Thư Viện Khoa Học Kỹ Thuật

Chương 1068: Công nghệ không biên giới? (1)

“Chúng ta đều đã cho Trung Quốc sử dụng miễn phí các thành quả nghiên cứu của Einstein và dòng điện xoay chiều của Tesla rồi, vì sao mà bọn họ lại không thể chia sẻ công nghệ phản ứng tổng hợp hạt nhân có kiểm soát với thế giới chứ? Có phải như vậy là quá ích kỷ rồi không.”
“Công nghệ vốn dĩ không có biên giới, cách thức độc quyền công nghệ của Trung Quốc cũng thật quá đáng.”
“Công nghệ phản ứng tổng hợp hạt nhân có kiểm soát nên thuộc về toàn nhân loại, tập đoàn Kiến Hành Quân không thể độc chiếm một mình như vậy được. Liên Hợp Quốc hãy yêu cầu họ giao ra kỹ thuật này đi, nếu không thì cả thế giới này sẽ trừng phạt bọn họ.”
“Nếu như bọn họ không đánh cắp thành quả nghiên cứu của chúng ta thì chắc chắn sẽ không thể nghiên cứu ra nhanh đến thế được. Bọn họ đích thị là kẻ trộm, chính phủ Hoa Kỳ nhất định phải yêu cầu bọn họ lập tức trả lại kỹ thuật cho chúng ta, nếu không thì cứ ban lệnh trừng phạt đối với bọn họ.”
“Đây chính là một ví dụ điển hình cho việc vừa ăn cướp vừa la làng. Trước đây, khi đất nước chúng ta còn lạc hậu, bọn họ đã phong tỏa, ngăn cấm không cho chúng ta sử dụng kỹ thuật độc quyền của mình. Đến thời điểm hiện tại, khi chúng ta mới tạo nên một chút thành tựu, thì bọn họ lại lập tức kêu gào đòi quyền lợi “vì nhân loại”, đúng là một đám không biết xấu hổ.”
“Khi trông thấy đám người này khốn khổ như vậy, ta cảm thấy sung sướng biết bao.”
“Những người gào mồm đòi chia sẻ công nghệ không cảm thấy bản thân nực cười sao? Giống như quốc gia chúng ta không cho họ sử dụng miễn phí công nghệ làm giấy và thuốc nổ vậy. Trước đây, Hoa Kỳ là đất nước đầu tiên làm chủ kỹ thuật chế tạo bom nguyên tử, vậy tại sao bọn họ lại không chia sẻ nó ra cho toàn thế giới cùng biết hả?”
“Công nghệ là không có biên giới sao? Câu nói này vốn dĩ là một trò cười từ đầu đến cuối. Bọn họ độc quyền công nghệ tốt, thì đó gọi là thoả thuận Wassenaar, còn nếu chúng ta cất giữ kỹ thuật cho riêng mình, thì lại kêu gào công nghệ không có biên giới. Rốt cuộc, hôm nay ta cũng có thể nhìn thấy cảnh giới cao nhất của đức tính vô liêm sỉ rồi.”
(*) Thoả thuận Wassenaar: một cơ chế kiểm soát xuất khẩu đa phương liên quan đến 42 quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh, Canada và Nga.


