Thư Viện Khoa Học Kỹ Thuật

Chương 818: Hòa bình trở lại

Sau cuộc gọi video kết thúc, Murmi nhìn về phía Liric và hỏi: "Sau cuộc đàm phán hòa bình này, chúng ta sẽ bầu ai làm tổng thống?”
“Neto.”
Liric ung dung nói ra tên của ứng cử viên mà tổ chức đã chọn sẵn.
"Chúng ta có cần giữ lại lực lượng vũ trang không?”
“Không thể được.”
Liric lắc đầu: “Điều này không cần thiết, chúng ta đã đạt được mục tiêu, tổng thống tiếp theo chắc chắn là người của chúng ta.”
"Nhỡ đây là một âm mưu, Mbo nuốt lời hứa thì sao?"
“Sẽ không đâu, chúng ta còn có người hậu thuẫn phía sau, bọn họ không dám nuốt lời đâu.”
Liric nói.
Hắn ta cũng không nói gì thêm, Mbo vốn là người của tổ chức, lực lượng vũ trang cũng không còn tác dụng gì nữa.
"Vậy ta chuẩn bị cuộc đàm phán ngay bây giờ."
Với sự đảm bảo của Liric, Murmi cảm thấy khá yên tâm.
Sau khi Mbo bắt giữ đám người Vassolen và Ansky, dưới sự tuyên truyền của giới truyền thông và đài truyền hình, người dân Angola cuối cùng cũng bắt đầu bình tĩnh trở lại và hủy bỏ các cuộc biểu tình phản đối, tình hình chính trị tại nơi này cũng dần được cải thiện đáng kể.
Không lâu sau, đảng phái đối lập và quân đội đồng thời tuyên bố ngừng bắn và tiến hành đàm phán hòa bình.
Ngay khi tin tức được đưa ra, Liên Hợp Quốc đã bày tỏ sự hoan nghênh nhiệt liệt và cử một đoàn đội hòa giải tới Angola trong thời gian sớm nhất để chủ trì các cuộc đàm phán giữa hai bên.
Các quốc gia tại Hoa Kỳ và Châu u bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán hòa bình có thể được tiến hành dựa trên cơ sở tôn trọng lợi ích của người dân Angola, lấy phe đối lập làm chủ và thành lập một ban lãnh đạo lâm thời nhằm đảm bảo quân đội quốc gia sẽ không gây tổn hại đến nhân quyền của dân chúng Angola trước khi bầu ra một nhà lãnh đạo mới.
Khi tin tức được đưa ra, dư luận quốc tế đều xôn xao.
Tại thời điểm này, các bình luận ủng hộ phe đối lập một cách ngang nhiên của giới phương Tây hoàn toàn không hợp lý một chút nào.
Khi hai bên đối đầu nhau, đám người Hoa Kỳ, Châu u đã bán vũ khí, hậu thuẫn cho lực lượng vũ trang của đảng phái đối lập, thúc đẩy cho cuộc nội chiến đạt đến đỉnh điểm.
Nhưng trong thởi điểm đó, dư luận quốc tế đều đang chống lại Vassolen, lực lượng vũ trang của phe đối lập được coi là phe “chính nghĩa”, nên nhiều quốc gia chỉ là nói ngoài miệng chứ không dám phản biện gay gắt, chứ mọi người đều hiểu rõ chuyện này trong lòng.
Bây giờ Hoa Kỳ và Châu u đang đưa ra công khai ủng hộ phe đối lập, chẳng lẽ bọn họ muốn cuộc đàm phán thất bại hay sao?
Một số nhà báo và chuyên gia không thể không phân tích những động cơ thầm kín trong phát ngôn của bọn họ.
Tuy nhiên, thế giới bên ngoài đã quen với những hành vi của Hoa Kỳ và Châu u, nên ngoại trừ vài lời châm biếm giễu cợt trên thời sự và Internet, những người khác cũng không nói gì thêm, ai nấy chỉ hy vọng cuộc đàm phán ở Angola sẽ diễn ra suôn sẻ để ngăn chặn một cuộc chiến tranh khác.
