Phong Khí Quan Trường

Chương 767: Tân Bí thư Tỉnh ủy.


Chương 767: Tân Bí thư Tỉnh ủy.
Thượng tuần tháng 11, hội nghị toàn đảng được tổ chức ở Bắc
Kinh, Thẩm Hoài không thích náo nhiệt chút nào.
Cấp bậc chính trị của đám Tống hệ, gồm Hạ Tương Hoài, Tống Kiều
Sinh, Đới Thành Quốc được giữ vững, Thành Văn Quang cũng chính thức trúng cử Ủy
viên trung ương, trở thành quan chức cao cấp mới của hội nghị toàn đảng lần
này.
Mà ở tỉnh Hoài Hải, Điền Gia Canh, Triệu Thu Hoa đều không có
gì thay đổi, Từ Bái cũng trúng tuyển Ủy viên dự khuyết Trung ương như dự liệu.
Sau khi hội nghị toàn đảng chấm dứt, Từ Bái đúng hạn đảm nhiệm
vị trí Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Bí thư Thành ủy Từ Thành, Điền Gia Canh cũng lập
tức được điều khỏi Hoài Hải, người thay thế vị trí Bí thư Tỉnh ủy của ông ta là
Chung Lập Dân, từ tỉnh Ngạc (tỉnh Ngạc là tên ngắn gọn của tỉnh Hồ Bắc) điều tới.
Bất luận địa phương nào cũng có quan chức không có lập trường
chính trị rõ ràng, không đứng vào phe nhóm nào, Chung Lập Dân là quan chức lớn
lên ở tỉnh Ngạc, ở trung ương cũng không lựa chọn đứng vào phe phái nào, rốt cuộc
là một nhân vật chính trị có lập trường trung lập, mà Bí thư Tỉnh ủy đã là đỉnh
cao nhất đối với cuộc đời làm quan chức của ông ta.
Không có ai ủng hộ Chung Lập Dân tiến lên thêm một cấp nữa,
trở thành Ủy viên Bộ chính trị, nhưng lãnh đạo trung ương cũng hiểu, việc có những
quan chức giữ lập trường trung lập, cũng có lợi đối với việc cân bằng và hòa
hoãn một số xung đột cũng như mâu thuẫn gay gắt.
Nói chung, để một quan chức như Chung Lập Dân luân chuyển chức
vụ trong cùng cấp, cho đến lúc về hưu, cũng không có hại cho ai cả.
Bất luận là Hồ hệ hoặc Kế Kinh hệ, cũng đều không muốn tỉnh
Hoài Hải trở nên mất ổn định. Tính cách của Chung Lập Dân không thể nói là rất
mạnh mẽ, lập trường chính trị và chính sách kinh tế tương đối bảo thủ, lại
không có hậu thuẫn mạnh mẽ ở trung ương, một quan chức trung lập như vậy tới tỉnh
Hoài Hải nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy trong thời gian quá độ, ngược lại, lại là một
lựa chọn mà các nơi đều cam tâm tình nguyện đón nhận.
Chính vì vậy, biến động nhân sự của Tỉnh ủy Hoài Hải có phần
bình lặng.
Trước khi Công thương nghiệp Tư Hoa chính thức công bố phương
hướng gia tăng phát hành cổ phiếu, đình bài (1) xem xét, giá trị cổ phần của nó
tăng gấp đôi, mà đến khi Công nghiệp Tư Hoa tạm ngưng giao dịch trên thị trường,
bên phía Từ Bái và Triệu Mạt Thạch cũng không có động tác gì.
Tuy nhiên, đối với việc này, Từ Bái không tìm tới gây phiền
phức cho Triệu Thu Hoa, Hồ Lâm, đối với Mai thép cũng không có gì là tổn hại,
mà nếu Từ Bái nhảy ra phá hỏng kế hoạch gia tăng phát hành cổ phiếu của Thực
nghiệp Tư Hoa, đối với Mai thép cũng không có lợi gì, cho nên Thẩm Hoài không hề
lo lắng, chỉ ngồi mà xem kịch hay.
Vả lại, đối với việc này, Từ Bái tạm thời không có động tĩnh
gì, Thẩm Hoài cũng không thấy lạ.
Tuy Chung Lập Dân không có thế lực mạnh mẽ, tính cách cũng
tương đối bảo thủ, nhưng dù sao ông ta cũng là Bí thư Tỉnh ủy, trong thời gian
Chung Lập Dân mới tới nhiệm sở, Từ Bái cũng không thể có hành động thiếu suy
nghĩ.
