Tuyết Trung Hãn Đao Hành

Chương 283: Không đi

Lô Bạch Hiệt cùng Tào Trường Khanh kết bạn mà tới Tả Ý vườn, phần quyết đoán này của Đường Khê tiên sinh khiến Từ Phượng Niên phải nhìn với cặp mắt khác xưa, ngay cả chính hắn cũng phải coi Tào Thanh Y như sài lang hổ báo cơ mà. Căn cơ Lư gia ở Giang Nam tuy nói cách kinh thành ngàn dặm nhưng chung quy cũng không đến mức trời cao hoàng đế xa như ở Bắc Lương, hiện giờ hào phiệt suy thoái, từ mưu lược giang sơn tự chủ chuyển thành đấu đá nội bộ, hoàng đế bệ hạ đối với việc khống chế thế tộc Cao Môn lại càng vừa lòng đẹp ý. Một khi Lư thị bị hoảng đế biết họ "cấu kết" với Tào Trường Khanh, không chừng sẽ liên lụy đến gia chủ Lư Đạo Lâm, không nói đến việc khiến ông mất đi quyền vị quốc tử giám tế tửu thanh quý, chỉ riêng phần có thể sống sót đi ra kinh thành hay không thì đã là khó nói rồi.
Kể từ đó, có Lư Bạch Hiệt và Tào Trường Khanh đại giá quang lâm thì tiệc tối ở Tả Ý Viên trở nên càng thêm náo nhiệt, một bàn này, thế mà có tận hai vị trên bảng Võ Bình, hơn nữa một vị còn là Đường Khê Kiếm Tiên, truyền đi rất có thể hù dọa nhân sĩ giang hồ. Trên bàn những món rau trộn Bắc chiếm đến hai phần ba, món ăn Giang Nam kinh điển cũng có một phần ba, bát đĩa đều là xuất phát từ lò nung lớn ở Giang Nam, thời Xuân Thu trên bát sứ không có đề mục, lúc này hải yến thanh bình thì tập tục đề tự lại trở lên hưng thịnh. Tào Trường Khanh cúi đầu nhìn dòng chữ "Thiên địa đồng xuân" trên một cái miệng chén sứ nhỏ trước mắt thì thở dài, trên vẻ mặt có chút tiếc nuối, chén sứ dễ vỡ, chén vỡ thì chữ vong, làm sao có thể xưng là chuyện nhã nhặn được, chỉ có điều người ngoài không biết khí phách thư sinh này của Tào Trường Khanh, thế nên chỉ coi như là tâm tư của cao nhân không thể đo lường.
Bên trái Từ Chi Hổ là Từ Phượng Niên, bên phải là Khương Nê, nàng cũng không thiên vị, đều gắp thức ăn cho cả hai, thế tử Bắc Lương thỉnh thoảng cùng Thái Bình công chúa hạ đũa vào cùng một đĩa thức ăn, dựa theo tình hình dĩ vãng thì Từ Phượng Niên hơn phân nửa là phải trải qua một phen long tranh hổ đấu mới có thể thắng được, thế nhưng lần này Khương Nê lại cà tím phủ sương, nhìn thấy Từ Phượng Niên vươn đũa liền rụt tay về, một bữa cơm ăn không nóng không lạnh, người nhìn bình tĩnh đạm bạc nhất trên bàn thế mà lại là Ngư Ấu Vi. Người sáng suốt đều nhìn ra được Từ Chi Hổ cũng không thân cận với nữ tử xuất thân từ hoa khôi này, sau khi vào Lư phủ, cũng không bắt chuyện một câu.
- Giải thích câu "cà tím phủ sương" là phép ẩn dụ cho sự thiếu nghị lực của con người sau khi thất bại. Hết giải thích.
Sau một bữa tiệc tối phong phú, Từ Chi Hổ kéo đệ đệ đi tản bộ, bốn người Khương Nê lão Kiếm Thần Tào Thanh Y cùng Lư Bạch Hào ở lại Tả Ý Viên hóng mát, Từ Chi Hổ ngồi ở đình nghỉ mát ven hồ, lo lắng trùng trùng nói: "Tào Trường Khanh nhất định phải có được Khương Nê đấy."
