Tuyết Trung Hãn Đao Hành

Chương 38: Thuyết dữ sơn quỷ thính (2)

Từ Phượng Niên cười hắc hắc, kế đó lo lắng nói: "Sư phụ, lão Hoàng đi Vũ Đế Thành, có thể thu hồi thanh Hoàng Lư Kiếm cắm trên tường thành không?"

Lý Nghĩa Sơn đổ rượu vào miệng rồi nhẹ nhàng lắc đầu.

Từ Phượng Niên kinh hãi nói: "Lão Khôi ở Đáy hồ đã mạnh không ai bằng, lão Hoàng rõ ràng mạnh hơn một bậc, Vương Tiên Chi tự phong thành chủ tại Đông Hải, chẳng lẽ thực sự vô địch thiên hạ?"

Lý Nghĩa Sơn cầm bình hồ lô, không uống, chỉ ngửi ngửi, chậm rãi nói: "Vô địch thiên hạ? Trên nhất phẩm còn có mấy người, Vương Tiên Chi cả đời thấm nhuần võ đạo, gần như hiểu rõ một số thứ, nhưng không xứng vô địch. Võ lâm hiện giờ, là quần hùng cát cứ, mỗi người một sở trường riêng, cảnh tượng dĩ vãng một người tuyệt đỉnh, hiện tại sẽ không xuất hiện, sau này cũng không thể nào. Huống chi tuy có tuyệt đỉnh nhưng đã đến cực hạn, bất quá cao nhất là chạm đến cánh cửa thiên đạo, còn nữa ảnh hưởng của võ phu ngoài triều đình đối với đại thế thiên hạ cũng rất nhỏ, bằng không thì năm đó cũng sẽ không bị vó ngựa của Bắc Lương thiết kỵ các ngươi giẫm nát cả giang hồ. Ngươi không muốn học võ, Đại Trụ Quốc không ép, ta cũng không sao cả, cứ như thế đi. Hùng binh trăm vạn còn cúi đầu, còn không bằng làm một quốc tặc đáng sợ. Quan văn có thể làm hỗn loạn triều chính, nhưng giới thất phu không bao giờ có thể loạn quốc."

Từ Phượng Niên thấy buồn cười. Ly Dương Vương triều vài chục năm nay tập trung lưu truyền một câu tru tâm giết người không thấy máu: Hùng binh trăm vạn còn cúi đầu, còn không bằng làm một quốc tặc đáng sợ. Nửa câu đầu là thừa nhận võ công sự nghiệp to lớn của Đại Trụ Quốc, nghi ngờ ai thì giết ngay, nửa câu sau có ý mọi chuyện còn phải chờ đến cuối cùng mới biết được kết quả. Lời nói này rất có học vấn, ngay cả Từ Kiêu nghe xong cũng vỗ tay cười to, chẳng qua sau khi cười xong bèn mắng "Thượng Âm Học Cung toàn là bọn rảnh rỗi ăn no căng bụng rồi nói sảng, đáng chết".

Lý Nghĩa Sơn cầm theo bầu rượu dành ra vị trí, để cho Từ Phượng Niên sao chép thay mấy bản điển tịch đơn lẻ, Từ Phượng Niên đã sớm tập thành thói quen, đã luyện được kỹ năng viết chữ không tệ, nhưng chung quy không thể dưỡng ra chính khí gì, mỗi khi nhìn thấy Từ Phượng Niên viết không, sẽ dùng hồ lô gõ một cái. Lý Nghĩa Sơn để cho vị Thế tử Điện hạ này chép nguyên một thời gian một cây dầu đèn sáng, lần nữa ngồi xuống, Từ Phượng Niên nằm úp một bên, nghiêng nghiêng nhìn sư phụ, mái tóc bạc phơ yếu ớt, chắc đã vất vả vì chuyện học tập, nghe nói nhân thế khổ nhất là lúc về già, tu vi khó nhất là trống rỗng, phải trải qua những chuyện gì, mới có thể làm cho sư phụ tâm như chỉ thủy như vậy? Lý Nghĩa Sơn không ngẩng đầu lên nhẹ giọng nói: "Đi thôi, nhìn xem vị khách mà ngươi mời đến Thính Triều Đình, sắp leo lên lầu ba rồi."

Từ Phượng Niên ồ một tiếng, lặng lẽ xuống lầu.

Lầu hai, Từ Phượng Niên nhìn thấy dưới giá sách phong cách cổ xưa chồng chất như núi tạo thành một bức tường sách ngay ngắn, Bạch Hồ Nhi Kiểm đứng trong bóng tối, tay trái cầm một quyển võ học mật điển ố vàng, ngón trỏ tay phải gõ có quy luật vào cái trán trơn bóng, chuôi vỏ Tú Đông đao bị nhét vào trong giá sách coi như để làm dấu.

Bạch Hồ Nhi chỉ liếc nhìn Từ Phượng Niên, sau đó lại cúi đầu.

