Ta Cả Nhà Đều Tại Nhảy Đại Thần

Ta Cả Nhà Đều Tại Nhảy Đại Thần - Chương 503: Cảm thấy chính mình đặc biệt giàu có (length: 8054)

Từ Điểm Kim phường đi ra, cả nhà đi dạo một hồi trên con phố rồi lại vào cửa hàng, hễ bọn họ vào cửa hàng là y như rằng phải tiêu tiền, ít thì mấy lượng, nhiều thì mấy chục, hơn trăm lượng, Bách Thường Phú càng tiêu lại càng hăng, cảm thấy mấy thứ đồ này cũng chẳng đắt đỏ gì, hoàn toàn nằm trong khả năng chi tiêu của hắn.
Hôm nay là lần đầu tiên vợ chồng Bách Thường Phú ra ngoài du ngoạn sau khi cưới, Bách Phúc Nhi rất hiểu chuyện, thấy món đồ nào tốt đều muốn nói với cha, mỗi khi ấy, Bách Thường Phú sẽ hiểu ý ngay, móc tiền ra nhanh nhẹn vô cùng.
Văn thị vốn đang lẩm nhẩm tính hôm nay tiêu hết bao nhiêu tiền, nhưng số lượng lớn quá nên bà tính không xuể, tính tới tính lui đầu óc đều quay cuồng, cuối cùng bà đành bỏ cuộc, dứt khoát chẳng nghĩ ngợi gì nữa, dù sao cũng có phải bà bỏ tiền túi đâu.
“Ôi chao, quên mất.”
Văn thị bực mình nói, “Phải mua cho hai chị dâu với bà nội mỗi người chút trang sức, ta làm mẹ chồng mà chưa từng tặng gì cho hai chị dâu cả.”
“Đi thôi, quay lại mua.”
Cả nhà lại quay về Điểm Kim phường, dọa tiểu nhị cứ tưởng họ đến trả hàng, cười nói đồ của họ đã gói kỹ rồi, giờ có thể đưa đi luôn.
“Vừa hay, chúng ta chọn thêm chút nữa.”
Lần này Văn thị chọn đồ không thèm nhìn giá, chỉ cần không phải mua cho mình thì bà hào phóng lắm.
Chưởng quỹ và tiểu nhị vui mừng ra mặt, điều này họ còn mong gì hơn nữa, cuối cùng còn biếu thêm mấy món quà tặng.
Mua xong trang sức lại mua vải vóc, thấy một cửa hàng bán đồ chơi lạ mắt, Văn thị còn mua cho Bách Phúc Nhi một chiếc hộp đựng trang sức xinh xắn, Bách Phúc Nhi cũng rất vui, thấy thứ gì cũng thích, hai mẹ con mua sắm vô cùng nhiệt tình, Bách Thường Phú nghe nhiều nhất câu “Cha ơi, đưa tiền.”
“Cha, đưa tiền!”
Bách Thường Phú như một gã cu li, vui vẻ móc tiền phía sau, cảm thấy đời mình hôm nay là mãn nguyện nhất, một người đàn ông vất vả kiếm tiền là để làm gì?
Ngoài việc che mưa che gió cho cả nhà thì còn là để vợ con tiêu xài, mỗi khi nghe tiếng mẹ con thúc giục đưa tiền là hắn lại thấy mãn nguyện, thấy vui vẻ, còn về tiền bạc thì chẳng mảy may xót xa.
Đi ngang qua gánh hát, cả nhà lại hào hứng bước vào, khi thấy người phun lửa trên sân khấu, Bách Thường Phú nói, “Còn kém xa bác cả của con phun, bác con phun lửa phải gọi là ‘đồng tử công’.”
“Đi cà kheo cũng chẳng ra gì, anh trai con còn giỏi hơn hắn nhiều.”
“Haizz, nếu bác cả làm gánh xiếc thì chắc cũng kiếm được bộn tiền đấy.”
Bách Thường Phú dù chẳng có tài cán gì đặc biệt nhưng vẫn cứ bình luận không ngớt, chỉ có điều ba câu đã không rời khỏi những người có tài ở nhà mà khoe khoang.
Bách Phúc Nhi cười nói: “Đợi chúng ta ăn cơm xong rồi đi xem hát, mấy chuyện này bác cả làm sao mà biết được.”
Bách Thường Phú vui vẻ mở miệng: “Hồi ông con làm lễ cầu phúc thì giọng hát cũng chẳng khác gì hát tuồng.”
Hai cha con ở phía sau nói nhỏ, Văn thị quay đầu lườm hai người một cái, hai cha con mới nhỏ giọng tiếp tục trêu đùa.
Khi cả nhà bước ra khỏi rạp xiếc thì vừa hay thấy Bách Nam Tinh và Trương Thanh Thanh đang đi đến, cả hai cũng tay xách nách mang đủ thứ, thấy Bách Thường Phú cả nhà thì nhanh chân đến đón, biết họ đang định đi ăn cơm thì cười tủm tỉm xin đi cùng, “Hôm nay phải ăn bữa nhị thúc thật no nê mới được.”
Trong cả Bách gia thì nhị thúc của hắn giàu nhất, chủ yếu là do nhị thúc chia được nhiều tiền nhất từ Phường Mía Đường.
“Ha ha ha, ăn đi, cứ thoải mái ăn.”
Giờ Bách Thường Phú thấy mình giàu có ghê gớm.
