Thập niên 70: Đoán Mệnh Sư
Chương 95: Văn Thiên Nam
Nghe được những lời này, trong lòng Điền Tú Phương bất chợt dâng lên một cỗ chua xót. Cô ôm Nam Nam vào lòng, dịu dàng vỗ về, an ủi thằng bé. Sau đó, cô quay về cửa hàng chuẩn bị một ít đồ ăn mang sang, thế nhưng Nam Nam lại chẳng thiết ăn uống gì. Tuy rằng cái bụng đang sôi lên ùng ục vì đói nhưng Nam Nam không màng tới, chỉ một mực ngồi phục bên giường canh ông nội, vì nó sợ lỡ quay đầu một cái ông nội cũng giống như bà nội, đều bay về trời thì nó chẳng còn ai để mà nương tựa trên cõi đời này nữa.
Trước tình cảnh này, Văn Trạch Tài cũng cầm lòng không đặng, hơn nữa ông nội thằng bé bản chất hiền lành đôn hậu, khá có duyên và hợp tính với anh. Dù vợ anh mới dọn hàng về đây chưa lâu nhưng ông bà bên đó vui vẻ nhiệt tình lắm, có việc gì là sẵn sàng giúp đỡ ngay, không nề hà gì cả. Giờ nhà họ tang gia bối rối, tình làng nghĩa xóm anh cũng chẳng thể nào làm ngơ, vậy nên Văn Trạch Tài liền căn dặn Triệu Đại Phi: “Đại Phi, tối nay sư phụ ngủ lại cửa hàng. Con về trông nhà cửa cẩn thận.”
Triệu Đại Phi ngoan ngoãn nhận lệnh, dẫn bà xã và hai mẹ con sư mẫu về nhà nghỉ ngơi.
Tiễn vợ con ra về, Văn Trạch Tài tiện thể đi sang nhà bên kiểm tra xem tình hình hai ông cháu thế nào rồi, tuy nhiên hình ảnh đầu tiên ngay khi vừa bước qua cửa đã khiến anh phải nhói tim. Thằng nhóc Nam Nam bé loắt choắt, người ngợm gầy như que củi nhưng vẫn cố thẳng lưng, kiên cường như cây tùng cây bách ngồi trước giường trông ông nội, kể cả nghe có tiếng người tiến vào nó cũng chẳng buồn quay đầu lại. Có lẽ lúc này đây, dù cho trời có sập xuống Nam Nam cũng chẳng thèm để ý vì đối với nó, ông nội mới chính là bầu trời, là điểm tựa duy nhất trong cuộc đời mình.
Văn Trạch Tài đau lòng bế thằng bé đặt lên chân mình, sau đó anh với tay lấy chiếc áo cũ mèm, sờn rách ở trên giường, cẩn thận khoác thêm cho nó. Càng về khuya nhiệt độ càng xuống thấp, không cẩn thận nhiễm phong hàn là khổ nữa.
Mãi một lúc lâu sau, Nam Nam mới khẽ hỏi với chất giọng khản đặc: “Chú ơi, có phải ông nội cháu cũng sắp chết phải không?”
Ôi, đúng là những đứa trẻ không may sống trong cảnh thiếu thốn sẽ luôn trưởng thành sớm hơn các bạn đồng trang lứa. Và Nam Nam cũng vậy, ngày thường Văn Trạch Tài để ý mỗi khi Nam Nam chơi với Hiểu Hiểu, thằng bé cực kỳ nhường nhịn đồng thời rất ra dáng anh lớn bảo vệ và chăm sóc em gái nhỏ. Tuy nhiên, nó hiểu chuyện quá, trưởng thành quá lại càng khiến người lớn cảm thấy xót xa hơn, Văn Trạch thu tay ôm chặt thân hình gầy guộc vào lòng, nhẹ giọng trấn an: “Sẽ không, ông nội sẽ khoẻ lại mau thôi.”
Nam Nam rũ mắt, buồn bã nhìn xuống đất, tất nhiên nó không tin. Rõ ràng mấy ngày trước chính bà nội cũng nói với nó như vậy nhưng rồi thì sao, bà vẫn bỏ nó mà đi còn gì?!
Hai chú cháu cứ ngồi yên lặng như thế mãi cho đến khi hừng đông gần ló dạng, Nam Nam mới mệt mỏi quá mà ngủ thiếp đi. Văn Trạch Tài nhẹ nhàng đặt thằng bé xuống chiếc giường tre ọp ẹp, thuận tiện vươn tay kiểm tra thân nhiệt của ông nội bé Nam. Ồ, không sốt, vậy tại sao mãi không tỉnh lại nhỉ? Đang lúc Văn Trạch Tài nhíu mày khó hiểu thì anh tình cờ nhìn thấy một giọt nước mắt chảy tràn từ khoé mi nhăn nheo của ông cụ.
Thì ra người đã tỉnh rồi nhưng lại không muốn đối diện với hiện thực cho nên không chịu mở mắt!