Từ Phượng Niên tự chuốc nhục không có lựa chọn nào khác ngoài việc rời đi.

Bắc Lương Vương phủ lớn như vậy, dường như chỉ có Thế tử Điện hạ vô vị rảnh rỗi chơi bời lêu lổng, vô vị như chim trong lồng.

Trong năm, Đại Trụ Quốc chọn được ngày lành tháng, cử hành quán lễ cho con trai tại tông miếu. Rất không hợp với lẽ thường là đường đường quán lễ của trưởng tử Bắc Lương Vương, lại tổ chức còn không long trọng bằng gia tộc phú quý thông thường, không chỉ có mời rất ít khách, ngay cả hai tỷ tỷ một đệ đệ của Thế tử Điện hạ cũng không có mặt, Từ Phượng Niên ăn mặc nhẹ nhàng thoải mái được Từ Kiêu dẫn vào phía sau Thái Miếu, tế cao thiên địa Tổ Tiên, lễ đội mũ ba lần, theo thứ tự là dùng mũ "chuy bố", dùng mũ "bì biện" làm từ da hươu trắng và dùng mũ "tước biện" làm từ vải lanh có màu đỏ xen lẫn sợi đen gọi là "văn quan", tiểu tiểu tam quán trên đỉnh đầu của Từ Phượng Niên, thu hút rất nhiều sự quan tâm và chú ý, đệ nhất quán, là thứ mà hết thảy đại quan trong Ly Dương Vương triều đều để ý, bởi vì đại biểu vị Thế tử điện hạ này có thể vào triều cầm quyền, đệ nhị quán càng thực tế và lâu dài hơn, bởi vì Bắc Lương 30 vạn thiết kỵ đều đang mỏi mắt mong chờ, về phần đệ tam quán, lại chỉ có một chút ý nghĩa tượng trưng, hoàn toàn không được coi trọng.

Thế tử điện hạ bận rộn cả ngày, khuôn mặt căng thẳng cứng đờ, sau khi nhất nhất hành lễ với các vị quan lớn tại biên thùy Bắc Lương vừa đến quý phủ, rốt cục có thể thở phào, hưởng thụ bọn thiếp thân nha hoàn trong Ngô Đồng uyển bưng trà đưa nước cùng đấm lưng bóp chân, nghỉ ngơi đủ, Từ Phượng Niên nên tự mình sửa sang lại mão quan phục sức, cuối cùng cùng Từ Kiêu đi tới mộ của Vương phi, một đôi ngọc sư tử trắng xanh cao lớn trông rất sinh động đứng hai bên mộ, đây là tạo hình sinh động sư tử mẹ và sư tử con, tay trái sư tử mẹ che chở ba sư tử con, tượng trưng Vương phi cùng ba vị tử nữ đích thân sinh ra, sư tử con theo thứ tự là trưởng nữ Từ Chi Hổ, thứ nữ Từ Vị Hùng và con út Từ Long Tượng, tay phải sư tử mẹ ôm một đứa trẻ, cúi đầu hôn vào đầu, Vương phi thiên vị cưng chiều đối với trưởng tử Từ Phượng Niên, lúc còn sống đều không có bờ bến! Từ Phượng Niên đứng trước sư tử bằng đá, mắt đỏ bừng. Đại Trụ Quốc Từ Kiêu nhẹ nhàng thở dài, thiếu niên Phượng Niên mỗi lần nghĩ bị ủy khuất, bèn chạy đến nơi đây, ngây người cả đêm, mặc kệ trời lạnh hay nóng, cũng chưa từng vì thế sinh bệnh.

- Giải thích, quán lễ là lễ trưởng thành 20 tuổi.
Quán lễ thuộc vào hàng gia lễ, Theo cuốn Nghĩa Lễ - Sĩ Quan Lễ ghi chép thì nam nhân gia đình quyền quý khi đủ 20 tuổi sẽ do phụ thân đứng ra tiến hành làm Quan Lễ tại tông miếu. Trước lúc đó phải bốc quẻ xem ngày tốt và tìm người có uy đức phụ trách làm chủ lễ để gia Quan. Ngoài ra cũng cần mời một người phụ giúp, gọi là Tán Giả, tức là người tán dương.
Khi tiến hành Quan Lễ, cần phải 3 lần gia Quan, sau mỗi một lần Quan mức độ tôn quý càng cao hơn. Đầu tiên là dùng mũ "chuy bố" tức là vải đen, ý nghĩa không được quên cái gốc làm người từ gian khó mà đi lên. Tiếp nữa là dùng mũ "bì biện" làm từ da hươu trắng, biểu thị có nghĩa vụ phục binh dịch, bảo vệ xã tắc. Và cuối cùng là dùng mũ "tước biện" làm từ vải lanh có màu đỏ xen lẫn sợi đen gọi là "văn quan", biểu thị có đủ thân phận để tham gia tế lễ trong các buổi lễ quan trọng. Hết giải thích.
Bạn cần đăng nhập để bình luận