Tuyết Trung Hãn Đao Hành

Chương 169: Lên núi, vào thành, tiến cung (2)

Lão tăng áo đen họ Dương tên Thái Tuế, sinh ra tại Dương thi, danh gia vọng tộc ở Đông Việt, thuở nhỏ ham học, học được đủ loại học thuật rộng lớn, mười ba tuổi cạo tóc xuất gia, đọc hiểu điển tịch tam giáo Nho - Thích - Đạo, đặc biệt am hiểu âm dương thuật số, tuy là tăng lữ, nhưng lại theo đạo sĩ Thanh Hư Cung học phương thuật Đạo môn cùng với học thuyết Binh gia, hai mươi bốn tuổi du lịch Long Hổ Sơn, sau khi xem tướng thì bị đại chân nhân Tề Huyền Tránh quát tháo một phen, Dương Thái Tuế không những không giận mà còn lấy làm mừng, sau lại được tiến cử vào kinh thành phụng dưỡng thái tử, lại tụng kinh cầu phúc cho hoàng thái hậu băng hà, chủ trì chùa hoàng gia Vĩnh Phúc, phụ tá tiên hoàng vấn đỉnh giang sơn, trong lúc đó lại thu mấy người đại nội cự hoạn làm đệ tử của Bồ Tát giới.
Khi thiên hạ đại định, lão tăng thích mặc áo đen lại nhã nhặn từ chối danh hiệu quốc sư mà dốc lòng nghiên cứu phật pháp tại chùa Vĩnh Phúc, ông sớm cũng đã đoạn tuyệt quan hệ cùng gia tộc , càng không có chút liên luỵ nào cùng với quyền quý đương triều, dưới bức tường phía Tây từng tận lực khuyên Từ Kiêu không giết đại nho Phương Hiếu Lê, cuối cùng không có kết quả, liền truyền ngôn cắt bào tuyệt giao cùng Từ Kiêu, mười năm gần đây cảm khái thiền môn pháp thống hỗn loạn không rõ tôn chỉ liền sáng tạo ra " Bát tông nguyên nghĩa " cùng " tích vọng cứu lược kinh ", thế nhưng cũng không tham dự bất kỳ tranh luận nào về Phật môn, tự xưng là "Bất tăng tranh lão nhân", có công phụ quốc kiến nghiệp, lại tình nguyện chịu tịch mịch, chỉ là đảm đương việc phụ đọc cho thái tử thái tôn cùng long tử long tôn, ba năm trước từ chức chủ trì Vĩnh Phúc tự cùng chủ lục tăng hoàng cung, độc hành đại giang nam bắc như là thần long thấy đầu mà không thấy đuôi, hôm nay lại xuất hiện tại Thái An Thành, chỉ là vì để hộ tống Bắc Lương Vương vào kinh, bất quá tên đồ tể Từ Kiêu sau khi nhìn thấy lão tăng áo đen liền khăng khăng phải đi bộ vào thành. Thế nên mới xuất hiện một màn Từ Kiêu cùng ông sóng vai tiến bước về hướng cổng hoàng cung.
Từ Kiêu mặc nguyên một bộ quần áo như là phú ông đang cho hai tay vào trong ống tay áo, nhàn nhã đi bộ trên trục đường cái kinh thành, cười ha hả nói: "Dương Thái Tuế, nghe nói tên bế quan đệ tử ngươi thu đã chạy tới Thượng Âm học cung rồi đúng không? Ta nói trước này, chơi đùa thì chơi đùa, nếu quả thật mà gây ra đại sự thì đến lúc đó ngươi cũng đừng nhúng tay vào để bao che cho tiểu tử ấy. Còn nữa, phù tướng hồng giáp nhân là do đồ đệ của ngươi sai sử đúng không? Lần sau không thể chiếu theo lệ này nữa. Ta rất hiếu kì phù tướng hồng giáp nhân năm đó đã sớm bị đệ tử Hàn điêu từ Bồ Tát giới của ngươi tự gỡ giáp lột da rồi, sao vào lúc này lại có thêm năm cái phù tướng hồng giáp vậy? Lão lừa trọc ngươi đang có dự định âm hiểm gì vậy? Sao, còn giận dỗi với ta nữa sao? Lòng dạ của ngươi hẹp hòi giống như là đàn bà vậy, chẳng phải là năm đó không đáp ứng ngươi không giết người đọc sách số sáu trăm kia thôi sao? Hai ta đã đổi mạng giao tình mấy chục năm, giờ nói không cần là không cần luôn sao?
Tăng nhân áo đen cứng nhắc nói: "Cũng không liên quan đến ta.”
