Đều Trùng Sinh Ai Thi Công Chức A

Chương 105: Đặc tính vợ hiền

Sáng hôm sau, Du Huyền học hai tiết chuyên ngành, hơn nữa giáo viên là giáo viên chủ nhiệm, cho nên không ai giám đi trễ.
Cô vội vàng ăn sáng rồi đi thẳng tới phòng học. Rất nhanh, giáo viên chủ nhiệm Tiêu Vĩnh Chi đã bước vào.
Năm 2007, Trung Đại có 7000 tân sinh, còn Quảng Mỹ chỉ có 1500.
Tiêu Vĩnh Chi dạy bộ môn chuyên ngành ‘vẽ siêu thực’. Mục đích là giúp đỡ sinh viên quen dần với việc sử dụng màu mực, sáng tạo ra ảnh sống động cùng cảm giác thật.
Du Huyền nghe vô cùng chăm chú, thỉnh thoảng còn viết các mục cần nhớ. Điều này khiến Ngô Dư không quen cho lắm, nhịn không được lên tiếng hỏi: “Cos tỷ, bình thường chẳng phải lên lớp, cậu đều nhắn tin cho Trần Trứ nhà cậu sao?”
“Đừng làm phiền mình, mình muốn tập trung nghe giảng.”
Du Huyền trả lời.
Ngô Dư bĩu môi, sau đó thò tay xuống dưới véo nhẹ bắp đùi căng tròn của Du Huyền.
Du Huyền nhếch miệng cười, nhưng không giống như bình thường là quay qua trêu lại Ngô Dư.
Mãi mới hết tiết thứ nhất, Ngô Dư ôm Du Huyền, trêu chọc nói: “Đi một chuyến tới Trung Đại, giúp tư tưởng thay đổi à? Bây giờ, học là số 1, Trần Trứ là số 2 sao?”
“Cái gì mà so với sánh, chủ nhiệm Trần vĩnh viễn là số 1.”
Du Huyền lại dùng một chút thành ngữ Xuyên Du ‘cuộc sống khó khăn, mèo lười thở dài’, sau đó giải thích lo lắng của mình:
“Mỗi lần mình học trên lớp, nhắn tin với Trần Trứ mà cậu ấy không nhắn lại. Thì lúc nào mình cũng để ý đến điện thoại, khiết cả tiết học chẳng nghe được chữ nào.”
“Cậu để chế độ im lặng không được à?”
Ngô Dư nói: “Như vậy, mỗi lần cậu ta nhắn tin lại thì cậu cũng biết mà.”
Du Huyền lắc đầu: “Kể cả để chuông báo, mình cũng sẽ liên tục kiểm tra điện thoại. Nếu lâu quá mà cậu ấy không nhắn tin lại thì minh coi như chuông báo bị hỏng.”
“Chịu.”
Ngô Dư sực tỉnh: “Cho nên, cậu mới chịu đựng cả tiết học mà không nhắn tin?”
“Cũng không phải hoàn toàn vì lý do này.”
Du Huyền mỉm cười, ánh mắt gợi cảm: “Chỉ là không muốn sử dụng điện thoại trong tiết chuyên ngành. Nếu không phải môn chuyên ngành thì mình sẽ lại nhắn tin, hi hi…”
Du Huyền nói xong cũng bật cười. Ngô Dư có cảm giác bị trêu đùa, nên nhịn không được mà muốn véo đùi cô bạn thân.
“Da cậu đẹp thật đó, vừa trắng vừa mềm, mà nhìn không lộ lông tơ.”
Ngô Dư xoa xoa, hâm mộ nói: “Trần Trứ thật có phúc. Mình nghĩ đến cảnh sau này Trần Trứ sẽ gối lên bắp đùi cậu ngủ ngon lành, khiến mình đau lòng.”
“Cậu đau lòng cái gì?”
Du Huyền không hiểu hỏi: “Chẳng lẽ, cậu không thấy bạn trai của mình gối lên người mình ngủ, là hành động vô cùng hạnh phúc sao?”
“Chỉ có cậu mới nghĩ thế thôi.”
Ngô Dư thoải mái đùa nghịch mái tóc dài của Du Huyền, miệng chu lên nói: “Lúc đó mình đang mệt sẽ đá một phát cho tên đó biến luôn.”
Du Huyền lắc đầu cười, lấy di động ra. Bây giờ đang giờ nghỉ, cuối cùng có thể nhắn tin cho Trần Trứ rồi.
Cô nhấn vào điện thoại mật khẩu chính là ngày sinh của Trần Trứ. Không ngờ ‘reng’ một tiếng, đối phương đã gửi tin nhắn đến cho mình trước.
Trần Trứ: Mình vừa tan học, cậu đang làm gì đấy?
Trên thế giới này, thứ hạnh phúc nhất chính là chuyện, mình đang nghĩ tới cậu ấy, đồng thời cậu ấy cũng đang nghĩ đến mình.
Có người nhớ thương, có người nhung nhớ, có người chờ mong.
“Tiểu Dư, cậu nhìn xem.”