Ngày hôm sau là lễ hạ táng của bà nội Nam Nam. Bởi vì gia cảnh nghèo khó nên không tổ chức ma chay. Hơn nữa hoàn cảnh neo đơn, chẳng có họ hàng thân thích nên cũng không cần phải chạy khắp nơi báo tang. Chỉ đơn giản lựa chọn một miếng đất chôn xuống thế là xong! Nhẹ nhàng, đơn giản âu cũng xong một kiếp người!
Tuy nhiên, người ở lại thì chẳng thể nhẹ nhàng được như vậy. Lo xong tang sự cho bà bạn già, ông nội Nam Nam như mất đi một nửa linh hồn, ông nắm chặt lấy tay Văn Trạch Tài, khắc khoải van xin: “Văn đại sư, tôi cảm nhận được thời gian của mình không còn nhiều nữa, tôi rất lo cho Nam Nam, thằng bé còn quá nhỏ mà đã phải rơi vào cảnh mồ côi mồ cút không nơi nương tựa, thật là tội nghiệp! Văn đại sư à, tôi biết yêu cầu này có phần quá đáng nhưng coi như ông già này mặt dày, tôi cắn rơm cắn cỏ cầu xin thầy giúp đỡ. Tôi không dám mong cầu gì nhiều, chỉ cần thầy thương tình cho thằng bé Nam Nam một bữa cơm là tốt lắm rồi!”
Ý tứ của ông cụ chính là muốn Văn Trạch Tài nhận nuôi Nam Nam.
Nghe được những lời này, Điền Tú Phương sửng sốt nhìn chồng, Văn Trạch Tài cũng đồng thời nâng mắt hướng về phía vợ. Đây là chuyện lớn, một mình anh không thể quyết định được, nhất định phải thương lượng kỹ lưỡng cùng bà xã. Vậy nên ngay lúc này, Văn Trạch Tài chỉ có thể nói: “Ông à, ông cho cháu nửa ngày suy nghĩ. Sau đó cháu sẽ trả lời ông.”
Ông nội Nam Nam liên tục gật đầu: “Được được, nên như vậy, nên như vậy!”
Đến đây việc hậu sự của bà nội Nam Nam cũng coi như hoàn tất, vợ chồng Văn Trạch Tài xin phép ra về để hai ông cháu nghỉ ngơi.
Sau khi về tới nhà, Văn Trạch Tài công khai bàn bạc vấn đề này trước toàn thể gia đình.
Ngay lập tức, Triệu Đại Phi chạy ra cửa cẩn thận ngó đông ngó tây, đảm bảo không có ai nghe lén mới yên tâm gài chặt cửa nẻo, quay trở vào phát biểu ý kiến: “Sư phụ, con đồng ý là hoàn cảnh của thằng bé Nam Nam rất đáng thương thế nhưng chúng ta không thể hành động theo cảm tính được. Nhận nuôi một đứa trẻ rất rắc rối, không phải chỉ mỗi cho ăn là xong đâu. Nếu không cẩn thận còn kéo theo nhiều hệ luỵ nữa ấy chứ, dù sao nó không phải con cái mình đẻ ra, nói gì làm gì cũng dễ bị thiên hạ soi mói.”
Văn Trạch Tài gật đầu: “Cái này thầy hiểu!”
Nói đoạn, anh quay sang phía vợ: “Tú Phương, còn em thì sao? Em nghĩ thế nào về việc này?”
Điền Tú Phương cắn cắn môi do dự: “Nam Nam rất hiểu chuyện, cũng rất ngoan ngoãn, biết nghe lời. Hiện tại gia đình chúng ta không nói là giàu nhưng cũng không đến độ nghèo đói…”
Là người làm mẹ, có con gái trạc độ tuổi Nam Nam, thú thực thì cô không đành lòng khi trông thấy một đứa nhỏ bơ vơ, đói rét.
Cùng là phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, tất nhiên Trần Vân Hồng thừa hiểu Điền Tú Phương đang nghĩ gì trong đầu nhưng càng những lúc thế này thì càng phải dùng lý trí, không thể vì một phút mềm lòng mà gật đầu làm bừa được. Cô nắm chặt tay sư mẫu, động viên: “Sư mẫu, con thấy trong chuyện này sư mẫu phải cân nhắc thật kỹ vào. Mai này sư phụ sư mẫu chắc chắn sẽ có thêm con thêm cái, đến lúc ấy biết sắp xếp cho Nam Nam thế nào?”
Cái này Trần Vân Hồng chỉ dựa vào tình hình thực tế mà suy xét thôi. Dẹp lý tính sang một bên thì có một sự thật mà không ai có thể phủ nhận được đó chính là con nuôi là con nuôi, con ruột là con ruột, hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt nhau. Và trong hiện thực cuộc sống, làm gì có ai dám vỗ ngực khẳng định có thể công bằng công chính mọi lúc mọi nơi, chắc chắn đôi lúc bất công cũng là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, vì thiếu thốn tình cảm từ nhỏ nên Nam Nam lại càng mẫn cảm hơn những đứa trẻ khác. Vậy nên, nếu có thể đảm bảo cho nó một mái ấm lâu dài thì hãy nhận nuôi, bằng không tới lúc lỡ dở thì lại khổ cả mình lẫn nó.
