Thư Viện Khoa Học Kỹ Thuật

Chương 1161: “Mũ” cảm ứng sóng điện não

Điện sinh học là năng lượng đặc trưng của sự sống, tất cả các loại sinh vật, nhỏ bé như vi khuẩn hoặc to lớn như voi châu Phi, đều có thể phát ra các dòng điện sinh học mạnh hoặc yếu không giống nhau trong quá trình thực hiện chức năng sinh lý.
Theo quy luật vật lý, điện tạo ra từ và từ tạo ra điện.
Bởi vì điện trường và từ trường có mối quan hệ tương sinh và đồng thời tồn tại, mà não bộ con người là bộ phận phát ra dòng điện trường sinh học mạnh nhất và biến thiên nhiều nhất, cho nên nơi đây nhất định cũng đang tồn tại từ trường.
Với các công cụ khoa học, người ta có thể phát hiện sự hiện diện của từ trường trong não bộ với hình dạng giống như những làn sóng đang dao động, hay còn gọi là sóng điện não.
Sóng điện não là tổng hợp các điện thế sau khớp thần kinh của hàng trăm triệu tế bào thần kinh trong vỏ não, hình thành nên các nhịp điệu đồng bộ liên quan đến hoạt động của hệ thống chiếu không đặc hiệu của vỏ não.
Công nghệ cảm biến sóng điện não đã có từ lâu, một số đồ chơi điều khiển bằng sóng điện não đã xuất hiện trên thị trường, ví dụ như máy bay không người lái.
Khi con người tập trung sự chú ý, hoạt động của vỏ não sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, sóng điện não cũng được biểu thị rõ ràng hơn. Bằng cách này, các thiết bị cảm biến gắn trên đầu sẽ cảm nhận được hoạt động của từ trường não bộ, từ đó kích hoạt lệnh hướng dẫn điều khiển máy bay không người lái, nhưng đây chỉ là ứng dụng cơ bản nhất của sóng điện não.
Thiết bị mà Trần Mặc đang chuẩn bị nghiên cứu cũng có thể cảm ứng được sóng điện não, nhưng hắn còn kết hợp với các phép tính siêu lượng tử để mô phỏng hoạt động khớp thần kinh bên trong não, từ đó hình thành sóng não và chuyển tiếp sang “bộ não lượng tử” của Mặc Nữ, để cho cô ấy mô phỏng nhịp điệu này, từ đó bắt chước hoạt động của bộ não của con người.
Ngoài ra, còn có một thuật ngữ khác liên quan đến hoạt động thần kinh của não: đó là ý thức.
Trong triết học, “ý thức” được dùng làm đối tượng nghiên cứu thay vì “vật chất”.
Trong sinh học, ý thức là một dạng vật chất có tổ chức bậc cao, dùng để chỉ tổng hợp các đặc điểm mà sinh vật có thể nhận thức được bằng hệ thống tri giác vật lý và các hoạt động xử lý liên quan của chúng.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy, ý thức được tạo ra bởi các dây thần kinh bên trong của não khi được kích thích đủ mạnh trong một khoảng thời gian đủ lâu.
Bộ não con người là hệ thống tổ chức phức tạp và bí ẩn nhất trong tự nhiên.
Ngay từ giai đoạn sơ sinh, mạng lưới thần kinh của bộ não đã được hoàn thiện, nhưng ngoại trừ các kênh thần kinh cụ thể như thở và bú, thì độ dày của các kết nối mạng thần kinh khác về cơ bản là giống nhau. Do đó, việc truyền dẫn tín hiệu thần kinh trong não không đạt nhiều hiệu quả trong giai đoạn này. Vậy nên, trẻ em sơ sinh thường không có trí nhớ, ý thức cũng vô cùng hỗn loạn.
