Thư Viện Khoa Học Kỹ Thuật

Chương 1056: Kế hoạch đổ bộ Mặt Trăng của các quốc gia (2)

“Còn bao lâu nữa mới chế tạo tên lửa thành công?” Werner hỏi.
“Claude vừa trả lời, đội ngũ chế tạo tên lửa sẽ cần thêm mười ngày, tính cả thời gian vận chuyển nữa thì tổng cộng nửa tháng.” Trợ lý nói.
“Nửa tháng à? Vừa đúng lúc.” Werner nói.
Chỉ cần thiết bị thăm dò có thể đổ bộ lên Mặt Trăng, vậy thì những kế hoạch tương lai sẽ diễn ra suôn sẻ hơn rất nhiều, các nước đồng minh cũng nguyện ý cung cấp thêm chi phí nghiên cứu và phát triển cho bọn họ.


Trung tâm hàng không vũ trụ Baikonur được xây dựng vào năm 1955, đây là bãi phóng tàu vũ trụ và căn cứ thử nghiệm tên lửa của chính quyền Liên Xô cũ, vị trí nằm trên một vùng sa mạc của Kazakhstan.
Nơi đây từng là bãi phóng lớn nhất Liên Xô, đồng thời cũng là cũng nơi bắt đầu giấc mơ bay vào vũ trụ của con người.
Sau khi Liên Xô tan rã, Nga và Kazakhstan đã ký một hiệp ước cho thuê vào năm 1994, trung tâm hàng không vũ trụ Baikonur bắt đầu hoạt động trở lại từ đó. Trải qua mấy thập kỷ, nơi này vẫn là một địa điểm quan trọng đối với ngành hàng không vũ trụ của thế giới.
Mendelov ngẩng đầu nhìn lên tên lửa siêu hạng nặng đang sừng sững trên bệ phóng, mũi nhọn chĩa thẳng lên trời, người đàn ông già nua này không khỏi hoài niệm về chuyện cũ.
Tên lửa siêu hạng nặng này chính là thiết bị phóng thuộc dòng Gấu Bắc Cực mới nhất của Nga, tiền thân của nó là tên lửa N-1 mà Liên Xô cũ đã sử dụng trong kế hoạch đưa người lên Mặt Trăng lúc trước.
Vào năm đó, tên lửa N-1 được phóng ra 4 lần, nhưng tất cả đều thất bại vào phút chót, cho nên chính quyền Liên Xô cũ đành phải hủy bỏ kế hoạch đưa người lên Mặt Trăng.
Kế hoạch đổ bộ Mặt Trăng còn chưa kịp được khởi động trở lại, Liên Xô đã tan rã.
Nga thừa hưởng hầu hết các di sản của Liên Xô cũ, bao gồm thông tin kỹ thuật của tên lửa, ngoài ra còn có đội ngũ nghiên cứu viên và kỹ thuật viên kỳ cựu trong ngành hàng không vũ trụ.
Trong nhiều năm qua, Nga đã bí mật tiến hành công tác cải tiến và phát triển tên lửa N-1, sau nhiều thập kỷ miệt mài cố gắng, bọn họ cuối cùng cũng đã thành công.
Cuộc đua chinh phục vũ trụ ngày càng nóng bỏng và khắc nghiệt hơn, loạt tên lửa Gấu Bắc Cực sẽ là thiết bị cốt lõi trong kế hoạch không gian “Yuri” của bọn họ.
Chỉ bọn họ mới biết, vì loạt tên lửa Gấu Bắc Cực này, mà đội ngũ chế tạo tên lửa đã phải hứng chịu bao nhiêu đau khổ trong những năm qua.
Kỹ sư thiết kế ra tên lửa này chính là thầy của Mendelov, một con người vĩ đại đã dành cả cuộc đời cho tên lửa. Sau khi ông ấy ra đi, Mendelov đã tiếp quản công việc của thầy mình và dốc sức hoàn thiện thiết kế của tên lửa. Sau nhiều năm liên tục cải tiến thiết kế và thử nghiệm, công nghệ tên lửa của Nga rốt cục cũng đã phát triển toàn diện.
