Tuyết Trung Hãn Đao Hành

Chương 68: Núi không ở chỗ cao (2)

Vương Tiểu Bình dừng lại, chỉ hơi dừng lại, tâm không lo lắng, vẫn vác Thần Đồ tiêu sái đi xa.
Bên trong ao Bạch Tượng, Thế tử điện hạ lặn sâu xuống đáy ao thong thả lựa đá cuội làm quân cờ, chỉ là tốc độ sẽ hơi chậm so với đi trên mặt đất, còn lại cũng không khác thường, ao nước sâu ngàn thước, càng băng giá lạnh lẽo hơn đáy hồ trong vương phủ, chẳng qua lúc luyện đao cùng lão Khôi tóc trắng, bất tri bất giác học được Bế Tức Thuật của lão, Từ Phượng Niên coi là chỉ là luyện được kỹ năng bơi, không ngờ loại bế tức cổ quái này với Phản Phác Thai Tức của Đạo môn lại là trăm sông đổ về một biển, không nói đến nội lực của Từ Phượng Niên vẫn còn mỏng, chung quy tìm được chính lộ, khác biệt to lớn, người ngắm nhìn núi từ xa chắc chắn sẽ kém người leo núi, leo núi lại tìm không thấy đường thì kém hơn người tìm được đường đi, hơn nữa có trăm ngàn con đường lên núi, đi đường nào, đi tới bước kia, phải dựa vào thiên mệnh kỳ ngộ cùng khổ tu của mỗi người.
Từ Phượng Niên nhặt được mười mấy cục đá bóng loáng, không vội nổi lên mặt nước, ở dưới đáy ao ngắm cảnh cũng rất thú vị, nếu không trước kia Thế tử điện hạ cũng sẽ không thường xuyên lặn xuống đáy hồ đáy nhìn lão Khôi tóc trắng, chẳng qua ao nước vừa sâu lại âm u xanh biếc, ngẩng đầu cúi đầu chỉ có thể nhìn thấy cảnh tượng mơ hồ không rõ.
Từ Phượng Niên không biết sấm chớp rền vang trên đỉnh Võ Đang, chỉ cảm thấy thác nước có thủy thế lớn mạnh vài phần, đáy ao càng thêm lạnh lẽo khó chịu nổi.
Đi đến sát ranh giới cự thạch cắm rễ trong đáy đầm, hai chân tụ lại một điểm, Từ Phượng Niên cầm chiến lợi phẩm bắn vọt lên trên mặt ao.
Phía trên ao Bạch Tượng, ao nước trắng tinh thế như Quan Âm nâng bình đổ ngược xuống.
Chưởng giáo Võ Đang Vương Trọng Lâu lướt đến trên viên đá lớn, quỳ gối ngồi xuống, nhìn về phía đáy ao, mỉm cười.
Nhắm mắt lại.
Nhẹ nhàng thở, nhẹ nhàng hít.
Màn sương mù bay lên lan toả trên mặt nước.
Vị này thân là chưởng giáo của một trong tam đại Đạo môn trong thiên hạ, suốt đời cũng không quá nhiều thăng trầm, xuất thân cơ khổ bần hàn, mười hai tuổi vì để không chết đói, nên được cha mẹ đưa lên núi, ngoại trừ các lớp học buổi sáng tối, chính là canh giữ tại Thái Hư cung, mỗi ngày quét đất dâng hương gõ khánh, ngày qua ngày năm qua năm, khi đó sư phụ Trần Anh Ngưng còn chưa trở thành chưởng giáo Võ Đang, nhưng cũng có hai mươi mấy vị đồ đệ, trong đó Vương Trọng Lâu tư chất trung hạ, cực kỳ chịu khó vùi đầu đọc kinh thư, quét sân cũng cầm trên tay một quyển nhập môn điển tịch, ban đêm ngủ không được, bèn mượn ánh trăng đọc sách, rồi trở thành một con mọt sách trong mắt sư huynh đệ. 24 tuổi mới có tư cách xem bói cho khách hành hương. 40 tuổi mới miễn cưỡng xem như đạo pháp tiểu thành, bởi vậy đợi đến khi chưởng giáo Trần Anh Ngưng đi về cõi tiên, giao cho Vương Trọng Lâu tiếp nhận Võ Đang, thiên hạ náo động, khi đó Long Hổ Sơn cũng chưa từng nghe nói về vị đạo sĩ trung niên này, không ngờ đại đa số chân nhân Võ Đang thời trẻ đạo hạnh kinh người, tuổi già lại ngừng bước, duy chỉ có Vương Trọng Lâu tầm thường dần dần đạt được Đại Đạo, lên như diều gặp gió, dùng một ngón tay bổ sông chỉ là một ví dụ nhỏ già nhưng vẫn mạnh mà thôi.
Vương Trọng Lâu vung hai tay áo lên.
Đạo bào khuấy động tung bay.
Đem thác nước thế rơi vạn quân qua đây.
Thác nước nghiêng như một cây cầu.
" Tham Đồng Khế " vượt qua Đạo giáo cổ điển " Hà Thượng Công Lão Tử Chương Cú " đề xuất "Ngũ Phủ Tàng Thần" một bậc, ở chỗ có viết tam bộ bát cảnh nhị thập tứ thần.
Chỉ gặp lão thần tiên hô hấp lư gian vào đan điền, nhắm mắt suy ngẫm, tiềm thần nhập định, tràn đầy tinh thần, cả người vũ hoá như tiên nhân rạng ngời rực rỡ trong điển tịch của Đạo giáo chiếu sáng rạng rỡ.
