Tuyết Trung Hãn Đao Hành

Chương 277: Thanh Y trước đình

Da đầu Từ Phượng Niên tê dại.
Người phải tới cuối cùng cũng phải tới, nhưng dư nghiệt của vong quốc Tây Sở nhiều vô số, sao lại hết lần này tới lần khác lại đụng phải bộ thanh sam trước mắt này chứ?
Tào Trường Khanh, trong sử sách của Tây Sở vong quốc ghi lại rất ít thông tin về người này. Chỉ biết là người này xuất thân từ thứ tộc, khi còn nhỏ thân thể gầy yếu nhưng lại lấy kỳ nghệ danh động được cả Kinh Hoa, chín tuổi đã được phụng triệu vào nội đình. Đề thi sinh tử mà hoàng đế Tây Sở lúc ấy ngẫu hứng đưa ra cực kỳ hùng vĩ, không nói hài đồng mà chỉ sợ những lão nhân hoa giáp cũng chưa chắc có thể dĩ kỳ thuyết nhân sinh. Thế mà Tào Trường Khanh khi ấy lại lấy "Bàn phương quy củ nhược nghĩa, kỳ viên hoạt bát như trí, động nhược sính tài kỳ sinh, tĩnh như đắc ý kỳ tử" để làm sách đối, hoàng đế nghe xong liền ngự ban năm chữ "Tào gia tiểu đắc ý" rồi đặc biệt thăng chức cho gia tộc này vào sĩ phẩm. Bởi vì gia tộc này nằm ở huyện Long Lý, thế nên ngày sau Tào Trường Khanh mới có biệt hiệu Tào Long Lý. Mười hai tuổi cùng quốc sư Lý Mật thủ đàm ba ván, hai ván đầu tiên thua đến tan tác, duy chỉ có một ván cuối cùng đánh kịch liệt tới hai trăm lượt, càng đánh càng dũng, để cho Lý Mật - người Hoàng Tam Giáp nói là Tây Sở đế sư vừa chết thì địch thủ khó tìm gọi là kỳ tài ngút trời có thể xưng bá kỳ đàn ba mươi năm. Thần đồng Tào Trường Khanh vào thời niên thiếu vẫn là người có cơ thể yếu ớt, cũng không có phẩm trật quan hàm gì mà chỉ là chờ ở Hàn Lâm viện ở hoàng cung, chờ bao giờ thiên tử gọi lên để đánh cờ thì lên mà thôi.
Tào Trường Khanh được đế sư Lý Mật dốc túi truyền thụ, mới học được quan tuyệt hàn lâm. Vào lúc thanh niên, vị Tào gia Long Lý khó khai cung nỏ không giỏi cưỡi ngựa này bắt đầu làm chưởng giáo nội thị tỉnh, cơ mà cũng khó thoát khỏi cái gọi là trật tự thị thần nội đình, chỉ sau khi đế sư Lý Mật chết, thì người đệ tử đắc ý là Tào Trường Khanh này mới quy về tịch mịch vô danh, trước ba mươi tuổi vị này đều ẩn nấp trong cung đình trùng trùng điệp điệp không muốn gặp ai. Lúc ấy trong các nước Xuân Thu phía tây thì Sở sĩ tử thịnh nhất, duy Sở hữu tài! Tào Trường Khanh chỉ hai mươi năm ngâm mình trong cờ đạo đã thắng được danh hiệu thứ ba trong đời ở trong đại nội - Tào Đầu Tú, chữ Tú lấy từ “Mộc Tú Vu Lâm Nhất”, đủ để thấy tài học to lớn của Tào Trường Khanh. Khi còn nhỏ vào kinh thành, thẳng đến lúc ba mươi hai tuổi mới đến biên thùy phía nam độc chưởng nhất binh, kháng cự man di, thường xuyên có kỳ mưu, mỗi trận đều lấy ít thắng nhiều, rồi lại lấy được danh hiệu mới là Tào Bắc Mã, đáng tiếc ở trận chiến Tây Lũy Bích, đại thế của Tây Sở đã mất, đại hạ tương khuynh, Tào Đầu Tú “một cây chẳng chống vững nhà” thế nên là cũng chỉ biết bỏ chạy khỏi giang hải.