Du Huyền đưa di động cho Ngô Dư đọc tin nhắn: “Mình đang định nhắn tin cho chủ nhiệm Trần, không ngờ cậu ấy lại nhắn cho mình trước này.”
Ngô Dư liếc nhìn: “Trần Trứ đâu có nói đang nhớ cậu, hoặc đang nghĩ về cậu đâu?”
“Cậu không hiểu rồi.”
Mặt Du Huyền ngập tràn hạnh phúc nói: “Trong sách có nói, ‘cậu đang làm gì’ tức là ‘đang nhớ mình’.”
“Thật á?”
Ngô Dư cảm thấy thứ viết trong sách nhiều khi không được chuẩn lắm.
Bởi vì, cô có một đứa em đang học cấp hai, mỗi lần con bé nhắn tin QQ với mình kiểu ‘chị, chị đang làm gì đấy’, thì câu tiếp theo chính là ‘em hết tiền rồi, chị cho em một ít được không’.
Du Huyền lạch cạch nhắn tin lại cho Trần Trứ, nhưng sau khi tiết học tiếp theo bắt đầu, cô sẽ cất kỹ điện thoại, ngồi nghiêm túc lại, đồng thời đẩy bàn tay Ngô Dư đang đặt trên đùi mình ra.
Sau khi tiết thứ hai kết thúc, chủ nhiệm lớp Tiêu Vĩnh Chi giơ tay bảo mọi người ngồi xuống, đừng vội đi.
“Vẫn là chuyện đang nói giở trước đó…. Học viện chuẩn bị tổ chức buổi triển lãm tranh chén đá trắng, các em không muốn tham gia sao?
Trong lớp không có ai mặn mà với cuộc thi này lắm. Triển lãm tranh là cuộc thi do học viện tổ chức ra, tất cả sinh viên trong trường học chuyên ngành mỹ thuật đều có thể đăng ký. Giải thưởng còn vô cùng hấp dẫn, theo tứ tự 5000 tệ, 3000 tệ, 1000 tệ.
Nhưng vì nguyên nhân không cần điều kiện gì cũng có thể tham gia, nên sinh viên năm nhất gần như chẳng ai có hứng thú. Bởi vì bọn họ phải đối mặt với các học tỷ học trưởng năm thứ 4 đã sắp ra trường, nên tham gia chỉ tổ phí thời gian.
Tất nhiên, Tiêu Vĩnh Chi biết tình huống này, cho nên ban đầu cũng không ép buộc, nhưng thời gian đăng ký sắp hết rồi, mà trong lớp mình chủ nhiệm lại không có một sinh viên nào đăng ký. Làm như vậy, mọi người sẽ nghĩ lớp mỹ thuật không coi trọng cuộc thi lần này.
“Mặc dù cô không ép buộc, nhưng tình huống một người tham gia cũng không có sẽ khiến trường học có suy nghĩ khác.”
Tiêu Vĩnh Chi không còn cách nào khác, đành sử dụng uy quyền của một chủ nhiệm: “Nếu cuối cùng vẫn không có ai đăng ký, cô đành phải lựa chọn ngẫu nhiên vậy.”
Bản thân Du Huyền cũng không hứng thú với cuộc thi này lắm. Lý do của cô giống các bạn trong lớp, cô cảm thấy trình độ của mình còn chưa đủ, tham gia làm gì cho mất công.
Với lại, tuần này cô đã hẹn với trung tâm dạy vẽ rồi, nên cô không có thời gian.
Rất nhanh đã đến cuối tuần, Du Huyền và Ngô Dư đã thu dọn xong đồ đạc để đến trung tâm dạy vẽ.
Ngô Dư là người địa phương nên không cần phải làm thêm, nhưng nếu Du Huyền không ở phòng ký túc, còn hai người bạn kia, một người đi hẹn hò với bạn trai, còn cô bạn khác đi họp lớp, tất nhiên chỉ có mình cô buồn chán ở nhà rồi.
Hai người đi đến trung tâm dạy vẽ ở đường Thị Đông, đây là nơi mà hai người luyện tập trước khi vào đại học.
Chủ trung tâm mỹ thuật tên là Sử Ngọc Thu. Cô học đại học mỹ thuật, sau đó tốt nghiệp thì mở trung tâm dạy vẽ này, không ngờ đã bám trụ được đến năm thứ 20 rồi.
Thật ra, tốt nghiệp Quảng Mỹ xong có ba con đường.
Thứ nhất là giống như Sử Ngọc Thu, sau khi tốt nghiệp mở một lớp dạy vẽ, huấn luyện những học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba có đam mê với nghề vẽ.
Thứ hai là thi vào biên chế của các trường, trở thành giáo viên mỹ thuật. Công việc này tương đối nhàn, một tuần cùng lắm có ba bốn tiết học.
Thứ ba là thông qua các cuộc thi mỹ thuật, nhận được giải thưởng cao, từng bước một đánh bóng tên tuổi trong ngành, cuối cùng được nhiều người công nhận tài hoa của mình.