Chỉ nghe Vương Trọng Lâu mặc niệm: "Ngũ sắc vân hà phân mộ ai, bế mục nội miện tự tương vọng, tài tri ngã thân giai động thiên, thì ra Hoàng Đình là phúc địa..."
"Áo vàng tím mang Long Hổ chương, trưởng thần ích mệnh kém thái huyền, ba hít bốn thở tự thông."
"Thế gian rất thích ngũ cốc cùng ngũ vị, còn ta chỉ ăn Thái Hòa âm dương khí."
"Lưỡng bộ thủy vương đối môn sinh, sử nhân trường sinh cao cửu thiên..."
Mỗi một câu, trong miệng lão đạo sĩ bèn phun ra một luồng khí sắc vàng óng, quanh quẩn giữa thiên địa.
Cuối cùng tổng cộng chín chín tám mươi mốt đạo kim khí quấn quanh thác nước thủy long, cùng một chỗ đánh vào đầm sâu.
- Giải thích câu "hà thượng công lão tử chương câu" là một tác phẩm học thuật của Đạo giáo thời Tây Hán. Có tích như sau: Thời Hán Hiếu Văn Đế, có một sống bên bờ Hoàng hà, mọi người gọi ông là Hà Thượng Công. Hà Thượng Công cất một ngôi nhà tranh bên sông làm nơi cư trú, mọi người thường nghe ông đọc Đạo đức kinh ở đây.
Đương thời Hán Hiếu Văn Đế rất thích đạo của Lão Tử, cho nên lệnh cho các vương công đại thần cùng quan viên các cấp phải thuộc Đạo đức kinh, nếu không thuộc sẽ không được lên triều. Khi Hiếu Văn Đế đọc Đạo đức kinh đã phát một số nghi vấn trong đó, vì thế tìm người đến hỏi, nhưng trong triều từ trên xuống dưới không ai có thể giải đáp được. Quan Thị lang Bùi Khải tâu với Hiếu Văn Đế rằng:
Bên bờ Hoàng hà ở Thiểm Châu có một người tên là Hà Thượng Công. Người này tinh thông “Đạo Đức kinh”, có thể gọi ông ta đến.
Hiếu Văn Đế sai sứ giả đi tìm Hà Thượng Công, bảo ông ta giải thích cho Hiếu Văn Đế những nghi vấn. Hà Thượng Công nói với sứ giả rằng:
Đạo tôn đức quý, không thể chỉ có sai người đến hỏi là đủ.
Hiếu Vũ Đế đành phải đích thân đi. Xe rồng đến trước nhà Hà Thượng Công, Hiếu Văn Đế sai người bảo Hà Thượng Công ra tiếp giá, nhưng Hà Thượng Công không ra. Hiếu Vũ Đế lại sai người đi nói với Hà Thượng Công:
Khắp thiên hạ này đều là đất đai do trẫm là bậc đế vương cai quản, dân trên đất này đều là con dân của trẫm. Ông tuy có đạo thuật, nhưng vẫn là thần dân của trẫm. Hoàng đế đích thân đến là coi trọng ông rồi, thế mà ông vẫn không biết phải trái, cứ cao cao tại thượng, ngạo mạn không chịu ra. Trẫm nói cho ông biết, Hoàng đế có thể tuỳ ý để cho con dân được giàu sang hoặc nghèo hèn, ông cũng như vậy.
Lúc này, Hà Thượng Công ngồi chắp tay, từ từ bay lên không trung, cách mặt đất khoảng chừng hơn trăm thước. Một lúc sau, cúi xuống nói với Hiếu Văn Đế rằng:
Ta trên không đến trời, giữa không đụng người, dưới không chạm đất, ông nói thử ta là thần dân của ông chỗ nào? Giờ ông cho ta giàu nghèo xem thử.
Hiếu Văn Đế nhìn thấy thất kinh, biết gặp phải thần nhân. Vì thế vội xuống xe, hướng đến Hà Thượng Công cúi đầu lễ tạ và nói:
Trẫm vốn không có nhiều tài, chỉ là được kế thừa cơ nghiệp của tổ tiên mới gánh lấy nhiệm vụ lớn này. Bởi tài sơ học thiển, luôn lo mình không gánh nổi nhiệm vụ nên hi vọng thông qua việc học “Đạo đức kinh” để tiêu trừ những ngu muội của bản thân, nhưng đối với những vi ngôn đại nghĩa trong đó đa phần không hiểu được, nên thỉnh cầu Đạo quân từ bi chỉ giáo.
Lúc bấy giờ Hà Thượng Công mới từ không trung giáng xuống, rước Hiếu Văn Đế vào nhà. Hà Thượng Công lấy ra 2 quyển Lão Tử đạo đức chương cú trao cho Hiếu Văn Đế và nói rằng:
Cầm đem về nghiên cứu kĩ, những nghi vấn của ông sẽ được tiêu trừ. Ta viết kinh này đã hơn 1.700 năm rồi, chỉ truyền qua 3 người, nay ông là người thứ tư, không được để cho người khác xem.
Hiếu Văn Đế vội quỳ nhận sách, đồng thời tạ ơn. Lúc này không còn thấy tông tích của Hà Thượng Công nữa. Hiếu Văn Đế vội sai người xây một toà đài ở Tây sơn, hi vọng có thể gặp lại Hà Thượng Công, nhưng Hà Thượng Công không xuất hiện.
Hết giải thích.
Bạn cần đăng nhập để bình luận