Đều Trùng Sinh Ai Thi Công Chức A
Chương 103: Bà cụ ngang ngược
“Khụ.”
Bà cụ đột nhiên hắng giọng một cái.
Lúc này, Du Huyền nghe được tiếng động mới quay qua nhìn.
Cô không biết bà cụ đang đứng ngoài cửa là ai, nhưng từ cách ăn mặc của bà, trông không giống giáo viên trong trường cho lắm.
Giáo viên Quảng Mỹ đều biết cách ăn mặc, bởi trên người bọn họ luôn tỏa ra khí chất nghệ sĩ, kèm với đó kinh tế mỗi người đều ổn định. Mà đã là giảng viên dạy nghệ thuật, thì tất nhiên con mặt thẩm mỹ phải có, nên ai nấy đều biết cách phối đồ làm sao cho phù hợp với mình nhất.
Bà cụ mặc một bộ giả âu phục màu xám, khiến cả người toát ra cảm giác khó gần.
“Cháu chào bà.”
Du Huyền hỏi: “Có chuyện gì không ạ?”
“Ai cho cháu vào đây?”
Bà cụ vừa mở miệng ra đã hỏi thẳng, giọng điệu cũng có vẻ không thân thiện cho lắm.
Bà nhíu mày nhìn Du Huyền, không ngờ từ sâu tong đáy mắt hiện ra một chút ngạc nhiên. Từ xưa đến nay, Quảng Mỹ không thiếu sinh viên nữ xinh đẹp, nhưng trong tất cả các sinh viên nữ đẹp nhất qua các khóa, thì cô gái trước mặt này cũng nằm trong top đầu.
Còn Du Huyền đang suy nghĩ, giọng bà cụ này thật hung dữ, giống như tất cả mọi người trên đời này đều đang thiếu tiền của bà vậy.
Có điều, cô nhìn bà đã lớn tuổi, nên không muốn so đo, mà còn nhẹ nhàng giải thích: “Cháu thấy cửa trung tâm không khóa, nên muốn vào đây luyện phác họa một chút ạ.”
“Ồ?”
Bà lão nghiêm mặt ồ một tiếng, sau đó thấy Du Huyền vẫn còn đó vẽ vời, thì đành nói tiếp: “Về sớm một chút, sau này cũng đừng đến đây giờ này. Mở đèn sáng, rồi còn sử dụng vật liệu giảng dạy, những thứ này có phải đi xin được đâu?”
“Hao tổn tài liệu giảng dạy?”
Du Huyện nhịn không được nữa rồi: “Cháu đóng học phí, hơn nữa mỗi tháng cũng đóng tiền điện đúng ngày mà?”
“Hừ.”
Bà cụ hừ một tiếng: “Tiền học phí dùng cho giờ học, còn tiền điện là dùng cho phòng ký túc. Nhưng trong đó không bao gồm việc cháu lén lút dùng đồ vật của trung tâm.”
Du Huyền thở mạnh.
Cô chưa từng gặp qua bà cụ nào nói chuyện vô lý như vậy.
Điều này có khác nào trường học không cho sinh viên chơi bóng rổ, với lý do dễ dàng khiến khung bóng rổ bị bong sơn?
Hay cấm sinh viên không được chạy ở sân thể thao, bởi vì dễ khiến lớp nhựa plastic bị mòn?
Hơn nữa, bà còn dùng hai từ ‘lén lút’ để nói, nghe giống như cô cố tình gây chuyện vậy?
Du Huyền không phải loại người mặc cho người khác bắt nạt. Cô dịu dàng với Trần Trứ, nhưng không có nghĩa cô gái đến từ Xuyên Du này ai muốn làm gì thì làm.
“Bà không cho cháu tới, thì cháu sẽ không tới sao?”
Du Huyền ngẩng đầu, hất cằm nói: “Cháu cứ muốn ở đây đấy, bà làm gì thì tùy.”