- Giải thích câu "đại hạ tương khuynh" Là một phép ẩn dụ cho chế độ cũ hoặc thế lực cũ sắp bị sụp đổ. Hết giải thích.
Chẳng biết vì sao mà vị Tào Trường Khanh cung mã không quen đao kiếm không rành mà mọi người đều biết này, lắc mình một cái lại trở thành đại tông sư võ đạo một chọi trăm vạn được. Nói về cờ thì được xưng tụng là Tào Quan Tử, nói về võ học thì lại được gọi là Tào Thanh Y, trong hai mươi năm gần đây, hai lần võ bình đều vững vàng ba vị trí đầu, danh tiếng vô song. Mười năm trước không dưới hai mươi trọng thần Ly Dương đã bị bộ áo xanh vong quốc này ám sát, mỗi lần tới đều là độc thân bất định, rồi lại mang theo đầu người mà rời đi. Mười năm sau vị này từng ba lần vào Thái An thành, trong đó có hai lần đã giết vào hoàng cung, giáp mặt được với tận hai đời Thiên Tử, giết giáp sĩ đến vài trăm, lần chém giết gần nhất vị này cũng chỉ cách hoàng đế đương nhiệm chưa đến năm mươi bước, nếu không có người mèo - Hàn Điêu Tự hộ giá thì nói không chừng hoàng đế đã bị Tào Thanh Y cắt đi cái đầu tôn quý nhất trên đời ở trong rừng ngàn quân rồi. Nghe đồn vị Tào Thanh Y này khi đối mặt với hoàng đế đã từng cười mà hỏi rằng “Thiên tử giận dữ cố nhiên có thể làm cho cửu quốc Xuân Thu phục thi trăm vạn. Còn thất phu như ta giận dữ thì như thế nào?”
Chỉ cần thế gian còn có thanh y, liền dạy cho ngươi rằng, có được thiên hạ nhưng không được an ổn.
Võ phu đến tận đây, khí phách phải như thế nào?
Theo việc mất nước của Tây Sở, các loại danh hào như Tào Đắc Ý hay Tào Long Lý đều đã không còn được biết rõ, chỉ còn lại có hai người là Tào Quan Tử cùng Tào Thanh Y, người trước là Tào Trường Khanh là quan tử vô địch trong hai rừng võ lâm, người sau lại là cuồng nho duy nhất trên đời dám coi đầu của hoàng đế Ly Dương là vật trong túi, tùy ý chọn ra một người để nói thì đều có thể làm cho người ta mê mẩn không thôi.
Mà vị cựu thần Tây Sở được đồn đại rằng chỉ mặc áo trắng không ti trúc kia, lúc này lại quỳ gối trước đình, quỳ gối trước mặt vị công chúa vong quốc kia. Thiên Địa Quân thân sư, gia tộc đã sớm cùng quốc gia cùng diệt vong, ân sư Lý Mật càng là qua đời đã lâu, hiện giờ trừ bỏ thiên địa vạn cổ trường tồn, thì còn có ai đáng giá để Tào Trường Khanh quỳ thế này?
Đáp án đang ở ngay trước mắt.
