất định ẩn chứa linh khí, Thích Duy, cái tên Thích Duy này rất được.”



Dư Hạnh: “...” Bà bị tẩy não hoàn toàn rồi. Bà cốt cười cười: “Vậy cậu ở lại đây đi, muốn ăn gì thì bảo bà Lý làm cho, nhà bà Lý rộng, cháu trai của bà ấy đã bỏ bà đi từ mấy năm trước rồi, có gian phòng để trống, vừa hay có chỗ cho cậu ở.” Cô ta nhắc lại chuyện buồn của bà Lý như vậy mà bà Lý không nói lại lấy một câu, thế là chuyện cứ quyết định như vậy.



Sau khi bà cốt rời đi, Dư Hạnh đi theo bà Lý vào trong, hắn nhìn bà Lý lễ bước chân run lẩy bẩy, người vừa gầy vừa yếu, quần áo đang mặc rộng thùng thình, trông như có thể ngã gục xuống bất cứ lúc nào.



Kỳ lạ ghê, điều kiện của thôn này tốt hơn mà sao nhìn người dân trong thôn đầu gầy yếu như vậy?



Người đàn ông và phụ nữ mà hắn nhìn thấy đầu tiên cũng như vậy, còn không to béo bằng ông Trương và vợ của ông.



“Bà Lý à.” Dư Hạnh cất tiếng. Có lẽ vì cảm thấy thái độ đặc biệt của bà cốt với Dư Hạnh, còn cho hắn mặc quần áo tươm tất như vậy nên thái độ của bà Lý cũng rất kính cẩn, thậm chí còn hơi có gì đó sợ hãi và lo lắng, nghe Dư Hạnh gọi mình, bà Lý vội trả lời: “Cậu cứ nói, cậu cứ nói.” Dư Hạnh: “Tôi đói, muốn ăn gì đó.”



“Không thành vấn đầ, cơm tối còn dư rất nhiều, tôi lập tức hâm nóng cho cậu, mai sẽ nấu món mới cho cậu ạ!” Bà Lý tươi cười đi vào phòng bếp, để lại mình Dư Hạnh ngoài phòng khách.
Bạn cần đăng nhập để bình luận