Sau đó, Du Huyền quay người lại tiếp tục vẽ tranh, không thèm quan tâm bà lão ngang ngược khó chịu này.
Bà không ngờ, cô bé này dám quay ngoắt lưng về phía mình, khiến bà có chút phản ứng không kịp.
Đã nhiều năm trôi qua, hình như chưa từng có ai tỏ thái độ như vậy với bà.
Đã thế còn ở Quảng Mỹ nữa chứ?
“Cạch…”
Hình như bà cụ đang cực kỳ tức giận, thế mà trực tiếp tắt đèn trung tâm mỹ thuật đi.
Lập tức, quang cảnh trung tâm bỗng tối đen như mực.
Dưới lầu, văng vẳng tiếng sinh viên cười đùa, kèm với đó là tiếng ếch kêu mãi không hết trong những bụi cây ngày hè. Mọi âm thanh hòa vào với nhau, tạo thành những âm thanh đặc biệt trong sân trường đại học.
Du Huyền cũng đang bực mình.
Cô đứng dậy, chẳng nói chẳng rằng, cứ như thế bật công tắc đèn lên.
Lại một lần nữa, trung tâm mỹ thuật lại trở nên sáng chói, sau đó cô về ngồi xuống bàn vẽ, nhưng vừa mới cầm cây bút chì lên.
‘Cạch’, đèn lại bị bà cụ tắt đi.
Du Huyền lại tức giận đi qua, mở đèn lên.
‘Cạch’.
Đóng lại.
‘Cạch’.
Du Huyền mở lên.
‘Cạch’.
‘Cạch’.
Hai người chẳng ai nói gì, không như chẳng người nào chịu nhường người nào, một người mở, còn một người tắt.
Có điều, bóng đèn nào chịu nổi trò chơi của một già một trẻ cơ chứ.
Thời điểm Du Huyền bật lên lần nữa, xoẹt một tiếng ang lên, bóng điện lúc sáng lúc tối, lập lòe một lúc rồi đột nhiên tắt hẳn.
“Tốt rồi.”
Bà cụ nhịn không được mỉm cười: “Cô làm hỏng đồ dùng của nhà trường. Cô học lớp nào, tôi muốn báo cáo chuyện này với chủ nhiệm.”
“Bà vội cái gì?”
Du Huyền không muốn cho bà cụ toại nguyện, khinh thường nói: “Cháu sửa là được chứ gì?”
Du Huyền nói xong, lập tức bước nhanh ra ngoài.
Trong trung tâm mỹ thuật bỗng trở nên yên tĩnh, chỉ còn một mình bà cụ ở đó. Bà âm thầm lắc đầu: “Gặp rắc rối lập tức muốn chạy trốn. Hiện tại, sinh viên Quảng Mỹ ngày càng đi xuống…”
Bà lấy ra một cái điện thoại di động, ghé sát vào mặt mình, sau đó tìm một số điện thoại: “Alo, tiểu Đồng à?”
Điện thoại rất nhanh được kết nối, sau đó một giọng người phụ nữ trung niên cung kính nói: “Cô Quan, đã trễ vậy rồi mà cô vẫn chưa nghỉ ngơi ạ?”
“Ừ, tôi đang ở…”
Bà cụ định bảo người kia sắp xếp người đến sửa điện, thì đột nhiên nghe thấy tiếng bước chân từ bên ngoài vang lên.
Bà ngạc nhiên một chút, sau đó nói: “Hiện tại tôi đang bận chút, một lúc nữa sẽ gọi lại cho em.”
Bà vừa cúp điện thoại đã thấy Du Huyền cầm theo một cái bóng đèn mới xuất hiện ở cửa.
“Con bé này đi mua bóng đèn thật à?”
Bà lão có chút ngạc nhiên, nhưng ngoài miệng vẫn nói ra vài câu trêu đùa: “Tôi còn tưởng cô chạy rồi chứ?”