Từ Phượng Niên không nghĩ ra vì sao vị Thanh Y này vì sao có thể liếc mắt một cái là nhìn thấu được thân phận của Khương Nê, là cái khí vận huyền diệu tối nghĩa kia tiết lộ thiên cơ ư? Hay là tiểu Khương Nê quá giống hoàng đế hoàng hậu Tây Sở? Nhưng những thứ này đều không trọng yếu, đối với thế tử điện hạ bây giờ mà nói thì điều quan trọng nhất chính là cân nhắc đoàn người của mình có thể ngăn cản được Tào Thanh Y - người được công nhận là tặc tử dư nghiệt hay không mà thôi. Hắn cùng đại kích Ninh Nga My phỏng chừng khi đối mặt với vị tông sư võ bình tam giáp thành danh đã lâu này so với khi chống lại Vương Minh Dần thứ mười một ở bãi lau sậy cũng không khác nhau nhiều lắm, chỉ có kéo dài thời gian mà thôi, cuối cùng còn phải xem lão kiếm thần Lý Thuần Cương có thể đem hết toàn lực ra hay không nữa. Vấn đề là ước định giữa lão già da dê này và Từ Kiêu chỉ là cam đoan thế tử điện hạ không chết mà, lấy góc độ lão Kiếm Thần mà nói, thì lão vẫn luôn ước tiểu Khương Nê có thể thoát khỏi cái lồng giam của Bắc Lương vương phủ, như vậy mới có thể tập kiếm với lão, sao có thể nguyện ý lấy cái chết đọ sức với Tào quan tử được?
Trong đình, Từ Chi Hổ nheo đôi mắt thu thủy lại, vẻ mặt có chút âm trầm.
Lần này tại đệ đệ đại khai sát giới ở Ương Châu vào đúng thời kỳ mẫn cảm tiến hành Vương Bá chi biện, ở Hồ Đình quận tại Dương Xuân thành có không dưới ngàn người ngoại tộc sĩ tử tụ tập, chỉ riêng bên trong Báo Quốc tự đã có mấy trăm thế tộc danh sĩ của Ương Châu rồi, đại thủ bút thiết lập tỉ mỉ đến bực này không thể nghi ngờ là xuất phát từ mấy vị lão cung phụng kia, chỉ chờ đệ đệ khiêu khích rừng đạo sĩ ở Giang Nam lần nữa liền có thể nhất hô bách ứng, một cái Lưu Lê Đình có chỗ dựa là nương nương trong cung nhấc lên sóng gió không giả, nếu tập đoàn Giang Nam Sĩ Tử chỉnh thể phản công, nếu là lại để cho ba vạn học sinh của Quốc Tử Giám hô ứng từ xa, vô số vại nước miếng cũng là có thể dìm chết người. Nếu như chuyện Bắc Lương tư tàng nuôi dưỡng công chúa Tây Sở bị lộ ra vào lúc này, ngay cả Từ Kiêu không nhìn pháp lễ thì cũng phải đau đầu.
Từ Chi Hổ liếc mắt nhìn sắc mặt trắng như tuyết của Khương Nê thì lông mày giãn ra, nàng duỗi lưng một cái, ung dung yên lặng đợi biến cục, tử cục đến bực này thì cứ giao cho Phượng Niên đi phá cục là được.
Bốn phía quanh đình tuy nói không có người ngoài, nhưng sau khi Tào Trường Khanh đến thì vẫn dẫn tới một ít tò mò tìm tòi nghiên cứu hai mặt nhìn nhau ở xa xa, Từ Chi Hổ nhẹ giọng phân phó Ninh Nga My để gã xua đuổi một vài danh sĩ Hạo Châu có ý đồ tới gần. Nàng đến ngồi gần Khương Nê, vạn nhất thanh y trung niên có thể nói là đáng sợ kia muốn đối gây bất lợi với đệ đệ thì nàng còn có thể lấy công chúa vong quốc bên người để uy hiếp. Đáy lòng Từ Chi Hổ có chút trìu mến chân chính đối với Khương Nê vẫn, việc thân cận năm đó cũng không phải vẫn luôn làm bộ, trong việc này đương nhiên cũng có ý tứ đối nghịch với muội muội Từ Vị Hùng, Từ Vị Hùng khi dễ nàng rất nhiều, còn Từ Chi Hổ liền hết lần này tới lần khác lại phân một ít cưng chiều lên người Khương Nê, tính cách của hai nữ nhân này thật sự là không giống tỷ muội ruột thịt.