Rất nhanh sau đó, cuộc đàm phán giữa hai bên đã bắt đầu. Dưới sự chứng kiến của đội ngũ hòa giải của Liên Hợp Quốc, hai bên đã đạt được những thỏa thuận hòa bình sau những cuộc đàm phán "khốc liệt".
Phe đối lập đồng ý giải tán lực lượng vũ trang theo yêu cầu của quân đội, nhưng đổi lại, bọn họ muốn chủ trì việc thành lập ban lãnh đạo lâm thời, yêu cầu ân xá cho tất cả các hành vi phạm tội mà lực lượng vũ trang đã gây ra, đồng thời phóng tính tất cả các chính khách đã bị bắt giữ trước đó và xét xử công khai Vassolen.
Quân đội đồng ý với các điều kiện của phe đối lập, không truy cứu tội ác của tất cả những binh lính đào ngũ, những người này có thể quay về vị trí ban đầu hoặc lựa chọn nghỉ hưu. Ngược lại, phe đối lập được cầm trịch ban lãnh đạo lâm thời cho đến khi một tổng thống mới được bầu ra.
Lúc trước, đảng phái Vassolen chính là thế lực lớn nhất ở Angola. Nhưng trong cuộc nội chiến, Mbo đột ngột thay đổi lập trường, giam giữ tất cả các thành viên cốt cán, tạo thành một tổn thất vô cùng nặng nề đối với đảng phái Vassolen. Vậy nên, không còn ai trong đảng phái Vassolen có đủ khả năng đứng lên tranh cử.
Cùng lúc đó, phe đối lập đã giải quyết các tranh chấp trong hòa bình và tạo dựng không ít danh vọng đối với dân chúng. Điều này có nghĩa, trong cuộc bầu cử tiếp theo, căn bản không có đảng phái nào có thể cạnh tranh với bọn họ, ứng cử viên tổng thống tiếp theo, chín phần mười sẽ rơi vào phe bọn họ.
Tuy nhiên, chỉ một số ít người biết rằng cuộc đàm phán này chỉ là màn kịch, phe ta đang đàm phán với phe mình.
Khi cuộc đàm phán đạt được kết quả thành công, đất nước đã hòa bình trở lại, dân chúng Angola hò reo vui mừng vì được thoát khỏi tai họa chiến tranh. Kết quả này đồng thời cũng giành được cảm tình và sự ủng hộ của toàn thể quần chúng nhân dân. Đặc biệt hơn nữa, quyết định giải tán lực lượng vũ trang của phe đối lập được tất cả các phương tiện truyền thông ở Angola ca ngợi là hành động vì nước vì dân.
Uy tín của phe đối lập cũng đạt đến đỉnh điểm và trở thành thế lực lớn nhất ở Angola ở thời điểm này.
Các quốc gia trên thế giới cũng hoan nghênh với sự hiện diện của bọn họ trên chính trường quốc tế.
Không lâu sau, phe đối lập tuyên bố bầu Neto tiếp nhận vị trí tổng thống lâm thời để lãnh đạo cơ quan chính phủ Angola.
Sau khi lên nắm quyền, Neto lập tức đi đến những khu vực bị ảnh hưởng bởi cuộc nội chiến để đền bù và chia buồn với các gia đình thường dân bị vạ lây, sau đó ông ta còn bồi dưỡng cho những binh lính bị thương trong trận chiến, và hứa hẹn gia tăng cơ hội việc làm để yên lòng quần chúng.
Dưới sự thổi phồng của giới truyền thông Angola, mối hảo cảm đối với Neto trong lòng những người dân thường đã tăng lên nhanh chóng. Cuộc bầu cử của Angola vẫn chưa bắt đầu, mà Neto đã trở thành ứng cử viên sáng giá nhất.
Mọi chuyện dường như đã lắng xuống, tình hình trong nước Angola đang dần yên ổn lại, cuộc bầu cử sẽ được diễn ra trong nay mai.
Bạn cần đăng nhập để bình luận

admin

Cấp 7

3 tháng trước

emođỉnh quá, tìm bộ này mãi