Thư Viện Khoa Học Kỹ Thuật

Chương 710: Trụ sao

Một nữ tiến sĩ có dáng người bình thường và khuôn mặt lấm tấm chút nhang hỏi Bách Lí Tịnh.
"Viện sĩ Trần thường không công khai các tài liệu kỹ thuật của mình, dù sao đi nữa, mục đích nghiên cứu của hắn không phải vì để giành giải thưởng, cho nên điều này cũng dễ hiểu.”
Bách Lí Tịnh vừa buộc tóc đuôi ngựa vừa nói.
“Đúng thật, ta nghe ngươi nói điều này thì mới nhận ra, đúng là Viện sĩ Trần chưa từng công bố bài luận văn nào.”
Một nhà nghiên cứu nữ khác gật đầu.
"Các ngươi nói xem, dự án hợp tác này có thể thành công không?"
"Mặc dù ta rất kính phục Viện sĩ Trần, nhưng phản ứng tổng hợp hạt nhân có kiểm soát không phải là một lĩnh vực khoa học bình thường. Đến cả siêu dự án ITER tập hợp của các nhà vật lý hàng đầu trên toàn thế giới cũng chưa có dấu hiệu thành công, liệu thiết kế bởi một mình Viện sĩ Trần có khả thi hay không?
Thiết kế [Siêu Xuyến] cũng phải tập hợp trí tuệ của Học Viện Kỹ Thuật mới thành công được. Không nói đến cái khác, vật liệu chế tạo bộ phận phân kỳ và công nghệ siêu dẫn đều là những nan đề của chúng ta. Nếu không thỏa mãn những điều kiện trong phương diện này, chúng ta không thể cung cấp một môi trường giam giữ từ tính đủ mạnh để duy trì hoạt động của phản ứng hạt nhân ở trạng thái ổn định.”
(*) Siêu Xuyến hay còn gọi là Siêu Vòng ở những chương trước.
(**) Môi trường giam giữ từ tính hay còn gọi là hệ thống từ trường xuất hiện ở chương trước. Tác giả thay đổi cách thuật ngữ liên tục nên nếu có sai sót mng hãy nhắc mình nhé.
"Nhưng Viện sĩ Trần đã đầu tư hàng chục tỷ vào hạng mục này. Ngươi nghĩ hắn sẽ chấp nhận chi tiền cho những lý luận không có tính khả thi này sao?"
"Nhưng những vấn đề nan giải này đã làm các nhà vật lý hàng đầu thế giới đứng ngồi không yên, ngươi cho rằng tiền có thể giải quyết được sao? Nếu có thể thì đó cũng không được xem là vấn đề nan giải rồi. Trong khoảng thời gian sắp tới, chúng ta chắc hẳn cũng không tạo đột phá gì kỹ thuật quá lớn, nhưng sau mười mấy năm, trí thông minh của viện sĩ Trần có thể sẽ có dẫn dắt chúng ta vượt qua những cửa ải này. Có điều, khác nghề như cách núi, chúng ta cũng biết viện sĩ Trần không phải là một chuyên gia về plasma nhiệt độ cao."
Trên đường đến phòng thí nghiệm, các thành viên trong nhóm bắt đầu thảo luận, ngươi một câu ta một câu.
Có những vấn đề kỹ thuật, cũng có những vấn đề tầm phào, bao gồm cả lý do tại sao Trần Mặc kết hôn sớm như vậy, tất cả đều nằm trong chủ đề tám chuyện của bọn họ.
Những thành viên trong nhóm đều cho rằng dự án nghiên cứu này chỉ là một hành trình tìm tòi và tích lũy kinh nghiệm kỹ thuật, đó cũng là họ đang thiếu. Không một ai ôm hy vọng nó có thể thành công.
Bách Lí Tịnh không tham gia thảo luận nữa mà chìm trong suy nghĩ về nhiệm vụ của mình. Chuyên ngành của cô là vật liệu từ trường, nên Trần Mặc giao cho cô hỗ trợ xây dựng và thiết lập hệ thống từ trường.
Vì không đủ trình độ, nhóm nghiên cứu của Học Viện Kỹ Thuật không thể tiếp cận công nghệ cốt lõi, chỉ có thể chịu trách nhiệm hỗ trợ lắp ráp.
Hệ thống từ trường không giống như từ trường Tokamak, hoàn toàn không phải là từ trường cực và từ trường dọc. Từ trường khác nhau có nghĩa là thiết kế thiết bị cũng sẽ có các biến đổi đáng kể.
Trong khoảng thời gian này, nhóm nghiên cứu của Học Viện Kỹ Thuật sẽ trở thành nhân viên phụ trợ lắp đặt thiết bị [Vòng Sao]. Tuy nhiên, bọn họ không được tiếp cận được với một số linh kiện cốt lõi và vật liệu chế tạo, cho nên không biết được công năng cụ thể của từng bộ phận trong bản thiết kế.