“Chẳng phải bà dùng chủ nhiệm lớp cháu để uy hiếp sao?”
Du Huyền cũng đốp chát lại: “Sao cháu chạy được chứ?”
“Không chỉ báo cho giáo viên chủ nhiệm, mà tôi còn gọi cảnh sát bắt cô lại.”
Bà cụ tiếp tục tuôn là mấy lời khó chịu.
“Ồ…”
Đột nhiên Du Huyền bật cười, trước đó cô còn tức giận vì thái độ quá đáng của bà cụ, nhưng hiện tại cô thấy bà ta cũng đáng yêu đấy chứ.
Sau đó, Du Huyền tắt công tắc điện đi, kéo một cái bàn ra chỗ bóng đèn. Nhưng động tác gọn gàng thuần thục này chứng tỏ ở nhà cô thường xuyên làm việc này.
Bà cụ im lặng chăm chú nhìn. Bà thấy Du Huyền xắn tay áo lên, cắn dây buộc tóc ở miệng, sau đó cuộn mái tóc dài của mình thành một ụ tròn trên đầu.
Dáng vẻ thế này, hẳn là con bé định tự mình thay bóng đèn rồi đây.
Có điều, trước khi cô trèo lên bàn, bản thân đột nhiên nhớ ra một chuyện. Cô cẩn thận tháo chiếc vòng đang đeo ở cổ tay xuống, nhẹ nhàng đặt ở bên cạnh.
“Ồ?”
Bà cụ nói móc: “Cái vòng này rất đắt tiền sao? Mấy trăm nghìn? Hay mấy chục triệu?”
“Không đáng tiền, một chiếc vòng tự làm bán ở phố Nam, mua hết 5 tệ.”
Trong bóng tối, miệng bà cụ giật giật, thật khó kiếm được khoảnh khắc im lặng.
Khi Du Huyền leo lên bàn, đột nhiên bà cụ đến gần, giúp cô giữ lại góc bàn.
Rõ ràng, hành động của bà rất quan tâm, nhưng vẫn độc mồm nói: “Cô phải cẩn thận đấy, cô ngã xuống cũng được, nhưng đừng nên đụng vào người tôi.”
“Bà yên tâm.”
Du Huyền trợn mắt nói: “Bà đứng qua bên phải, lúc ngã xuống cháu sẽ cố tình ngã qua bên trái, có được không?”
“Cái này còn tạm.”
Mặc dù bà cụ nói như vậy, nhưng miệng lại âm thầm lộ ra nụ cười.
Một lát sau, chỉ vang lên vài âm thanh Sột soạt, thì chiếc bóng đèn mới đã được lắp lên.
Du Huyền mở công tắc đèn kiểm tra, thì thấy độ sáng giống hệt vừa rồi.
Cô chỉnh bàn lại về vị trí cũ, rồi đeo vào chiếc lắc tay 5 tệ của mình, cuối cùng phủi tay nói: “Sửa xong rồi, cháu phải về ký túc xá đây.”
“Về sớm là tốt.”
Khuôn mặt bà cụ lại quay về dáng vẻ khó đăm đăm lúc trước: “Cô làm chậm của tôi bao nhiêu thời gian, nếu không đã sớm được về ngủ rồi.”
“Bà là…”
Du Huyền hiểu lầm ý của bà cụ: “Bà là người phụ trách khóa cửa trung tâm mỹ thuật?”
Bà cụ giật mình, sau đó mới nói: “Còn không phải à? Cô đi nhanh lên, tưởng không nói mà hóa ra lắm lời thật. Tôi phải khóa cửa.”
“Đi luôn đây…”
Du Huyền nhủ thầm, mình chẳng thèm ở lại với bà cụ ngang ngược này. Cô thuận tay ném tớ giấy vừa vẽ vào thùng rác.