Sau một loạt động thái thúc đẩy công nghệ phản ứng tổng hợp hạt nhân có kiểm soát của chính phủ Trung Quốc, dư luận trong và ngoài nước đã có những phản ứng hoàn toàn khác biệt.
Người dân trong nước thì vô cùng hân hoan vui vẻ, phía còn lại thì kêu gào suốt hai ngày.
Mỗi quốc gia có một trình độ phát triển khác nhau và nhu cầu cũng khác nhau,
Một số quốc gia dựa vào nguồn tài nguyên than đá để duy trì nền kinh tế đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ những biến động giá cả trên thị trường năng lượng hóa thạch trên toàn thế giới, thậm chí thị trường này đã gần như đứng trước bờ vực của sụp đổ.
Các công nhân khai thác mỏ bị mất việc làm đều mong muốn Trung Quốc không phổ cập công nghệ phản ứng tổng hợp hạt nhân có kiểm soát nhanh đếnnhư vậy.
Trên các trang mạng xã hội ở phương Tây, lập luận “công nghệ không có biên giới” xuất hiện ngày càng nhiều và đã trở thành xu hướng chủ đạo của người dân của các nước sở tại.
Đồng thời, mọt số người còn có những lập luận: “Einstein và các vĩ nhân khác đã chia sẻ thành tựu của mình cho toàn nhân loại, nên Trần Mặc phải chia sẻ công nghệ của hắn cho toàn nhân loại để giải quyết cuộc khủng hoảng môi trường toàn cầu.”
Các cư dân mạng nước ngoài sử dụng luận điệu thứ nhất để công kích tập đoàn Kiến Hành Quân, còn luận điệu thứ hai thì dùng để phủ nhận đạo đức của Trần Mặc.
Các tác động tiêu cực của công nghệ phản ứng tổng hợp hạt nhân có kiểm soát đối với tập đoàn Kiến Hành Quân đã dần dần lộ diện.


“Trần Mặc tiên sinh, chúng ta hy vọng có thể sử dụng Vòng Sao để thực hiện thí nghiệm phản ứng nhiệt hạch, hy vọng ngươi có thể cung cấp một số tư liệu lý luận về Vòng Sao cho chúng ta.”
Tại phòng tiếp khách của tập đoàn Kiến Hành Quân, một người lớn tuổi có mái tóc hoa râm theo phong cách Địa Trung Hải đang ngồi đối diện Trần Mặc.
Ông ta là Victor Carlo, một nhà vật lý học người Pháp từng hoạt động trong dự án ITER.
Lúc này, sắc mặt của Carlo vô cùng thành khẩn, hồi hộp chờ đợi câu trả lời của Trần Mặc.
Toàn bộ thế giới đều đặt mục tiêu nhằm vào công nghệ phản ứng tổng hợp hạt nhân có kiểm soát, trước giờ vẫn chưa từng dừng lại.
Hơn ba năm trước, khi Trung Quốc tiến hành thành công phản ứng nhiệt hạch có kiểm soát, hội đồng ITER từng yêu cầu Trung Quốc chia sẻ kỹ thuật chế tạo Vòng Sao với bọn họ vì quốc gia này cũng là một thành viên trong dự án. Tuy nhiên, cả hai bên lại tranh cãi và dừng hợp tác trong bầu không khí không mấy vui vẻ, dự án ITER chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa về sau.
Lãnh đạo của hai quốc gia là Nga và Hoa Kỳ đã nói chuyện qua điện thoại, sau đó mời Liên Minh Châu u EU, Nhật Bản, Anh, ́n Độ, Hàn Quốc, Canada và Úc, bảy bên đã họp bàn và đạt được “Thỏa thuận hợp tác phát triển chung về nghiên cứu plasma nhiệt độ cao”. Kể từ đó, tất cả các nhà vật lý chuyên nghiên cứu năng lượng cao giỏi nhất trên thế giới đã được tập hợp và chung tay góp sức trong nghiên cứu công nghệ phản ứng tổng hợp hạt nhân có kiểm soát có kiểm soát, không bao gồm Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, công tác nghiên cứu công nghệ phản ứng tổng hợp hạt nhân có kiểm soát của đội ngũ này lại không có bước tiến nào đáng kể.
Hiện tại, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc đã được kết nối mạng lưới điện quốc gia, Trung Quốc cũng đang tiến hành phổ cập năng lượng hạt nhân trong khắp cả nước.
Bọn họ lại tiếp tục đánh chủ ý lên người dân Trung Quốc.
Vòng Sao là là giải pháp duy nhất để ứng dụng công nghệ phản ứng nhiệt hạch, bọn họ cũng muốn tìm hiểu kỹ nguyên lý kỹ thuật Vòng Sao để kết hợp với thiết bị Tokamak, từ đó tạo ra thiết bị công nghệ phản ứng tổng hợp hạt nhân có kiểm soát hoàn toàn mới.
Bạn cần đăng nhập để bình luận

admin

Cấp 7

3 tháng trước

emođỉnh quá, tìm bộ này mãi