Thư Viện Khoa Học Kỹ Thuật

Chương 1144: Hành tinh mục tiêu

Triệu Mẫn rời khỏi phòng thí nghiệm, sau đó lập tức truyền mệnh lệnh xuống bộ phận phụ trách lĩnh vực dự báo động đất mau chóng sản xuất máy đo địa chấn loại II theo yêu cầu của Trần Mặc, đồng thời cũng bảo bộ phận quản lý tài nguyên khoáng sản thu mua thêm nhiều khu mỏ ở châu Phi.
May mắn thay, tập đoàn Kiến Hành Quân đang sở hữu lượng tiền mặt dự trữ khổng lồ, doanh thu hàng ngày cũng là một con số khủng bố, nếu không thì đã không kiên trì được trước mối tai vạ là Trần Mặc.
Người đàn ông kia luôn có thể tạo ra những điều bất khả thi.
Tuy rằng kế hoạch lần này có chút điên cuồng, nhưng một khi Trần Mặc đã quyết tâm, cô cũng không thể từ chối.
Trong dự án [Cải tạo hành tinh], bước đầu tiên chính là xác định hành tinh mục tiêu.
Nếu như coi vũ trụ là một vùng sa mạc rộng lớn, vậy thì hành tinh sẽ là những hạt cát. “Sa mạc” cũng không chỉ có cỏ, mà còn thêm những “ốc đảo” nằm rải rác khắp nơi.
Những “ốc đảo” này được nhà thiên văn học định nghĩa là “hành tinh có thể sống được”, hay một nơi có môi trường sống phù hợp với con người.
Xét từ góc độ này, Trái Đất cũng không phải là một hành tinh cô độc trong hệ Mặt Trời.
Trước mặt Trần Mặc là hình chiếu ba chiều của bản đồ hành tinh trong hệ Mặt Trời ở phiên bản đầy đủ
Khu vực cách Mặt Trời từ 0,725 đến 3,0 AU (đơn vị thiên văn) là khu vực có thể sống được, Trái Đấ và vệ tinh Mặt Trăng, các hành tinh sao Hỏa, sao Kim, Ceres (hành tinh lùn nhỏ nhất được biết trong hệ Mặt Trời) đều nằm trong khu vực này, ngoài ra còn có một hành tinh đặc biệt là Titan (Sao Thổ 6).
Ceres bị loại trừ đầu tiên, bởi vì nó là một hành tinh lùn nằm trong vành đai tiểu hành tinh, có đường kính 1000 km, tương đương với một phần tư đường kính của Mặt Trăng. Khối lượng và thể tích của nó quá nhỏ, thậm chí môi trường vành đai tiểu hành tinh cũng cực kỳ phức tạp, giá trị chuyển hóa quá nhỏ, nhưng nguy cơ và rủi ro quá lớn.
Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất và là hành tinh gần Trái Đất nhất, khoảng cách với Mặt Trời cũng phù hợp.
Tuy nhiên, khối lượng và trọng lực của Mặt Trăng không đủ để sức nặng để giam giữ bầu khí quyển mặt, khiến cho nơi đây gần như luôn trong trạng thái chân không. Hơn nữa, bề mặt Mặt Trăng không có khả năng cách nhiệt, mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm vô cùng lớn.
Nhưng Mặt Trăng quá gần Trái Đất, một khi có sự cố xảy ra, Trái Đất cũng sẽ bị ảnh hưởng
Quan trọng hơn hết, Mặt Trăng là nhân tố tác động đến hiện tượng thủy triều lên xuống của Trái Đất, tạo thành hệ thống quỹ đạo ổn định giữa hai tinh cầu này. Có thể nói, Mặt Trăng chính là một phần quan trọng của môi trường sinh thái Trái Đất, nên nếu hắn cải tạo Mặt Trăng, cả thế giới sẽ ra sức phản đối.
Vậy nên, nên Trần Mặc chỉ có thể chọn những hành tinh còn lại, bao gồm sao Kim, sao Hỏa, và sao Titan.
Sao Kim có trọng lượng và thể tích gần bằng với Trái Đất, hai tinh cầu này giống như chị em sinh đôi với nhau. Tuy nhiên, nhiệt độ bề mặt sao Kim lại quá cao, khiến cho từ trường gần như biến mất. Ngoài ra, bầu khí quyển dày đặc cũng khiến độ khó của công tác cải tạo tăng lên gấp bội