Du Huyền ra khỏi trung tâm mỹ thuật, thì lập tức lấy điện thoại di động ra, theo phản xạ gọi cho Trần Trứ.
“Chủ nhiệm Trần, mình kể cho cậu nghe, vừa rồi mình gặp phải một bà cụ đóng cửa ở trung tâm mỹ thuật, tính tình bà ấy ngang ngược thật đấy…”
Cá Lúc Lắc kể lại chuyện phát sinh đêm nay cho Trần Trứ. Đây chính là việc hàng ngày cô thường làm, chia sẻ tất cả nhưng thứ mình gặp phải trong cuộc sống.
Tại trung tâm mỹ thuật, bà cụ nhìn Du Huyền càng ngày càng xa, rồi đột nhiên đi tới kiểm tra sọt rác, nhặt lên tờ giấy Du Huyền vừa vẽ.
Dưới ánh đèn, bà cẩn thận mở từng chút một ra, lông mày nhíu lại: “Vẽ xấu thế?”
Nhưng bà nhìn lại cẩn thận lần nữa, mới miễn cưỡng gật đầu: “Cũng có chút tài năng.”
Có điều, bà kéo sát tờ giấy lại gần thêm chút, lại phát hiện ra chỗ góc giấy vẽ, có một vết hằn do bút chì viết lên nhưng dùng tẩy để tẩy đi.
“Trần Trứ.”
“Vừa rồi, cô bé kia tên là Trần Trứ sao?”
Bà cụ im lặng suy nghĩ.
“Reng reng reng.”
Đột nhiên, chuông điện thoại di động vang lên.
Vẫn là giọng của người phụ nữ trung niên kia: “Cô Quan, vừa rồi ngài gọi em có gì sai bảo sao?”
“Tiểu Đồng.”
Bà cụ nhận điện thoại, giơ cao tờ giấy vẽ lên hỏi: “Em giúp tôi kiểm tra một chút, năm nay Quảng Mỹ, có sinh viên nữ năm nhất nào tên là ‘Trần Trứ’ không?”
Bà cụ đột nhiên hắng giọng một cái.
Lúc này, Du Huyền nghe được tiếng động mới quay qua nhìn.
Cô không biết bà cụ đang đứng ngoài cửa là ai, nhưng từ cách ăn mặc của bà, trông không giống giáo viên trong trường cho lắm.
Giáo viên Quảng Mỹ đều biết cách ăn mặc, bởi trên người bọn họ luôn tỏa ra khí chất nghệ sĩ, kèm với đó kinh tế mỗi người đều ổn định. Mà đã là giảng viên dạy nghệ thuật, thì tất nhiên con mặt thẩm mỹ phải có, nên ai nấy đều biết cách phối đồ làm sao cho phù hợp với mình nhất.
Bà cụ mặc một bộ giả âu phục màu xám, khiến cả người toát ra cảm giác khó gần.
“Cháu chào bà.”
Du Huyền hỏi: “Có chuyện gì không ạ?”
“Ai cho cháu vào đây?”
Bà cụ vừa mở miệng ra đã hỏi thẳng, giọng điệu cũng có vẻ không thân thiện cho lắm.
Bà nhíu mày nhìn Du Huyền, không ngờ từ sâu tong đáy mắt hiện ra một chút ngạc nhiên. Từ xưa đến nay, Quảng Mỹ không thiếu sinh viên nữ xinh đẹp, nhưng trong tất cả các sinh viên nữ đẹp nhất qua các khóa, thì cô gái trước mặt này cũng nằm trong top đầu.
Còn Du Huyền đang suy nghĩ, giọng bà cụ này thật hung dữ, giống như tất cả mọi người trên đời này đều đang thiếu tiền của bà vậy.
Có điều, cô nhìn bà đã lớn tuổi, nên không muốn so đo, mà còn nhẹ nhàng giải thích: “Cháu thấy cửa trung tâm không khóa, nên muốn vào đây luyện phác họa một chút ạ.”
