Phong Khí Quan Trường

Chương 691: Mật đàm


Chương 691: Mật đàm
Buổi tối, tuy rằng lúc ăn cơm lão gia có tức giận, Thẩm Hoài
cũng biết Tống gia liền ngay sau đó giữ hòa khí, giữ thể diện, hơn nữa thái độ
bác hai hắn tạm thời thay đổi, chẳng qua cũng là muốn bức Thành Văn Quang tỏ
thái độ, giữa lúc Đới, Hạ tâm ý khó dò, Thẩm Hoài chỉ có thể cố gắng chơi cho tốt
những lá bài đang nắm trong tay.
Trong cuộc nói chuyện sau đó, Thẩm Hoài đem sự phát triển, vận
hành của Mai Cương trong mấy năm gần đây và cuộc mật đàm với Điền Gia Canh đêm
hôm trước không hề giấu diếm kể cho Thành Văn Quang nghe.
Thẩm Hoài tin tưởng với những vị trí mà Thành Văn Quang đã từng
đảm nhiệm, tầm nhìn chắc hẳn rất rộng, có những lá bài phải đánh ra sao, hắn
tin rằng ông ta có thể cho mình nhiều sáng kiến hay.
Đương nhiên, Thành Văn Quang lần này đứng ra, dường như nửa
công khai tỏ thái độ ủng hộ Mai Cương, cũng là mạo hiểm đương đầu với sóng to
gió lớn, mà động thái này sẽ gây ra chuyện gì giữa Thành Văn Quang, bác hai Tống
Kiều Sinh của hắn và đám người Đới, Hạ thì vẫn chưa biết được, nhưng tóm lại
cũng sẽ không khiến cho mối quan hệ của bọn họ phát triển theo hướng tốt đẹp.
Thẩm Hoài cũng không đoán ra Mai Cương lúc này có thể đem lại
tài nguyên gì cho Thành Văn Quang, cho nên ngửa bài thành thật nói ra hết, hy vọng
ông ta có thể đưa ra những gợi ý rõ ràng hơn.
Tuy rằng sớm đã quan tâm đến sự phát triển của Mai cương
nhưng ngay lúc này nghe Thẩm Hoài tỉ mỉ kể lại từng chi tiết về Mai Cương, Điền
Dũng Quân ở bên cạnh nghe chuyện cũng thầm kinh ngạc.
Với tư cách là tập đoàn sắt thép lớn thứ hai trong nước, sản
lượng lúc này của Yến Cương vừa vượt tám triệu tấn, Mai Cương cũng đã xấp xỉ bằng
sáu bảy phần trình độ của Yến Cương. Mặc dù về cơ sở sản xuất, Mai Cương không
nhiều bằng Yến Cương, nhưng Mai Cương từ chỗ mỗi năm sản xuất bốn năm vạn tấn
thép đến mức bốn năm triệu tấn như hiện nay, chỉ cần thời gian bốn năm, trong
khi Yến Cương lại cần đến bốn mươi năm.
Mà hiện nay, Mai Cương đang bừng bừng tham vọng, còn muốn tái
tạo một tập đoàn hóa dầu như Yên Sơn ở Tân Phổ.