Từ Kiêu híp mắt dò xét thời tiết trong kinh thành, nhiều năm không gặp cũng có chút xa lạ, bĩu môi nói: "Nói cho ta biết, tiểu tử kia có phải là con riêng của vị kia không? Bằng không sao hắn có thể lấy được phù tướng hồng giáp từ trong tay Hàn điêu tự, sao có thể khiến cho con mèo Hàn Điêu Tự kia ngoan ngoãn làm nô bộc được.
Lão tăng nhíu mày, vốn là hung thần khổ tướng giờ lại càng thêm dữ tợn, không giận tự uy, vốn hành tẩu trong phố xá sầm uất tấp nập người, nhưng dưới sự dẫn đường của lão tăng lại không ai có thể tới gần ông và Từ Kiêu, giống như cá bơi trượt trong rong rêu vậy.
Từ Kiêu cười nói: "Con lừa trọc không phủ nhận, ta coi như có được đáp án rồi.”
Lão tăng áo đen vẫn không giải thích không cãi lại như cũ, tâm tình tỉnh táo không gợn sóng. Từ Kiêu trêu ghẹo nói: "Dương Thái Tuế ơi là Dương Thái Tuế, có đôi khi ta rất bội phục ngươi, gần vua như gần cọp, ngươi chỉ cần sống thêm cái hai ba mươi năm nữa là có hi vọng phụ long tam triều rồi, lúc ấy người nào cũng sẽ vui lòng tôn ngươi lên thành Bồ Tát, lại nhìn Long Hổ sơn xem, vì củng cố địa vị quốc sư mà đã phải giở mọi mánh khoé, có một lão gia hỏa liều mạng bỏ cả đi hai giáp dương thọ, ngay cả nghịch thiên cải mệnh cũng đã dùng tới. Ngươi thì sao, cái gì cũng không làm, cả ngày chỉ có ăn chay niệm Phật, thấy ở trong kinh thành buồn bực liền ra khỏi thành đi chơi, cái này mới là cuộc sống của thần tiên nha. Con lừa trọc kia, lúc nào mới gặp trưởng tử Phượng Niên của ta đây? Hắn không giống ta, tin phật, nói không chừng các ngươi nói chuyện rất là hợp ý đấy."
Lão tăng lắc lắc đầu, nhẹ giọng nhắc nhở nói: "Đến rồi."
Ở cuối con đường, có thể nhìn thấy đại môn chính của Nam Hoàng thành.
Theo luật của đương triều, minh triều là mười ngày, chỉ là triều đã sớm bắt đầu, lúc Từ Kiêu đến thì đã hơi muộn, ngoài cửa chỉ có xe ngựa của gia nô đỗ ở đó, không thấy bất kỳ một vị triều đình hiển quý nào.
Cổng đầu tiên của hoàng thành này có ba tòa tháp, mái hiên có sống lưng nặng nề, bên trái phải đều có bạch ngọc sư, một đôi bia “hạ mã”, trên cửa có treo một bức câu đối của khai quốc đại học sĩ: "Nhật nguyệt quang minh, sơn hà hùng tráng" . Ở trái phải cổng bắc có một trăm mười gian hành lang, được xưng là hành lang ngàn bước, sống lưng của những mái hiên ở đó nối liền với nhau, bao bọc xung quanh Bảo Hòa điện, tức điện Kim Loan Điện trong miệng dân chúng.
Lão tăng áo đen Dương Thái Tuế thở dài nói:"Ngươi cứ ăn mặc như vậy mà đi vào triều sao?
Từ Kiêu cười nói: "Ta thay quần áo lúc đi trên xe ngựa, ở Bắc Lương không có cơ hội mặc, những năm nay sống an nhàn sung sướng, béo tốt lên rất nhiều, không biết có vừa người hay không, nếu mặc không vừa sẽ rất phiền toái.”
Lão tăng lộ ra vẻ mặt đau đầu bất đắc dĩ hiếm thấy.
Từ Kiêu cười ha ha, đi về phía một cỗ xe ngựa chỉ còn lại vài vị phụ tùng thiếp thân vương phủ, thiết kỵ dưới trướng vương kỳ đương nhiên không thể mang tới dưới chân tường hoàng thành này, nếu không thì còn thể thống gì nữa. Dương Thái Tuế áo đen không hề động thân, vẫn đứng ở ngoài cửa cách trăm trượng, thần sắc tiêu điều.
