Tuyết Trung Hãn Đao Hành

Chương 343: Bầu rượu hai chén, bưng rượu mượn 1900 kiếm (1)

Thế tử điện hạ trùng hợp nghe lão học tử lẩm bẩm, không thèm để ý.
Tám nước Xuân Thu con dân vô số, ngươi mất nước nào không phải như chó nhà có tang?
Lúc hắn lướt qua Tắc hạ học sĩ đang tự giễu mình là một lão khuyển, khóe mắt của hắn hơi liếc qua nhìn thấy rõ ràng thần sắc của lão đầu tử hơi gấp. Lão thấy Thế tử điện hạ không có ý định nghỉ chân, lão vội vàng nghiêng người, làm ra tư thế lo nước thương dân thâm trầm nhìn nước sông ở xa, rồi tiếp tục nói:
"Triều Trinh Nguyên trước kia, triều đình tranh đấu là tranh đấu trụ quốc, là Văn võ huân thần thay Tiên Hoàng gây dựng giang sơn, mỗi người thay mặt thế lực sau lưng của mình tiến hành câu tâm đấu giác, tranh một chữ lợi, trong đó di cô tám nước may mắn chiếm được một ghế. Từ đầu năm Vĩnh Huy, Thủ phụ Trương Cự Lộc bắt đầu nắm giữ quyền hành, trải qua mười mấy năm cá lớn nuốt cá bé, cá bé ăn tôm tép, anh tài tám nước dù chủ động hay bị ép đều dần dần vứt bỏ rào cản, dung nhập triều đình, ranh giới văn võ mơ hồ, chuyển thành giao phong của hai đại tập đoàn sĩ tử nam bắc, phương nam tương đối yếu thế hơn. Nhờ có hai vương Yến Sắc, Quảng Lăng làm chỗ dựa, đặc biệt là vào năm đầu Vĩnh Huy đến năm Vĩnh Huy thứ tư do Lại bộ Thượng thư Triệu Hữu Linh xuất thân thứ tộc cầm đầu, nhóm người Vương Hùng Quý, Nguyên Quắc, Hàn Lâm hàn tộc phương nam lần lượt nhận được đề bạt, có thể nắm giữ các bộ có thực quyền, cùng tập đoàn sĩ tử Giang Nam hỗ trợ lẫn nhâu, thanh thế đại phóng, dùng hết sức lực để tranh một chữ, danh! Nhưng tranh đấu văn võ và địa vực chỉ là bề ngoài, cuối cùng vẫn khống thoát khỏi thuật chế hành của Hoàng đế bệ hạ. Nhìn chung, hơn hai mươi năm nay tất cả nhân vật trong triều đều thay nhau tỏa sáng, chỉ có Từ đại tướng quân cô lập Bắc Lương mới có thể ngoại lệ, hắn đáng ngưỡng mộ ở chỗ rời xa triều đình phân tranh, không tranh chính là tranh lớn nhất, thật là lợi hại. Lịch đại minh quân các triều đều kiêng kị trọng thần nắm quyền, triều thần chưởng quốc, Lưu Văn Báo ta khác biệt với những tung hoành gia kia, đối với chuyện hưng suy của vương triều cũng không bắt đầu tại các đế vương anh minh mê muội mà là mở ra lối đi riêng, bắt đầu từ quyền tướng, hiền tướng hưng quốc, gian tướng hại nước, Lưu Văn Báo thiết nghĩ không đến năm năm nữa, đệ nhất nhân bản triều Trương Cự Lộc liền muốn..."
Lưu Văn Báo đang thao thao bất tuyệt mới nói đến chỗ quan trọng mà y thích nhất, y vốn định bán một cái nút thắt, câu lên khẩu vị của người nghe mới nói một câu kinh người, y không hề nghĩ rằng chỉ thoáng quay đầu đã phải trợn mắt há hốc mồm như bị giội một bồn nước lạnh lớn, Thế tử điện hạ đã không còn bóng dáng từ lâu, lần này y lâm thời khởi ý dày công màn trướng để tự đề cử bản thân xem như đã vô ích rồi.