Thành Văn Quang sớm đã có quan hệ đối với những thành tựu
trên bề mặt này, nhưng ông ta càng chú ý tới những chi tiết về xu thế vận hành
của Mai Cương: - Mai Cương đạt được thành tựu như ngày hôm nay, nhiều người đều
cảm thấy rất ngạc nhiên. Nhiều địa phương trong nước, tình hình kinh tế tương tự
như Đông Hoa, cơ sở công nghiệp thậm chí còn tốt hơn, muốn mô phỏng mô hình Mai
Cương ở những nơi đó, cảm thấy cũng rất khó khăn, trên phương diện này chắc
cháu có những suy nghĩ sâu sắc hơn
Thẩm Hoài nói: - Từ doanh nghiệp trung ương đến doanh nghiệp
nhà nước ở địa phương, tình hình kinh tế mấy năm nay đều giảm sút, từ trung
ương đến địa phương, nhu cầu thay đổi chế độ càng ngày càng mãnh liệt, tình thế
khiến người ta cảm thấy càng ngày càng bức thiết. Điều này đương nhiên không
sai, nhưng đồng thời đem lại những hiệu ứng trái chiều, chính là khiến người ta
dễ dàng xem nhẹ những cống hiến của doanh nghiệp nhà nước cho quá trình xây dựng
nền công nghiệp trong nước mười mấy năm về t rước, khiến người ta xem nhẹ những
kinh nghiệm sâu sắc mà doanh nghiệp nhà nước tự mình tích lũy được trong quá
trình ấy. Kinh tế của Đông Hoa phát triển khá muộn, tài nguyên giáo dục lại
tương đối lạc hậu, trước năm chín mươi lăm, tại địa phương, số người ở mức giáo
dục bậc cao chỉ chiếm hai phần trăm tổng dân số, trong đó hơn một nửa đều được
doanh nghiệp nhà nước thu nhận. Trước mắt, đội ngũ kĩ sư làm việc trong ngành sắt
thép của Mai Cương ước tính có hơn năm trăm người, phần lớn đều là những nhân
tài được thu nạp từ các doanh nghiệp nhà nước. Bọn họ tuy có chút khuyết điểm về
khung tri thức cũ, nhưng qua tiếp thu bồi dưỡng tài nguyên, trong vòng một hai
năm, tuyệt đại đa số đều không thua kém là mấy so các kĩ sư cùng cấp bậc khác của
doanh nghiệp nước ngoài, mà những nhân tài được hưởng sự giáo dục cao của doanh
nghiệp trong nước, ý thức tổ chức cao, lao động cần cù, đó là những ưu điểm
càng rõ ràng hơn nữa. Cháu đã nói chuyện với rất nhiều người, ngành công nghiệp
sắt thép trụ cột mà thành phố Đông Hoa hình thành hiện nay, là dựa trên cơ sở
những nhà máy sắt thép mười mấy năm nay đã tích lũy được.
- Nhiều địa phương trong nước tài nguyên không hề thiếu, thậm
chí còn khá dồi dào, mấu chốt vẫn là vấn đề tổ chức tài nguyên như thế nào. Nếu
không tổ chức, phát huy được thế mạnh tài nguyên, thì dù có ưu thế dồi dào đến
đâu cũng chỉ là những mảnh rời rạc, ngược lại tài nguyên dù nghèo nàn thông qua
sự tổ chức, tập trung có trật tự, thì đều có thể hình thành nên ưu thế tương ứng.
Đây cũng chính là vấn đề căn bản trong quản lý, hiệu suất của các doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Những tài nguyên trên mọi phương diện mà doanh nghiệp nhà
nước ở địa phương tích lũy được mười mấy năm nay ngoài việc cần nhận được sự
quan tâm đầy đủ, thì sự tập trung tài nguyên vốn liếng của các thương nhân người
Hoa cũng là một phương diện khác giúp cho Mai Cương đạt được những thành tích
như ngày hôm nay.
- Từ hồi cải cách mở cửa tới nay, nguồn vốn của những thương
nhân Hoa kiều vẫn luôn là nguồn thu hút đầu tư chủ lực trong nước. Từ năm chín
mươi hai, những thương nhân Hoa kiều từ Hongkong, Macao và Đài Loan thâm nhập
vào thị trưởng Đông Nam Á, tỉ trọng đầu tư bên ngoài chiếm đến bảy tám phần, nếu
nói Trung ương và địa phương không coi trọng nguồn vốn của những thương nhân
Hoa kiều, đó dường như là điều không thể. Tuy nhiên, hiện nay công tác thu hút
đầu tư đối với những thương nhân Hoa kiều chủ yếu vẫn là thu hút trực tiếp,
phương thức này hấp dẫn những thương nhân Hoa kiều có thực lực trực tiếp xây dựng
và kinh doanh nhà máy, có nhu cầu lớn về thị trường. Nhưng vào những năm chín
mươi tư, chín mươi lăm, cơ sở vật chất của Đông Hoa khá lạc hậu, không đủ sức hấp
dẫn đối với thương nhân Hoa kiều, chúng ta đành phải đi lối tắt, đem sự chú ý dồn
sang những nguồn đầu tư phân tán, chưa hình thành quy mô kia để xây dựng nhà
máy trong nước, mục tiêu để gia tăng giá trị tài sản chứ không phải vì nguồn vốn
mở rộng thị trường của thương nhân Hoa kiều. Thông qua mô hình quỹ đầu tư công
nghiệp, vì sự xây dựng và phát triển của Mai Cương cũng như các xí nghiệp khác,
đã tập trung được một phần vốn tương đối
- Nguồn vốn của những thương nhân Hoa kiều ở nước ngoài đại
khái trong khoảng từ một ngàn năm trăm tỷ đến hai ngàn tỉ đô la Mỹ, trong đó ước
tính không đến một trăm năm mươi tỉ đô la Mỹ là dành cho đầu tư trong nước, tiềm
năng khai thác vẫn còn rất lớn. Nhưng đồng thời chúng ta cũng nên chú ý tới thị
trường vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư của thương nhân Hoa kiều xét trên tổng
thể vẫn là một nhánh yếu, hơn nữa vẫn thiên về đầu tư loại hình sản xuất lao động
dày đặc. Tuy nhiên, trong gần hai mươi năm thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước,
vốn đầu tư của thương nhân Hoa kiều ở nước ngoài vẫn chiếm phần lớn, thậm chí tỉ
trọng năm nay còn chiếm đến bảy tám phần, điều này cũng phản ánh sự thiếu sót
trong công tác tập trung, thu hút vốn đầu tư từ những phương diện khác trong nước.
