Tuyết Trung Hãn Đao Hành

Chương 295: Trảm long trong mộng

Từ Tam là một bưu tử, trong nhà xếp thứ ba nên được gọi là Từ Tam. Tiểu tử này lớn lên rắn chắc, tuổi trẻ lực tráng, đáng tiếc sinh muộn mười năm, không có phúc khí dính vào trong đại chiến Xuân Thu, không kiếm được huân công gì, lão gia Lưu lão gia trạm dịch Kê Minh Tự của hắn vận khí tốt, ở trong trận chiến Tây Lũy Bích chém rụng sáu cái thủ cấp, khi có tuổi thì lui khỏi quân Bắc Lương, giành được chức quan tiểu lại đứng đầu trạm dịch, tuy là nhân sĩ Lưỡng Liêu, nhưng ở trên chiến trường xóc nảy quá nhiều, thân thể cốt không bằng thanh tráng nên sợ cái rét lạnh của bắc địa liền dời cả nhà đến phía nam, ngày thường không có việc gì liền kể về chuyện xuân thu cửu quốc đại chiến kinh tâm động phách như thế nào với đám tiểu tử Từ Tam, hơn nữa còn thích nói anh hùng của bắc lương vương kia khí khái cỡ nào, mỗi lần đều nói đến mức nước bọt phun khắp mặt người. Lưu lão đầu ham rượu như mạng, nói đến chuyện cũ thì mùi rượu đặc biệt nặng, Từ Tam ở bên trong mười mấy tên bưu tử cũng thích nghe Lưu lão đầu nói những binh qua khói thuốc súng kia, nghe những thứ thường đàn này nhiều lần cũng không thấy phiền chán, Từ Tam thích nhất là như thế, hận cha mẹ không thể sớm sinh mình từ trong bụng ra, cái khác không nói chứ hiện tại thiên hạ càn khôn đã đại định, dân chúng trong thôn dù nghèo khổ không đủ nhưng cũng không cần lo lắng xuất hiện tai họa rơi xuống đầu, trông coi vài mẫu vài phần đất này, nhà nhà tốt xấu gì cũng có hi vọng. Ngày tết tuyết rơi dày mấy thước, lão nhân gia ngày trước đều cảm khái thời tiết này có ai chịu nổi không, nhưng hiện tại thì bất đồng, ở trên lò sưởi nhìn tuyết đều cười nói rằng “tuyết rơi báo hiệu phong niên”, tức là tuyết rơi báo hiệu một năm được mùa.
Từ Tam chưa từng đọc sách biết chữ, nhưng đạo lý thì vẫn hiểu, Lưu lão đầu nói trạm dịch này là do Bắc Lương Vương tự tay xây dựng, ba mươi dặm một trạm dịch, ai dám cắt xén tiền lương của dịch tốt thì không cần biết ngươi là quan lão gia lớn đến bao nhiêu thì vẫn là răng rắc một tiếng, bị bắt chém tại chỗ, hơn nữa Từ Tam cùng họ với Bắc Lương Vương kiêm Đại Trụ Quốc, sau khi thành bưu tử, mỗi lần cưỡi ngựa đưa thư đều đặc biệt chịu khó, chẳng phải là chỉ do cảm thấy không thể bôi nhọ dòng họ này hay sao?