Thêm nữa, Quách Thành Trạch ở thành phố Đông Hoa cũng chưa tiếp
nhận chủ trì mọi mặt công tác chính quyền từ Cao Thiên Hà, lúc này nếu Từ Bái
phá hỏng kế hoạch gia tăng phát hành cổ phiếu của Thực Nghiệp Tư Hoa, Quách
Thành Trạch sẽ phải đối mặt với tình thế bị đám Triệu Thu Hoa ra sức ngăn chặn
việc bổ nhiệm mình.
Hiện giờ, tuy phương án tăng phát của Thực nghiệp Tư Hoa đã
được đưa ra, nhưng vẫn còn phải trải qua ba tháng xem xét. Nếu Từ Bái có thể nắm
giữ tài liệu cho đến khi vượt qua thử thách, cho dù đến lúc cuối cùng mới ra
tay, thì cũng không muộn, có khi Thẩm Hoài còn kiên nhẫn chờ lúc trò hay diễn
ra.
Mà với quan hệ rắc rối và phức tạp giữa Mai thép và tập đoàn
Hoài Năng, thì bất kể thái độ của cá nhân Tôn Khải Nghĩa là ra sao, lãnh đạo
cao cấp của tập đoàn Trường Thanh đều không muốn đầu tư của họ ở trong nước, lại
biến thành hoạt động đầu cơ chính trị phức tạp.
Tôn Khải Thiện thật sự không ra mặt nữa, mà là một thành viên
hội đồng quản trị khác, đầu tháng 12, đến thăm viếng và khảo sát tỉnh Hoài Hải,
biểu đạt suy nghĩ và mong muốn của mình về việc điều chỉnh nghiệp vụ đầu tư cho
Thẩm Hoài, Diệp Tuyển Phong và các lãnh đạo cao cấp của ngân hàng Nghiệp Tín,
trên thực tế cũng là điều chỉnh ý kiến về tài nguyên và nghiệp vụ mà trước đó
Thẩm Hoài đã nói với Tôn Khải Nghĩa.
Thời gian tới, tập đoàn Trường Thanh sẽ tiếp tục điều chỉnh
nghiệp vụ đầu tư phân tán trong nước và khu vực Đông Á, đồng thời thành lập trụ
sở chính khu vực trong nước,cũng xác định rõ đầu tư trọng điểm chủ yếu ở trong
nước gồm chế tạo điện tử, tài chính, nhà hàng và kinh doanh bất động sản.
Tập đoàn Trường Thanh chuyển cơ sở chế tạo điện tử tới Thái
Lan và Malaisia, sau khi dự án dã được duyệt, chỉ chưa tới bốn tháng sau, nhà
máy đã xây dựng xong giai đoạn một, bảy tháng sau thì hoàn thành việc lắp đặt
thiết bị và chạy thử, chuyển qua bước sản xuất thử.
Do tiền lương cơ bản ngành điện tử trong nước chỉ bằng một phần
năm đến ba phần năm tiền lương ở Thái Lan và Malaisia, khi cơ sở chế tạo điện tử
Tân Phổ hoàn thành xây dựng giai đoạn một, chỉ riêng về nhân lực, tài nguyên và
chi phí, ước tính có thể tiết kiệm gần 10 triệu đô la một năm cho tập đoàn Trường
Thanh.
Hơn nữa, do thị trường sản phẩm điện tử thông tin tăng trưởng
cao, tập đoàn Trường Thanh cũng tiến thêm một bước, quyết định đóng cửa nhà máy
điện tử ở Thái Lan và Malaisia, thậm chí cả ở Singapore, đồng thời đầu tư vào
Tân Phổ với quy mô lớn hơn nữa, ở giai đoạn hai, số công nhân của Tân Phổ lên tới
mười ngàn người.
Trong ngành chế tạo điện tử thông tin, lúc này tập đoàn Trường
Thanh vẫn còn nằm trong số những tập đoàn chế tạo lạc hậu, hàm lượng kỹ thuật
chưa cao, chủ yếu vẫn dựa vào ưu thế quy mô và chi phí nhân lực thấp mà có lãi.
Tuy nhiên, tập đoàn Trường Thanh cũng nhận biết công nghiệp
điện tử thông tin là ngành vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng toàn cầu
trong thời gian tới, cho nên cũng đầu tư thành lập viện nghiên cứu kỹ thuật, lần
theo công nghệ và kỹ thuật chế tạo điện tử thông tin tiên tiến trên thế giới.
Tập đoàn Trường Thanh quật khởi ở Tây Âu, nhưng cũng đã có
hai mươi năm đầu tư ở Châu Á Thái Bình Dương, có tầm ảnh hưởng tương đối lớn. Tập
đoàn Trường Thanh đầu tư chủ yếu về phía bắc, cũng ảnh hưởng tới một số nhà máy
chế tạo điện tử ở Đông Nam Á, đặc biệt là nhà đầu tư dây chuyền sản xuất đồng bộ,
đều tích cực theo tập đoàn Trường Thanh lên phía bắc.