Chó nhà có tang Lưu Văn Báo than thở một tiếng, khó tránh khỏi nản lòng thoái chí. Y xuất thân từ một sĩ tộc đã xuống dốc ở Nam Đường cũ, như lời Từ Vị Hùng nói, thuộc loại hàn sĩ dù phụ cấp du học cũng không ra được một quận. Lúc y còn trẻ tuổi luôn nhớ đến mẫu thân nói trước khi sinh ra y đã nằm mơ thấy mình bị một con báo cắn bàn tay cho nên lấy tên là Văn Báo, từ khi bé y đã lập chí muốn phong hầu nhập tướng, chẳng qua là lúc trước khi Nam Đường bị hủy diệt chỉ xem trọng môn ấm. Lúc Lưu Văn Báo còn trẻ càng tự phụ, y đã tiến về Thượng Âm Học Cung để cầu học, muốn hót lên một tiếng chấn kinh người thiên hạ, y thật tình không biết muốn tiến vào học cung khó khăn như thế nào, lộ phí thì hao hết còn đường về thì dài đằng đẵng. Khi chiến hỏa đang tràn lan, làm sao một thư sinh nghèo có thể hồi hương đây? Lại còn mặt mũi gì mà hồi hương? Y đã lập lời thề không áo gấm tuyệt không về quê, không ngờ chỉ thoáng chớp mắt đã là lão đầu hơn năm mươi tuổi, vinh hoa phú quý vẫn xa không thể chạm. Vài học tử đồng môn tài học kinh diễm trong học cung chỉ nói về tuổi tác cơ hồ có thể làm tôn tử của Lưu Văn Báo, hùng tâm tráng chí trước kia của Lưu lão đầu như nước sông trước mặt này, theo thời gian, chậm rãi chảy ra Đông Hải không trở về, chỉ là hôm nay y ngẫu nhiên gặp được Thế tử Bắc Lương, vốn ước ao cầu phú quý trong nguy hiểm, thế nhưng căn bản là Thế tử điện hạ không có hứng thú nghe vị lão học tử này lải nhải. Ngược lại cũng hợp tình hợp lý, với gia thế vương hầu của điện hạ, nếu nói có người lấy tài hoa trong bụng để cân bán cho hắn, thì mấy năm nay chỉ sợ cũng không dưới mấy trăm ngàn cân đi? Một tên vô danh tiểu tốt như Lưu Văn Báo ta thì đáng là gì?
Gió sông cũng không tính lạnh thấu xương, Lưu Văn Báo lấy tay xoa xoa làn da nhăn nheo như cây khô, y thì thào thất thần: "Phải về nhà nhìn một cái, dù một đường ăn xin cũng phải chết ở quê hương, lá rụng về cội."
Từ Vị Hùng thấy Từ Phượng Niên không ngừng bước chân rời khỏi, đến đầu thuyền nàng mới nhẹ giọng cười hỏi: "Ngươi không tò mò trong bụng vĩ lão học sĩ này có chút tài thao lược ngàn vàng khó mua hay sao?"
Từ Phượng Niên cười đùa nói: "Lão đầu họ Lưu này không phải nói là lão nhớ nhà sao, nếu ta xem trọng lão rồi mang đến Bắc Lương thì đến năm tháng nào lão mới có thể trở lại quê hương?"
Từ Vị Hùng thở dài: "Quê hương của Lưu Văn Báo đã thay hình đổi dạng từ lâu, gia tộc của lão cũng đã suy bại hơn bảy tám phần, phụ mẫu thê nhi cũng đã chết vì chiến hỏa, bệnh tật, dù có trở về cũng không có ai nhớ một lão nhân đã rời nhà ba mươi năm như lão."
Từ Phượng Niên nhíu mày hỏi: "Lão nhân này có thực học sao?"
Từ Vị Hùng lạnh nhạt nói: "Các tiên sinh trong học cung đều cho rằng Lưu Văn Báo tạp học mà không tinh nên không coi trọng."
Từ Phượng Niên gọn gàng dứt khoát hỏi: "Người khác nhìn như thế nào ta cũng lười quản, tỷ nói xem ngươi có ý kiến gì với lão đầu này, nếu ngươi cảm thấy có thể dùng, không chừng ta có thể cho lão đến Bắc Lương kiếm cơm, tiểu quan kém nhất cũng có thể vớt chút chất béo còn tốt hơn ở Thượng Âm Học Cung bị khinh bỉ, người già không nhỏ, lấy sự ân cần vừa rồi của lão, rõ ràng là lão đọc sách đọc đến đầu óc hoạt bát, ta tin rằng lão cũng không xem trọng mặt mũi như vậy."
Từ Vị Hùng cười nói: "Thật ra ta cũng không coi trọng Lưu Văn Báo."