Năm ngoái trạm dịch Kê Minh trong vòng mấy năm gần đây lần đầu tiên gặp phải hàng hóa cần sáu trăm dặm cấp bách phải đưa đến phương bắc, thể lực cưỡi ngựa của Từ Tam cũng là người xuất sắc nhất trong trạm dịch, việc nhân đức không nhường ai nên đảm đương trọng trách này, không ngờ họa phúc dựa vào nhau, vốn là Lưu lão đầu muốn bồi dưỡng Từ Tam, trên đường lại xảy ra chuyện ngoài ý muốn, khi giao cho trạm dịch kế tiếp lại bị báo là hàng hóa bị hao tổn. Tên hoạn quan giao nhận hàng hóa bên kia giống như tổ tông đời thứ mười tám đã chết, hắng giọng hô muốn xét nhà diệt tộc Từ Tam, Từ Tam chưa từng thấy qua việc đời, nhưng đi theo Lưu lão đầu mưa dầm thấm đất, cũng biết hoạn quan trong kinh thành đi ra làm việc cho đế vương gia ngay cả Thứ sử chính tam phẩm cũng không thể trêu vào, lúc ấy liền dập đầu cầu xin tha thứ, chỉ cầu vị thái giám mặt trắng không cần kia chỉ giết một mình hắn để trút giận. Nhưng tên hoạn quan kia làm sao để ý tới lời cầu xin của tiểu dân thăng đấu được nên buộc mấy vị đại quan quận bên cạnh tỏ thái độ, nói đây là vải tươi mà nương nương trong cung muốn mà phải dùng cả hầm băng lung linh trân quý để đựng, tên bưu tử chết tiệt này xóc nảy làm vỡ hộp, hộp vốn ngàn vàng khó mua, hơn nữa còn khiên vải Nam Cương không vận chuyển tới nơi được. Hoạn quan nghiêm mặt hỏi có đáng chết hay không? Quan viên đành phải phụ họa hai chữ “đáng chết”. Thế nhưng Từ Tam nào có thể nhận mệnh nhận mệnh như thế? Cũng không biết vó ngựa nổ vang như thế nào mà khi có một vị tướng quân cùng mấy trăm thiết giáp bóng loáng vây quanh đi tới trạm dịch, nhìn thấy tình hình như vậy liền trực tiếp rút Bắc Lương đao ra chém bay đầu tên hoạn quan kia, sau đó vị tướng quân kia bảo Từ Tam đứng dậy, rồi lại cười hỏi với mấy quan viên quận phủ đang câm như hến bên cạnh kia rằng tự ý giết dịch tốt có nên chết hay không? Các quan viên một ngày mà đành phải nói liên tiếp hai lần rằng “đáng chết”. Từ Tam tìm được đường sống trong chỗ chết giống như đang nằm mơ cuối cùng mới biết được tên của vị tướng quân kia chính là Bắc Lương Vương!
- Giải thích câu "tiểu dân thăng đấu" là ẩn dụ về việc đồng lương ít ỏi. Hết giải thích.
Từ Tam mặt không còn chút máu, vẫn liều lĩnh đuổi ngựa chạy như điên, khoác chéo một cái bao. Hắn sớm đã không còn mồ hôi có thể ra, môi khô nứt, chỉ còn lại tơ máu. Hai mắt đã không còn nhìn rõ con đường, dịch mã cũng không biết có thể chống đỡ được bao lâu. Tối hôm qua hắn chạy tám trăm dặm cấp bách tới trạm dịch Kê Minh, Lưu lão đầu thấy mà hoảng sợ, phải biết rằng lúc trước có một dịch tốt cường tráng mới đưa văn thư cung phủ đến được trạm dịch mà chỉ nói một câu răng "Phụng chỉ đưa tới Long Hổ Sơn giao cho Đại Trụ Quốc" liền cả người lẫn mã lực kiệt mà chết. Sau khi xuống ngựa, Lưu lão đầu nhìn xung quanh một vòng mà chỉ có Từ Tam đang câm như hến liền hỏa tốc dắt từ chuồng ngựa ra một con tuấn mã mà lão còn yêu quý hơn cả yêu quý vợ con rồi cởi gói hàng buộc vào trong cổ, thúc ngựa ra roi thẳng tiến đến Long Hổ Sơn. Bắc Lương vương chế tạo gần hai ngàn trạm dịch vương triều, từng nói rằng dịch tốt trên ăn Thiên Lộc làm thì liều chết xung phong dẫn đầu. Từ Tam là người thô bỉ, đạo lý lớn thì nói không nên lời, nhưng vẫn biết xung phong dẫn đầu là nói về cái gì!
Giờ này khắc này, Từ Tam đã chỉ còn lại có một hơi cuối cùng, gần như đã là người chết đèn tắt, hắn không ngừng tự nói với mình còn có hai mươi dặm nữa là tới, chống đỡ thêm một lát, không thể chết được! Nếu là chậm trễ đại sự của Bắc Lương Vương, làm hổ thẹn một mạng chi ân kia thì Từ Tam có mặt mũi gì đứng ở trong thiên địa nữa? Trong tầm nhìn mông lung, trên đường có một người phiêu nhiên mà đến, chân con ngựa Từ Tam đang cưỡi đã mềm nhũn, một lúc sau nó đã gục xuống chết ngay tại chỗ ở trong bụi đất khiến cho Từ Tam hung hăng ngã ra ngoài. Từ Tam lăn xuống ở ngay trước quan đạo, không thấy rõ dung mạo của trước mặt, chỉ mơ hồ thấy đạo bào, hắn nắm chặt kiện hàng dùng hết toàn lực khàn khàn nói:
"Kê Minh trạm dịch Từ Binh, tám trăm dặm khẩn cấp, cầu đạo trưởng đưa đến Long Hổ sơn..."