Cho dù gạt bỏ các dự án trọng điểm như nhà máy luyện hóa Tân
Phổ, cơ sở chế tạo điện tử của tập đoàn Trường Thanh, qua một bên, thì thành
tích thu hút đầu tư của huyện Hà Phổ trong năm 1997 vẫn rất ấn tượng, đầu tư
bên ngoài vào các lĩnh vực như trang phục, dệt may nội địa, điện tử, luyện kim,
máy móc, phát triển bất động sản, nhà hàng khách sạn...tăng hơn trước một trăm
triệu đô la.
Còn đối với Mai thép, trong năm 1997, ngoại trừ đầu tư xây dựng
nhà máy sản xuất thép, bến tàu tổng hợp cung ứng sắt thép cảng Ký Hà và khu gia
công cũng chính thức bắt đầu được xây dựng, có nghĩa là so với lúc mới bắt đầu
đầu tư công nghiệp, lúc này, vốn đầu tư của Mai thép đã đạt tới một cấp độ mới.
Bước phát triển mới của Mai thép khiến ngành sản xuất sắt
thép trong nước hết sức lo lắng.
Đầu thập niên 1990, sản lượng sắt thép của Bắc Kinh đã vượt
quá tám triệu tấn.
Khi bước vào thập niên 1990, vấn đề ô nhiễm không khí và môi
trường của Bắc Kinh ngày càng gay gắt, chính quyền bắt đầu hạn chế phát triển
công nghiệp nặng ở khu vực xung quanh thủ đô. Do đó, kế hoạch mở rộng của ngành
sắt thép Bắc Kinh cũng bị ngưng trệ, mấy năm gần đây càng mất đi vị thế của một
xí nghiệp liên hợp sắt thép lớn nhất nước.
Những năm gần đây, ngành sắt thép Bắc Kinh vẫn lưỡng lự không
quyết được giữa hai phương án hoặc mở rộng nhà máy cũ ở quận Thạch Cảnh gần Bắc
Kinh hoặc dời nhà máy đến nơi khác.
Sau khi phương án mở rộng nhà máy cũ bị Quốc Vụ Viện hoàn
toàn bác bỏ, nếu muốn mở rộng sản lượng, thì ngành sắt thép Bắc Kinh chỉ có thể
dời nhà máy tới nơi khác.
Tuy nhiên, cho dù dời nhà máy, ngành sắt thép Bắc Kinh cũng
có vài phương án, ban đầu cũng đã phái người tới khảo sát điều kiện xây dựng
nhà máy ở Ký Hà. Đồng thời,những địa phương được ngành sắt thép Bắc Kinh nhắm tới,
còn có Tân Hải, Loan Thành cùng với Nhật Chiếu của tỉnh Lỗ (* tức tỉnh Sơn
Đông).
Chính quyền của những địa phương này đều thầm hiểu, một nhà
máy sắt thép có quy mô sản lượng lên tới ba, bốn triệu tấn năm, sẽ có đóng góp
rất lớn đối với sự phát triển công nghiệp, công ăn việc làm ở địa phương, cũng
như đối với tăng trưởng tài chính và thuế vụ của địa phương.
Đã có mong muốn, mấy địa phương đó đều tích cực liên lạc với
Yến thép (* ngành sắt thép Bắc Kinh, Yến là viết tắt của Yến Kinh, tên cũ của Bắc
Kinh), đều tranh thủ với mọi khả năng để Bắc Kinh dời nhà máy tới chỗ mình.
So với các nơi khác, Ký Hà cũng không có bất cứ ưu thế nào về
các mặt xây dựng cảng, địa chất, vận tải, công nghiệp, tài nguyên...
Tuy nhiên, đối với phát triển xí nghiệp, tất cả những yếu tố
đó, có thể cũng không quan trọng bằng thị trường.
Cũng không phải nói như vậy có nghĩa là trước đây Yến thép
không nhận thấy sau khi cảng ký Hà và tuyến đường sắt Tấn Nam xây dựng xong,
thông qua cảng Ký Hà,mạng lưới đường sắt cảng Ký Hà - Tấn Ký hình thành một hệ
thống vận chuyển chi phí thấp, là lợi thế thâm nhập với quy mô lứn vào thị trường
sắt thép vùng Hoa Bắc.
