Như Ý Tiểu Lang Quân

Chương 190: Tiến cung xin gặp

Đường Ninh nhìn cá con Nhuận Vương Triệu Viên đưa tới mà vô cùng kinh ngạc.
"Trị đại quốc như nấu món ngon" lại là từ Nhuận Vương nơi đó truyền ra, vậy mà hoàng đế biết, vì sao còn ra khảo đề này?
Chẳng lẽ bản thân đã bị định sẵn sao?
Chẳng lẽ đây chính là lời hắn đã nói, ban thưởng để cho hắn tích lũy?
Đường Ninh không biết Trần Hoàng nghĩ gì, nhưng cho dù đã định sẵn, cũng không thể nói ra trước mặt nhiều người như vậy chứ!
Hắn nhìn Nhuận Vương, nhận lấy cá con hắn đưa, nói: "Nhuận Vương điện hạ, gặp lại."
Nói xong, hắn xoay người, nhanh chân đi về hướng ngoài cung.
Nhuận Vương theo sau lưng hắn, vội vàng nói: "Gặp lại là lúc nào gặp, ngày mai ta tìm ngươi được không, không được à, vậy ngày mốt có được không…"
Tiêu Giác giật mình, cũng nhanh chân đi theo.
Các thí sinh còn ở nguyên chỗ đều ngây người, nhân sinh quan và thế giới quan của họ đều gặp phải thách thức cực lớn.
Đề thi tréo ngoe cũng thôi đi, nào có chuyện tự mình ra đề rồi tự mình thi, đây là có mờ ám, là gian lận!
Nhưng dù là mờ ám, ai dám nói ra?
Chẳng lẽ họ muốn chạy đến nha môn, nói bệ hạ tham gia thi đình gian lận, cố ý ra đề người khác biết trước, để quan phủ tra rõ chuyện này?
Đây không phải muốn chết sao!
Lòng mọi người vô cùng phức tạp, không biết bệ hạ có ý gì, vốn đã nghe nói bệ hạ rất ưu ái vị Linh Châu giải nguyên này, nửa năm trước thi châu, cả nước có rất nhiều người trúng cử, bệ hạ chỉ ban thưởng cho mình hắn, lần này thi đình càng như thế…
Chẳng lẽ đã xác định hắn là trạng nguyên khoa cử rồi sao?
Nhưng sĩ tử t·h·i·ê·n hạ nhiều như vậy, vì sao bệ hạ lại ưu đãi hắn như vậy, vấn đề này bọn họ không nghĩ ra, cũng không dám nghĩ, lại càng không dám hỏi.
Một mình bàn luận t·h·i·ê·n t·ử, chính là muốn bị hỏi tội.
Bọn họ đưa mắt nhìn về hướng khác, thầm thở dài, cái tên Đường Ninh kia ngoài mặt mũi dễ nhìn một chút, tri thức uyên bác một chút, thơ văn viết tốt hơn, thì còn ưu điểm gì, mà được bệ hạ ưu ái đến vậy?
Sau khi mọi người bình tĩnh lại, liền đè nén suy nghĩ trong lòng xuống.
Dù thế nào, chuyện này không ảnh hưởng lớn đến họ, ngược lại là Cố Bạch và Thôi Lang, cùng những người muốn tranh giành ngôi vị trạng nguyên, có lẽ sắp phải k·h·ó·c lên rồi.
Thôi Lang không khóc, chỉ là sắc mặt có chút phức tạp.
Khó khăn lắm mới có cơ hội vượt lên, kết quả lại p·h·át hiện, hắn là người tự ra đề rồi tự mình làm, còn chuyện gì tuyệt vọng hơn thế?
Cố Bạch vỗ vai hắn, an ủi: "Sinh không gặp thời, không còn cách nào khác, hay là bây giờ ngươi đi vào xé bài thi, lần sau thi lại?"
"Chưa chắc mà..." Thôi Lang lắc đầu, nói: "Không đến giây phút cuối cùng, ai cũng không biết kết quả."
Tuy trạng nguyên là bệ hạ chỉ định, nhưng người được chọn làm trạng nguyên là các quan chấm thi chọn ra.