Đạo nhân ngồi xổm xuống gật đầu.
Bưu Tử Từ Tam gian nan quay đầu nhìn ái mã mất mạng tại chỗ rồi lại nhìn về hướng Long Hổ Sơn, một lúc sau thì khí cơ đoạn tuyệt, đúng là chết không nhắm mắt. Trung niên đạo sĩ nhẹ nhàng thở dài, vuốt mắt cho tên dịch tốt trẻ tuổi này rồi lấy kiện hàng xuống cởi ra, một quyển thánh chỉ màu vàng sáng theo đó mà lộ ra.
Tay phải cầm chỉ, tay phải chắp sau, mũi chân một điểm cái, thân hình như kinh hồng quán nhật, thế nhân không thể thấy chân dung.
Trung niên đạo nhân thần tốc lướt thẳng đến dưới cờ Từ Tự Vương, ném thánh chỉ ra rồi xoay người phiêu nhiên đi xa, hai đợt mưa tên từ hai bên trái phải đang bay bỗng ngưng đọng trên không trung, không tiến không rơi, đợi đến khi thân hình đạo nhân kia đi mất thì mới ầm ầm rơi xuống đất.
Một năm ngàn cân treo sợi tóc kia, Hoàng Tử đạo sĩ trên núi cùng Bắc Lương thiết kỵ dưới chân núi, rốt cục bởi vì đạo thánh chỉ này mà đổi lấy được sự bình an vô sự đáng hâm mộ.
Tối nay, đạo sĩ trung niên tính danh đạo hào không có ở Long Hổ Sơn này nguyên thần xuất khiếu, giá lâm Khuông Lư Sơn.
Thấy thế tử điện hạ cất kỹ chủy thủ thần phù, tùy ý đeo bên hông, rút song đao ra, đạo sĩ trung niên đứng trên đầu rồng cứng nhắc nói rằng: "Bần đạo từng gặp Từ Kiêu ở chân núi một lần."
Từ Phượng Niên nhớ lại một chuyện cũ ngẫu nhiên biết được từ miệng Chử Lộc Sơn, ngửa đầu hỏi: "Ngươi là đạo nhân đưa tin dưới chân Long Hổ Sơn?"
Trung niên đạo nhân mặt không biểu tình nói: "Đúng vậy."
Từ Phượng Niên do dự một chút, nắm ngược song đao, khom lưng hành lễ nói: "Từ Phượng Niên bái kiến tiên trưởng. Gia phụ từng nói người là Thông Huyền đệ nhất của Long Hổ Sơn chứ không phải Tề chân nhân đăng tiên năm mươi năm trước."
Trung niên đạo sĩ thờ ơ, chỉ quan sát Từ Phượng Niên cùng với chuôi này Thần Phù.
Từ Phượng Niên vẫn cúi đầu hành lễ như cũ mà hỏi: "Tiểu tử rất tò mò vì sao tiên trưởng có thể đăng tiên mà không đăng, có thể vào thiên môn mà không vào?"
Trung niên đạo sĩ bình thản nói: "Bần đạo họ Triệu."
Cùng họ với thiên tử sao ?
Bốn chữ ít ỏi, đủ để giải thích rất nhiều bí ẩn. Vì sao đại thiên sư đời trước không tiếc lấy thọ đổi thọ vì tiên đế tục mệnh? Vì sao triều đình lại sắc phong Long Hổ Sơn, nâng cao địa vị của tòa đạo thống tổ đình này? Vì sao đương đại thiên sư Triệu Đan Bình có thể ở kinh thành như cá gặp nước? Vì sao Bạch Liên tiên sinh có thể được thánh sủng?
Hai tay Từ Phượng Niên khẽ run, ngẩng đầu cắn răng nói: "Tiên trưởng đã là phương ngoại nhân."
Đạo nhân đoán không ra tuổi tác lớn nhỏ cùng tu vi cao thâm cười yếu ớt nói: "Có nghe nói câu một người đắc đạo gà chó thăng thiên không? Huống chi bần đạo chưa đăng tiên, phù hộ hậu nhân một chút thì có làm sao?