Khương Nê không phải thế tử điện hạ, từ nhỏ đã ăn nhờ ở đậu ở vương phủ Bắc Lương, không ai dạy nàng sống như thế nào, không học được cách đối nhân xử thế lá mặt lá trái, sau khi bị nha hoàn tôi tớ trong vương phủ buông lời ác độc hoặc là vụng trộm véo đến xanh tím cả da thì ai cũng không oán mà chỉ biết đi theo cảm giác, ghi hận tên thế tử điện hạ quanh năm bất cần đời kia, kẻ luôn cười tủm tỉm ở trước mặt nàng này nhìn rất là đáng ghét đáng giận, nàng không đi hận hắn thì hận ai?
Đối với Tây Sở, vương triều đế quốc từng có lãnh thổ quốc gia lớn hơn cả Ly Dương kia, ký ức của nàng đã sớm mơ hồ, rất nhiều lúc nằm trên tấm giường lạnh lẽo ở điện các, việc nhớ lại dung nhan ấm áp của phụ vương mẫu hậu thôi cũng đã rất vất vả rồi, nghĩ đi nghĩ lại liền muốn khóc, về phần điện các nhà đế vương nguy nga tráng lệ, lại càng xa không thể với tới, nàng cũng không muốn nghĩ tới những thứ này, mỗi ngày rời giường nàng đều có thứ cần suy nghĩ cho dù đó chỉ là việc nhỏ vụn vặt mệt mỏi. Có công chúa ở đâu mà có đôi bàn tay nứt nẻ không? Khương Nê sau khi nghe được câu nói kia của nho sĩ áo xanh thì như là nghe thấy một tiếng sấm sét giữa trời quang, sợ tới mức lui về phía sau vài bước, ngay sau đó nhìn thấy lão Kiếm Thần đang ngồi ngăn ở trên thềm đá, nàng lại càng không biết làm sao, thế nên đành nhảy qua Lý lão đầu nhi lưng thẳng tắp như cây tùng kia, rồi lại nhảy qua vị văn sĩ trung niên đang quỳ dưới đất, khi thấy Thế Tử điện hạ, lòng bàn tay của công chúa vong quốc liền đổ đầy mồ hôi, tỉnh tỉnh mê mê, thất thần thất hồn. Vốn đây nên là thời khắc hào khí nở mày nở mặt của nàng mới đúng, giờ bày ra tư thái uể oải như vậy thật là muốn làm lạnh lòng sĩ tử Tây Sở, hai mươi năm nay, sĩ tử Tây Sở trừ bỏ mấy nhóm di chuyển tập thể giống như Hồng Gia chạy về phía bắc thì những kẻ sĩ lưu lại cố quốc không chịu đi rồi chết dưới ngòi bút văn tự trung liệt đâu chỉ có ngàn vạn người? Nàng làm sao xứng với những hành động vĩ đại, động một chút là mấy trăm người cùng khẳng khái chịu chết của những người làm rường cột Tây Sở?
May mà, bây giờ nàng chỉ cần đối mặt với một mình Tào Trường Khanh mà thôi.
Mà vị quốc sĩ kỳ nhân kinh tài tuyệt diễm này, chẳng những không căm tức tiểu công chúa thất thố mà còn lại cúi đầu xuống khi cảm nhận được Khương Nê sợ hãi từ tận đáy lòng với cái tên Khương Tự, ông không có thất vọng mà chỉ có bi phẫn cùng tự trách khó nói được thành lời.