Nếu như hai bài sách luận của hắn cộng lại cũng không nằm trong mười người đứng đầu, bệ hạ cũng không thể chọn hắn đơn độc ra được.
Hắn hiểu rõ trình độ sách luận của Đường Ninh, bọn họ vẫn còn hy vọng.
Ngoài cung, Tiêu Giác ba chân bốn cẳng vượt lên Đường Ninh, lớn tiếng nói: "Ngươi không tử tế chút nào, nếu ngươi sớm nói cho ta biết có chuyện này, ta đã đem hết gia sản cược hết vào người ngươi rồi!"
"Nếu như ta nói ta cũng nhìn thấy đề thi mới biết được, ngươi tin không?"
Tiêu Giác nhìn hắn, trong mắt tràn đầy ánh nhìn "Ngươi đừng coi ta là đồ ngốc".
"Muốn tin hay không thì tùy ngươi."
Đường Ninh cẩn thận nghĩ, cảm thấy Trần Hoàng không thể chỉ vì hắn cứu Thục phi mà định sẵn hắn là trạng nguyên, nhưng hắn cũng không tin, Trần Hoàng sơ ý quên mất đề thi này là do Nhuận Vương nghe được từ chỗ mình.
Chắc chắn còn có nguyên nhân nào khác ở đây.
Đáng tiếc, hắn không đoán được tâm tư hoàng đế, cũng không thể chỉ thẳng mặt hắn hỏi xem ý hắn là gì, chỉ có thể đi bước nào tính bước đấy.
Trong một điện nào đó, một tên h·o·ạ·n quan chậm rãi tiến vào, cung kính nói: "Bệ hạ, thi đình đã kết thúc, bài thi của các cống sinh đều đã niêm phong, Đường đại nhân ở ngoài điện xin chỉ thị, khi nào thì bắt đầu p·h·ê duyệt ạ?"
Trần Hoàng suy nghĩ một chút, nói: "Bây giờ đã cuối tháng tư, thời gian gấp rút, ngày mai bắt đầu luôn đi."
H·o·ạ·n quan kia vâng mệnh, lại chậm rãi lui xuống.
Trần Hoàng sắc mặt bình tĩnh, nhẹ nhàng gõ ngón trỏ lên mặt bàn, nhỏ giọng nói: "Hy vọng hắn đừng làm trẫm thất vọng." . .
Các sòng bạc lớn ở Kinh sư, từ hai ngày trước thi đình bắt đầu, liền không thể đặt cược được nữa.
Sau thi đình, đủ loại tin tức từ khắp nơi nhanh chóng tập trung về.
Trong đó có tin tức lộ ra, một trong số các đề thi đình lại là đề của người đã đứng đầu tỉnh trước đó mấy ngày, xem như tự hỏi tự trả lời.
Đa số mọi người cho rằng tin tức này vô căn cứ, thi đình quan trọng biết bao, ai dám gian lận ở thi đình, đó là tự tìm c·h·ết.
Hơn nữa, đề thi đình lần này là bệ hạ tự mình ra, ai dám nói bệ hạ gian lận, đó là đại nghịch bất đạo, nếu quan phủ nghiêm trị, sẽ phải mất đầu.
Huống chi, người ra đề lại chính là đương kim t·h·i·ê·n t·ử, t·h·i·ê·n t·ử muốn ai làm trạng nguyên, chỉ cần phẩy bút một cái, cần gì phải lằng nhằng như vậy.
Đương nhiên, vẫn có rất nhiều người trong lòng hối hận, lúc ấy nên đặt thêm chút tiền cược vào người Đường Ninh. . .
Đề thi của tỉnh cũng nhanh chóng được công bố ra.
Rất nhanh đã có các học giả uyên bác phân tích, lần này đề thi đình tương đối dễ, đề "Trị đại quốc như nấu món ngon" mặc dù không ai đoán được trước thi, nhưng "Đạo Đức Kinh" lại là kinh điển trong các kinh điển, mỗi một câu chữ đều có chú thích kỹ càng, không gian cho các học sinh phát huy không nhiều, nói cách khác, đề này cơ bản không tạo ra được sự khác biệt.