Từ Phượng Niên vừa hỏi xong, lại dò hỏi lần nữa: "Không biết tiên trưởng lần này lấy xuất khiếu nguyên thần đại giá quang lâm, có giáo huấn gì?"
Trung niên đạo nhân cũng không trả lời vấn đề, mà là đưa tay chỉ về phía sau lưng Từ Phượng Niên.
Từ Phượng Niên không dám quay đầu, sợ mình chết như thế nào cũng không biết rõ.
Đạo sĩ cau mày nói: "Bần đạo mặc dù không được gọi là đạo đức thánh nhân, nhưng cũng không đến mức so đo với tiểu bối ngươi, năm đó cùng Từ Kiêu cũng là đạo lý này. Con cháu tự có phúc họa, chỉ cần không bị người cố ý làm sai lệch thì cho dù quốc vong tộc tiêu, bần đạo cũng sẽ không ra tay nhiễu loạn thiên cơ."
Từ Phượng Niên lúc này mới quay đầu, trừng to con mắt nhìn.
Chẳng biết từ lúc nào phía sau hắn đã có một con cự mãng thổ hồng tín giằng co với Trương Tu Thiên Long!
Đại mãng đối thiên long.
Cự mãng tựa hồ đã chiếm cứ cả đỉnh núi này không hề sợ hãi!
Từ Phượng Niên đối với Kim Hoàng Thiên Long thò đầu ra kia thập phần kính sợ, nhưng chẳng biết vì sao lại nửa điểm không sợ với đại mãng tuyết trắng kia, ngược lại còn có một cỗ khí tức thân cận phát ra từ đáy lòng, mà cự mãng kia nhìn thấy Từ Phượng Niên xoay người liền cúi cái đầu to như sọt xuống rồi cọ cọ vào trán Từ Phượng Niên.
Thiên Long tựa hồ đối với đại mãng này sinh ra tức giận, miệng phun tử khí càng nồng đậm, thân hình lại lên cao, lộ ra nửa đoạn thân trên, giương nanh múa vuốt, hướng đỉnh Khuông Lư Sơn rống giận một tiếng, tử khí giống như thực chất, ngưng kết thành một cây trụ màu tím mà lao đến!
Lão tử không quản ngươi là thiên nhân hay là thần tiên, trên đời này không có đạo lý để cho Từ Phượng Niên hắn nhận mệnh cầu chết!
Từ Phượng Niên vừa muốn rút đao, đại mãng trên đỉnh Bàn Cầu lại đột nhiên ngẩng đầu, thẳng người lên, cắn cái tử trụ từ long khí kia một cái, cắn nát trong nháy mắt.
Đạo sĩ trung niên đứng trên chúng sinh kia vẫn chỉ thờ ơ lạnh nhạt.
Thiên Long gầm rú, Từ Phượng Niên nhìn thấy trên bầu trời không còn chút sao nào nữa mà chỉ thấy vân khí cuồn cuộn, mãnh liệt như sóng dữ, hội tụ trên đỉnh đầu Thiên Long, tầng tầng chồng lên nhau, càng thêm cứng rắn.
"Phượng Niên."
Từ Phượng Niên đang sợ hãi uy thế không thể địch nổi của Hoàng Kim Thiên Long thì bên tai nghe thấy giọng nói quen thuộc đến tận tâm can thì lập tức quay đầu, khi nhìn thấy người nọ vào thời khắc sinh tử này, vạn vật trong thiên địa đều trở nên hồn nhiên bất giác, chỉ còn lệ rơi đầy mặt.
Ở đó có bạch y nữ tử, tay áo phiêu diêu.
Nàng từng một kiếm ra khỏi mộ kiếm, nàng từng áo trắng lôi vang trống ngư long, nàng từng phạt hắn nâng sách diện bích, nàng từng mang giày vải do Từ Kiêu tự tay may, một mình vào hoàng cung!
Giọng Từ Phượng Niên khàn khàn, cẩn thận hô: "Mẹ."
Chỉ sợ kêu lớn tiếng, nàng liền theo gió mà biến mất.
Thân thể nàng trong suốt, chậm rãi bay tới, giống như Đôn Hoàng bay lên trời.
Lơ lửng không trung, tựa hồ định muốn khẽ vuốt ve gò má của con trai.
Đạo sĩ trung niên rốt cục cũng mở miệng, hừ lạnh nói: "Âm hồn bất tán, làm trái Thiên Đạo!"