Sĩ tử phong nhã hơn bất cứ nhân vật nổi tiếng nào ở Giang Nam đạo - Tào Trường Khanh thủy chung vẫn không đứng dậy, hai đầu gối dán sát mặt đất, hai tay chống xuống, người bên ngoài chỉ nhìn thấy tóc mai của lão đã trắng như sương, nhưng điều này vẫn chưa làm tổn hại đến phong lưu nhã khí độc nhất vô nhị của vị Tào quan tử bát đấu phong lưu này, nếu liên tưởng đến cuộc đời nhấp nhô của lão thì phong phạm của vị danh sĩ đệ nhất đẳng cổ thần tử Tây Sở này lại càng tăng thêm. Họ Tào tự hào nhất là có người con trai này, ba mươi hai tuổi lĩnh binh xuất kinh thành, cuối cùng đánh một ván cờ với đế vương, vì ván cờ này mà đại thái giám quyền khuynh cung đình phải tự mình cởi giày, hoàng thúc Tây Sở tự mình rót rượu cho hai người đánh cờ. Trong sĩ tử khắp thiên hạ, có thể nói là tiền vô cổ nhân hậu vô lai giả.
Tào Trường Khanh chậm rãi ngẩng đầu, hai mắt đẫm lệ nhìn về phía công chúa năm đó chỉ là tiểu cô nương hoạt bát trong trí nhớ kia.
Lão từng nắm qua bàn tay nhỏ của nàng.
Trong kỳ thi ở Vạn Trọng cung kia, ném quân vào cán cân, bày trận liệt thế, cùng quân vương chỉ điểm giang sơn, Tào Đắc Ý cũng không phải cầu phú quý, chỉ là cầu một giai nhân bên cạnh quân vương cười mà thôi!
Lúc tuổi trẻ là lúc hăng hái nhất, lúc nào cũng mang theo đàn mà đi, tình cờ gặp nàng ở một góc hoa viên, lúc ấy là tịch dương hàm sơn, nàng ngâm nga hương âm khoan thai mà đến. Trong Kỳ Chiếu đình, nàng chậm rãi xắn ống tay áo lên, nhẹ nhàng hạ xuống từng quân cờ Ô Lộ, từng quân cờ nhảy lên từng nhịp ở trong lòng lão. Sau đó, nàng trở thành hoàng hậu. Hắn cùng đế vương cuối cùng tranh thắng thua trên cờ bình, nàng thấy bệ hạ sắp bại liền ném con mèo đang nằm trong lòng lên bàn cờ khiến những quân cờ bay tán loạn, bệ hạ thấy thế lên tiếng quát tháo thì nàng chỉ ngây ngô cười như là năm đó, khiến cho lão đành phải cúi đầu không để tâm đến nữa. Nếu không thì lấy tài học của Tào đắc ý, thì thoải mái phục bàn có gì khó chứ? Chỉ cần nhanh tay thu hết quân cờ trên bàn rồi đếm xem ai được nhiều nhất là được. Ý nghĩa của việc ai có nhiều cờ trên bàn hơn thì không cần nói cũng biết.
- Giải thích "tịch dương hàm sơn" là câu tả khung cảnh mặt trời sắp lặn sau ngọn núi, nhìn qua giống như là ngọn núi sắp nuốt trọn mặt trời. Hết giải thích.
Ngày đó, Tào Trường Khanh lại đột nhiên đứng dậy rồi một mình rời kinh, chưa từng nghĩ tới rằng lão đi rồi là không thể gặp lại nữa.
Tào Trường Khanh nhớ kỹ nàng, tự nhiên nhớ kỹ nữ nhi của nàng, tiểu cô nương kia cũng là người thiên chân vô tà như nàng vậy.
Ngẩng đầu nhìn lại.
Thật là giống nàng.
Lúc cúi đầu, giọng nói trong trẻo nhưng lạnh lùng của Tào Trường Khanh lại vang lên: "Ai dám cản ta."