Năm đó, khi ông vẫn còn là một tăng nhân cầu công cầu danh, Từ Kiêu đã mang theo sáu trăm hắc giáp xông ra Cẩm Châu, ông bày mưu tính kế cho tiên hoàng, Từ Kiêu làm tiên phong cho tiên hoàng, một văn một võ, hợp nhau lại càng tăng thêm sức mạnh, khi đó tiên hoàng coi hai người bọn họ như là hai cánh tay đắc lực, một trái một phải, từng ở trong cánh cửa lớn kia cùng nhau bò lên điện Bảo Hòa uống rượu, dưới ánh trăng cùng nhau nói loạn đại sự thiên hạ, Từ Kiêu đọc sách không nhiều, kiểu gì cũng sẽ bị bọn họ bắt phải ngâm thơ, thơ ông ngâm nghe rất là thô ráp tục khí, lần nào cũng bị chê cười, sau khi say rượu liền tùy ý nằm ngang, ai gối lên cánh tay ai cũng không quan trọng. Lần gặp nhau cuối cùng, là khi Từ Kiêu diệt Tây Sở rồi hồi kinh để thụ phong Đại Trụ Quốc, chỉ là lúc ấy nói chuyện với nhau thì không tiếp tục không kiêng nể gì như năm đó nữa. Từ đó về sau, ông không tham chính nữa mà chỉ nói thiền và thơ.
Lại về sau, ông bị tiên hoàng bày mưu đặt kế cùng Từ Kiêu uống một bữa rượu ly biệt.
Như vậy mới khiến được cho vị nữ tử thanh kỳ kia một mình vào cung, một kiếm một bạch sam. Sau đó, ông cũng không còn mặt mũi nào đi gặp Từ Kiêu nữa.
Từ Kiêu cách xe ngựa không bao xa thì có một cỗ xe ngựa chạy băng băng tới, người đánh xe trên đó mồ hôi đầm đìa, Từ Kiêu xua tay ý bảo sư đệ đồng môn Hàn Phù Sơn của Thương Tiên Vương Tú không cần để ý, sau đó vừa nghiêng người tránh khỏi vó ngựa từ hai con ngựa cao to kia vừa ra hiệu một vị cao nhân được vương phủ nuôi dưỡng vào trong xe lấy ra một bộ ngoại bào đã được chuẩn bị từ trước, chuẩn bị mặc vào để vào triều sớm.
Chỉ là ứng với câu ngựa tốt bị người cưỡi người hiền bị bắt nạt kia, tuy Từ Kiêu không để ý tới cái xe ngựa sắp va chạm với mình, thế nhưng mã phu từ phủ đệ quyền quý đi ra kia lại thấy lão nhân lưng còng này chướng mắt, coi Từ Kiêu thành một gia nô không có mắt của vị quan viên nào đó trong triều đình, chủ tử trong xe vốn bởi vì thân thể có việc nhỏ mà chậm trễ thời gian thượng triều mà thúc giục kịch liệt từ lúc đi đến giờ. hại cho hắn bị mắng vô số lần, tâm tình đương nhiên là xấu đi rất nhiều, dưới cơn nóng giận liền giơ roi đập người. Từ Kiêu thấy vậy cũng cười rồi một chút mà không có bất kỳ động tác gì, còn Hàn Mỗ Sơn thì liền nắm lấy roi ngựa, kéo mã phu xuống, một cước giẫm lên ngực, răng rắc một tiếng, trực tiếp giẫm gãy hai cái xương sườn.
Từ trên xe ngựa có một vị nho sĩ trung niên mặc triều phục văn quan Vân Nhạn tứ phẩm đi xuống, nhìn thấy gia bộc chịu tai họa bất ngờ liền giận tím mặt, lại thấy lão nhân kia mặt mũi rất lạ liền bất chấp nhã nhặn mà chửi ầm lên, tổng thể là giận dữ mắng mỏ hạ nhân nhà ai mà dám ngang ngược hành hung người ở ngoài hoàng thành, sau đó chỉ vào mũi Từ Kiêu muốn ông báo danh hiệu quan viên quý phủ ra để chờ chút nữa khi vào triều sẽ đích thân vạch tội ông với hoàng đế bệ hạ… khí diễm hừng hực.
