Ta Không Hề Cố Ý Thành Tiên

Chương 108: Thư nhà đáng giá ngàn vàng (1)

Núi cao Hoàng Đế xa, trộm cướp tặc nhân nhiều.
Tống Du sau một đêm nghỉ ngơi, từ bến đò đi về hướng huyện Lăng Ba, hành trình dài gần trăm dặm, trừ việc đường núi uốn cong khó đi, bên ngoài rừng núi cỏ dại rậm rạp, còn lại là việc có hai nhóm sơn tặc cản đường bọn họ đi.
Một nhóm trong số đó thấy hắn là đạo sĩ liền thả hắn đi, còn trò chuyện cùng hắn một lát. Còn một nhóm khác thì ham muốn ngựa của hắn, thẳng đến lúc hắn tự giới thiệu, đưa ra sổ chứng nhận tu hành, còn biểu diễn một chút thủ đoạn, xác nhận hắn không chỉ đơn thuần là một đạo sĩ hay chỉ là một người có chút bản lãnh, lúc này mới không thể không thả hắn rời đi.
Nói đến tiền bạc, trên người Tống Du vẫn còn một ít.
Lúc đi ra ngoài, hắn mang theo khoảng hai mươi lượng bạc, thương nhân trên đường Kim Dương tặng tầm mười hai lượng, tiền thưởng của tên trộm biết độn địa kia là hai mươi lượng. Tuy nhiên phí sinh hoạt ở Dật Đô lại rất cao, ở nơi đó nửa năm, trên phương diện sinh hoạt Tống Du cơ hồ không có bạc đãi chính mình, tuy chỉ là một chút vụn vặt lẻ tẻ nhưng việc vẽ bùa cũng giúp hắn kiếm được một ít tiền, nhưng hắn vẫn tiêu tốn gần hai mươi lượng.
Ban đầu hắn định dành một ít tiền để mua ngựa, và một ít thì giữ lại để sau xuân dùng làm lộ phí lúc lên đường, còn về tương lai, sau này nếu có tiền thì có thể tùy ý một chút, nhưng nếu không có tiền thì chỉ có thể sống tiết kiệm thôi, kỳ thật với hắn mà nói cũng không có gì đáng kể, nhưng vì không tốn tiền mua ngựa nữa nên tiết kiệm được một khoản rất lớn.
Nếu những tên sơn tặc này biết được trên người hắn có gần ba mươi lượng bạc, sợ là sẽ không dễ dàng thả hắn đi như vậy.
Lúc đến huyện Lăng Ba đã là sáng ngày thứ hai.
Tống Du dựa vào hướng mặt trời mọc để phân biệt hướng bắc, nhưng thật ra cũng không chính xác lắm, thứ nhất, hướng mặt trời mọc lên chưa chắc đã là hướng chính đông, thứ hai, phân chia đông, tây, nam và bắc của thành thị chưa chắc đã chính xác, nửa tìm nửa hỏi, rốt cuộc cũng đến được thành Bắc.
Lúc này đã sắp giữa trưa.
Tìm được ngõ Cán Tảo, lại hỏi nhà của Trần Hán.
Lúc tìm đến nhà, mặt trời đã qua đỉnh đầu, Tống Du đứng ở cửa ra vào, chỉ hy vọng vị Trần Hán này không dọn nhà đến chỗ khác, tốt nhất là hôm nay cũng đang ở nhà.
Đưa tin đã rất khó rồi, đừng lại phát sinh thêm việc gì khiến người ta khó xử.
Hắn cầm vòng gõ lên cửa, cửa gỗ vang lên từng tiếng cốc cốc.
Bên trong rất nhanh đã có tiếng bước chân cùng tiếng người nói chuyện. Tiếng bước chân càng ngày càng gần, dừng ở cửa ra vào, thế nhưng có lẽ do vừa nghỉ trưa xong, cho nên người kia đang bận chỉnh lý quần áo, không có lập tức mở cửa.
Chỉ nghe bên trong truyền đến âm thanh của một trung niên nam tử:
"Tìm ai đấy?"
"Trần Hán Trần công."
"Cho hỏi tiên sinh là ai?"
Tống Du trông thấy hắn xích lại gần khe cửa, từ khe cửa nhìn ra ngoài.
"Ta là một tán nhân tu luyện ở trên núi, đang đi ngao du thiên hạ, có nhận lời nhờ vả từ phụ thân của Trần công, giúp lão mang một phong thư nhà tới.“.
"Thư nhà? Từ chỗ nào đến đây?"