Yên lặng cân nhắc một hồi lâu, Văn Trạch Tài đứng dậy, chắp tay sau lưng trầm ngâm nói: “Tính ra thằng nhóc ấy cũng khá có duyên với anh, hôm đầu tiên nó gặp anh, đáng lẽ cung phụ mẫu vốn khuyết thiếu lại bỗng nhiên xuất hiện.”
Như vậy chẳng phải thằng bé này là đứa con trời ban cho vợ chồng anh hay sao?!
Nghe chồng nói vậy, Điền Tú Phương như được tiếp thêm ý chí, cô ôm chặt Hiểu Hiểu vào lòng, kiên định tuyên bố: “Em sẽ không bạc đãi Nam Nam, con ruột hay con nuôi em sẽ đối xử bình đẳng như nhau hết. Anh Văn, vợ chồng mình nhận nuôi Nam Nam đi.”
Đúng ba ngày sau khi vợ chồng Văn Trạch Tài quyết định nhận nuôi Nam Nam, ông nội thằng bé qua đời.
Vì đã nhận Nam Nam làm con nuôi có nghĩa là Văn Trạch Tài cùng Điền Tú Phương trở thành con trai và con dâu nuôi trên danh nghĩa của ông cụ. Vậy nên, vợ chồng anh đã đứng ra đại diện chủ trì tang lễ, lo cho ông mồ yên mả đẹp để ông yên lòng nhắm mắt xuôi tay.
Về phần Nam Nam, sau khi tiễn ông nội đoạn đường cuối, cậu bé liền theo gia đình Văn Trạch Tài chuyển về sống tại Văn gia. Vì lớn hơn Hiểu Hiểu hai tuổi nên Nam Nam nghiễm nhiên đứng vai anh trai đồng thời cũng được cha nuôi đặt cho cái tên mới, Văn Thiên Nam.
Trong buổi lễ nhận thân, Nam Nam trịnh trọng cúi lạy, kính trà cha mẹ nuôi. Và kể từ đây, Nam Nam đã chính thức mang họ Văn, cậu không còn là đứa trẻ cơ nhỡ, cầu bơ cầu bất không nơi nương tựa nữa mà cậu đã có gia đình, có người thân, có mái ấm để tìm về!
Bởi vì hãn còn quá nhỏ đâm ra Hiểu Hiểu chẳng biết vì sao đột nhiên anh hàng xóm lại trở thành anh trai của mình. Thế nhưng bé cũng chẳng bận tâm tìm hiểu nhiều, chỉ cần ngày ngày được chơi chung với anh Nam là Hiểu Hiểu cảm thấy vui vẻ lắm rồi, còn lại những cái khác không quan trọng.
Kế đến, Văn Trạch Tài hoàn thiện hồ sơ xin học cho Nam Nam. Trước đây vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông bà lại già yếu thành ra cũng chẳng chú ý tới phương diện giáo dục. Bởi thế cho nên mặc dù lớn tuổi hơn nhưng Nam Nam đành phải vào lớp một, cùng lớp với cô em gái Hiểu Hiểu. Hên cho cậu bé là mới trễ khai giảng có một tháng, nếu chú tâm học tập thì vẫn có thể đuổi kịp tiến độ trên lớp.
Ngoài ra còn một vấn đề nữa cần phải suy xét tới chính là căn nhà của ông bà nội Nam Nam. Bởi vì hiện trạng của căn nhà quá cũ nát và ẩm dột chắc chắn không thể cho thuê được mà nếu bán đứt e rằng sẽ bị ép giá xuống thấp lắm. Nhưng nếu không làm gì để không thì cũng uổng vì dù sao nó cũng nằm ngay mặt tiền đường lớn. Hay là sửa sang cải tạo lại rồi mở quán đoán mệnh nhỉ?
Tính toán kỹ lưỡng, Văn Trạch Tài liền gọi Thiên Nam vào hỏi ý kiến. Nghe xong, Thiên Nam lễ phép đáp: “Cha là cha của con, cha cứ quyết định là được, con nghe theo lời cha.”
Một lời này đủ thấy Thiên Nam vô cùng tin tưởng và tín nhiệm cha nuôi.
Và thế là từ một sạp cỏn con ngoài vỉa hè, Văn Trạch Tài đã mở được cửa hàng đầu tiên, từng bước phát triển và mở rộng sự nghiệp bói toán của bản thân.
