Thư Viện Khoa Học Kỹ Thuật

Chương 747: Nguyên cớ

Các nước Thụy Điển, Thụy Sĩ sở hữu nhiều giải thưởng Nobel trong lĩnh vực khoa học tự nhiên hơn Nga, chứ chưa nói đến Trung Quốc. Nhưng điều này có thể chứng minh trình độ công nghệ của hai cường quốc gia đang dẫn đầu thế giới đang thua kém so với hai quốc gia kia không? Đương nhiên là không thể.
Hơn nữa, Trần Mặc cũng không tiện vạch trần một số điều khuất tất trong quy trình trao giải Nobel.
Sau 40 năm sau kể từ Cách mạng Tháng Mười Nga, Liên Xô đều thua trắng các giải Nobel trong những lĩnh vực khoa học tự nhiên, đặc biệt trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Sức mạnh khoa học công nghệ của Liên Xô đã từng bỏ xa Hoa Kỳ vài cây số, bọn họ liên tục cho ra đời hàng loạt công nghệ tiên tiến, nhưng lại không được thế giới công nhận và tôn vinh. Ngược lại, Hoa Kỳ là quốc gia đoạt được không ít giải thưởng khoa học danh giá trong cùng thời kỳ đó.
Đây chính là bằng chứng thép tố cáo chủ nghĩa bá quyền của Hoa Kỳ.
Sau khi Liên Xô tan rã, mối quan hệ ngoại giao giữa Nga và các quốc gia láng giềng được cải thiện hơn rất nhiều, các nhà nghiên cứu của Nga lập tức ồ ạt đoạt nhiều giải thưởng quốc tế quan trọng. Những biểu hiện này lại càng nhấn mạnh nhận định trên của hắn.
Đành rằng khoa học kỹ thuật không có biên giới, nhưng các nhà khoa học đều có quốc tịch, cho nên vẫn còn nhiều điều bất công trong giới khoa học bởi vì tranh chấp chính trị.
Trong ủy ban trao giải thưởng Nobel, không một ủy viên nào đến từ Trung Quốc, cho nên thành tựu khoa học tự nhiên của Trung Quốc rất ít khi được lọt vào vòng khảo duyệt. Chưa bàn đến loại công nghệ đó có ích hay không, ngay cả một người đề xuất và trình bày về nó cũng không có, vậy bọn họ làm sao có thể giành giải thưởng? Thành kiến của phương Tây đối với Trung Quốc cũng không phải ngày một ngày hai.
Trong mắt nhiều người, giải thưởng Nobel đã không còn công bằng nhưng trước, nó đơn thuần chỉ là một công cụ của các nhà chính trị.
Tuy nhiên, Trần Mặc sẽ không đề cập đến những ngôn luận mạo phạm này một cách công khai trên sân khấu, hắn chỉ cần giữ trong lòng là được.
“Lý do thứ hai, quá trình nghiên cứu phát triển công nghệ ở thời hiện đại không còn là sân chơi của những cá nhân anh hùng nữa. Theo như ta được biết, giải thưởng Nobel chỉ có thể được trao tối đa hai đến ba người. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu phát triển khao học ở Trung Quốc chủ yếu được tiến hành bởi tập thể. Số lượng thành viên trong một nhóm nghiên cứu, ít thì cũng năm sáu người, nhiều thì có thể lên đến hơn trăm người.
Nếu cả một tập thể cùng nhau tạo dựng thành quả, nhưng công lao thuộc về hai, ba người. Điều này quả thực không phù hợp với thực tế.
Ta sẽ lấy một ví dụ khác, khi Trung Quốc chúng ta tổng hợp hợp chất insulin thành công, bởi vì số lượng thành viên trong nhóm nghiên cứu vượt quá quy định của giải thưởng Nobel, cho nên các nhà khoa học Trung Quốc đã quyết định không nộp đơn nhận giải Nobel năm đó. Chúng ta không thể chấp nhận thành quả tập thể công lao lại thuộc về một số người.
Hiện giờ, những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới được phát triển bởi một đến hai người quả thật rất ít, đặc biệt là trong bối cảnh chú trọng đến tinh thần đồng đội ở Trung Quốc. Ta là một trường hợp ngoại lệ, mọi người không thể đánh giá khả năng nghiên cứu khoa học của Trung Quốc dựa trên hoàn cảnh cá nhân của ta, và không thể phủ nhận hệ thống giáo dục của Trung Quốc chỉ vì thiếu sót các giải thưởng Nobel. Lối suy nghĩ này rất thiếu hiểu biết.”
Còn một nguyên nhân khác mà Trần Mặc không nói đến.
Cơ sở lý luận của các công nghệ cốt lõi hàng đầu trong nước, ngoại trừ một số lý thuyết cơ bản không liên quan, đều không được phép công bố dưới dạng luận văn vì sợ rò rỉ thông tin. Dù sao thì vấn đề ăn cắp công nghệ cũng không phải chuyện mới mẻ ở thời điểm hiện nay.
Hơn nữa, hầu hết các đội nhóm nghiên cứu hàng đầu trong nước đều thuộc biên chế nhà nước, bọn họ không thể công bố các tài liệu kỹ thuật của mình để đăng kí nhận giải Nobel, vì như vậy sẽ vi phạm đạo luật bảo mật của quốc gia.
Lần này, tất cả mọi người đều im lặng, nhưng không ít học giả đều gật đầu tán thành. Bởi vì họ đều biết rằng, loại công nghệ giành được giải thưởng Nobel không hề đại diện cho trình độ kỹ thuật tối tân nhất, mà đó chỉ là một loại công nghệ tương đối tiên tiến và thiết thực ở thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, các lĩnh vực công nghệ hàng đầu thế giới như phản ứng tổng hợp hạt nhân, công nghệ lượng tử, trí tuệ nhân tạo, vệ tinh, laser, ... đều được phát triển dựa trên tinh thần đồng đội, cho nên những thành tựu thuộc các lĩnh vực này rất hiếm khi xuất hiện trên sân khấu trao giải Nobel.
Ngay cả thuyết tương đối, một lý luận vượt thời đại, cũng không giành được giải Nobel năm đó. Hawking được biết đến như một người khổng lồ của thế hệ trước, nhưng ông vẫn chưa hề nhận được giải Nobel nào cho đến khi qua đời.
….
…..
Ở đâu? Ở đâu?
Vương Hải vẫn đang tập trung quan sát các khán giả trong hội trường, trực giác trinh sát nói cho hắn ta biết, một người mà hắn vô cùng quen thuộc đang có mặt tại đây.
Nếu hắn đang ở trong nước, đối phương rất có thể là bạn bè, nhưng bối cảnh hiện giờ lại ở nước ngoài, nên Vương Hải chỉ có một suy đoán duy nhất, người mà hắn cảm thấy quen thuộc, hoặc là người mà hắn đã từng gặp, nhất định là kẻ thù.
Hơn nữa, trong số các đối thủ của hắn, không mấy ai là kẻ tầm thường.
Không chỉ có Vương Hải, toàn bộ năm người Thái Sơn, Chung Lôi, Hắc Ưng, Chu Hà và Lạc Vũ cũng nhanh chóng lấy lại tinh thần để chuẩn bị ứng biến.
Bạn cần đăng nhập để bình luận

admin

Cấp 7

3 tháng trước

emođỉnh quá, tìm bộ này mãi