“Ồ?”
Bà lão nghiêm mặt ồ một tiếng, sau đó thấy Du Huyền vẫn còn đó vẽ vời, thì đành nói tiếp: “Về sớm một chút, sau này cũng đừng đến đây giờ này. Mở đèn sáng, rồi còn sử dụng vật liệu giảng dạy, những thứ này có phải đi xin được đâu?”
“Hao tổn tài liệu giảng dạy?”
Du Huyện nhịn không được nữa rồi: “Cháu đóng học phí, hơn nữa mỗi tháng cũng đóng tiền điện đúng ngày mà?”
“Hừ.”
Bà cụ hừ một tiếng: “Tiền học phí dùng cho giờ học, còn tiền điện là dùng cho phòng ký túc. Nhưng trong đó không bao gồm việc cháu lén lút dùng đồ vật của trung tâm.”
Du Huyền thở mạnh.
Cô chưa từng gặp qua bà cụ nào nói chuyện vô lý như vậy.
Điều này có khác nào trường học không cho sinh viên chơi bóng rổ, với lý do dễ dàng khiến khung bóng rổ bị bong sơn?
Hay cấm sinh viên không được chạy ở sân thể thao, bởi vì dễ khiến lớp nhựa plastic bị mòn?
Hơn nữa, bà còn dùng hai từ ‘lén lút’ để nói, nghe giống như cô cố tình gây chuyện vậy?
Du Huyền không phải loại người mặc cho người khác bắt nạt. Cô dịu dàng với Trần Trứ, nhưng không có nghĩa cô gái đến từ Xuyên Du này ai muốn làm gì thì làm.
“Bà không cho cháu tới, thì cháu sẽ không tới sao?”
Du Huyền ngẩng đầu, hất cằm nói: “Cháu cứ muốn ở đây đấy, bà làm gì thì tùy.”
Sau đó, Du Huyền quay người lại tiếp tục vẽ tranh, không thèm quan tâm bà lão ngang ngược khó chịu này.
Bà không ngờ, cô bé này dám quay ngoắt lưng về phía mình, khiến bà có chút phản ứng không kịp.
Đã nhiều năm trôi qua, hình như chưa từng có ai tỏ thái độ như vậy với bà.
Đã thế còn ở Quảng Mỹ nữa chứ?
“Cạch…”
Hình như bà cụ đang cực kỳ tức giận, thế mà trực tiếp tắt đèn trung tâm mỹ thuật đi.
Lập tức, quang cảnh trung tâm bỗng tối đen như mực.
Dưới lầu, văng vẳng tiếng sinh viên cười đùa, kèm với đó là tiếng ếch kêu mãi không hết trong những bụi cây ngày hè. Mọi âm thanh hòa vào với nhau, tạo thành những âm thanh đặc biệt trong sân trường đại học.
Du Huyền cũng đang bực mình.
Cô đứng dậy, chẳng nói chẳng rằng, cứ như thế bật công tắc đèn lên.
Lại một lần nữa, trung tâm mỹ thuật lại trở nên sáng chói, sau đó cô về ngồi xuống bàn vẽ, nhưng vừa mới cầm cây bút chì lên.
‘Cạch’, đèn lại bị bà cụ tắt đi.
Du Huyền lại tức giận đi qua, mở đèn lên.
‘Cạch’.
Đóng lại.
‘Cạch’.
Du Huyền mở lên.
‘Cạch’.
‘Cạch’.
Hai người chẳng ai nói gì, không như chẳng người nào chịu nhường người nào, một người mở, còn một người tắt.
Có điều, bóng đèn nào chịu nổi trò chơi của một già một trẻ cơ chứ.
Thời điểm Du Huyền bật lên lần nữa, xoẹt một tiếng ang lên, bóng điện lúc sáng lúc tối, lập lòe một lúc rồi đột nhiên tắt hẳn.