Sau khi biết chuyện này, Chu Vệ Quốc ghen tỵ xanh ruột, thế nhưng vì sĩ diện nên chỉ bấm bụng giữ trong lòng, chứ có chết cũng không thể hiện ra bên ngoài. Bởi ghen ghét đố kỵ chỉ có ở những kẻ thua cuộc mà cậu thì tuyệt đối không phải kẻ thua cuộc, chẳng qua đời nó hơi đen đen tí thôi chứ đỏ thì quên đi!
Chú thích
- Cung Phụ mẫu còn được gọi là Nhật Nguyệt giác, nó nằm ở hai bên góc trái phải của trán. Nam mệnh thì Nhật giác ở bên trái, Nguyệt giác ở bên phải. Nhật là mặt trời hay gọi là thái dương, đại diện cho dương nên gọi là cung Phụ thân. Nguyệt là mặt trăng đại diện cho phần âm nên gọi là cung Mẫu thân. Nữ mệnh thì ngược lại, cung Phụ thân ở bên phải, cung Mẫu thân ở bên trái. Nhật Nguyệt giác thì phải cân bằng, đầy đặn, nhô lên, biểu thị cha mẹ vinh lộc phúc hậu, vận thế thịnh vượng, cơ thể khỏe mạnh, khí sắc của Nhật Nguyệt giác vàng và sáng bóng cho thấy cơ thể của cha mẹ người này khỏe mạnh, gia đình có nhiều chuyện vui.
Nhật, Nguyệt giác nếu bên to, bên nhỏ thì tương ứng khắc cha hoặc khắc mẹ. Bên trái, nếu thấp lõm, người này thường nhờ vào sự nuôi nấng của người ngoài mà lớn lên hoặc là cha mẹ ly hôn lúc còn nhỏ hoặc là từ bé đã bị bệnh tật. Nhật, Nguyệt giác mà thấp xuống, lồi lõm không đều và có vết sẹo thì duyên phận với cha mẹ rất mỏng.
Nhật, Nguyệt giác có rãnh lõm xuống, vừa sâu vừa to, màu sắc tốt cho thấy cha hoặc mẹ của người này có bệnh tật hoặc đã qua đời. Nếu như rãnh lõm xuống không sâu và cũng không rộng lắm cho thấy cha mẹ người đó mặc dù vẻ ngoài vẫn khỏe nhưng cơ thể tiềm ẩn bệnh.
Nhật giác ở bên trái là cha, Nguyệt giác ở bên phải là mẹ. Nếu như một bên có nếp nhăn hoặc khiếm khuyết cho thấy duyên phận với cha hoặc mẹ mỏng, hoặc cha, hoặc mẹ đang có bệnh. Nếu như có khí sắc xám xịt thì cũng biểu thị cha mẹ có bệnh tật.
Nhật, Nguyệt giác cao thấp không đối xứng, có vết sẹo hoặc nốt ruồi, đầu tiên cho thấy người này có cá tính táo bạo, nóng nảy, dễ sinh chuyện cãi vã với vợ hoặc chồng. Tiếp theo, cho thấy trong cha mẹ người này có một người tính cách nóng nảy hoặc bị bệnh di truyền.
Điều phải chú ý đó là, khi xem cung Phụ mẫu thì phải xem đuôi lông mày. Nhật, Nguyệt giác mà cao hơn lông mày thì tốt, thấp hơn lông mày thì mệnh tay trắng lập nghiệp, duyên phận với cha mẹ mỏng hoặc là cha mẹ không giúp đỡ được gì. Nếu thêm vào đó mà trán nhọn, 2 lông mày tương giao thì cho thấy lúc còn bé đã phải rời xa cha mẹ.
Xem cung Phụ mẫu nhất định phải xem cả đuôi lông mày, bởi mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ và đuôi lông mày đặc biệt quan trọng, có nhiều biểu hiện đặc trưng khác nhau. Nếu như 2 lông mày nối liền nhau thì người này phương hại đến cha mẹ. Nhân duyên với cha mẹ mong gia vận không thông thuận.
Nếu cung Phụ mẫu khí sắc có màu xanh chứng tỏ cha mẹ thường gặp chuyện thị phi, gia đình bất hòa; nếu khí sắc đỏ vàng thì cả cha và mẹ đều có chuyện vui.
Qua thời kỳ thanh xuân mà trán đột nhiên nổi những mụn trứng cá hoặc là có vết tấy đỏ và có mủ cho thấy có điều không mong muốn sắp xảy ra. Nếu như ở cung Phụ mẫu có mụn cho thấy người này có thể đấu khẩu với cha mẹ hoặc có việc liên quan đến thị phi phiền toái trong mối quan hệ với trưởng bối, lãnh đạo. Trong cuộc sống đời thường, nếu cha hoặc mẹ sức khỏe không tốt hoặc là trên Nhật, Nguyệt giác đột nhiên xuất hiện nốt ruồi đen, chấm đen hoặc là các mụn nhỏ cho thấy cha hoặc mẹ bị bệnh tật nghiêm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm. Nếu như chuyển thành màu trắng thì cha hoặc mẹ khó qua khỏi, nếu chuyển thành xanh thì cha hoặc mẹ lúc bị bệnh phải chịu đau đớn. Nhật, giác mà chuyển thành màu hồng cho thấy người bị bệnh đã thuyên giảm, sắp bình phục. Nhật, Nguyệt chuyển thành màu trắng hoặc màu đen thì phải chuẩn bị tâm lý vững vàng.