Từ những năm bảy mươi tới nay, Âu Mĩ cũng như các quốc gia phát triển đã bắt đầu
quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên quy mô lớn, mà khu vực Đông Á,
Đông Nam Á trước hết đã có ưu thế nguồn lao động giá rẻ, tiếp thu sự chuyển dịch
cơ cấu công nghiệp của Âu Mĩ mà có bước phát triển nhảy vọt, xuất hiện bốn con
rồng, bốn con hổ của Châu Á. Sự phát triển công nghiệp của vùng duyên hải trong
nước mười mấy năm nay, thậm chí việc mấy năm nay thương nhân Hoa kiều trực tiếp
đầu tư xây dựng nhà máy trong nước, đều liên quan trực tiếp đến chuyện này. Tuy
nhiên, những gì đã làm được còn lâu mới đủ, hơn nữa trên phương diện thu hút vốn
đầu tư, lại quá mức cường điệu ưu thế nguồn lao động giá rẻ trong nước, mà
không chú trọng tuyên truyền về thị trường trong nước với dân số hơn một tỉ
hai, không chú trọng tuyên truyền cơ sở công nghiệp, không chú trọng tuyên truyền
nguồn tài nguyên giáo dục và nhân tài được tích lũy qua mười mấy năm, cho nên
công tác thu hút vốn đầu tư trong hơn mười năm trở lại đây, chủ yếu dựa vào nền
công nghiệp sản xuất lao động dày đặc, chứ vẫn thiếu đi sự hợp tác công nghiệp
mang tính tập trung vốn và kĩ thuật cao. Hơn nữa so sánh với các quốc gia Đông
Nam Á mà nói, những hạng mục công nghiệp mang tính tập trung vốn và kĩ thuật của
nước ta vẫn có ưu thế rõ ràng. Mai Cương, Tây Vưu Minh Tư và Thực nghiệp Phi Kỳ,
thậm chí tập đoàn sắt thép của tỉnh Hoài Hải và nhà máy chế thép Phú Sĩ, hợp
tác cùng tập đoàn Trường Thanh, xem như trong nước tiến hành sự hợp tác công
nghiệp nho nhỏ trên phương diện đầu tư và kĩ thuật
Lần này Thẩm Hoài đến, là quyết chí muốn gợi chuyện, cứ thao
thao bất tuyệt mãi, Thành Di hai lần qua giục bọn họ ra ngoài ăn khuya, mới
phát hiện ra đã là một giờ đêm rồi.
Thẩm Hoài nhìn đồng hồ, cảm thấy có lỗi, nói: - Cháu không biết
đã muộn thế này rồi, chú Thành ngày mai còn có công chuyện, cháu không nên làm
phiền chú muộn thế này mới phải
- Không có gì, sáng mai chú đi một chuyến, có thể chợp mắt một
chút trên xe, ăn bữa khuya xong, chúng ta nói chuyện tiếp. Thành Văn Quang nói,
- Cháu nói những chuyện này, cũng xem như là nêu ra gợi ý với chú, có rất nhiều
điểm chú còn suy nghĩ không tới, vẫn là cháu làm việc ở cơ sở rất chắc chắn. Phải
rồi, chú xem rất nhiều bài phát biểu của cháu, nhưng so với vấn đề cháu nói hôm
nay, có nhiều chỗ còn chưa viết rõ ràng. Lúc đầu chú còn tưởng cháu nhận thức
chưa đủ toàn diện, bây giờ xem ra, là do cháu cố ý không viết rõ. Vì sao vậy?