“Tốt rồi.”
Bà cụ nhịn không được mỉm cười: “Cô làm hỏng đồ dùng của nhà trường. Cô học lớp nào, tôi muốn báo cáo chuyện này với chủ nhiệm.”
“Bà vội cái gì?”
Du Huyền không muốn cho bà cụ toại nguyện, khinh thường nói: “Cháu sửa là được chứ gì?”
Du Huyền nói xong, lập tức bước nhanh ra ngoài.
Trong trung tâm mỹ thuật bỗng trở nên yên tĩnh, chỉ còn một mình bà cụ ở đó. Bà âm thầm lắc đầu: “Gặp rắc rối lập tức muốn chạy trốn. Hiện tại, sinh viên Quảng Mỹ ngày càng đi xuống…”
Bà lấy ra một cái điện thoại di động, ghé sát vào mặt mình, sau đó tìm một số điện thoại: “Alo, tiểu Đồng à?”
Điện thoại rất nhanh được kết nối, sau đó một giọng người phụ nữ trung niên cung kính nói: “Cô Quan, đã trễ vậy rồi mà cô vẫn chưa nghỉ ngơi ạ?”
“Ừ, tôi đang ở…”
Bà cụ định bảo người kia sắp xếp người đến sửa điện, thì đột nhiên nghe thấy tiếng bước chân từ bên ngoài vang lên.
Bà ngạc nhiên một chút, sau đó nói: “Hiện tại tôi đang bận chút, một lúc nữa sẽ gọi lại cho em.”
Bà vừa cúp điện thoại đã thấy Du Huyền cầm theo một cái bóng đèn mới xuất hiện ở cửa.
“Con bé này đi mua bóng đèn thật à?”
Bà lão có chút ngạc nhiên, nhưng ngoài miệng vẫn nói ra vài câu trêu đùa: “Tôi còn tưởng cô chạy rồi chứ?”
“Chẳng phải bà dùng chủ nhiệm lớp cháu để uy hiếp sao?”
Du Huyền cũng đốp chát lại: “Sao cháu chạy được chứ?”
“Không chỉ báo cho giáo viên chủ nhiệm, mà tôi còn gọi cảnh sát bắt cô lại.”
Bà cụ tiếp tục tuôn là mấy lời khó chịu.
“Ồ…”
Đột nhiên Du Huyền bật cười, trước đó cô còn tức giận vì thái độ quá đáng của bà cụ, nhưng hiện tại cô thấy bà ta cũng đáng yêu đấy chứ.
Sau đó, Du Huyền tắt công tắc điện đi, kéo một cái bàn ra chỗ bóng đèn. Nhưng động tác gọn gàng thuần thục này chứng tỏ ở nhà cô thường xuyên làm việc này.
Bà cụ im lặng chăm chú nhìn. Bà thấy Du Huyền xắn tay áo lên, cắn dây buộc tóc ở miệng, sau đó cuộn mái tóc dài của mình thành một ụ tròn trên đầu.
Dáng vẻ thế này, hẳn là con bé định tự mình thay bóng đèn rồi đây.
Có điều, trước khi cô trèo lên bàn, bản thân đột nhiên nhớ ra một chuyện. Cô cẩn thận tháo chiếc vòng đang đeo ở cổ tay xuống, nhẹ nhàng đặt ở bên cạnh.
“Ồ?”
Bà cụ nói móc: “Cái vòng này rất đắt tiền sao? Mấy trăm nghìn? Hay mấy chục triệu?”
“Không đáng tiền, một chiếc vòng tự làm bán ở phố Nam, mua hết 5 tệ.”
Trong bóng tối, miệng bà cụ giật giật, thật khó kiếm được khoảnh khắc im lặng.
Khi Du Huyền leo lên bàn, đột nhiên bà cụ đến gần, giúp cô giữ lại góc bàn.