Bách Lí Tịnh có chút tò mò vì không biết thiết kế của Trần Mặc rốt cuộc trông như thế nào. Nhưng nhóm nghiên cứu lại không được phép xem xét bản vẽ thiết kế tổng thể, chỉ có thể làm tốt phần việc được giao.
Tuy nhiên, Bách Lí Tịnh có chút không đồng tình với ý kiến của các thành viên khác trong nhóm. Trực giác của cô mách bảo rằng Trần Mặc nhất định nghĩ ra biện pháp giải quyết các vấn đề nan giải mà bọn họ vừa nhắc đến. Nếu không, không ai có thể tùy tiện đầu tư vào lĩnh vực mà mình không nắm chắc.
Vì vậy, cô cảm thấy rằng Trần Mặc đúng, dường như có một sự tự tin không thể giải thích được.
Sao khi tiến vào phòng thí nghiệm, mọi người không nói thêm lời nào, chỉ chuyên tâm làm công việc của mình.
Không lâu sau, Trần Mặc cũng đến, hắn là kỹ sư trưởng và người thiết kế chính của thiết bị [Vòng Sao], cho nên phải đích thân tham gia vào công tác lắp đặt. Hiện tại, mô hình đang dần được hoàn thiệt, xuyên suốt quá trình tạm thời chưa xuất hiện vấn đề gì, việc chế tạo thành công chỉ còn là vấn đề thời gian.
“Mọi người chuẩn bị đi, nhiệm vụ hôm nay là lắp đặt kết cấu 'trụ sao'."
Khi nhân viên đến đông đủ, Trần Mặc cũng bắt đầu sắp xếp nhiệm vụ hôm nay.
'Trụ sao' là một trong những bộ phận cốt lõi và nằm ở trung tâm của thiết bị [Vòng Sao], chức năng của nó tương đương với ống cuộn trung tâm của thiết bị Tokamak, có nhiệm vụ truyền tải dòng điện và cung cấp môi trường xúc tác.
Mặt khác, 'trụ sao' cũng là bộ phận then chốt, tương đương với cột sống của cơ thể con người để duy trì hoạt động bình thường của toàn bộ thiết bị.
Khi Trần Mặc vừa dứt lời, các linh kiện phụ tùng của bộ phận 'trụ sao’ được chuyển vào khu vực lắp rạn. Đó là một trụ tròn có đường kính hơn một mét được bọc bằng chất liệu đặc biệt.
Tất cả các nhà nghiên cứu đều vô cùng tò mò khi thấy 'trụ sao', bao gồm cả Vạn Viễn Hi.
Cấu trúc nền tảng của một thiết bị tổng hợp hạt nhân bao gồm các đường cáp điện, ống làm mát và cáp chẩn đoán. Đối với thiết bị Tokamak siêu dẫn, cáp điện của ống cuộn trung tâm được làm bằng vật liệu siêu dẫn ở nhiệt độ thấp, ngoài ra còn có chất môi giới làm mát.
Sự kết hợp giữa nhiệt độ cực cao và nhiệt độ cực thấp đã làm cho việc thiết kế các thiết bị Tokamak siêu dẫn trở nên rất phức tạp, những công nghệ bên trong đó vô cùng rắc rối. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà “Mặt trời Nhân Tạo” lại có thể dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực phản ứng tổng hợp hạt nhân.
Nhưng lý luận của Trần Mặc lại không trích dẫn kỹ thuật làm mát với nhiệt độ cực thấp nên Vạn Viễn Hi đoán rằng hắn sẽ không sử dụng vật liệu siêu dẫn nhiệt độ thấp. Ông ta rất tò mò không biết Trần Mặc đã sử dụng vật liệu dẫn điện nào để có thể cung cấp một dòng điện và môi trường giam giữ từ tính đủ lớn và đủ mạnh để duy trì phản ứng tổng hợp hạt nhân.
Các vật liệu dẫn điện thông thường đương nhiên không thể đảm đương được yêu cầu, cho nên vật liệu bí mật mà Trần Mặc nắm giữ chắc chắn không tầm thường.
Đáy lò phản ứng được làm từ vật liệu kim loại lỏng, là một trong những công nghệ cốt lõi của Trần Mặc. Trụ sao cũng bao gồm không ít các kỹ thuật mới, chỉ là Trần Mặc đã sớm chế tạo ‘trụ sao’ thành một khối hoàn chỉnh, nên bọn họ chỉ biết ngứa ngáy trong lòng chứ không thể mổ xẻ nó ra để nghiêm cứu.
Trần Mặc không nghĩ nhiều như những người khác, 'trụ sao' từ từ được đưa đến vị trí đã định, dưới sự chỉ đạo của hắn, rất nhiều nhân viên và người máy bắt đầu phối hợp làm việc.
Bạn cần đăng nhập để bình luận

admin

Cấp 7

3 tháng trước

emođỉnh quá, tìm bộ này mãi