Ta Không Hề Cố Ý Thành Tiên

Chương 101: Đạo kinh sao tốt bằng cái này (2)

Chỉ thấy phía dưới có một khúc sông cạn, bên cạnh bãi sông, có lẻ tẻ thuyền nhỏ đang di chuyển trên mặt sông, thuyền lớn bị buộc chặt từng sợi dây thừng, ở đầu kia của dây thừng, vô số người thấp bé đen nhánh đang kéo thuyền, thân thể mỗi người đều nghiên về phía trước, lấy hết toàn lực, nghiêng người mà kéo, từ xa nhìn lại còn tưởng rằng là cái bóng do ánh nắng chiều lúc ngã về tây rọi ra.
Nghe như có giọng nói từ không trung bay tới.
"A rống nha…”
"Ài hắc...
"Hừm hoắc nha..."
Phần lớn là những âm tiết không rõ ràng, giống như đây vốn không phải là lời nói. Không biết có bao nhiêu người đang mở miện nói chuyện, âm thanh hội tụ lại với nhau, giống như là truyền đến từ bãi sông phía dưới, lại giống như truyền đến từ nơi cổ đại xa xôi nào đó, trộn lẫn với tiếng gió nơi bờ sông, cổ xưa hơn cả đạo kinh.
Đánh vào nội tâm.
Tống Du đứng ở trong gói núi, nhất thời ngơ ngẩn.
Chỉ cảm thấy đây là lời hồi âm của lịch sử, tiếng kèn lao động đã vang vọng ngàn năm trên bến đò ở sông Liễu, là dấu ấn của thời đại này. Mới nghe một câu, đã quanh quẩn ở trong đầu không ngừng, nghe nhiều một chút, lại cảm thấy giống như là tiếng gào thét khi lao động với cường độ cao, làm cho lòng người cảm thấy buồn khổ bi thương.
"Đạo sĩ, ngươi đang làm gì vậy?'.
"Không làm gì cả."
"Sao không đi tiếp?"
"Hiện tại đi ngay."
"Bọn họ đang nói gì vậy?"
"Ta cũng nghe không rõ."
Tống Du cất bước đi xuống bên dưới.
Hồng mã cùng mèo đều đi theo phía sau.
Hôm qua vừa được kiến thức hạnh phúc giản đơn của thế giới này, hôm nay lại nhìn thấy việc này, đây cũng là một thời đại tràn ngập trắc trở. Có lẽ giữa hai thứ này vốn không có mâu thuẫn, những người nông dân vui sướng thoải mái trên bàn rượu ngày hôm qua cùng những người chèo thuyền, người kéo thuyền cần cù, giang khổ lại vất vả mệt nhọc tại bờ sông ngày hôm nay có lẽ là cùng một đợt người, có lẽ mâu thuẫn mới là trạng thái bình thường chân thật của thế giới.
Đây cũng là phong cảnh mà ở bên trên Âm Dương Sơn không thể nhìn thấy.
Vừa đi vừa nhìn, dần dần cũng đã xuống đến bên cạnh đò.
Tống Du chỉ cảm thấy giày vải mỏng manh, cục đá cấn chân.
"Có thuyền nào đi đến Long Quận không?"
"Có ta đi Long Quận."
"Có thể mang theo ngựa không?"
"Thuyền ta cũ nát, không chở được ngựa."
"Lão hủ có thể chở!"
Tống Du nhìn theo hướng thanh âm phát ra.
Một chiếc thuyền có lều, không quá nhỏ, cũng không quá lớn, nhưng sẽ không được đặt ở một con sông cạn thế này, có một ông lão đang đứng ở đầu thuyền, đầu đội mũ rộng vành, trên người khoác áo tơi, trong thuyền đã có mấy người ngồi.
"Bao nhiêu tiền?"
"Khách nhân muốn đi đến đâu?"
"Huyện Lăng Ba."
"Huyện Lăng Ba thì không đến được, chỉ có thể đến được bến đò lân cận đó mà thôi, còn phải đi thêm gần trăm dặm đường núi nữa." Lão tẩu cao giọng hô, âm thanh trầm bổng giống như đang hát, "Muốn đi đến đó phải mất sáu ngày, một người hai trăm văn tiền, một con ngựa phải tính theo tiền của hai người, đồ vật tự giữ, về phần khách quan, nếu không ngại mùi tanh của cá trên sông, thì trên thuyền cũng có phục vụ nuôi cơm."