"Ngoài thành Dật Đô, trà quầy ở ven đường."
Ầm một tiếng, cửa gỗ lập tức bị kéo ra.
Người ở trong cửa là một vị nam tử tuổi đã trung niên, vóc dáng đen gầy, quần áo hắn tung bay, chòm râu run run, khuôn mặt tang thương, chấn kinh lại cung kính.
"Ta chính là Trần Hán!'.
"Vậy ta tìm đúng nơi rồi."
"Tiên sinh thật sự là từ Dật Đô đến đây?"
"Không giả được."
"Nhưng phải đi đến một nghìn sáu trăm dặm đường!'.
"Đường thủy dễ đi hơn."
"Tiên sinh..."
"Không cần như thế."
"Mau mau, mời vào trong! !"
Miệng lưỡi của trung niên nam tử này đều đang run rẩy.
Tống Du đi theo hắn bước vào trong viện.
Bên trong có một cái viện tử, không lớn cũng không nhỏ, còn nuôi thêm vài con gà, trái lại có thể dẫn ngựa theo vào.
"Ngựa của ta rất nghe lời, không cần dây cương ràng buộc, cũng sẽ không đi loạn. Mèo con của ta cũng rất hiểu chuyện, sẽ không làm gà vịt của túc hạ bị thương." Tống Du nói, tiện tay từ bên trong túi ống rút ra một cái ống trúc, đưa cho nam nhân này.
"Xem như không phụ nhờ vả!"
Trần Hán lập tức duỗi hai tay ra, run rẩy cung kính tiếp nhận ống trúc, lúc này vặn rớt bùn phong, mang bức thư từ bên trong ra, nâng trong tay mới đọc hai ba dòng, vành mắt đã đỏ.
Sau khi đọc xong, nhất thời gào khóc.
Tống Du chỉ lẳng lặng đứng ở bên cạnh nhìn.
Hắn vừa khóc vừa nói gì đó nghe không rõ, chỉ mơ hồ phân biệt ra được vài câu đại loại như "Hài nhi bất hiếu", "Tạ ơn tiên sinh".
Mà trong lòng của hắn chỉ có một ý nghĩ: Quả là thư nhà đáng giá ngàn vàng.
Không lâu sau bên trong có người nghe thấy tiếng khóc nên đi ra tới, là một phụ nhân, thấy thế vội vàng đỡ Trần Hán lên, lấy khăn tay ra lau nước mắt của hắn, lúc này mới hỏi thăm sự tình, sau lại an ủi, rất lâu sau mới khuyên nhủ được hắn.
"Để tiên sinh chê cười."
"Đừng bận tâm."
"Có câu nói rất hay, phụ mẫu ở tại quê nhà, đáng thương ta phận làm con cái, thân ở ngoài ngàn dặm xa, hai ba năm chưa từng trở về, mẫu thân nhớ nhung thành bệnh, đành phải mời người mang thư đi..."
"Thế sự đâu nào nhẹ nhàng như trong sách nói."
"Nhanh! Tam Nương! Giết gà!"
"Đã biết!"
Phụ nhân đại khái cũng đã biết được là chuyện gì xảy ra, một chút cũng không dám trì hoãn, lập tức đi ra ngoài bắt gà.
Thời đại này ai cũng biết đưa thư là việc khó, có người không quản ngàn dặm đường đưa thư đến đây, gửi tiền lộ phí là một chuyện, ăn ngon uống sướng chiêu đãi thịnh tình chỉ là lễ tiết, nhưng tình nghĩa trong đó thì khó mà trả hết được.
Thế là tại giữa trưa hôm nay, khói bếp Trần gia lại bốc lên.
Nhìn tình cảnh này, mình đúng là người đầu tiên đến đây.
Tống Du càng muốn cho rằng là do núi cao nước xa, quãng đường lại dài, những người còn lại do đường xa khó đi, hoặc do sơn tặc, vậy nên sự tình mới bị trì hoãn, cũng không phải là cố ý không đưa thư đến.
Có lẽ có người còn đang ở nửa đường.
"Tiên sinh!"
"Ừm?"
"Hôm nay tiên sinh đừng đi, trong nhà tuy đơn sơ, nhưng cũng có giường chiếu cho tiên sinh nghỉ ngơi, vẫn tốt hơn nhiều so với lữ điếm trong thành hay chùa miếu ngoài thành." Nam tử mắt vẫn còn đang đỏ nói với hắn.
Bạn cần đăng nhập để bình luận