Thập Niên 60 Quân Tẩu Dựa Vào Nuôi Con Đi Lên Đỉnh Cao Nhân Sinh

Chương 231 -

Chương 231 -Chương 231 -
Chương 231 -
Vớt hết cá to trong hồ, cá nhỏ lại thả về để chúng tiếp tục sinh sôi tăng trưởng, năm sau lại có thể có cá mà ăn.
Tiếp theo là thời gian phân chia, đây là trách nhiệm của đại đội trưởng và kế toán, căn bản thì mỗi nhà đều có thể được chia vài con cá, nhưng căn cứ theo tình hình, có to có nhỏ, không thể nói là công bằng tuyệt đối, nhưng bảo đảm mỗi nhà đều sẽ có cá ăn.
Chia cá cũng chẳng có gì để xem, Lý Thanh Vận bèn về nhà trước, Cố Đình Chu giúp chia cá xong, rồi mang cá nhà mình trở về.
Lý Thanh Vận vê nhà trước một bước để thu dọn chuẩn bị nấu cơm tối.
Suốt đoạn đường đi gặp ai trong thôn cũng thấy mọi người vui vẻ hớn hở, bê chậu đi lấy cá được chia.
"Vợ Đình Chu này, cô mau về lấy chậu đi, nhanh đi chia cá nào. Có thím có lòng tốt nhắc nhở.
"Không sao đâu thím, không vội, chúng ta được chia muộn chút cũng không sao, dù sao thì mỗi nhà đều có phần mà."
"Cũng phải, vậy tôi đi trước xếp hàng." Thím cầm chậu vội vàng rời đi.
Hai hôm nay mọi người trong thôn đều được chia lương thực, gặp ai cũng thấy khuôn mặt tươi cười, những lương thực này chính là phân lương thực của mọi người trong một năm, đến sang năm khi thu hoạch vụ chiêm sẽ còn được chia thêm một ít, nhưng lúc đó sẽ được chia khá ít.
Trong nhà có lương thực, trong lòng cũng không lo lắng, mặc dù nói phải tiết kiệm tằn tiện để có thể sống với đống lương thực đó, nhưng đối với những người phụ nữ trong nhà đã tính toán xong từ trước, đã quen sẽ tính toán tỉ mỉ để đủ sống rồi. Bọn họ đổi một phần bột mì trắng và gạo thành hoa màu, một cân bột mì trắng và gạo có thể đổi được mấy cân thậm chí là tám cân hoa màu, dù sao thì người nhà nông có thể ăn no là được rồi, chẳng quan tâm xem mình phải ăn cái gì.
Còn một phần bột mì trắng và lương thực dùng để đổi thành tiên, hoặc là đồ dùng hàng ngày trong nhà, ăn mặc chỉ tiêu, đám tang cưới xin đều cân dùng đến tiền, không tiết kiệm thì không được.
Bên nhà tổ cha Cố mẹ Cố cũng giống vậy, mặc dù năm nay bọn họ cũng kiếm được không ít tiền và công điểm, còn có thu nhập khi làm thợ mộc, nhưng bọn họ vẫn chia bột mì trắng và gạo ra chỉ giữ lại một phần, còn lại thì đổi thành hoa màu và tiền.
Người thế hệ trước đã quen tiết kiệm, có nhiều tiền thêm nữa cũng không nỡ tiêu, có thêm bao nhiêu lương thực cũng không nỡ ăn, thích dự trữ để chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ, thật sự là nỗi sợ nghèo, nỗi sợ khổ.
Mỗi lần mẹ Cố tới bên này đều cắn chặt răng, sợ mình không cẩn thận nói sai gì đó, lỡ lại chọc Lý Thanh Vận không vui.
Thật ra Lý Thanh Vận quá hào phóng, cơm gạo, bánh bao trắng, rau xào, dầu đều múc từng muỗng từng muỗng, mỗi ngày cơ bản đều nhìn thấy chút đồ ăn mặn trong nhà, may mà người ngoài không biết, đây chính là cuộc sống của những nhà giàu có đó.
Mẹ Cố cũng vui mừng khi gia đình Cố Đình Chu đã ra ở riêng, bọn họ mà sống cùng với gia đình thằng cả, mặc dù vợ thằng cả có lúc nói nhiêu, nhưng cách sống thì giống hệt với bà ấy, biết tiết kiệm để sống, nếu như mà ở cùng với nhà thằng hai, bà ấy sớm muộn gì cũng ngột ngạt đến điên mất, nói cũng chẳng nói được, mà có mắng cũng chẳng xong.
Lý Thanh Vận cũng hết cách, cô là một người đến từ đời sau, không thể chấp nhận nổi những bữa cơm canh dưa muối đạm bạc, bữa sau chỉ có bát cháo loãng, cô cảm thấy bản thân mình đã đủ tiết kiệm rồi.
Chỉ có thể nói cách sống của người ở hai thời đại không giống nhau, nhà cũng không phải không có điều kiện, vì sao phải làm tội cái miệng mình, dù tiết kiệm cũng không được bao nhiêu, còn hành hạ cơ thể mình nữa.
May mà cách sống của Cố Đình Chu cũng giống cô, hai người cũng không vì tiết kiệm được chút đồ mà để mình phải chịu thiệt, chỉ cần không lãng phí, và trong phạm vi năng lực của mình, thích ăn gì thì ăn cái đó.
Đây cũng là điêu mà Lý Thanh Vận hài lòng với Cố Đình Chu, quan niệm sống của cô như thế, trong thời đại này, đổi thành người đàn ông khác trong thôn hay là kể cả người ở thành phố, khả năng cao là sẽ cho cô một cái bạt tai nhỉ?
Có thể cũng vì vậy mà hai người có thể nghĩ cách để kiếm được tiền, rồi lại có không gian nữa nên cũng không cảm thấy lo lắng, hàng năm người trong thôn phải cật lực kiếm sống, làm sao có thể không tính toán tỉ mỉ được, đây là điêu bắt buộc phải làm.
Bạn cần đăng nhập để bình luận