Rõ ràng, hành động của bà rất quan tâm, nhưng vẫn độc mồm nói: “Cô phải cẩn thận đấy, cô ngã xuống cũng được, nhưng đừng nên đụng vào người tôi.”
“Bà yên tâm.”
Du Huyền trợn mắt nói: “Bà đứng qua bên phải, lúc ngã xuống cháu sẽ cố tình ngã qua bên trái, có được không?”
“Cái này còn tạm.”
Mặc dù bà cụ nói như vậy, nhưng miệng lại âm thầm lộ ra nụ cười.
Một lát sau, chỉ vang lên vài âm thanh Sột soạt, thì chiếc bóng đèn mới đã được lắp lên.
Du Huyền mở công tắc đèn kiểm tra, thì thấy độ sáng giống hệt vừa rồi.
Cô chỉnh bàn lại về vị trí cũ, rồi đeo vào chiếc lắc tay 5 tệ của mình, cuối cùng phủi tay nói: “Sửa xong rồi, cháu phải về ký túc xá đây.”
“Về sớm là tốt.”
Khuôn mặt bà cụ lại quay về dáng vẻ khó đăm đăm lúc trước: “Cô làm chậm của tôi bao nhiêu thời gian, nếu không đã sớm được về ngủ rồi.”
“Bà là…”
Du Huyền hiểu lầm ý của bà cụ: “Bà là người phụ trách khóa cửa trung tâm mỹ thuật?”
Bà cụ giật mình, sau đó mới nói: “Còn không phải à? Cô đi nhanh lên, tưởng không nói mà hóa ra lắm lời thật. Tôi phải khóa cửa.”
“Đi luôn đây…”
Du Huyền nhủ thầm, mình chẳng thèm ở lại với bà cụ ngang ngược này. Cô thuận tay ném tớ giấy vừa vẽ vào thùng rác.
Du Huyền ra khỏi trung tâm mỹ thuật, thì lập tức lấy điện thoại di động ra, theo phản xạ gọi cho Trần Trứ.
“Chủ nhiệm Trần, mình kể cho cậu nghe, vừa rồi mình gặp phải một bà cụ đóng cửa ở trung tâm mỹ thuật, tính tình bà ấy ngang ngược thật đấy…”
Cá Lúc Lắc kể lại chuyện phát sinh đêm nay cho Trần Trứ. Đây chính là việc hàng ngày cô thường làm, chia sẻ tất cả nhưng thứ mình gặp phải trong cuộc sống.
Tại trung tâm mỹ thuật, bà cụ nhìn Du Huyền càng ngày càng xa, rồi đột nhiên đi tới kiểm tra sọt rác, nhặt lên tờ giấy Du Huyền vừa vẽ.
Dưới ánh đèn, bà cẩn thận mở từng chút một ra, lông mày nhíu lại: “Vẽ xấu thế?”
Nhưng bà nhìn lại cẩn thận lần nữa, mới miễn cưỡng gật đầu: “Cũng có chút tài năng.”
Có điều, bà kéo sát tờ giấy lại gần thêm chút, lại phát hiện ra chỗ góc giấy vẽ, có một vết hằn do bút chì viết lên nhưng dùng tẩy để tẩy đi.
“Trần Trứ.”
“Vừa rồi, cô bé kia tên là Trần Trứ sao?”
Bà cụ im lặng suy nghĩ.
“Reng reng reng.”
Đột nhiên, chuông điện thoại di động vang lên.
Vẫn là giọng của người phụ nữ trung niên kia: “Cô Quan, vừa rồi ngài gọi em có gì sai bảo sao?”
“Tiểu Đồng.”
Bà cụ nhận điện thoại, giơ cao tờ giấy vẽ lên hỏi: “Em giúp tôi kiểm tra một chút, năm nay Quảng Mỹ, có sinh viên nữ năm nhất nào tên là ‘Trần Trứ’ không?”
Bạn cần đăng nhập để bình luận