Từ Phượng Niên xoa xoa hai má, thấy phụ cận không có người ngoài, bình thản nói: "Vị Tào quan tử này nói chỉ cần chịu giao Thái Bình công chúa ra, sẽ đi giết Trần Chi Báo."
Từ Chi Hổ hít ngược một ngụm khí lạnh, nhíu mày nói: "Thật sao?"
Từ Phượng Niên tự giễu nói: "Lấy thân phận Tào quan tử, sao có thể đùa giỡn với hậu bối như ta."
Từ Chi Hổ lẩm bẩm: "Ngươi nói xem đây có phải là con đường mà cha chúng ta đã sớm nghĩ ra hay không?"
Từ Phượng Niên cau mày nói:
"Tỷ, ý tỷ là Từ Kiêu đã dự liệu sẽ có ngày hôm nay? Là do người ngoài là Tào quan tử phá cuộc này? Có phải quá thần kỳ không? Phải biết rằng kỳ lực của Từ Kiêu thật sự khó coi, Vương Tế Tửu đuổi kịp Âm Học Cung cũng có thể giết tới chạy tới chạy lui. Hơn nữa, Từ Kiêu cũng chưa chắc có tâm giết Trần Chi Báo."
Từ Chi Hổ ngẫm nghĩ rồi cẩn thận cân nhắc từng câu từng chữ nói: "Nếu có thể ở giữa giết và không giết mà giữ lại Trần Chi Báo, thì đại khái có thể cho ngươi chậm rãi đi đọ sức tranh phong, nếu là trong lòng đã muốn tất sát thì sẽ để cho ngươi ra mặt làm đao phủ, có lẽ có thể lập uy, nhưng đối với Bắc Lương chúng ta hao tổn quá lớn. Thân phận của Trần Chi Báo ngoại trừ là nghĩa tử thì còn là nhân vật nắm thực quyền số hai ở Bắc Lương chỉ đứng sau cha chúng ta, vị Bạch Y Chiến Tiên này cũng không phải là đèn cạn dầu, cam tâm làm nghĩa tử cho cha chúng ta, thì cũng không nhất định đi tình nguyện làm đá đạp chân cho ngươi nha." Một khi Bắc Lương nội loạn, triều đình có thể sẽ triệt để không kiêng kỵ, Trương Cự Lộc Cố Kiếm Đường là tử địch, hai người âm thầm mắt đi mày lại đã lâu, đến lúc đó không nói đến việc Trần Chi Báo làm cái khác, mà chỉ vẻn vẹn là chạy đi một mình thôi, thì đối với Bắc Lương mà nói thì không đơn thuần là năm phần nứt ba cùng lòng quân tan rã đâu. Trần Chi Báo nói không chừng chính là một Cố Kiếm Đường thứ hai đấy!"
Từ Phượng Niên gật đầu cười nói: "Quả thật, Cố Kiếm Đường cả đời này cũng đấu không lại Từ Kiêu, nhưng không có nghĩa là Trần Chi Báo lập môn hộ khác đấu không lại một tên thế tử tầm thường như ta. Xem ra Tào quan tử ra tay là phù hợp với lợi ích lâu dài của Bắc Lương nhất. Từ Kiêu hoặc là có cao nhân như Lý Nghĩa Sơn chỉ điểm, hoặc là thuần túy là đánh bậy đánh bạ rồi chó ngáp phải ruồi."
Từ Chi Hổ nhẹ giọng hỏi nói:
"Phượng Niên, ngươi dự định thả người ?"