Mèo Tam Hoa ở dưới chân ngẩng đầu lên nhìn vào mắt Tống Du.
Tống Du nhận được ánh mắt của nàng, ngầm hiểu.
"Mèo có cần tính tiền không?"
"Mèo thì tính tiền gì?"
"Tổng cộng năm trăm văn tiền, là giá này đi."
"Năm trăm năm mươi, lên thuyền ngay đi."
"Chỉ có tiểu bình."
"Mời khách quan lên thuyền."
Tống Du dẫn theo ngựa cùng mèo đi lên thuyền.
Tiểu bình cũng là một loại đồng tiền nhỏ phổ biến.
Mấy năm trước triều đình đẩy ra một chút đồng tiền lớn, có khi là năm, có khi là mười, tên như ý nghĩa, một miếng có thể thay thế năm hoặc mười đồng tiền phổ thông, nhưng trọng lượng của một miến năm Thông Bảo, hoặc mười Thông Bảo lại không nặng bằng năm hoặc mười đồng tiền phổ thông, cho dù mới được đẩy ra không bao lâu, trong thời điểm cường thịnh của triều đình Đại Yến, trước mắt còn chưa có bị giảm giá trị, nhưng độ chấp nhận của người dân lại dần dần giảm xuống, dù sao thực tế trong sinh hoạt một cái đồng tiền lớn cũng không thể nào được sử dụng như mười đồng tiền, thế nào cũng phải giảm bớt.
Cho nên nhà đò mới sảng khoái như vậy.
"Khách quan có thể để ngựa ở đầu thuyền, con ngựa này sợ nước không?"
"Không sợ."
"Vậy là tốt rồi, về phần phân và nước tiểu, lão hủ tự sẽ xử lý."
"Nó sẽ cố gắng giải quyết ở trong nước. Nếu giữa đường lão trượng chịu khó tìm một nơi để cập bờ, nó cũng sẽ xuống dưới thuyền để giải quyết.'.
"Con ngựa này của khách quan thật nghe lời, dùng từ cũng văn nhã, ha ha..."
"Xin hỏi khi nào thì lên đường?"
"Đi thôi!"
Con thuyền chậm rãi lại nhẹ nhàn cập vào bờ.
Tống Du đảo mắt nhìn, trong thuyền có bốn người.
Một thư sinh tay đang cầm sách, và một nhà ba người, một đôi vợ chồng cùng một bé gái nhỏ, không biết vì sao lại đi xa.
Hắn cũng không rảnh để bận tâm, chỉ đứng ở đầu thuyền, nhìn bến sông cách thuyền càng ngày càng xa, nghe âm thanh tiếng kèn thê lương vừa xa xưa vừa huyền bí, trong lòng hình như có đăm chiêu, lại hình như cái gì cũng không có.
Trái lại thư sinh ở sau lưng nhìn thấy hắc mặc đạo bào, ngẩng đầu đáp lời:
"Các hạ là người ở đạo môn sao?"
"Ta từ nhỏ đã ở đạo quan lớn lên."
"Tiên sinh chưa thấy qua bến đò?"
"Lần đầu thấy."
"Ha ha lần đầu nhìn thứ gì cũng sẽ thấy mới lạ, nó đã như vậy trong một khoảng thời gian dài rồi!" Thư sinh là một người hay nói, thịnh tình mời, "Bên ngoài gió lớn, không bằng vào trong khoan thuyền ngồi xuống, không dối gạt gì tiên sinh, tại hạ cũng là một người yêu thích đạo kinh pháp thuật, đi ra ngoài còn mang theo quyển đạo kinh, lần đi Long Quận này còn phải mất mấy ngày đường, đôi bên cùng nhau trò chuyện, chẳng phải vui vẻ hơn sao?"
Tống Du vẫn đứng ở đầu thuyền, chỉ lộ ra mỉm cười.
Tiếng kèn của người lái đò càng ngày càng xa, có điều kỳ diệu là, càng cách xa, nó lại thật giống như càng có vận vị, càng có sức mạnh.
Thư sinh không biết suy nghĩ trong lòng của hắn là Đạo kinh sao tốt bằng cái này.
Bạn cần đăng nhập để bình luận