Ăn cơm xong, biết Bách Thường Phú còn muốn tiếp tục đi dạo phố và nghe hát, Bách Nam Tinh liền nói hắn nghe được hôm nay có chỗ tổ chức lễ cúng ‘đoan công’, buổi chiều hắn muốn đi xem cùng cha, Trương Thanh Thanh cũng nói hôm nay muốn tự mình đi đón con tan học, rồi hai người lại tay xách nách mang rời đi.
Bách Thường Phú cảm thán: “Ở huyện Thương Khê đội đoan công nhiều quá, mấy năm nay họ đều học theo đội đoan công của Bách gia mình, bác cả chắc áp lực lớn lắm.”
Thái Vân vẫn luôn im lặng, không nhịn được hỏi một câu: “Lão gia, nhà mình làm đường kiếm tiền đã đủ rồi, sao đại lão gia còn phải vất vả đi nhảy đoan công, rồi làm việc tang ma cho người ta?”
Ở Bách gia càng lâu nàng càng không hiểu nổi, nhà mình có phường mía đường lớn như vậy, lại có nhiều đất đai thế, cứ việc lo liệu những thứ đó chẳng tốt hơn sao?
Sao cứ phải đi giày vò làm gì, rốt cuộc dù là nhảy đoan công hay làm việc tang ma đều kiếm chẳng được mấy đồng, có khi tiền kiếm được từ việc tang ma còn mua không nổi một cân đường.
Bách Thường Phú cũng không trách nàng lắm lời, chỉ nói: “Có những chuyện luôn cần có người làm, chẳng liên quan đến việc nhiều hay ít tiền, đó là chuyện tích lũy phúc đức.”
Trăm năm qua vẫn luôn duy trì đội đoan công, vẫn luôn nhận làm việc tang ma, cả hai việc này đều do Bách Lý Huy kiên trì, một là không muốn quên cội nguồn; hai là kỹ nghệ được truyền từ đời này qua đời khác luôn cần phải có người truyền xuống; ba là muốn tích phúc, càng kiếm được nhiều tiền thì càng phải làm việc thiện, để cân bằng vận khí.
Thái Vân nửa hiểu nửa không, nhưng không hỏi thêm gì nữa, buổi chiều cả nhà lại tiếp tục mua sắm, sau đó tìm gánh hát để xem tuồng, Văn thị còn chưa vào rạp đã phấn khích, đợi đến khi đào kép trang điểm lên sân khấu thì bà càng thêm cảm thán, khen y phục ở thành phủ đẹp, người cũng đẹp, dáng đi cũng uyển chuyển, đợi đến khi đào kép cất giọng thì bà không còn lời nào để diễn tả, khen tiếng hát vang dội mà lại êm tai, còn tay ‘lan hoa chỉ’ đặc biệt đẹp. Bách Phúc Nhi nghe điếc tai mấy từ “Êm tai” “Đẹp” thì Văn thị lại bắt đầu rơm rớm nước mắt, đến cả Thái Vân cũng khóc đỏ cả vành mắt, hai cha con thì ngơ ngác nhìn nhau, Bách Thường Phú thì như trâu gặm hoa lài, căn bản không hiểu họ hát cái gì, Bách Phúc Nhi thì cũng chẳng khác mấy, trong đầu không ngừng phát ra tiếng “Y ~~~ nha! ! !”
Khóc một trận, Văn thị ra khỏi rạp thì cảm thấy trong lòng sảng khoái hơn nhiều, trên đường trở về lại mua sắm một phen, đến cuối cùng cả đám phải đi bộ về vì xe ngựa đã chở không hết.
Tối đến, hai cô con dâu nhận được đồ trang sức bà cả tặng thì cười hớn hở, sau đó lại đưa tặng bà những món trang sức tương tự, làm bà lại vui mừng ra mặt.
Mấy ngày kế tiếp, cả nhà chẳng nghĩ gì nhiều, mỗi ngày đều ra đường đi dạo, hóng hớt xem chỗ nào có chỗ chơi, chỗ nào có đồ ngon, chơi quên cả trời đất, bởi vì chơi vui quá nên đến Bách Thường Thanh cũng lên tiếng, “Trước giờ không thấy nhị ca biết chơi thế này.”
Trương thị lườm hắn một cái: “Quả Nhi thì lấy chồng ngay cái thôn bên cạnh, ngươi muốn thăm lúc nào mà chả được, đương nhiên không có cảm giác như nhị ca, Phúc Nhi lấy chồng xa thế, một năm gặp được một lần là may rồi.”
“Còn không để cho người ta cả nhà chơi cho đã mấy ngày?”
“Ngày tháng trôi nhanh quá, bao lâu nữa mới đến mùa thu hoạch mía?”
Bách Thường Thanh ngồi xuống thở dài, “Ta vẫn thấy không nên cho khuê nữ gả xa như thế.”
Trương thị lại liếc hắn một cái: “Nếu năm đó có công tử nhà họ Vệ đến cầu hôn Quả Nhi, ngươi có đồng ý không?”
“Ngươi tưởng đâu con rể tốt thì dễ tìm chắc?”
“Phúc Nhi gả đi là làm phu nhân tướng quân, lại là vợ quan lớn đấy, bao nhiêu cô gái cả đời chẳng cầu được, ngươi bớt nói lời chua ngoa đi.”
Bách Thường Thanh bất đắc dĩ: “Ta có nói chua ngoa gì đâu, Phúc Nhi tốt thì ta làm tam thúc cũng được thơm lây, chỉ là gả đi đâu có an tâm bằng ở dưới mí mắt mình.” (Hết chương này)
Bạn cần đăng nhập để bình luận