Từ Phượng Niên quay đầu nhìn hoàng hôn, tự lẩm bẩm: “Nói không buông, thì có chút giống như là vịt chết mạnh miệng. Ai thì cũng có thể không biết sống chết đối nghịch với Tào Trường Khanh được thôi, cùng lắm thì chính là mất một mạng. Cơ mà về phần ta tựa hồ cũng không được tốt lắm, dù sao Từ Kiêu đã lớn tuổi, cũng không thể chỉ làm chuyện gây khó khăn cho hắn được. Huống chi chuyện tư giao với Tào Trường Khanh này, khẳng định là đã vượt qua giới hạn của vị kia ở kinh thành, cho dù là Từ Kiêu thì không dám nói rằng có thể gánh được toàn bộ. Lần này xem như là bị Tào Trường Khanh chân chính đánh rắn bảy tấc rồi, chắc chắn hắn biết ta không phải thật sự là thế tử điện hạ vô tri không biết sợ, thêm cả cái mồi nhử cực kỳ lớn là giết Trần Bạch Y được quăng xuống nữa, đoán chừng bây giờ trong lòng hắn đang vụng trộm vui vẻ đi?"
Từ Chi Hổ nhỏ giọng hỏi nói: "Rất ưa thích nha đầu kia?"
Từ Phượng Niên không tim không phổi làm cái mặt quỷ rồi cười nói:
"Có thể không thích sao, nhìn nhiều năm như vậy rồi, càng lớn càng đẹp, nhìn hoài không chán, đương nhiên thích."
Từ Chi Hổ thở dài nói: "Chỉ là thích thôi sao?"
Từ Phượng Niên nhất thời ngẩn người, đây tựa hồ không phải vấn đề thế nên hắn chưa bao giờ suy nghĩ sâu xa về nó.
Từ Chi Hổ sờ sờ lông mày đệ đệ, cười hỏi: "Tỷ tỷ rất tò mò, ngươi sẽ sợ ai sao?"
Từ Phượng Niên cười nói:
"Đương nhiên có, sợ đại tỷ không vui, sợ nhị tỷ tức giận."
Từ Chi Hổ lắc đầu, nghiêm túc nói:
"Tỷ không phải nói cái này, tỷ nói về loại người ngươi thật sự sợ, ngủ cũng không yên cơ."
Từ Phượng Niên do dự một chút, chậm rãi nói:
"Sợ vị kia ở kinh thành, sợ hắn cảm thấy ngay cả việc mượn đao giết người cũng thấy phiền toái, rốt cuộc lại trở mặt tự mình giơ đao giết người."
Từ Chi Hổ ừ một tiếng, rất tán thành. Vị ở kinh thành kia nếu là minh quân bình thường như bao người khác thì cũng thôi đi, cơ mà sự tình lại không đơn giản như vậy, người này thế mà chuyên cần việc triều chính cơ hồ đã đến cảnh giới bệnh hoạn. Theo lý thuyết, loại hành vi cần cù chăm chỉ quản lý chính trị đến dị dạng như thế này chỉ có xuất hiện ở trên người những vị hoàng đế khai quốc xuất thân từ áo vải mà thôi. Thế nhưng vị kia từ khi đăng cơ kế vị tới nay, thì sức mạnh thống trị thiên hạ lại giống như một vị lão nông tích góp cả đời để mua mấy mẫu ruộng đất vậy, quả thực chính là cẩn trọng không biết mệt mỏi. Năm ngoái Lễ bộ liền có một phần ghi chép kinh người có thể nói là nhìn báo trong ống, qua bảy ngày tết dương lịch, trong ngoài ba tỉnh sáu bộ tổng cộng thu được một ngàn năm trăm bộ chư ti tấu trát, hơn ba ngàn sáu trăm sự kiện! Trên thực tế, vị cửu ngũ chí tôn này cơ hồ hàng đêm đều đèn đuốc sáng trưng ngự thư phòng đến tận canh ba, thế cho nên mới có lời đồn đại rằng thái giám Hàn Điêu Tự không thể không liều chết can gián đến mấy lần, khẩn cầu hoàng đế mưa móc hậu cung nhiều hơn một chút. Trong một lần triệu kiến Giang Nam ngoại thích ở trong cung, vị này đã làm một bài thơ, trong đó cười nhạo rằng bá quan đã ngủ trẫm chưa ngủ, bá quan chưa dậy trẫm đã dậy. Nghe đồn bài thơ này vừa ra, triều đình không còn ai dám nghi ngờ việc cải chính của thủ phụ Trương Cự Lộc nữa. Vị thiên tử cần cù phi phàm hùng tài đại lược đến bực này, thì vị quyền thần công huân nào không sợ? Trung thần sợ hôn quân, quyền thần đắc thế lại sợ Minh quân nhất. Cái gọi là một triều thiên tử một triều thần, chỉ là quang vinh ôn đạm hơn một chút khi so với câu thỏ khôn chết nấu chó săn nói mà thôi, thế nhưng nó cũng nói toạc ra tất cả huyền cơ rằng “Có bao nhiêu cựu thần không muốn cùng lão hoàng đế chui xuống đất đê tiếp tục "Tận trung"?” rồi.