Hắn vung ống tay áo đạo bào, nện đầu mãng xà trắng khổng lồ xuống mặt đất.
"Ngô Tố, còn không nhanh xuống hoàng tuyền!"
Lại vung tay áo lên, cương phong nổi lên, bạch y nữ tử cách Từ Phượng Niên vài thước theo gió lui về phía sau.
Nữ tử ngẩng đầu cười lạnh nói:
"Triệu Hoàng Sào, vậy ngươi vì sao không vào Thiên Môn?”
Từ Phượng Niên nhìn thấy mẫu thân thân thể dần dần mơ hồ không rõ, hóa thành lưu hoa tán đi thì triệt để rơi vào điên cuồng, hai mắt đỏ ngầu, đưa tay muốn bắt lấy.
Đạo sĩ trung niên kia chung quy lại cũng hoàn toàn xứng đáng là thần tiên lục địa, huyền lực thông thiên.
Nàng vốn là trái với thiên cơ gian nan đi về phía trước, tùy ý để cho hồn phách tiêu tán mà vươn bàn tay u oánh ra "cầm" lấy tay Từ Phượng Niên.
Đạo khí hạo nhiên của đạo sĩ trung niên phô thiên cái địa trút xuống, lão giơ tay lên, cả giận nói: "Thiên Đạo lồng lộng, tà ma lui tán!"
Trong nháy mắt thiên lôi cuồn cuộn.
Đạo nhân vỗ một chưởng xuống!
Đạo sĩ thay trời hành đạo, trời phát sát cơ. Bạch y nữ tử tan biến từ chân đến eo, cùng cự mãng chậm rãi biến mất như bụi bặm.
Từ Phượng Niên lệ rơi đầy mặt tê tâm liệt phế, hô: "Mẹ!"
Nàng mỉm cười, khuôn mặt hiền lành nói:
"Phượng Niên, mẹ không chiếu cố được ngươi rồi, thật luyến tiếc."
Từ Phượng Niên giống như phát điên, chỉ lắc đầu, trong chớp mắt kia, hai mươi năm nhân sinh, cưỡi ngựa xem hoa trong đầu, chợt lóe rồi biến mất.
Thẳng đến khi hiện lên một câu kia của Lý Thuần Cương: “Ta có một kiếm mở thiên môn”.
Từ Phượng Niên chỉ cảm thấy bùng phát, khiếu huyệt nổ như sấm, kinh mạch nổ như sấm, huyết nhục nổ như sấm, hồn phách nổ như sấm, tất cả, đều nổ không còn một mảnh, lão tử hôm nay có chết thì sợ gì? Mẫu thân đã chết, tên đạo sĩ chết tiệt kia ngay cả hồn mẫu thân mà cũng xua tan, lão tử chẳng lẽ không thể giết được ngươi sao?!
Hắn xoay người mặt hướng về phía Kim Hoàng Thiên Long cùng trung niên đạo sĩ giận dữ quát: "Con mẹ ngươi Thiên Đạo!"
"Ta có một đao, có thể trảm Thiên Long!"
Trong tay Từ Phượng Niên vốn không có đao, lời này vừa nói ra, lưu tinh từ cự mãng đang tan biến liền hội tụ, một thanh thần binh tuyết trắng hiện ra trong tay Từ Phượng Niên.
"Ta có một đao, có thể giết thần tiên!"
Một đao phá không.
Thiên địa biến sắc.
Không còn thiên long, không còn tiên nhân.
Từ Phượng Niên chậm rãi mở mắt, đỉnh núi Khuông Lư rõ ràng vẫn vân đạm phong khinh, cũng không có đám người Lý Thuần Cương cùng Thanh Điểu nghe tin chạy tới, Từ Phượng Niên cúi đầu nhìn lại, thần phù còn ở giữa ngón tay, tú đông xuân lôi cắm trên mặt đất.
Từ Phượng Niên sờ sờ gò má, đều là nước mắt.
Nguyên lai là giấc mộng.
Từ Phượng Niên quay đầu, nặn ra một khuôn mặt tươi cười, nhìn về phía hư không yên tĩnh, lẩm bẩm nói: "Mẹ, đi tốt."
Lại quay đầu, nhìn về phía tinh không, Từ Phượng Niên gằn từng chữ từng chữ nói ra: "Ta có một đao, có thể giết Thiên Long giết Thiên Nhân!"
Bạn cần đăng nhập để bình luận