Từ Phượng Niên liếc mắt nói: "Đây là đã xảy ra chuyện gì, để lão thành thành thật thật ở lại Thượng Âm Học Cung hóng mát đi, bản thế tử không có dã tâm bừng bừng khí thôn giang sơn chế bá thiên hạ, cũng không có tác phong quái đản chiêu hiền đãi sĩ ngàn vàng mua xương, một lão thư sinh đã có tuổi, lăn lộn ở Thượng Âm Học Cung nhiều năm như vậy rồi mà cũng không dẫn đầu, đến Bắc Lương cũng là lãng phí khẩu phần lương thực, vạn nhất lão gây phiền toái, không chừng sẽ bị kiêu binh một đao chặt đầu, tội gì đến mức này."
Từ Vị Hùng lắc đầu nói: "Nhưng lời nói vừa rồi của Lưu Văn Báo có chút ý tứ."
Từ Phượng Niên cười nhạo nói:
"Ngay cả thứ bất học vô thuật như ta cũng nghe ra được là bàn luận viển vông, hỏi ra là Trương Cự Lộc, Triệu Hữu Linh, nếu không phải là Thủ phụ, Thượng thư, Đế vương, Tướng quốc cao đến mức không thể cao hơn nữa, so với nước sông này cũng không có giới hạn, chỉ nói những thứ này thì có lợi ích gì."
Vừa rồi Từ Vị Hùng dừng lại muộn hơn một chút, chớp mắt nói: "Thú vị ở chỗ Lưu Văn Báo còn chưa kịp vẽ rồng điểm mắt, đáng tiếc người đi quá nhanh, nếu không thì tám chín phần mười tiếp theo lão sẽ nói mấy năm gần đây Hoàng đế bệ hạ muốn bồi dưỡng ra một tâm phúc trên các phương diện đều có thể so với Trương Cự Lộc, thực tế đúng như Lưu Văn Báo đoán, xác thực đã là tám chín phần mười. Ngươi có biết gần đây Môn Hạ tỉnh sắp đặt hai tên Khởi cư lang, phụ trách ghi chép, giám sát lời nói, cử chỉ của Hoàng đế hay không? Vị trí đặt ở bên cạnh thiên tử này so với Đại Tiểu Hoàng môn còn thanh quý hơn, thân phận của hai vị sắp trở thành cận thần của thiên tử này như tranh đấu nam bắc mà Lưu Văn Báo đã nhắc đến, một tên đến từ Ngụy phiệt, là thế gia vọng tộc hàng đầu của phương bắc, còn tên kia có tổ tiên là hàn tộc Đông Việt, vẫn luôn không có danh tiếng gì, chỉ biết hắn cầu học ở Bắc Thánh Trương gia. Nhưng theo tin tức đáng tin, Hoàng đế rất xem trọng tên Khởi cư lang ở tuổi xây dựng sự nghiệp này, nếu nói quỹ tích quan trường thì rất có khả năng giống hệt Trương Cự Lộc năm đó, lại rèn luyện mấy năm có thể chính là thời cơ người này phiên vân phúc vũ. Phải biết rằng cọc bí sự này chính là rất nhiều trọng thần trong triều cũng dưới đèn thì tối, không thể nhìn ra mánh khóe, mà một thư sinh cách xa triều đình như Lưu Văn Báo lại có thể dùng sách sử để đoạn hậu sự, rất không dễ dàng. Nếu ngươi không tin có thể gọi Lưu Văn Báo đến hỏi một chút."
Từ Phượng Niên khoát tay nói: "Đừng, Nhị tỷ ngươi liệu sự như thần, đánh cược từ lúc bé đến giờ ta cũng không một lần thắng ngươi."
Từ Vị Hùng cười híp mắt.
Lập tức Từ Phượng Niên không có cốt khí cải chính: "Tỷ!"
Không ngờ Từ Vị Hùng lại nói khẽ: "Sau này gọi Nhị tỷ thì Nhị tỷ đi, không tranh chuyện này với nàng nữa."
Từ Phượng Niên không dám dây dưa không ngớt trong vấn đề này: "Nếu lão đầu vẫn có chút năng lực vậy thì xử trí thế nào, ném đến Bắc Lương hay sao?"
Từ Vị Hùng suy nghĩ một chút rồi nói: "Nhất thời không vội, chờ ngươi từ Bắc Mãng trở về rồi quyết định. Nếu chỉ vài câu đã khiến người tự ra mặt lôi kéo thì tâm khí mà Lưu Văn Báo mài mấy chục năm nay lại bò lên đầu rồi. Tính tình vội vàng xao động của ngươi sẽ không có tính tốt đi mài giũa ai."