- Giải thích câu "báo trong ống". Đầy đủ là “Có thể nhìn thoáng qua một con báo trong ống”. Đây là một thành ngữ Trung Quốc có thể được sử dụng như một thuật ngữ xúc phạm hoặc một thuật ngữ khen ngợi .
Khi được sử dụng như một thuật ngữ xúc phạm, nó có nghĩa là nhìn con báo qua lỗ nhỏ của ống tre thì chỉ có thể nhìn thấy một điểm trên cơ thể con báo . Ẩn dụ chỉ nhìn thấy một phần của sự vật , có nghĩa là những gì bạn nhìn thấy là không toàn diện hoặc những gì bạn nhận được chỉ có một chút. Ý nói về cách nhìn một chiều, chưa được toàn diện.
Khi được làm cụm từ để khen ngợi, thì nó có nghĩa là nếu bạn nhìn vào con báo qua lỗ nhỏ trên ống tre, bạn có thể thấy một đường sọc trên cơ thể con báo. Ẩn dụ việc chỉ nhìn vào một bộ phận của sự vật và suy đoán về tổng thể.
Hết giải thích.
Từ Phượng Niên tiếp tục nói: "Sợ Từ Kiêu."
Từ Chi Hổ kinh ngạc trêu ghẹo nói: "Kỳ quái, trên đời này ai cũng có thể sợ Bắc Lương Vương, nhưng ngươi cũng sẽ sợ lão cha chúng ta sao?"
Từ Phượng Niên thì thào nói: "Sợ, sợ Từ Kiêu già."
Từ Chi Hổ im lặng.
Từ Phượng Niên bình tĩnh nói:
"Lại còn sợ Trần Chi Báo phản."
Từ Chi Hổ gật đầu, đáp án này là hợp tình hợp lý. Trần Chi Báo vừa có đại tài, vừa có binh tướng, ngoại trừ tư lịch thì quả nhiên là không thua Bắc Lương Vương Từ Kiêu nửa phần, bằng không thì cũng chẳng kiếm được hai biệt danh là Chiến Tiên và Tiểu Nhân Đồ. Nếu bàn về thủ đoạn đối địch âm ngoan, hắn còn hơn cả Từ Kiêu. Kiêu hùng như vậy, làm bằng hữu không thể nghi ngờ là chuyện may mắn, làm địch nhân thì chính là bất hạnh lớn lao. Trước tường Tây Lũy, Khương Binh Thánh tận mắt nhìn thấy một màn vợ con bị kéo chết tươi mà khóe miệng rỉ máu, mặc dù không thấy ghi trên bất kỳ dã sử chính sử nào, nhưng sau khi xuân thu kết thúc thì tất cả người có thẩm quyền đều mang lòng sợ hãi. Thượng Âm Học Cung từng có binh học chấp ngưu nhĩ giả thẳng thắn nói rằng, cho Trần Chi Báo cùng Thạc Quả - quân sư còn sót lại của Cố Kiếm Đường mỗi người mười vạn binh mã, thắng bại là năm năm, nhưng khi cho ba mươi vạn giáp sĩ thì Trần Chi Báo là người sẽ nắm chắc thắng lợi, đương nhiên điều kiện tiên quyết là không cân nhắc đến những tiền đề bên ngoài chiến trường, nhưng vậy thôi cũng đủ để chứng minh Trần Chi Báo đáng sợ như thế nào rồi! Triều đình không dám đàn áp Từ Kiêu quá độ, nguyên nhân trong đó không hẳn là không sợ Trần Chi Báo mượn lý do này mà giơ cờ tạo phản, cần biết vị chiến tiên áo trắng kia ở kinh thành mê mẩn đã lâu rồi.