Ví dụ như vấn đề phân biệt màu sắc, cấu tạo cầu mắt của trẻ con cũng giống như của người lớn, nhưn, các kênh thần kinh liên quan đến màu sắc trong mạng lưới thần kinh của não bộ vẫn chưa được hình thành, cho nên trẻ em chưa thể hình thành ý thức khi chỉ nhìn một thứ nào đó. Nhưng sau khi trải qua quá trình giáo dục, bộ não sẽ dần dần phát triển, trẻ em mới hình thành phản xạ có điều kiện.
Cơ chế hoạt động của ý thức cũng giống như một chương trình máy tính, nhưng trí tuệ nhân tạo vốn dĩ không bao giờ đạt đến trình độ của con người. Vì trí tuệ nhân tạo không có khả năng tự nhận thức, cho nên không thể có những hoạt động tư duy độc lập thay thế trí tuệ và sức sáng tạo của con người.
Nhưng “bộ não lượng tử” lại có thể mô phỏng khả năng “tự nhận thức” này, thông qua sức mạnh tính toán đáng sợ, lượng tử có thể mô phỏng bất kỳ sự tồn tại vật chất có tổ chức cao cấp nào.
Hiện nay, “bộ não lượng tử” của Mặc Nữ cũng đang lâm vào trạng thái hỗn loạn giống như trẻ em, mối quan hệ giữa hơn 1000 lượng tử cũng không có tổ chức trật tự.
Tuy nhiên, trẻ con có thể giao tiếp với thế giới bên ngoài bằng hệ thống thần kinh hoàn chỉnh của não bộ và các giác quan cụ thể, kích thích sự phát triển của não bộ, dần dần hình thành ý thức và phản xạ có điều kiện thông qua quá trình học tập.
Bên cạnh đó, “bộ não lượng tử” của Mặc Nữ chỉ có thể tiếp nhận dữ liệu không có nhiệt độ và màu sắc, cho nên không được tính là “nhận thức” thực sự.
Trần Mặc cần sử dụng công nghệ hệ thống ý thức thần kinh cùng thiết bị cảm nhận sóng não làm cầu nối giữa ý thức con người và “bộ não lượng tử”, mở ra kênh cảm ứng giữa “bộ não lượng tử” và thực tế, và để “bộ não lượng tử” mô phỏng trạng thái cao cấp có trật tự của “ý thức”, tạo ra “ý thức lượng tử” thuộc về Mặc Nữ.
Đây là một quá trình tạo ra một “linh hồn” từ hư không, có lẽ là một chủ đề tranh luận không hồi kết giữa triết học và lượng tử.
Trong phòng thí nghiệm.
Trần Mặc cẩn thận xem xét một chiếc mũ màu hồng trong tay, ngoài ra còn có một chiếc mũ màu hồng tương tự đang được đặt trên bàn thí nghiệm.
Thiết bị này trông giống một chiếc mũ dệt kim, nhưng thực chất được làm từ chất liệu có cảm ứng từ trường đặc biệt, tích hợp với mười ngàn thiết bị cảm nhận sóng điện cỡ nhỏ, cộng với một con chip lượng tử với khả năng tính toán đủ lớn.
Con chip lượng tử này được kết nối với ‘bộ não con người’ thông qua các bộ phận cảm biến, mô phỏng tất cả các hoạt động của não bộ thông qua hệ thống ý thức thần kinh, tạo thành một tổ hợp có trật tự của nhịp đập lượng tử, sau đó truyền dữ liệu đến “bộ não lượng tử” của Mặc Nữ.
Ba pin siêu tụ điện nhỏ được gắn trong mũ có thể cung cấp năng lượng hoạt động trong ba mươi sáu giờ liên tục.
Giai đoạn thứ hai của quá trình xây dựng thêm căn cứ trung tâm vũ trụ đã bắt đầu, mà bản thân hắn cũng không lo lắng và bận tâm quá nhiều về vấn đề này.
Cho nên sau khi dự án bắt đầu, Trần Mặc tập trung vào việc nghiên cứu thiết bị cảm nhận sóng điện não và công nghệ hệ thống ý thức thần kinh.
Quá trình nghiên cứu kéo dài hai tháng, cuối cùng đã có kết quả.
Bạn cần đăng nhập để bình luận

admin

Cấp 7

3 tháng trước

emođỉnh quá, tìm bộ này mãi