Chỉ là lúc đó không đứng trước sự uy hiếp thực tế, đại đa số
các xí nghiệp đều khó tránh khỏi phản ứng chậm chạp, không đủ sức phán đoán và
sự quyết đoán, ngành sắt thép Bắc Kinh là xí nghiệp quốc doanh trung ương, thói
quan liêu bành trướng trong nội bộ, tệ nạn tham nhũng trong ngành càng nghiêm
trọng.
Tuy nhiên cho dù có chậm chạp trì trệ cỡ nào, thói quan liêu
có nghiêm trọng cỡ nào, sau khi Mai thép tiếp nhận công trình xây dựng lại bến
tàu vận chuyển than đá ở cảng Ký Hà, khi dự án khu gia công và cung ứng sắt
thép với quy mô lớn ở Ký Hà đã được duyệt, Yến thép cũng bắt đầu cảm nhận sâu sắc
sự uy hiếp trực tiếp từ Mai thép.
Không chỉ có Yến thép, mà Loan thép – xí nghiệp công nghiệp lớn
nhất tỉnh Ký (*tức tỉnh Hà Bắc), cũng cảm nhận được “ác ý” từ Mai thép; rất nhiều
quan chức của tỉnh Ký cũng đều lo lắng tân Chủ tịch tỉnh Thành Văn Quang mới nhậm
chức, sẽ giúp Tống hệ gặm nhấm quyền lợi của địa phương.
Với nhu cầu tiêu thụ hai nghìn tấn sắt thép mỗi năm, Hoa Bắc
là địa bàn truyền thống của Yến thép và Loan thép, hai xí nghiệp này chiếm khoảng
sáu mươi phần trăm lượng sắt thép tiêu thụ của Hoa Bắc, phần lớn còn lại do các
xí nghiệp vừa và nhỏ của các địa phương chia nhau.
Năm nay, kinh tế thế giới rất kém, kinh tế trong nước cũng
rơi vào tình trạng thắt chặt, dẫn đến chênh lệch cung cầu nhanh chóng giảm bớt,
hiệu quả và lợi ích bản thân bị giảm sút, lợi nhuận của Yến thép và Loan thép
rơi xuống trên diện rộng, lại càng không thể khoan nhượng khi địa bàn quen thuộc
của mình bị một xí nghiệp liên hợp sắt thép lớn khác mạnh mẽ xâm nhập.
Bởi vậy, trong số những địa điểm mà Yến thép chuẩn bị dời nhà
máy tới, vị trí của Ký Hà lập tức vọt lên hạng nhất.
Khi xác định là tập đoàn Bằng Hải và huyện Ký Hà đã ký tên và
thỏa thuận dự án, tiền thuê đất cũng đã được thanh toán, Yến thép lập tức phái
một tổ công tác có quy cách cao, tiến hành gặp gỡ và đàm phán với chính quyền tỉnh
Ký, thành phố Thạch Môn và Thanh Hà, thảo luận về dự án dời nhà máy và xây dựng
khu gia công, cung ứng sắt thép Thạch Môn.
Đối với dự án khu gia công cung ứng sắt thép thành phố Thạch
Môn, ban đầu Thành Văn Quang mong muốn Loan thép, Yến thép, Mai thép cùng với
các tập đoàn sắt thép địa phương rót vốn đầu tư xây dựng, nhưng Loan thép và tập
đoàn sắt thép Thạch Môn lo sợ Thành Văn Quang sẽ thiên vị cho Mai thép.
Quy hoạch vốn đầu tư sơ bộ cho dự án khu gia công cung ứng sắt
thép thành phố Thạch Môn là một tỉ.
Đối với một thành phố tương đối lạc hậu như thành phố Thạch
Môn, dự án này có thể coi là dự án lớn, nhưng đối với Loan thép – tập đoàn công
nghiệp lớn nhất tỉnh Ký và tập đoàn sắt thép Thạch Môn đứng sau lưng nó, thì lại
không thành vấn đề, với sự ủng hộ của các quan chức địa phương, họ kiên quyết
yêu cầu gạt bỏ Mai thép.
Thành Văn Quang cũng chỉ có thể “gắng gượng” đáp ứng yêu cầu
của thế lực phe cánh ở địa phương, không tiếp tục để Mai thép tham gia và dự án
khu gia công và cung ứng sắt thép thành phố Thạch Môn nữa.
(1) Đình bài: từ dùng trong chứng khoán, chỉ việc giá cổ phiếu
liên tục nâng lên hoặc hạ xuống do tin tức hoặc do tiến hành hoạt động nào đó,
đợi khi tin tức được làm sáng tỏ hoặc xí nghiệp khôi phục hoàn toàn bình thường,
mới treo biển (bài) trở lại ở sở giao dịch chứng khoán để tiến hành giao dịch.
Bạn cần đăng nhập để bình luận