Hết chú thích.
Trước tình cảnh này, Văn Trạch Tài cũng cầm lòng không đặng, hơn nữa ông nội thằng bé bản chất hiền lành đôn hậu, khá có duyên và hợp tính với anh. Dù vợ anh mới dọn hàng về đây chưa lâu nhưng ông bà bên đó vui vẻ nhiệt tình lắm, có việc gì là sẵn sàng giúp đỡ ngay, không nề hà gì cả. Giờ nhà họ tang gia bối rối, tình làng nghĩa xóm anh cũng chẳng thể nào làm ngơ, vậy nên Văn Trạch Tài liền căn dặn Triệu Đại Phi: “Đại Phi, tối nay sư phụ ngủ lại cửa hàng. Con về trông nhà cửa cẩn thận.”
Triệu Đại Phi ngoan ngoãn nhận lệnh, dẫn bà xã và hai mẹ con sư mẫu về nhà nghỉ ngơi.
Tiễn vợ con ra về, Văn Trạch Tài tiện thể đi sang nhà bên kiểm tra xem tình hình hai ông cháu thế nào rồi, tuy nhiên hình ảnh đầu tiên ngay khi vừa bước qua cửa đã khiến anh phải nhói tim. Thằng nhóc Nam Nam bé loắt choắt, người ngợm gầy như que củi nhưng vẫn cố thẳng lưng, kiên cường như cây tùng cây bách ngồi trước giường trông ông nội, kể cả nghe có tiếng người tiến vào nó cũng chẳng buồn quay đầu lại. Có lẽ lúc này đây, dù cho trời có sập xuống Nam Nam cũng chẳng thèm để ý vì đối với nó, ông nội mới chính là bầu trời, là điểm tựa duy nhất trong cuộc đời mình.
Văn Trạch Tài đau lòng bế thằng bé đặt lên chân mình, sau đó anh với tay lấy chiếc áo cũ mèm, sờn rách ở trên giường, cẩn thận khoác thêm cho nó. Càng về khuya nhiệt độ càng xuống thấp, không cẩn thận nhiễm phong hàn là khổ nữa.
Mãi một lúc lâu sau, Nam Nam mới khẽ hỏi với chất giọng khản đặc: “Chú ơi, có phải ông nội cháu cũng sắp chết phải không?”
Ôi, đúng là những đứa trẻ không may sống trong cảnh thiếu thốn sẽ luôn trưởng thành sớm hơn các bạn đồng trang lứa. Và Nam Nam cũng vậy, ngày thường Văn Trạch Tài để ý mỗi khi Nam Nam chơi với Hiểu Hiểu, thằng bé cực kỳ nhường nhịn đồng thời rất ra dáng anh lớn bảo vệ và chăm sóc em gái nhỏ. Tuy nhiên, nó hiểu chuyện quá, trưởng thành quá lại càng khiến người lớn cảm thấy xót xa hơn, Văn Trạch thu tay ôm chặt thân hình gầy guộc vào lòng, nhẹ giọng trấn an: “Sẽ không, ông nội sẽ khoẻ lại mau thôi.”
Nam Nam rũ mắt, buồn bã nhìn xuống đất, tất nhiên nó không tin. Rõ ràng mấy ngày trước chính bà nội cũng nói với nó như vậy nhưng rồi thì sao, bà vẫn bỏ nó mà đi còn gì?!
Hai chú cháu cứ ngồi yên lặng như thế mãi cho đến khi hừng đông gần ló dạng, Nam Nam mới mệt mỏi quá mà ngủ thiếp đi. Văn Trạch Tài nhẹ nhàng đặt thằng bé xuống chiếc giường tre ọp ẹp, thuận tiện vươn tay kiểm tra thân nhiệt của ông nội bé Nam. Ồ, không sốt, vậy tại sao mãi không tỉnh lại nhỉ? Đang lúc Văn Trạch Tài nhíu mày khó hiểu thì anh tình cờ nhìn thấy một giọt nước mắt chảy tràn từ khoé mi nhăn nheo của ông cụ.
Thì ra người đã tỉnh rồi nhưng lại không muốn đối diện với hiện thực cho nên không chịu mở mắt!
Ngày hôm sau là lễ hạ táng của bà nội Nam Nam. Bởi vì gia cảnh nghèo khó nên không tổ chức ma chay. Hơn nữa hoàn cảnh neo đơn, chẳng có họ hàng thân thích nên cũng không cần phải chạy khắp nơi báo tang. Chỉ đơn giản lựa chọn một miếng đất chôn xuống thế là xong! Nhẹ nhàng, đơn giản âu cũng xong một kiếp người!