Thẩm Hoài cười khổ: - Có rất nhiều chuyện làm được, nói không
được. Việc Hà Phổ lần này để người ta báo cáo chuyện trưng đất quá số lượng,
tuy ở các quốc gia như Singapore đều có những ví dụ về việc dự trữ đất đai mà
ta có thể rút kinh nghiệm, nhưng ở trong nước vẫn còn rất mơ hồ, trong phạm vi
xảy ra tranh chấp. Về phương diện chế độ sở hữu và quản lý Quốc hữu, vốn đầu tư
nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân còn lẫn lộn, các giới hạn đều tương đối chưa
rõ ràng, thuộc loại lĩnh vực nói được không làm được, làm được không nói được.
Lúc rảnh rỗi cháu có viết vài văn bản, chủ yếu là giới thiệu vài kinh nghiệp
phát triển mấy năm nay của Mai Cương, đã là kinh nghiệm công tác thực tế, về lý
luận cũng không dám có đột phá gì
Thành Văn Quang cười ha hả, không có từ gì diễn tả được, chỉ
cười nói: - Cháu có kinh nghiệm tranh đấu nhiều hơn so với những gì ta tưởng tượng.
Việc trưng đất quá số lượng được khống chế trong phạm vi tỉnh, vẫn còn dễ giải
quyết, nếu để lên đến Trung ương, tranh cãi về mặt lý luận, chắc chắn sẽ phiền
phức hơn nhiều tỉnh Hà Bắc có doanh nghiệp nhà nước nổi tiếng, thời gian trước
muốn học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài, muốn thu mua quản lý. Chuyện này chưa
chắc không thể thử áp dụng, nhưng với hoàn cảnh trong nước hiện nay, lén lén
lút lút làm, chuyện đã qua cũng đã qua rồi, địa phương cũng cảm thấy đây là việc
đổi mới thể chế, thấy cần tuyên truyền tử tế. Những kinh nghiệm học từ nước
ngoài này, không nói có áp dụng hay không, nhưng có khác biệt rất lớn với quan
điểm truyền thống trong nước, có người ủng hộ, người phản đối cũng không ít, thế
là chẳng có cách nào để thực hiện, trên tỉnh chỉ có thể ra công văn đình chỉ
Thẩm Hoài cũng biết về việc tập đoàn điện khí Kim Sư của tỉnh
Hà Bắc tiến hành thu mua quản lý, đã làm dư luận dậy sóng ầm ĩ một trận nhưng
cuối cùng vẫn là dừng không làm nữa, nghe thấy Thành Văn Quang nói đến trường hợp
này, giật mình, hỏi: - Chú Thành, chú khá chú ý tới tỉnh Hà Bắc nhỉ?
- Quê của chú là thành phố Thanh Hà tỉnh Hà Bắc, đối với tình
hình của quê mình cũng khá quan tâm Thành Văn Quang nói
Thẩm Hoài lại nhớ tới thời gian Thành Di đi du học, kết giao
cùng Lưu Phúc Long, Úc Văn Lệ, Thành Văn Quang nguyên quán thành phố Thanh Hà
thuộc tỉnh Hà Bắc, chuyện này là thật, nhưng Thành lão gia sớm đã rời quê hương
đi làm cách mạng, Thành Văn Quang không phải lớn lên ở Thanh Hà, nếu không phải
có mục đích rõ ràng, có lẽ cũng không cần phải có mối kết giao mật thiết đến thế
với giới quan chức và các doanh nghiệp ở tỉnh Hà Bắc.
Thẩm Hoài không khỏi suy nghĩ, nếu Thành Văn Quang luôn có
lòng muốn đến tỉnh Hà Bắc nhậm chức, mượn ảnh hưởng của ai mới có thể càng biến
việc đó thành hiện thực?
Nghĩ tới đây, Thẩm Hoài nói với Thành Văn Quang: - Phải rồi,
chú Thành không nhắc, cháu cũng quên mất Kỷ Thành Hy hình như đã lên làm Quyền
Chủ tịch thành phố Thanh Hà rồi. Lần này cháu về, vì chuyện của Hoài Hải, ngoài
việc đi thăm hỏi chú Thôi Vĩnh Bình, còn muốn đi thăm chú Kỷ Nghiêm Tân ở Bộ
Trang bị Hậu cần, lúc trước xây dựng đường phòng thủ bờ biển, hai chú Thôi Vĩnh
Bình, Kỷ Nghiêm Tân đều đã giúp đỡ cháu rất nhiều
Bạn cần đăng nhập để bình luận