Thư Viện Khoa Học Kỹ Thuật

Chương 1537: Quyết sách bất ngờ của Lam

Lam liên tục tính toán chỉ số của các lĩnh vực khác nhau, bao gồm quân sự, y tế, tiền tài, công nghệ, vũ khí trang bị, nhân khẩu, hậu cần, gián điệp tình bác, v.v., rồi tận dụng những phương diện này để phối hợp bố trí chiến lược, từ đó suy ra tiến trình của cả cuộc chiến tranh.
Điều này cũng tương tự như triết lý chiến thuật cờ vây, nhưng diễn ra ở mức độ cao hơn.
Cờ vây nằm trong một “thứ tự” giới hạn, tuân theo các quy tắc nhất định, máy tính có thể tính toán rồi đưa ra giải pháp tối ưu cho bất kỳ nước cờ nào, nhưng chiến tranh thì khác.
Chiến tranh là một mức độ xung đột vũ trang giữa người và người, và sự không chắc chắn của bản chất con người là biến số lớn nhất trong chiến tranh. Vì lẽ đó, cờ vây có thể được tính toán, nhưng chiến tranh không thể được tính toán, chỉ có thể được mô phỏng.
Lam cần cân nhắc đến những yếu tố không xác định trong quá trình mô phỏng.
Kể từ khi triển khai lối tấn công “chiến tranh chớp nhoáng” ở Châu u, tất cả các loại thông tin thu được liên tục cuộn trên màn hình trước mặt, bao gồm cả cái chết bất ngờ của một binh sĩ.
Một lượng thông tin nhiều kinh khủng khiếp.
Tuy nhiên, Lam vốn sở hữu bộ não tinh vi đến đáng sợ, giống hệt như con chip máy tính lượng tử, vô số chiến lược khác nhau không ngừng lóe lên trong đầu ông ta.
Đây là một cuộc so kè không công bằng, Lam chỉ có một mình, mà Vương Hải có cả một đoàn đội cố vấn tham mưu lên đến hơn một nghìn người. Hơn nữa, thực lực chiến đấu của hai bên cũng có sự chênh lệch đáng kể với nhau.
Lam chỉ có thể tận dụng chiến lược của riêng mình để giành chiến thắng trong trận này.
Nhưng từ trước tới nay, Lam không hề oán hận về cái gọi là sự bất công, bởi vì chiến tranh trong thực tế vốn dĩ không công bằng. Nếu ngay cả điểm này mà còn không nhìn ra, thì ông ta đã không có mặt ở đây.
Ngoại trừ thắng lợi ra, mọi thứ khác đều là giả tạo.
Với đôi mắt dài hẹp cùng đôi má sắc nhọn, Lam bước vào trạng thái tập trung cao độ, liền trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết, trông hệt như một con sói chúa kiêu ngạo. Ông ta nheo mắt thành một khe hở, không ngừng sắp xếp và suy luận tất cả tin tức và tình báo, cùng với tình hình thế giới được mô phỏng bởi máy tính.
Đột nhiên, ông ta nhìn thẳng vào khu vực Đông Nam Á, hình thành một đường thẳng trong đầu.
Chính là ở đây.


Trần Mặc có chút ngạc nhiên khi nhìn thấy Lam đưa quân Nhật Bản về phía nam.
Xem ra, Lam đã quyết định từ bỏ Trung Quốc – khu vực trông có vẻ yếu nhược vào thời điểm đó, sau đó chuyển mục tiêu sang Đông Nam Á và Nam Á.
Quyết định bất ngờ này đã hình thành nên một bức tranh quá đỗi quen thuộc, chính là bối cảnh đầy biến hóa của cuộc chiến tranh thế giới mười năm trước. Bất kỳ người nào quen thuộc với lịch sử, thì đều biết môi trường thế giới trong thế chiến thứ hai, cũng như hiểu rõ sự ảnh hưởng của mỗi một quyết sách trong cuộc chiến đó.
Mặc dù Trần Mặc không nghiên cứu về hệ thống mô phỏng chiến tranh, nhưng dựa vào những trải nghiệm và sự hiểu biết về các trò chơi chiến lực, cộng với khả năng tính toán kinh khủng của não bộ, hắn vẫn có thể tính toán và mường tượng ra được hình dáng mơ hồ về mục đích chiến thuật của Lam.
Mỗi một cuộc chiến sẽ diễn ra theo nhiều khác nhau, không thể rập khuôn như lá cây trên cành. Theo dòng lịch sử chiến tranh, bất kỳ quyết định nào cũng gây ra hiệu ứng bươm bướm, khiến những diễn biến tiếp theo trở nên khó lường.
Nếu không bàn về phương diện công lý, thì trận mô phỏng cuộc chiến này chỉ có thắng và thua, hai bên có thể không chừa thủ đoạn nào.

“Các ngươi có cảm thấy rất quen thuộc không” Lý Thành Chi nói.
Những nhân viên tham mưu ở xung quanh cùng gật đầu, ai nấy đều bày ra vẻ mặt nặng nề, căng thẳng nghiêm túc.
Trong cuộc kháng chiến năm đó, Trung Quốc bọn họ cố hết sức ngăn chặn bước chân của Nhật Bản, giành được điểm mấu chốt của cuộc thắng lợi.
Nhưng lúc này, Lam bỏ qua Đông Bắc Á, mà cho quân tiến thẳng tới Đông Nam Á, quyết sách này nhất định sẽ dẫn đến kết cục hoàn toàn khác biệt so với lịch sử.
“Thế trận này tương tự như cuộc chiến tranh của mười năm trước, ông ta đã lựa chọn đi về phía nam, đặt mục tiêu vào các nước Đông Nam Á và Châu Đại Dương.”
Dưới bối cảnh thời đại của cuộc thế chiến thứ hai, mặc dù phe Trục không có nhiều lợi thế về số lượng quốc gia trong liên minh, chỉ bao gồm các nước Đức, Italy và Nhật Bản, nhưng lại thế lực này lại nắm giữ nền tảng khoa học kỹ thuật khá tiên tiến và đều có cùng một mục tiêu. Lam có thể lợi dụng những khía cạnh này để tạo nên ưu thế lớn nhất cho mình.
Hiện tại, chiến trường ở khu vực Châu Á đã hoàn toàn thay đổi, khiến cho bối cảnh trở nên hỗn loạn.
“Trung Quốc lúc đó rất suy yếu, nhưng lại sở hữu thổ nhưỡng rộng lớn, tài nguyên khổng lồ. Xét theo lẽ thường, vị chiến lược gia ngoài hành tinh kia phải động thủ với chúng ta trước tiên mới đúng chứ?” Một nhân viên tham mưu thắc mắc.
Nhìn từ góc độ phát triển, Trung Quốc vừa nằm trong địa phận giao tranh, mà bộ máy cai trị vào thời điểm đó lại giống hệt như một con voi sắp chết, chỉ biết để mặc cho các thế lực bên ngoài xâu xé.
“Nội chiến.”
Ông cụ ở giữa thở dài thườn thượt, ý vị sâu xa nói: “Lam muốn chúng ta tiếp tục tiêu hao nội bộ, không còn tâm tâm trí đối phó với kẻ thù bên ngoài.”
Tất cả mọi người lập tức nhìn về phía sa bàn trước mặt, nhất thời trầm mặc, phát lạnh toàn thân.
Bạn cần đăng nhập để bình luận

admin

Cấp 7

3 tháng trước

emođỉnh quá, tìm bộ này mãi