Vẻ mặt Từ Phượng Niên ủy khuất nói: "Tỷ, lời này là không nói đạo lý rồi."
Từ Vị Hùng nói sang chuyện khác, nàng nhìn thẳng Từ Phượng Niên nói: "Ta muốn một người của ngươi."
Từ Phượng Niên sững sờ, lập tức nói: "Tỷ cứ nói."
Từ Vị Hùng nở nụ cười nghiền ngẫm: "Ngư Huyền Cơ."
Từ Phượng Niên cau mày: "Tuy nói phụ thân của Ngư Ấu Vi là danh sĩ Xuân Thu đi ra từ Thượng Âm Học Cung, nhưng ngươi muốn nữ nhi của hắn để làm gì?"
Tác phong Từ Vị Hùng ngang ngược như trước đây: "Không cho sao?"
Từ Phượng Niên ưỡn ngực, nghiêm mặt cười nói: "Cho mượn có được hay không? Nhớ trả lại cho ta."
Từ Vị Hùng không chút do dự nói:
"Vốn là mượn, nếu không thì ta hướng ngươi đòi một nữ tử để làm gì? Nếu nàng chỉ là hoa khôi Ngư Ấu Vi thì quá phung phí của trời."
Từ Phượng Niên buồn bực nói:
"Cũng nước mất nhà tan, cho dù là Ngư Huyền Cơ lại có thể ở Thượng Âm Học Cung giày vò ra hoa đầu gì sao?"
Từ Vị Hùng nói ngay vào điểm chính: "Nếu muốn câu được vương bát ngàn năm rùa vạn năm thì mồi câu mà ngươi đưa ra cũng phải có chút tâm tư."
Từ Phượng Niên đầy bụng hồ nghi hiếu kì, hắn nhịn không được bèn hỏi tới:
"Tỷ, ngươi nói một chút."
Từ Vị Hùng lắc đầu cười mà không nói.
Từ Phượng Niên lập tức xuất ra đòn sát thủ, chơi xấu kéo tay áo Từ Vị Hùng khóc lóc om sòm, ước chừng nàng không lay chuyển được tính trẻ con này của Thế tử điện hạ, Từ Vị Hùng nói một câu không hiểu thấu: "Vẫn muốn cùng một lão tiền bối đánh ván cờ, đã đến lúc hạ cờ."
Từ Phượng Niên ồ một tiếng, hắn không truy vấn ngọn nguồn, hắn biết cho dù không nỡ như thế nào, cuối cùng vẫn phải chia tay với nàng, bất đắc dĩ nói:
"Tỷ, Nếu không thì sau khi ta đến Thành Võ Đế Đông Hải rồi sẽ đến học cung để thăm người?"
Từ Vị Hùng bình thản nói: "Không cho phép."
Từ Phượng Niên đang định nói tiếp, nàng lại chặn đầu:
"Chuyện này không thương lượng."
Từ Phượng Niên thở ra một hơi dài, ôn nhu nói:
"Vậy chiếc thuyền này ngươi lấy dùng đi, dù sao đi đường thủy cũng nhẹ nhàng dễ chịu hơn, đỡ phải vất vả lắc lư, dù sao ta cũng không dùng được."
Từ Vị Hùng cũng không khách khí, gật nhẹ đầu.
Từ Phượng Niên đi tìm Ngư Ấu Vi, từ đầu đến cuối, từ lúc bắt đầu nói đến lúc mỗi người đi một ngả thì mỹ nữ ôm mèo trắng cũng không nói một lời với Thế tử điện hạ. Từ Phượng Niên lên bờ leo lên bạch mã thần tuấn, hắn quay đầu nhìn lại, cùng nàng và con mèo Võ Mị Nương không biết nặng bao nhiêu cân kia nhìn nhau từ xa, Từ Phượng Niên lặng lẽ thở dài, trong mắt nàng hắn nhìn không ra một chút nào là vui vẻ hay là đau thương. Hôm nay từ biệt, ít nhất cũng mấy năm không thể gặp lại, nếu không phải Nhị tỷ Từ Vị Hùng mở miệng thì tuyệt đối Từ Phượng Niên sẽ không để nàng ở lại Thượng Âm Học Cung. Hình như phụ mẫu của nàng đã an táng ở nơi đó, lúc Thế tử điện hạ trở lại Bắc Lương sau ba năm du lịch, nàng đã từng nói nếu như hắn trễ vài ngày thì nàng đã đến học cung để thủ mộ cho song thân, không còn bước trên giang hồ. Từ Phượng Niên ngồi trên ngựa, nhẹ nhàng ghìm cương ngựa, quay đầu ngựa lại, thúc ngựa chạy chậm chậm dọc theo con đường. Nhớ kỹ năm đó lúc hắn vẫn là hoàn khố trong hoàn khố, cùng Ngư hoa khôi không phải Ngư Huyền Cơ gì đó thuyết văn giải tự, nàng nói chữ sầu có lẽ là trong lòng người có mùa thu, Từ Phượng Niên ngẩng đầu nhìn sắc trời, thì thầm một tiếng: "Thời tiết thật sự thích hợp với nỗi nhớ quê hương và nỗi buồn ly biệt của một tên cẩu thí đầy mình."