Đề thứ hai lại càng đơn giản, mối quan hệ giữa Trần quốc và Sở quốc, với thảo nguyên, từ năm trước đã là điểm nóng thời sự, mọi người đều xem đây là trọng điểm để ôn luyện, thái độ của triều đình về chuyện này cũng rất rõ ràng, nếu đáp sai hoặc lệch lạc ở đề này, đơn giản là uổng phí làm người Trần quốc.
Như vậy, lại xuất hiện một vấn đề.
Không gian tự do phát huy của thí sinh không nhiều, đối với những người như Cố Bạch, Thôi Lang am hiểu sách luận mà nói, không phải là chuyện tốt, ưu thế của họ không rõ ràng, lần thi đình này, biến thành càng khó phân biệt hơn.
Trong huyện nha, Đường Ninh lặng lẽ viết ra hai đáp án của hai đề, giao cho Lý Thiên Lan.
"Không ngờ thi đình lại ra đề này." Lý Thiên Lan đọc xong câu đầu tiên, nói: "Ý tưởng của ngươi rất khác biệt, khác với người bình thường, nhưng lại có lý có cứ, nếu như giám khảo tán đồng, có thể được chọn vào hàng giai quyển."
Thi đình có tám quan chấm bài thi, mỗi người một bàn, thay phiên đọc, giám khảo chia bài thi thành năm hạng, "○" là tốt nhất, "x" là kém nhất, sau đó từ tất cả bài, chọn ra mười bài có nhiều "○" nhất trình lên cho hoàng đế, nhị giáp và tam giáp cũng xếp hạng theo cách này.
Ánh mắt nàng nhìn về phía đáp án thứ hai, trầm ngâm rất lâu, phức tạp nhìn về phía Đường Ninh, xin lỗi nói: "Là ta lầm ngươi, đề này, ngươi không nên đáp như vậy."
Đường Ninh khoát tay, tỏ vẻ không để ý.
Tuy sớm đã chuẩn bị qua đề thứ nhất, nhưng hắn không chuẩn bị tỉ mỉ, chỉ tiết kiệm được thời gian suy nghĩ thôi, cuối cùng vẫn là tự hắn viết ra.
Nếu lúc ấy để Lý Thiên Lan viết, kết quả tất nhiên không giống.
Sau khi trả lời xong đề thứ nhất, ưu thế của hắn không lớn, nếu đáp đúng quy củ ở câu thứ hai, hắn thậm chí không vào nổi nhị giáp, chi bằng đánh cược một phen, có lẽ sẽ có kết quả khác biệt.
Dựa vào tin tức Lý Thiên Lan nói cho hắn, Trần và Sở chắc chắn sẽ liên minh, một khi các bộ lạc trên thảo nguyên thống nhất, Trần quốc không cần phải nghĩ đến chuyện ngồi hưởng lợi, người Túc Thận không phải con cá nhỏ cho người ta bắt, mà là cá mập có thể ăn người đánh bắt cá, Sở quốc xong, Trần quốc cũng chẳng khá hơn bao nhiêu.
Đương nhiên, điều này trái với chính sách hiện tại của Trần quốc, cuối cùng kết quả sẽ như thế nào, Đường Ninh cũng không rõ ràng.
Nhưng kệ nó, đáp đúng thì cũng tam giáp, mà trả lời sai cũng chỉ tam giáp, thi đình cũng không bị loại, sao không đánh cược một lần?
Lý Thiên Lan rời khỏi huyện nha, đi lòng vòng một hồi, đến một trạm dịch ở Kinh sư.
Nàng khẽ nhún người, cả người nhẹ nhàng vượt qua tường viện.
Một nam nhân trung niên đứng trong sân, vội vàng đi tới, khom người nói: "Ngài đã trở về."
Lý Thiên Lan nhìn hắn, nói: "Để người tiến cung truyền tin, xin gặp Trần quốc hoàng đế."
Bạn cần đăng nhập để bình luận