Vị nho sĩ này thân ở tứ phẩm, cùng cấp với quốc công, con thứ của thái tử, là vị trí thanh quý của Đông cung khiến người ta đỏ mắt, phụ thân hắn - Lưu Bân Trung lại còn là đại học sĩ của Đông các, trọng thần của hai triều. Ở trong triều, quan văn quý giá tới cực điểm chính là của tam điện tam các, Đông các tuy nói ở cuối cùng, nhưng ba điện ba các cũng không dạy đủ. Hơn nữa Võ Anh điện, Văn Hoa điện, Văn Uyên các tổng cộng chỉ có bốn người, Lưu Bân Trung thân là một trong bốn người đó, có thể nói là vinh quý phi phàm, hơn nữa ca ca hắn - Lưu Thể Nhân lại là Ngân Thanh Quang Lộc đại phu, cha con ba người là quan đồng liêu, được ca tụng thành mỹ đàm. Nếu không phải như thế, hắn cũng không dám ở ngoài cửa hoàng thành tùy tiện nói muốn buộc tội, dù sao quan viên có thể tham dự triều sớm, cũng không phải nhân vật tầm thường.
Từ Kiêu nhìn vị tứ phẩm thái tử Tả thứ tử này nước miếng văng khắp nơi, cười trừ một tiếng, một tên tùy tùng cầm bao thuốc nhảy xuống xe ngựa, chỗ vừa mở hiện ra một góc triều phục, nho quan Lưu gia kia liếc mắt một cái, theo bản năng ngẩn người, lão nhân trước mắt này còn là làm quan hay sao? Nhưng cũng không nghe nói văn quan võ tướng có quan phục kiểu này nha? Trên đời này, quy mô của quan phục càng không được "đi quá giới hạn" so với phủ đệ, một khi bị vạch trần thì kết cục chính là vào tù sung quân. Khi gói hàng hoàn toàn mở ra, thứ tử Đông cung họ Lưu liền hoàn toàn trừng to tròng mắt, mãng bào sao? Đó là một bộ mãng bào ngũ trảo thêu bằng vàng lam?!
Mãng y, từ xưa chính là tượng long chi phục, tương tự như là ngự long bào của cửu ngũ chí tôn, nhưng ít đi một trảo. Cũng thêu "Giang nha hải thủy" như long bào. Bản triều nói rõ rằng, chỉ có thân vương mới có thể thêu cửu mãng ngũ trảo, chỉ có hoàng tộc mới có thể dùng minh hoàng kim hoàng cùng với hạnh hoàng sắc.
Họ Lưu trơ mắt nhìn lão nhân kia dưới sự hầu hạ mặc mãng bào vào, nuốt một ngụm nước miếng.
Đoàn Long Mãng Y.
Cửu Long ngũ trảo, thậm chí so với Đại tướng quân Cố Kiếm Đường còn nhiều hơn một trảo! Chất liệu bằng gấm xanh, điều này nói rõ đây cũng không phải là dòng họ hoàng thất, là Vương khác họ sao?
Lật đầu ngón tay mà tính toán, Vương triều có mấy vị Vương khác họ?!
Lão nhân kia chỉ mặc thêm một bộ mãng bào dưới vương triều, rõ ràng là muốn lên triều, thậm chí, ngoại trừ mặc một bộ mãng y đáng sợ này, hắn còn cầm lấy một thanh đao.
Ai có thể bội đao vào triều?!
Họ Lưu cho dù là ngu ngốc, cũng biết lão đầu trước mắt là ai!
Bắc Lương Vương Từ Kiêu.
Lão đầu lưng còng sau khi mặc mãng y hoa quý chói mắt vào, liền lập tức đeo Bắc Lương đao rồi đi thẳng đến cửa nam hoàng thành.
Vị kia tả thứ tử liền quỳ trên mặt đất “bùm” một tiếng, không còn ý nghĩ vào triều, chỉ ở nơi đó liều mạng dập đầu, trên phiến đá dập ra một bãi vết máu.
Từ Kiêu một thân mãng bào đi vào hoàng thành.
Cổng phụ của cửa thành có chút tối tăm, sau khi đi ra, lão đồ tể lấy tay che bớt ánh nắng ấm áp, híp mắt nhìn về phía tòa đại điện kia.
Hai hàng giáo úy phía trước sau đồng loạt quỳ xuống đất.
Cả đám thái giám như gặp đại địch, lần lượt lớn tiếng hô to: "Bắc Lương vương thượng điện!
Vị lão nhân lưng còng này, hơi khập khiễng chậm rãi đi lại, tựa hồ một chút cũng không để ý đến việc bên kia có Hoàng đế bệ hạ, có thủ phụ Trương Cự Lộc, có Đại tướng quân Cố Kiếm Đường, có văn võ cả triều đang khổ cực chờ đợi.
Ông lặng lẽ đếm bước, rốt cục cũng bước hết mười mấy bậc, sau đó nhìn lại cửa thành, cười cười, lẩm bẩm: "Già rồi.”
Bạn cần đăng nhập để bình luận