Tuy nhiên, người ở lại thì chẳng thể nhẹ nhàng được như vậy. Lo xong tang sự cho bà bạn già, ông nội Nam Nam như mất đi một nửa linh hồn, ông nắm chặt lấy tay Văn Trạch Tài, khắc khoải van xin: “Văn đại sư, tôi cảm nhận được thời gian của mình không còn nhiều nữa, tôi rất lo cho Nam Nam, thằng bé còn quá nhỏ mà đã phải rơi vào cảnh mồ côi mồ cút không nơi nương tựa, thật là tội nghiệp! Văn đại sư à, tôi biết yêu cầu này có phần quá đáng nhưng coi như ông già này mặt dày, tôi cắn rơm cắn cỏ cầu xin thầy giúp đỡ. Tôi không dám mong cầu gì nhiều, chỉ cần thầy thương tình cho thằng bé Nam Nam một bữa cơm là tốt lắm rồi!”
Ý tứ của ông cụ chính là muốn Văn Trạch Tài nhận nuôi Nam Nam.
Nghe được những lời này, Điền Tú Phương sửng sốt nhìn chồng, Văn Trạch Tài cũng đồng thời nâng mắt hướng về phía vợ. Đây là chuyện lớn, một mình anh không thể quyết định được, nhất định phải thương lượng kỹ lưỡng cùng bà xã. Vậy nên ngay lúc này, Văn Trạch Tài chỉ có thể nói: “Ông à, ông cho cháu nửa ngày suy nghĩ. Sau đó cháu sẽ trả lời ông.”
Ông nội Nam Nam liên tục gật đầu: “Được được, nên như vậy, nên như vậy!”
Đến đây việc hậu sự của bà nội Nam Nam cũng coi như hoàn tất, vợ chồng Văn Trạch Tài xin phép ra về để hai ông cháu nghỉ ngơi.
Sau khi về tới nhà, Văn Trạch Tài công khai bàn bạc vấn đề này trước toàn thể gia đình.
Ngay lập tức, Triệu Đại Phi chạy ra cửa cẩn thận ngó đông ngó tây, đảm bảo không có ai nghe lén mới yên tâm gài chặt cửa nẻo, quay trở vào phát biểu ý kiến: “Sư phụ, con đồng ý là hoàn cảnh của thằng bé Nam Nam rất đáng thương thế nhưng chúng ta không thể hành động theo cảm tính được. Nhận nuôi một đứa trẻ rất rắc rối, không phải chỉ mỗi cho ăn là xong đâu. Nếu không cẩn thận còn kéo theo nhiều hệ luỵ nữa ấy chứ, dù sao nó không phải con cái mình đẻ ra, nói gì làm gì cũng dễ bị thiên hạ soi mói.”
Văn Trạch Tài gật đầu: “Cái này thầy hiểu!”
Nói đoạn, anh quay sang phía vợ: “Tú Phương, còn em thì sao? Em nghĩ thế nào về việc này?”
Điền Tú Phương cắn cắn môi do dự: “Nam Nam rất hiểu chuyện, cũng rất ngoan ngoãn, biết nghe lời. Hiện tại gia đình chúng ta không nói là giàu nhưng cũng không đến độ nghèo đói…”
Là người làm mẹ, có con gái trạc độ tuổi Nam Nam, thú thực thì cô không đành lòng khi trông thấy một đứa nhỏ bơ vơ, đói rét.
Cùng là phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, tất nhiên Trần Vân Hồng thừa hiểu Điền Tú Phương đang nghĩ gì trong đầu nhưng càng những lúc thế này thì càng phải dùng lý trí, không thể vì một phút mềm lòng mà gật đầu làm bừa được. Cô nắm chặt tay sư mẫu, động viên: “Sư mẫu, con thấy trong chuyện này sư mẫu phải cân nhắc thật kỹ vào. Mai này sư phụ sư mẫu chắc chắn sẽ có thêm con thêm cái, đến lúc ấy biết sắp xếp cho Nam Nam thế nào?”
Cái này Trần Vân Hồng chỉ dựa vào tình hình thực tế mà suy xét thôi. Dẹp lý tính sang một bên thì có một sự thật mà không ai có thể phủ nhận được đó chính là con nuôi là con nuôi, con ruột là con ruột, hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt nhau. Và trong hiện thực cuộc sống, làm gì có ai dám vỗ ngực khẳng định có thể công bằng công chính mọi lúc mọi nơi, chắc chắn đôi lúc bất công cũng là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, vì thiếu thốn tình cảm từ nhỏ nên Nam Nam lại càng mẫn cảm hơn những đứa trẻ khác. Vậy nên, nếu có thể đảm bảo cho nó một mái ấm lâu dài thì hãy nhận nuôi, bằng không tới lúc lỡ dở thì lại khổ cả mình lẫn nó.