Từ Phượng Niên đột nhiên cười cười, híp mắt ôn nhu nói: "Cuối cùng chính là sợ lão Hoàng."
Từ Chi Hổ hoàn toàn bối rối, vẻ mặt trở nên nghi hoặc.
Từ Phượng Niên mỉm cười nói:
"Lúc cùng lão đi du lịch, cả ngày đều lo lắng đề phòng sợ lão chết, không có lão Hoàng, ta làm sao đi xuống sáu ngàn dặm được, chỉ sáu trăm dặm mà đã mệt chết, đói chết, nhàm chán muốn chết rồi."
Từ Phượng Niên nhìn đại tỷ Từ Chi Hổ, nói: "Sáu ngàn dặm mà cũng chịu đựng được, lão Hoàng không chết ta cũng không chết, thế nhưng kết quả sao lão Hoàng lại chạy tới cái Vũ Đế thành chó má kia để chết vậy?"
Từ Chi Hổ tất nhiên không đưa được ra đáp án.
Từ Phượng Niên ngẩng đầu lên nói: "Chết ở Tây Thục cũng tốt, tốt xấu gì cũng là cố hương."
Từ Chi Hổ bật khóc.
Từ Phượng Niên bật cười, lau nước mắt giúp nàng: "Tỷ khóc cái gì, năm đó lão Hoàng cho ngựa của tỷ ăn, chẳng phải mỗi lần tỷ thấy lão già thiếu răng cửa này sắc mặt đều không tốt sao."
Từ Chi Hổ trừng mắt một cái.
Phượng Niên rốt cục nói ra: "Khương Nê nha, ta nhớ rõ lần đầu tiên gặp mặt tiểu nha đầu kia tuy còn nhỏ nhưng lại mang theo quốc thù gia hận, kỳ thật thì quốc thù cái gì gì đó, nàng cũng không hiểu, nhưng gia hận lại khiến nàng đi báo thù với Từ Kiêu. Nàng sợ sét đánh, sợ quỷ quái, cái gì cũng sợ như quỷ nhát gan vậy thì nào dám báo thù, trừng to mắt tìm tới tìm lui, còn không phải chọn đối tượng tốt nhất là tên thế tử điện hạ vô lương vô phẩm còn háo sắc để đối phó sao? Không tìm ta thì tìm ai? Trừ cái thân phận công chúa Thái Bình thì nàng có cái gì thần kỳ, đắp người tuyết sẽ lạnh tay, giặt quần áo sẽ sợ mệt, sau khi nhìn thấy cảnh tượng ta luyện đao trên núi Võ Đang lại càng sợ nỗi khổ tập võ đến chết, cô nàng có lòng dạ hẹp hòi này cũng không tính là quá ngốc, có ta làm chỗ dựa, liền dám không thuận theo không buông tha với công chúa Tùy Châu, thật đúng là coi tất cả mọi người là công chúa ngồi ngang hàng với nhau nha. Sau đó nàng sợ mình mềm lòng liền viết một lời thề giết thiếp, kết quả lại bị Nhị tỷ trở lại Bắc Lương hung hăng dọn dẹp một trận, còn không phải mang thù đổ lên đầu ta sao? Không chỉ có lòng dạ hẹp hòi, còn keo kiệt, không có việc gì liền len lén đếm đồng xu, nhưng nói nàng keo kiệt cũng không đúng, bảo nàng đưa thần phù nàng liền đưa ngay ra ngoài, nói cho cùng, nàng chính là một tiểu nữ tử vô cùng đơn giản, tâm cơ tự cho là che giấu rất tốt của nàng, ta đều nhìn ra được, cực kỳ rõ ràng, ta cũng không nói toạc ra vì cảm thấy như vậy rất thú vị. Khi còn bé mẫu thân từng lôi Khương Nê ra rồi chỉ vào gò má nha đầu kia mà nói với ta rằng, hai cái má lúm đồng tiền nhỏ kia, là khi đi qua quỷ môn quan ở đường Hoàng Tuyền tới cầu Nại Hà, không muốn quên người vướng bận kiếp trước nên không chịu uống xong canh Mạnh Bà của lão bà bà mà nhảy xuống dưới cầu Vong Xuyên Thủy, sau đó bị nước mười đời nhấn chìm rồi mới đầu thai chuyển thế, làm từng ấy chuyện chỉ vì có thể tìm được người vướng bận. Lúc ấy ta cũng còn nhỏ, liền tỉnh tỉnh mê mê nghĩ rằng không phải là ta đứng ở trước mắt nàng hay sao? Rồi còn nghĩ rằng bất kể thế nào thì đời này cũng không thể để nha đầu nhỏ nhắn kia bị người ngoài khi dễ."