Từ Phượng Niên cười khổ, vị đại bồ tát này thật là con mẹ nó không nói đạo lý nha. Vũ lực cao như cửu trọng lâu chính là rất khó lường, ngay cả vị ở kinh thành kia cũng không thể tránh được thì chính mình nghẹn khuất cũng không tính mất mặt. Tâm tư hắn lập tức bách chuyển, Vương Minh Dần - vị cao thủ thứ mười một có thể không sợ, nhưng đây là nhất phẩm tứ cảnh giới nha! Quái vật Vương Tiên Chi là tiên nhân nhất kỵ tuyệt trần, hai vị tiếp theo là Tân Kiếm Thần - Đặng Thái A cùng Tào quan tử cũng được công nhận là nhân vật đại thần thông có cảnh giới khá gần với thần tiên lục địa, cảnh giới của hai vị này chênh lệch cực kỳ rõ ràng với bảy vị còn lại trên bảng. Nói cách khác, một khi phát lực thì một Tào quan tử tuyệt đối không thể đơn giản coi là gấp rưỡi hoặc là gấp đôi Vương Minh Dần được. Nơi này chung quy lại thì cũng không phải là địa bàn Bắc Lương, có thể dễ dàng điều động mấy trăm thiết giáp mấy ngàn thiết kỵ đến vây quét được, hơn nữa mặc dù có trăm ngàn quân sĩ mặc giáp vây khốn, thì một đại tông sư khắp thiên hạ chỉ có một như Tào quan tử mà một lòng muốn đi hay là quyết tâm muốn giết mấy người rồi lui, thì căn bản sẽ không đến mức vẽ địa vi lao chiến chí lực kiệt mà chết giống như Tây Thục Kiếm Thánh. Đây mới là chỗ kinh khủng nhất của cao thủ Thiên Tượng Cảnh, Pháp Thiên Tượng Địa, là vị đắc đạo, đạo này không phải đạo trên đạo môn hiệp nghĩa, mà đã gần như là thánh nhân.
Lão kiếm thần cười nhạo nói: "Tào Trường Khanh, ngươi đại khái có thể thử một chút xem."
Hai tay Tào Trường Khanh đang chống trên mặt đất đột nhiên nắm chặt lại.
Bụi đất nổi lên.
Hai cái vòi rồng ầm ầm vang động!
Từng vòng khí cơ cương liệt lấy Tào Trường Khanh làm tâm điểm mà cuốn lên.
Lông tơ trên da dê của Lý Thuần Cương đột nhiên cuộn lại.
Từ Phượng Niên đứng ở phía sau Tào Trường Khanh bị khí cơ vô hình đập vào mặt bức lui ba bước, sau khi hắn cắn răng dùng hai tay ấn đao xuống, hai chân giẫm thành hai cái hố trên mặt đất thì mới cứng rắn dừng bước lại được.
Sau đó Tào Trường Khanh chỉ mới nhẹ nhàng đứng dậy mà không có thêm động tác nào khác, thế nhưng nó đã lại tạo ra cỗ áp lực khiến cho Từ Phượng Niên mới vào võ đạo giai cảnh chống đỡ không nổi, phải lui lại hơn mười bước nữa.
Kiếm ý của Lý Thuần Cương lập tức lên đến đỉnh phong.
Tào Trường Khanh nhìn Khương Nê, ôn nhu nói: "Công chúa, muốn những thứ này sống hay chết?"
Lời này vừa nói ra.
Từ Chi Hổ giận tím mặt, nhưng sau đó mặt lại không còn chút máu.
Nếu Lý Thuần Cương vẫn là kiếm thần của kiếm đạo đệ nhất nhân năm đó, hôm nay có lẽ còn có thể ngăn cản Tào Quan Tử chỉ tiến không lùi này.
Nhưng trong giang hồ hiện giờ, Tề Huyền Khung đã đăng tiên mà đi, ngoại trừ một mình Vương Tiên Chi, ai dám nói có thể thắng được văn sĩ trung niên thần sắc nghèo túng trước mắt này?
Thế gian ai có thể lên đỉnh Vũ Đế thành?
Chỉ có Tào Thanh Y mà thôi.
Bạn cần đăng nhập để bình luận