Yên lặng cân nhắc một hồi lâu, Văn Trạch Tài đứng dậy, chắp tay sau lưng trầm ngâm nói: “Tính ra thằng nhóc ấy cũng khá có duyên với anh, hôm đầu tiên nó gặp anh, đáng lẽ cung phụ mẫu vốn khuyết thiếu lại bỗng nhiên xuất hiện.”
Như vậy chẳng phải thằng bé này là đứa con trời ban cho vợ chồng anh hay sao?!
Nghe chồng nói vậy, Điền Tú Phương như được tiếp thêm ý chí, cô ôm chặt Hiểu Hiểu vào lòng, kiên định tuyên bố: “Em sẽ không bạc đãi Nam Nam, con ruột hay con nuôi em sẽ đối xử bình đẳng như nhau hết. Anh Văn, vợ chồng mình nhận nuôi Nam Nam đi.”
Đúng ba ngày sau khi vợ chồng Văn Trạch Tài quyết định nhận nuôi Nam Nam, ông nội thằng bé qua đời.
Vì đã nhận Nam Nam làm con nuôi có nghĩa là Văn Trạch Tài cùng Điền Tú Phương trở thành con trai và con dâu nuôi trên danh nghĩa của ông cụ. Vậy nên, vợ chồng anh đã đứng ra đại diện chủ trì tang lễ, lo cho ông mồ yên mả đẹp để ông yên lòng nhắm mắt xuôi tay.
Về phần Nam Nam, sau khi tiễn ông nội đoạn đường cuối, cậu bé liền theo gia đình Văn Trạch Tài chuyển về sống tại Văn gia. Vì lớn hơn Hiểu Hiểu hai tuổi nên Nam Nam nghiễm nhiên đứng vai anh trai đồng thời cũng được cha nuôi đặt cho cái tên mới, Văn Thiên Nam.
Trong buổi lễ nhận thân, Nam Nam trịnh trọng cúi lạy, kính trà cha mẹ nuôi. Và kể từ đây, Nam Nam đã chính thức mang họ Văn, cậu không còn là đứa trẻ cơ nhỡ, cầu bơ cầu bất không nơi nương tựa nữa mà cậu đã có gia đình, có người thân, có mái ấm để tìm về!
Bởi vì hãn còn quá nhỏ đâm ra Hiểu Hiểu chẳng biết vì sao đột nhiên anh hàng xóm lại trở thành anh trai của mình. Thế nhưng bé cũng chẳng bận tâm tìm hiểu nhiều, chỉ cần ngày ngày được chơi chung với anh Nam là Hiểu Hiểu cảm thấy vui vẻ lắm rồi, còn lại những cái khác không quan trọng.
Kế đến, Văn Trạch Tài hoàn thiện hồ sơ xin học cho Nam Nam. Trước đây vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông bà lại già yếu thành ra cũng chẳng chú ý tới phương diện giáo dục. Bởi thế cho nên mặc dù lớn tuổi hơn nhưng Nam Nam đành phải vào lớp một, cùng lớp với cô em gái Hiểu Hiểu. Hên cho cậu bé là mới trễ khai giảng có một tháng, nếu chú tâm học tập thì vẫn có thể đuổi kịp tiến độ trên lớp.
Ngoài ra còn một vấn đề nữa cần phải suy xét tới chính là căn nhà của ông bà nội Nam Nam. Bởi vì hiện trạng của căn nhà quá cũ nát và ẩm dột chắc chắn không thể cho thuê được mà nếu bán đứt e rằng sẽ bị ép giá xuống thấp lắm. Nhưng nếu không làm gì để không thì cũng uổng vì dù sao nó cũng nằm ngay mặt tiền đường lớn. Hay là sửa sang cải tạo lại rồi mở quán đoán mệnh nhỉ?
Tính toán kỹ lưỡng, Văn Trạch Tài liền gọi Thiên Nam vào hỏi ý kiến. Nghe xong, Thiên Nam lễ phép đáp: “Cha là cha của con, cha cứ quyết định là được, con nghe theo lời cha.”
Một lời này đủ thấy Thiên Nam vô cùng tin tưởng và tín nhiệm cha nuôi.
Và thế là từ một sạp cỏn con ngoài vỉa hè, Văn Trạch Tài đã mở được cửa hàng đầu tiên, từng bước phát triển và mở rộng sự nghiệp bói toán của bản thân.
Sau khi biết chuyện này, Chu Vệ Quốc ghen tỵ xanh ruột, thế nhưng vì sĩ diện nên chỉ bấm bụng giữ trong lòng, chứ có chết cũng không thể hiện ra bên ngoài. Bởi ghen ghét đố kỵ chỉ có ở những kẻ thua cuộc mà cậu thì tuyệt đối không phải kẻ thua cuộc, chẳng qua đời nó hơi đen đen tí thôi chứ đỏ thì quên đi!