Từ Phượng Niên híp mắt cười nói: "Hiện tại xem ra, nếu nàng có thể hối hận thì nhất định sẽ hạ quyết tâm kiếp sau gặp lại ta ở trên cầu Nại Hà."
Từ Chi Hổ bất đắc dĩ nói: "Cái này thuyết pháp ngươi cũng tin ?"
Từ Phượng Niên gật đầu nói: "Nương nói, đều tin."
Từ Chi Hổ vừa muốn trêu chọc, thấy Khương Nê ở ngoài đình nhăn nhó không dám đi vào liền đứng dậy đi ra đình, đẩy nàng lên bậc thang, Từ Chi Hổ cười cười lắc đầu, sau đó lập tức rời đi.
Sau khi Tào quan tử phá rối, giữa hai người đối lập lại có một bầu không khí vi diệu khó nói thành lời.
Từ Phượng Niên mở đầu, tức giận nói: "Làm gì, đòi nợ? Bổn thế tử trả bạc xong một phách lưỡng tán rồi mà?"
Khương Nê quay đầu, vươn bàn tay nhỏ bé ra, thở phì phò nói: "Hai trăm mười hai lượng bạc bảy mươi hai văn tiền."
Từ Phượng Niên cười lạnh nói: "Được a, bổn thế tử đều quy ra thành từng đồng tiền một, để cho ngươi đeo nguyên một cái bao tải rời khỏi nơi này."
Khương Nê hừ lạnh một tiếng, xoay người rời đi.
Đi ra khỏi đình, nàng quay đầu, nhìn thấy hắn quay mặt về phía hồ nước, bóng lưng có chút quạnh quẽ.
Hồi lâu, Từ Phượng Niên mới lên tiếng: "Ngươi còn không đi? Tào quan tử lợi hại hơn nữa, thì bức bách bản thế tử thì cùng lắm là ngọc nát đá tan, ai sống ai chết, phải xem hắn và Lý Thuần Cương ai ngưu khí hơn."
Khương Nê tiếng như nhỏ muỗi nói: "Có phải ta đi rồi, sẽ không giết được ngươi?"
Từ Phượng Niên xoay người cười nói: "Đương nhiên sẽ không, có hai vị cao nhân là Tào quan tử cùng lão Kiếm Thần dạy ngươi, nói không chừng qua vài năm nữa là có thể giết ta. Đi đi, đi đi, đỡ phải ngày nào cũng phải lắc lư ở trước mặt bản thế tử, nhớ rõ là trước khi giết ta thì thông báo một tiếng. Không có ngươi ở đây, ta cũng ngủ ngon giấc, ta có thể ngủ tận đến mấy năm cũng được."
Khương Nê cắn môi nói: "Vậy ta sẽ không đi!"
Tào quan tử bát đấu phong lưu nếu nghe nói như thế, còn không phải hộc máu sao?
Bạn cần đăng nhập để bình luận