Muốn thay đổi môi trường của sao Kim, đầu tiên phải tăng tốc sự chuyển động của lớp vỏ trên sao Kim nhằm hình thành các mảng kiến tạo. Cũng giống như Trái Đất, nhờ vào sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, sao Kim có thể từ từ giải phóng nhiệt lượng tích tụ bên trong hành tinh, thay vì tích tụ đến điểm tới hạn để rồi chuyển sang dạng núi lửa phun trào ngay lập tức.
Nhưng để đạt được điều kiện này, phương pháp tốt nhất là sử dụng lực tác động của các tiểu hành tinh để kích hoạt sự chuyển động của lớp vỏ sao Kim, dẫn đến sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo.
Nhưng điều này quá khó, Trần Mặc không thể chế tạo đủ động cơ để đẩy các tiểu hành tinh có thể thay đổi đĩa sao Kim trong một thời gian ngắn, cho nên sao Kim không nằm trong phạm vi ưu tiên.
Bây giờ chỉ còn lại sao Hỏa và sao Titan.
Cho đến nay, các nhà khoa học đều cho rằng hai hành tinh này có nhiều khả năng tồn tại sự sống trong hệ Mặt Trời.
Sao Titan có lực hấp dẫn tương đương với trọng lực của Mặt Trăng, nhưng đồng thời cũng không giống như Mặt Trăng. Nó có một bầu khí quyển dày đặt trên bề mặt, trong đó 98,44% là nitơ. Có thể nói, đây chính là ngôi sao giàu nitơ duy nhất trong hệ Mặt Trời ngoài Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tồn tại của một số hồ hydrocacbon lỏng trên bề mặt của sao Titan. Hơn nữa, từ trường của sao Thổ có thể giúp Titan chống lại sức gió Mặt Trời một cách hiệu quả, bầu khí quyển dày cũng có thể ngăn cản bức xạ từ vũ trụ.
Ngày nay, sao Titan có môi trường tương tự như Trái Đất thuở sơ khai, cho nên có thể sản sinh sự sống trong tương lai. Đây có thể được xem như một lựa chọn thích hợp để cải tạo.
Cuối cùng là sao Hỏa.
Trần Mặc hướng ánh nhìn của mình về hành tinh thứ tư trong hệ Mặt Trời.
Hành tinh này có đường kính chỉ bằng một nửa Trái Đất, được coi là hành tinh có nhiều khả năng tồn tại sự sống ngoài Trái Đất nhất.
Nhiệt độ trên sao Hỏa dao động từ -133 độ C vào mùa đông đến gần 27 độ C vào ban ngày vào mùa hè, trung bình khoảng -55 độ C. Điều kiện nhiệt độ này được tính là ôn hòa nhất so với các hành tinh còn lại.
Vấn đề lớn nhất ở sao Hỏa chính là tính địa từ quá yếu.
Từ trường của sao Hỏa quá yếu, sức gió Mặt Trời trực tiếp thổi bay bầu khí quyển và làm bốc hơi đại dương trên sao Hỏa, đây là một trong những lý do vì sao bầu khí quyển trên sao Hỏa rất mỏng.
Kết luận về sự biến mất của từ trường sao Hỏa vẫn chưa được làm rõ, các nhà thiên văn học đã tranh luận về vấn đề này.
Tuy nhiên, Trần Mặc không mấy quan tâm về vấn đề này, nhiệm vụ của hắn chính là tìm cách khôi phục lại từ trường của sao Hỏa.
Miễn là từ trường của sao Hỏa được phục hồi và đủ sức ngăn chặn sức gió Mặt Trời, bầu khí quyển của sao Hỏa có thể trở nên dày đặc, từ đó chống lại bức xạ từ vũ trụ và có được một môi trường tương đối ôn hòa.
Bạn cần đăng nhập để bình luận

admin

Cấp 7

3 tháng trước

emođỉnh quá, tìm bộ này mãi