Chú thích
- Cung Phụ mẫu còn được gọi là Nhật Nguyệt giác, nó nằm ở hai bên góc trái phải của trán. Nam mệnh thì Nhật giác ở bên trái, Nguyệt giác ở bên phải. Nhật là mặt trời hay gọi là thái dương, đại diện cho dương nên gọi là cung Phụ thân. Nguyệt là mặt trăng đại diện cho phần âm nên gọi là cung Mẫu thân. Nữ mệnh thì ngược lại, cung Phụ thân ở bên phải, cung Mẫu thân ở bên trái. Nhật Nguyệt giác thì phải cân bằng, đầy đặn, nhô lên, biểu thị cha mẹ vinh lộc phúc hậu, vận thế thịnh vượng, cơ thể khỏe mạnh, khí sắc của Nhật Nguyệt giác vàng và sáng bóng cho thấy cơ thể của cha mẹ người này khỏe mạnh, gia đình có nhiều chuyện vui.
Nhật, Nguyệt giác nếu bên to, bên nhỏ thì tương ứng khắc cha hoặc khắc mẹ. Bên trái, nếu thấp lõm, người này thường nhờ vào sự nuôi nấng của người ngoài mà lớn lên hoặc là cha mẹ ly hôn lúc còn nhỏ hoặc là từ bé đã bị bệnh tật. Nhật, Nguyệt giác mà thấp xuống, lồi lõm không đều và có vết sẹo thì duyên phận với cha mẹ rất mỏng.
Nhật, Nguyệt giác có rãnh lõm xuống, vừa sâu vừa to, màu sắc tốt cho thấy cha hoặc mẹ của người này có bệnh tật hoặc đã qua đời. Nếu như rãnh lõm xuống không sâu và cũng không rộng lắm cho thấy cha mẹ người đó mặc dù vẻ ngoài vẫn khỏe nhưng cơ thể tiềm ẩn bệnh.
Nhật giác ở bên trái là cha, Nguyệt giác ở bên phải là mẹ. Nếu như một bên có nếp nhăn hoặc khiếm khuyết cho thấy duyên phận với cha hoặc mẹ mỏng, hoặc cha, hoặc mẹ đang có bệnh. Nếu như có khí sắc xám xịt thì cũng biểu thị cha mẹ có bệnh tật.
Nhật, Nguyệt giác cao thấp không đối xứng, có vết sẹo hoặc nốt ruồi, đầu tiên cho thấy người này có cá tính táo bạo, nóng nảy, dễ sinh chuyện cãi vã với vợ hoặc chồng. Tiếp theo, cho thấy trong cha mẹ người này có một người tính cách nóng nảy hoặc bị bệnh di truyền.
Điều phải chú ý đó là, khi xem cung Phụ mẫu thì phải xem đuôi lông mày. Nhật, Nguyệt giác mà cao hơn lông mày thì tốt, thấp hơn lông mày thì mệnh tay trắng lập nghiệp, duyên phận với cha mẹ mỏng hoặc là cha mẹ không giúp đỡ được gì. Nếu thêm vào đó mà trán nhọn, 2 lông mày tương giao thì cho thấy lúc còn bé đã phải rời xa cha mẹ.
Xem cung Phụ mẫu nhất định phải xem cả đuôi lông mày, bởi mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ và đuôi lông mày đặc biệt quan trọng, có nhiều biểu hiện đặc trưng khác nhau. Nếu như 2 lông mày nối liền nhau thì người này phương hại đến cha mẹ. Nhân duyên với cha mẹ mong gia vận không thông thuận.
Nếu cung Phụ mẫu khí sắc có màu xanh chứng tỏ cha mẹ thường gặp chuyện thị phi, gia đình bất hòa; nếu khí sắc đỏ vàng thì cả cha và mẹ đều có chuyện vui.
Qua thời kỳ thanh xuân mà trán đột nhiên nổi những mụn trứng cá hoặc là có vết tấy đỏ và có mủ cho thấy có điều không mong muốn sắp xảy ra. Nếu như ở cung Phụ mẫu có mụn cho thấy người này có thể đấu khẩu với cha mẹ hoặc có việc liên quan đến thị phi phiền toái trong mối quan hệ với trưởng bối, lãnh đạo. Trong cuộc sống đời thường, nếu cha hoặc mẹ sức khỏe không tốt hoặc là trên Nhật, Nguyệt giác đột nhiên xuất hiện nốt ruồi đen, chấm đen hoặc là các mụn nhỏ cho thấy cha hoặc mẹ bị bệnh tật nghiêm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm. Nếu như chuyển thành màu trắng thì cha hoặc mẹ khó qua khỏi, nếu chuyển thành xanh thì cha hoặc mẹ lúc bị bệnh phải chịu đau đớn. Nhật, giác mà chuyển thành màu hồng cho thấy người bị bệnh đã thuyên giảm, sắp bình phục. Nhật, Nguyệt chuyển thành màu trắng hoặc màu đen thì phải chuẩn bị tâm lý vững vàng.
Hết chú thích.
Bạn cần đăng nhập để bình luận