Tuyết Trung Hãn Đao Hành

Chương 631: Tiếng sách (2)

Hài tử quay đầu liếc nhìn Từ Phượng Niên, kẻ trông như sĩ tử, không dám lỗ mãng, sửa lại giầy rơm trên chân, ngón chân cái sớm đã chui ra khỏi giầy, đáng thương cầu khẩn lão đạo sĩ:
"Sư phụ, đổi cho ta đôi giày đi?"
Lão đạo sĩ trợn mắt nói:
"Thân thể và gân cốt của ngươi quý giá lắm sao, mới đổi giầy đi ba trăm dặm đường, sẽ đổi? Đã bảo ngươi đừng nhảy nhót lung tung, hết lần này tới lần khác không nghe!"
Hài tử ủy khuất nói:
"Giầy đều do con đan mà."
Lão đạo sĩ có lẽ thấy có người ngoài ở đây, không tiện lớn tiếng la mắng, chỉ đành dùng đạo lý lớn trách móc qua loa hài tử:
"Khi trời sắp giao trọng trách lớn cho người, trước phải chịu khổ da thịt, đói rét."
Lão nhân chưa nói dứt lời, vừa nói đến chịu đói, cái bụng của hài tử lập tức kêu ọc ọc, lão đạo nhân làm một cái tư thế đứng quay lưng về phía Từ Phượng Niên, giả vờ không biết. Hài tử đã quen với tính cách của lão đầu nhi chỉ đành trợn mắt chịu đói. Đò da dê quay lại bến đò, lão đạo dè dặt hỏi giá, hai mươi năm qua đạo giáo của Bắc Mãng rất hưng thịnh, vô cùng tôn sùng đạo sĩ, thậm chí có chút sợ hãi, nhưng gã chèo bè nhìn vị trước mắt không hề giống đạo sĩ chu lục ghi lại trong văn thư triều đình, nên cũng dám lấy tiền, song lấy giá thấp, không chặt chém là được.
Lão đạo sĩ đưa tay lấy túi tiền ở trong tay áo ra đếm tiền, đủ tiền qua sông, như trút được gánh nặng, tiện đà nháy mắt với Từ Phượng Niên, còn nói với gã lái bè rằng ba người đồng hành, coi như là nhân tiện giúp đỡ Từ Phượng Niên một lần, hán tử kia biết rõ, nhưng cũng không tiện vạch trần, không tính toán, coi như nể mặt đạo nhân. Trên bè, Từ Phượng Niên gật chào lão đạo nhân, lão nhân nhẹ nhàng lắc lắc ống tay áo, ra hiệu Từ Phượng Niên không cần để ý chút chuyện nhỏ này. Thế nước của dòng Nhược Thủy kém xa Hoàng Hà cuộn trào mãnh liệt, nước sông tĩnh lặng, hài tử không ngoan, ngồi sát mép bè da dê, đưa tay vọc nước, sau đó hét lên một tiếng, bỗng nhiên xích người ra sau một chút, đụng vào người của lão đạo nhân, suýt chút nữa rớt xuống sông, gã lái bè trợn mắt nhìn, lần lái bè này vốn không kiếm được bao nhiêu bạc, nếu có người rớt sông, khác gì có thêm rắc rối, gã làm sao có thể vui vẻ được, hài tử run rẩy chỉ tay về phía mặt sông, ấp úng nói:
"Có Ma Nước!"
Lão đạo sĩ chê nó ầm ĩ nhiều chuyện, lớn tiếng dạy dỗ:
"Người đọc sách không nói chuyện yêu ma quỷ quái!"
Lão nhân nói toàn kinh điển Nho gia, nếu không có thân mặc đạo bào, thì đã là một lão già cổ hủ dạy học ở vùng quê rồi. Hài tử sau cơn kinh hãi, mặt đỏ lên, hét:
"Thực sự là Ma Nước, mặc y phục đỏ chót, còn là nữ quỷ!"
Từ Phượng Niên liếc nhìn bộ y phục đỏ chót đang bơi lội như một con cá chép đỏ gần bè, lóe lên một cái rồi biến mất, lập tức dính vào dưới đáy bè da dê. Lão đạo sĩ hiển nhiên không tin lời thề của hài tử, phẫn nộ quát:
"Câm miệng!"
Hài tử giận dữ đá vào chiếc bè, may mà gã lái bè không nhìn thấy, bằng không chắc phải tăng giá. Lúc đến bờ, Từ Phượng Niên bèn móc ra bạc vụn ném cho gã lái vè, lão đạo nhân ngẩn người, hiểu ý cười, cũng không nói nhiều, hài tử ngăm đen chắc bị nữ quỷ hồng bào sợ đến mức run chân, vừa nhảy xuống bè, lập tức ngã cái rầm, lão đạo nhân thấy vậy cũng cạn lời. Ba người đi lên bến đò đơn sơ, đều là nhân sĩ nam triều, lão đạo nhân cũng có loại cảm giác may mắn tha hương tương phùng đồng hương, bèn đưa tay lên chắp tay, "Bần đạo là giám viện Yến Dương Quan, Cửu Vi đạo nhân; tên tục Lạc Bình Ương. Công tử gọi tên tục của ta là được."
Từ Phượng Niên lễ độ chắp tay đáp lễ, "Bái kiến Lạc Giám Viện. Tại hạ Từ Kỳ."
Đạo giáo tương tự như phật môn, cũng có cách nói tùng lâm, nhất là Bắc Mãng Đạo Đức Tông thế lớn, quyền lực dần dần áp đảo tam giáo, nói chung, giám viện là một đại nhân vật có thể đếm được trên đầu ngón tay trong đạo quan, không có công đức lớn không thể đảm nhiệm, còn phải tinh thông lập đàn cầu khấn cùng siêu độ, tiêu diệt u hồn, nhưng Từ Phượng Niên nhìn trang phục của đạo nhân, cũng biết chắc là một vị giám viện của đạo quan nhỏ không có danh tiếng gì.
Yến Dương Quan có được mười đạo nhân hay không cũng khó nói, như vậy giám viện chỉ có danh tiếng, còn không kiếm lợi bằng đạo nhân tiếp khách trong đạo quan lớn. Từ Phượng Niên lúc này lưng đeo Xuân Thu, quần áo không lụa là sang trọng, nhưng gọn gàng sạch sẽ, lại có một gương mặt trắng nho nhã tuấn dật, luận khí độ, khác xa một trời một vực với Lạc đạo nhân, cũng khó trách lão đạo sĩ muốn kết giao. Theo lý mà nói gần bến đò nên có quán rượu, quả nhiên, hài tử nhảy nhót nói:
"Sư phụ, ở đó có vọng tử!"
Bạn cần đăng nhập để bình luận