Ta Không Hề Cố Ý Thành Tiên

Chương 111: Đại hội trên sông Liễu (2)

"Đa tạ đã nói cho ta biết."
"Ngươi muốn đi sao?"
"Muốn."
Tống Du cơ hồ không cần suy nghĩ.
Đã là đi ngao du thiên hạ, hữu duyên gặp được lễ hội lớn như thế, sao có thể bỏ lỡ được?
Đừng nghĩ giang hồ thô lậu.
Ra ngoài ngao du nửa năm qua, nếu như hỏi Tống Du có thu hoạch được gì không, thì tính từ trên xuống dưới, "Không thể ngạo mạn, bảo trì khiêm tốn" nên được xếp vào top ba.
Không thể ngạo mạn tại thế giới này, không thể ngạo mạn tại thời đại này, không thể ngạo mạn với lão trượng chủ đò.
Tự nhiên cũng không thể ngạo mạn tại giang hồ.
Huống chi giang hồ xuất hiện một cách đặc sắc, thăng trầm, đã trở thành một bộ phận trọng yếu của thời đại này, lại còn khác hẳn với những bộ phận khác của thời đại, không thể không đi nhìn xem.
"Xin hỏi đại hội ở sông Liễu khi nào thì tổ chức cùng với tổ chức ở chỗ nào?"
"Mùng 2 tháng 2, An Thanh Mã Đề sơn."
"Đa tạ."
"Khách khí."
Nữ tử rất tùy ý khoát khoát tay, ngựa của nàng là giống ngựa thuần Tây Nam, nhỏ hơn ngựa của Tống Du một chút, lúc này cũng đã ăn được kha khá, chỉ thấy nàng vỗ vỗ cổ của nó, lại hỏi Tống Du:
"Buổi chiều ngươi đi đâu?"
"Không biết."
"Ta muốn ra ngoài dạo chơi ở huyện Lăng Ba, ta ngược lại muốn nhìn xem, đường sá xa xôi khó đi như thế, lại là nơi sơn tặc hoành hành, thì có cái gì đặc biệt... Ngươi có muốn đi với ta không?"
"Hữu duyên tự sẽ gặp."
"Vậy ta đi trước!"
Nữ tử cũng không thèm để ý, xoay người rời đi.
Mặc dù chỉ là ra ngoài đi dạo, nàng vẫn mang theo trường đao, chỉ là không có dẫn theo ngựa, một mình đi ra ngoài, thân ảnh nàng rất nhanh đã biến mất dưới ánh nắng chiều rực rỡ, cũng là tiêu sái.
Tống Du cũng cảm thấy người này thú vị.
Một lúc sau, thấy phu thê Trần thị ở trong phòng đã bắt đầu thu dọn đồ đạc, muốn về Dật Châu, hắn một mình ở chỗ này cũng không thú vị, còn phải làm phiền Trần Hán đến bồi hắn nói chuyện, vậy nên cũng mang mèo đi ra ngoài.
Đi dạo ở huyện Lăng Ba tình cờ đến này.
Huyện Lăng Ba được xây dựng lưng dựa vào núi, cả tòa thành ở trên một ngọn núi lớn, dưới núi chính là sông Liễu.
Truyền thuyết kể lại, vào thời cổ đại khi ấy đại yêu làm loạn, trời trút mưa lớn hồng thủy cuồn cuộn, ngàn dặm đều là nước, Ba Đào Hung Dũng, ba năm không lùi, có một bộ phận người may mắn chạy trốn tới trên ngọn núi này, lúc này mới nhặt lại được một cái mạng. Về sau vì phòng ngừa đại yêu lại lần nữa làm loạn, nên quyết định xây thành trì trên núi, lấy tên Lăng Ba.
Đừng nhìn nó là huyện, nhưng kỳ thật lại rất nhỏ.
Tổng cộng cũng chỉ vỏn vẹn ở mảnh núi này, đường núi thì khó đi, đi từ trên xuống dưới, đã phí thể lực, cũng tốn thời gian.
Người nơi này thích ăn thịt bò, không biết là trời cao hoàng đế xa, hay là nguyên nhân do tập tục ở địa phương, luật pháp không nghiêm minh, không có bộ luật nào cho việc cấm giết mổ trâu cày, khắp nơi đều là quầy thịt bò, bán cũng không đắt. Ăn thịt bò ở đây dễ dàng hơn những nơi khác.