Tên Tiểu Trùng Tử sắc tâm bất tử ở trên bờ, hướng thuyền lớn hô: "Ngư tỷ tỷ, Ngư tỷ tỷ, chờ ta lớn lên sẽ đến cưới ngươi, một lời đã định nha."
Khóe miệng Long Vũ Hiên lão cha tiện nghi co giật, kéo cổ áo tiểu thí hài trở lại, nhảy lên một con ngựa, phụ tử ngồi chung, nếu đứa bé kia không nghịch ngợm gây sự thì quả là một bức tranh rất vui vẻ hòa thuận.
Trừ hai cha con này, Thế tử điện hạ cùng hai tên tùy tùng Thư Tu, Dương Thanh Phong cũng cưỡi ngựa, Tĩnh An Vương phi Bùi Nam Vi và Mộ Dung tỷ đệ tách ra ngồi trong hai chiếc xe ngựa do lão Kiếm Thần và Thanh Điểu làm mã phu.
Chi đội ngũ nhân số không nhiều này một đường đi hướng Đông Bắc.
Lúc đầu Thế tử điện hạ ngoại trừ tranh thủ thời gian lĩnh giáo võ học với Lý lão đầu mặc áo da dê, còn có thể rảnh rỗi đi vào toa xe, đánh vài ván cờ với tước trong lồng Bùi vương phi, về sau khi đến gần tòa cô thành ven biển vang danh thiên hạ kia hắn tự cưỡi ngựa một mình, bắt đầu trầm mặc ít nói. Mộ Dung tỷ đệ vốn là lần đầu tiên trong cuộc đời nhìn thấy đại hải vô cùng mênh mông nên tinh thần rất hưng phấn đều đã bị tiêu hao hầu như không còn, Mộ Dung Đồng Hoàng còn tốt còn Mộ Dung Ngô Trúc tính tình yếu đuối không am hiểu ẩn giấu cảm xúc, từ khi nàng gặp Thế tử điện hạ đến nay, rất có cảm tình với vị công tử ca tuấn dật tiêu sái này. Nhất là sau trận chiến Đại Tuyết Bình, chính là Thế tử điện hạ tự tay thay tỷ đệ các nàng dọn đi tảng đá lớn trong lòng, người sáng suốt đều xác định chỉ cần thế tử nói đùa một câu lấy thân báo đáp, đoán chừng nàng sẽ xấu hổ đỏ mặt ỡm ờ, trên đường đi, nàng hay vén rèm lên nhìn bóng lưng kia nhiều hơn nhìn biển. Trên đời có trăm ngàn loại bệnh tổn thương nhưng tổn thương vì tình là loại bệnh vô phương cứu chữa, không có thuốc nào có thể chữa tâm bệnh. Đối với chuyện lạ thường này, Mộ Dung Đồng Hoàng không trách cứ gì cả, rất có ý tứ thuận theo tự nhiên.
Đến rồi.
Ngẩng đầu đã có thể thấy được tường thành đồ sộ của Thành Võ Đế.
Tuấn mã thông linh, không cần Từ Phượng Niên siết dây thừng đã tự dừng lại.
Vị Thế tử điện hạ Bắc Lương này không nhìn tường thành mà quay đầu nhìn mặt biển Đông Hải suy nghĩ xuất thần.
Đợi đã lâu, Thanh Điểu nhẹ giọng hỏi:
"Công tử, chúng ta không vào thành sao?"
Từ Phượng Niên nói khẽ:
"Vào thành."
Một ngựa đi đầu.
Bạn cần đăng nhập để bình luận