Đến khi Trần Mặc tiến vào vũ trụ, Điện Kremlin lập tức ra lệnh cho Cơ quan Hàng Không Vũ Trụ Nga nhanh chóng khởi động “kế hoạch Yuri” để quay lại Mặt Trăng.
Bọn họ cũng đã nghe được thông tin tập đoàn Kiến Hành Quân đã thu hoạch được mẫu đá từ mặt sau của Mặt Trăng.
Tại thời điểm này, Trung Quốc là quốc gia duy nhất làm chủ công nghệ phản ứng nhiệt hạch có kiểm soát, bây giờ lại còn có khả năng hạ cánh lên Mặt Trăng. Nếu bọn họ không sớm tiến hành kế hoạch này, thì cho dù diện tích quốc gia có rộng lớn đến đâu, thì bọn họ cũng không còn chỗ đứng trong trường quốc tế.
Nga vốn duy trì nền kinh tế của mình bằng cách bán các nguồn tài nguyên năng lượng, nhưng sự xuất hiện của công nghệ phản ứng nhiệt hạch đã khiến bọn họ đánh mất ưu thế của mình, cho nên chính phủ buộc phải tập trung vào phương diện công nghệ cao.
Công nghệ thăm dò Mặt Trăng chắc chắn sẽ giúp ích cho họ, bởi vì thời đại của công nghệ phản ứng nhiệt hạch đã sắp diễn ra, và Mặt Trăng đích thị là một “mỏ dầu” khác, một “mỏ dầu” có kích thước bằng một hành tinh.
“Thầy ơi, tên lửa sắp được lắp ráp hoàn tất, chúng ta có thể rót nhiên liệu vào bất kỳ lúc nào!”
Một người trung niên mặc áo nghiên cứu đi tới, báo cáo tiến độ.
“Trong giai đoạn tiếp theo, chúng ta phải dựa vào Thượng Đế rồi.”
Mondelov ngẩng đầu nhìn tên lửa Gấu Bắc Cực trên bệ phóng, khẽ nói.
Tiền thân của tên lửa Gấu Bắc Cực vốn dĩ là một câu chuyện đau lòng, hơn nữa đây là lần phóng thử cuối cùng, nếu bọn họ tiếp tục thất bại thì những nỗ lực bao năm qua đều đổ sông đổ biển hết. Chỉ cần phóng thử thành công, bọn họ mới có thêm lòng tin vào sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.
…..
…,
Sự kiện tập đoàn Kiến Hành Quân thu hoạch mẫu đá Mặt Trăng đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch khám phá Mặt Trăng trên khắp toàn cầu.
Không chỉ Hoa Kỳ, Nga và châu u, mà cả Ấn Độ cùng Nhật Bản và Israel, tất cả các quốc gia có tham vọng và năng lực đều đang khua chiêng gõ mõ đẻ chuẩn bị cho kế hoạch đổ bộ lên Mặt Trăng, bởi vì không ai muốn tụt lại phía sau trong cuộc đua mang tính bước ngoặt này.
Hai nhà máy điện hạt nhân do tập đoàn Kiến Hành Quân xây dựng sắp sửa hoàn thành, công nghệ phản ứng nhiệt hạch có kiểm soát sẽ sớm được áp dụng thực tế, điều ày có nghĩa là thời đại phản ứng nhiệt hạch sắp mở ra, các nguồn tài nguyên trên Mặt Trăng sẽ trở thành đối tượng để toàn cầu tranh giành.
Những kế hoạch kể trên đều là những tổ kén đã ấp ủ từng lâu, nay hoá thành bướm rồi vỗ cánh bay xa.
Bạn cần đăng nhập để bình luận

admin

Cấp 7

3 tháng trước

emođỉnh quá, tìm bộ này mãi