"Lược sừng trâu đây..."
Tống Du dừng ở trước một gian hàng.
Tiện tay cầm lấy một chiếc lược, thấy thủ pháp làm tinh tế, trong lòng thích, chải hai cái lên lưng Tam Hoa nương nương, thấy rất thuận tay, lập tức mặc cả mua lại.
Thuận tiện mua thêm thẻ gỗ mới làm bằng ngà voi.
Tới lúc hoàn hôn đến, thì đi dạo trở lại ngõ Cán Tảo.
Cửa ngõ hẻm này như cửa ngõ Điềm Thủy, tiền nhân trồng một cây đại thụ cho hậu nhân ngồi hóng mát. Hậu nhân cũng không lãng phí, vào mỗi buổi sáng sớm, hoặc những khi nhàn hạ rảnh rỗi, lại tới nơi này hóng mát.
Người thì chơi cờ, có người lại ngồi tán gẫu về chuyện nhà chuyện cửa, trẻ con thì chạy loạn quanh cây đại thụ, tiếng trẻ con kêu lên inh ỏi, chói tai cực kì.
Nhưng hôm nay thì khác.
Bởi vì hôm nay có một lão nhân kể chuyện xưa.
Như thế nào là kể chuyện xưa?
Chính là người lớn tuổi thuyết thư cho người trẻ tuổi nghe về những câu chuyện xưa, hoặc là kể một chút sự tình mà người trẻ tuổi không biết đến, lấy loại hình thức truyền tải thú vị này, để truyền lại trí tuệ cùng kinh nghiệm sống cho thế hệ sau. Ở thời đại này, đây là một trong những con đường trọng yếu để người trẻ tuổi thu hoạch được kiến thức cùng kinh nghiệm để hiểu biết hơn về thế giới.
Một đám người vây quanh cổ thụ, hoặc ngồi tại trên thềm đá, hoặc ngồi trên đá, hoặc bưng băng ghế đến ngồi, thậm chí còn có đứa trẻ leo lên trên cây ngồi, vừa nằm vắt vẻo trên đấy vừa nhìn chằm chằm xuống dưới.
Nữ tử họ Ngô kia cũng đang ở đây, ôm đao dựa vào tường.
Thấy Tống Du tới, nàng vẫy tay gọi hắn.
Tống Du liền đi qua, không nhăn nhó, cũng không thèm để ý, tùy ý ngồi xuống ở cửa ra vào của một hộ gia đình, Tam Hoa nương nương cũng nhu thuận theo tới, ngồi ở bên cạnh hắn, hiếu kì nhìn đứa trẻ ở bên cạnh.
Cũng có thể là đứa nhỏ này bị nàng hấp dẫn, cũng đối mặt nhìn nàng chằm chằm, chỉ là do có Tống Du cùng nữ tử cầm đao kia, nhất thời không dám tới gần.
"Đây chính là hữu duyên?"
Nữ tử thấp giọng hỏi Tống Du, không dám quấy rầy lão nhân nói chuyện.
"Hữu duyên."
Tống Du nhỏ giọng đáp.
Lúc này lão nhân đang giảng về cố sự của tiền triều.
Loại kể chuyện xưa nghiệp dư như này, không nói về kỹ xảo kể chuyện, kết cấu của cố sự cũng không được hoàn chỉnh, kể một lúc, còn phải suy nghĩ một chút, giống như hàng xóm bình thường ở cạnh nhà kể về chuyện xảy ra ở thôn bên cạnh hồi năm ngoái. Nhưng loại thuyết thư giản dị như này cũng có niềm vui thú riêng của nó, thỉnh thoảng có người xen vào hỏi đôi câu, vậy là cùng lão nhân thảo luận một trận, vừa nói vừa bàn, rất là tùy ý.
Kể một hồi, lũ trẻ con liền có chút không vui.
Nếu là kể về sự tích của cổ đại anh hùng bọn chúng còn miễn cưỡng nghe lọt, hết lần này tới lần khác đều kể về mấy vị công khanh Tể tướng, nếu đem so sánh, thứ bọn chúng muốn nghe nhất phải là chuyện về thần quỷ yêu quái mới đúng.
Lão nhân mềm lòng, hết mực sủng ái lũ trẻ, vậy thì kể cái này vậy.
Bạn cần đăng nhập để bình luận