Con đường này giống với đại sư Quan Sơn Nguyệt, hõa sĩ cấp bậc quốc gia của cả nền hội họa. Bà chỉ cần vẽ một bức tranh có thể bán tới mấy triệu tệ, đã thế thời gian để càng lâu giá trị càng tăng. Ngoại trừ công việc này, những trường mỹ thuật nổi tiếng sẽ mời bà về làm giáo sư thỉnh giảng.
Có thể nói, con đường thứ ba chính là mộng tưởng của tất cả họa sĩ. Nhưng muốn bước đi trên con đường này thì độ khó là không tưởng, trong đó cố gắng thôi là chưa đủ, mà quan trọng nhất là năng khiếu.
Đây là nghệ thuật, có năng khiếu và không có năng khiếu, tạo ra tác phẩm thì mức độ chênh lệch rất cao.
“Cô Sử.”
Du Huyền bước đến, chào hỏi với Sử Ngọc Thu.
“Du Huyền tới rồi à? Có cả Ngô Dư nữa này.”
Sử Ngọc Thu mới chỉ 40 tuổi. Bản thân cô rất thích hai đứa học sinh này, bởi vì hai cô bé đã cố gắng rất nhiều để thi đậu Quảng Mỹ, cũng là mục tiêu để cô dùng tuyên truyền.
Sau đó, Sử Ngọc Thu dẫn Du Huyền tới một căn phòng nhỏ. Bên trong đã có hơn 10 em học sinh tiểu học, thậm chí còn có em mới trong độ tuổi đi nhà trẻ.
“Du Huyền, mỗi tuần em giúp cô dạy hai buổi.
Sử Ngọc Thu nói: “Mỗi buổi là 200 tệ, em xem có được không?”
“Vâng.”
Thời gian luyện tập trước đó, Sử Ngọc Thu đã giúp đỡ Du Huyền rất nhiều, nên cô không hề cò kè mặc cả.
Ngô Dư ở bên cạnh thở dài. Thế này thì dạy cái gì chứ? Chẳng qua mấy phụ huynh không muốn trông coi con cái, nên cuối tuần đưa đến trung tâm, bỏ ít tiền có thể nhận về mấy tiếng tự do.
“Nhiều em nhỏ thế này, chút nữa đừng có khóc lóc ỏm tỏi hết cả lên đấy.”
Ngô Dư nghĩ thầm.
Quả nhiên không ngoài dự đoán của Ngô Dư. Du Huyền chỉ mới dùng bút màu nước vẽ vài nét đã có hai đứa nhỏ quậy phá.
Một cậu bé 7 tuổi dùng một cây bút vẽ màu đỏ vẽ lên mặt một đứa bé 5 tuổi, tạo thành một vệt dài trên mặt.
Đau thì chắc là không, nhưng trên mặt tự nhiên xuất hiện một vết màu.
Cậu bé 5 tuổi lập tức cãi nhau với cậu bé 7 tuổi kia. Ngô Dư chỉ còn cách trở thành trọng tài khuyển giải hai đứa. Không ngờ, thằng bé không muốn nghe, thậm chí miệng chuẩn bị muốn khóc rồi.
“Để chị xem có chuyện gì nào?”
Du Huyền ngồi xuống hỏi rõ chuyện gì, cô nghĩ một chút rồi dùng cây bút màu đỏ vẽ lên mặt mình một đường.
Sau đó cô mỉm cười hỏi các bạn: “Các em thấy chị thế nào? Có phải xinh hơn vừa nãy không?”
Vốn dĩ Du Huyền đã rất xinh đẹp rồi, vẽ hay không vẽ một đường căn bản không khác gì nhau. Mấy đứa bé mặc dù vẫn còn ngây thơ, nhưng đâu có ngốc, bọn nó vẫn biết phân biệt đẹp hay xấu.
Cả đám đồng thanh kêu to: “Xinh đẹp.”
Thậm chí có một cậu bé mập lớn tiếng nói: “Cô giáo, cô còn xinh hơn cả mẹ của em.”
“Vậy các em có muốn giống cô giáo xinh đẹp không?
Du Huyền lợi dụng chủ đề nói: “Ai muốn thì giơ tay cho chị xem nào? Chị sẽ vẽ cho các em trở nên xinh đẹp hơn.”
“Em, em …”
Mấy đứa trẻ ngồi phía dưới đều tranh nhau giơ tay lên. Cậu bé năm tuổi kia cũng thế, cũng không tiếp tục so đo vì vết màu trên mặt nữa.
Thế là, Du Huyền cầm lấy bút màu, dựa theo sở thích của từng đứa mà vẽ lên mặt. Từ đó về sau, mấy đứa trẻ cũng trở nên ngoan ngoãn hơn rất nhiều.
“Không ngờ, cậu cũng biết chăm sóc trẻ con đấy chứ.”
Ngô Dư ở bên nói đùa: “Du Huyền, từ sau khi cậu yêu đương, mình phát hiện trên người cậu bất ngờ xuất hiện nhiều ưu điểm của vợ hiền hơn rồi đấy.”
Bạn cần đăng nhập để bình luận