Thập niên 70: Đoán Mệnh Sư
Chương 63: Bỏ trốn
Bởi thế cho nên chưa đầy nửa tiếng sau, sân nhà Văn Trạch Tài đã chật kín như nêm, mọi người ùn ùn kéo đến vây chặt lấy anh như thể fan hâm mộ gặp người nổi tiếng. Trong khi ấy bà Điền với Điền Tú Phương tất bật đun nước, pha trà mời dân làng còn ông Điền thì ung dung ngồi trên thềm nhà, tay cầm điếu thuốc nhưng không khó để nhận ra khoé mắt ông đong đầy ý cười vui vẻ.
Dưới sân, một bà thím nhanh nhảu đẩy thằng cháu trai tới trước mặt Văn Trạch Tài, gấp gáp thúc giục: “Mau mau lại đây nhờ Văn thanh niên sờ đầu lấy hên để mai này cũng có thể thi đậu vào trường đại học danh tiếng.”
Mặc dù cảm thấy cách này cực kỳ phi khoa học nhưng biết đây là phong tục tập quán từ ngàn đời xưa, nếu từ chối ắt hẳn sẽ làm bà con mất hứng, hơn nữa sờ một cái cũng không ảnh hưởng gì thế nên Văn Trạch Tài cũng đành thuận theo. Anh mỉm cười vươn tay xoa cái đầu nhỏ xíu, xù xì như trái chôm chôm. Thằng nhóc này hơi nhát người với lại ở đây đang tập trung quá đông đúc đâm ra cu cậu càng sợ hãi tợn, nó chỉ dám nhô đầu ra một tí rồi lại vội vàng rụt về, xấu hổ thu cả thân mình, rúc sâu vào lòng bà nội.
Đúng lúc này có một tiếng nói dè dặt vang lên: “Văn…Văn thanh niên trí thức… tôi muốn hỏi một chút, cái đó…ý là tài liệu ôn tập của anh ấy, có thể bán lại cho tôi được không?”
Người vừa lên tiếng chính là một thanh niên trí thức cũng tham dự kỳ thi đại học đợt này nhưng đợi đến giờ vẫn chưa thấy thư thông báo đâu, khả năng cao có lẽ là trượt rồi.
Song ngay khi Văn Trạch Tài vừa định lên tiếng đáp lời thì bà Điền đã nhanh mồm nhanh miệng giành nói trước, bà cười cười: “Tiếc quá, tài liệu ôn tập của Trạch Tài thím đã mang hết về bên ngoại cho thằng cháu mất rồi.”
Hả? Vì quá bất ngờ nên Văn Trạch Tài chỉ biết sờ sờ cánh mũi hòng che đi sự lúng túng còn cậu thanh niên trí thức kia thì thẫn thờ tiếc nuối ra mặt.
Ngồi chơi thêm một lát, bà con bắt đầu lục tục ra về vì cũng sắp tới giờ chuẩn bị cơm nước.
Đợi mọi người đi hết rồi, ông Điền mới nhíu mày hỏi bà vợ: “Mấy thằng cháu bên nhà bà đứa nào đứa nấy một chữ bẻ đôi không biết, bà mang sách vở về bên đó làm cái gì?”
Bà Điền hất cằm cãi lý: “Nhưng Trạch Tài đã lưu lại rất nhiều ghi chú trong đó không thể tuỳ tiện giao cho người ngoài được. Cứ để đó, sau này còn cho Hiểu Hiểu với anh em Đại béo, Nhị béo học chứ.”
Gì chứ riêng chủ đề này là Ngô Mai đồng ý hai chân hai tay luôn, cô vội vàng gật đầu tán thành: “Đúng đúng đúng, mẹ nói đúng đấy cha ạ.”
Đến bó tay với hai mẹ con nhà này, ông Điền thở dài nâng trán: “Đúng cái gì mà đúng. Giáo dục mỗi năm mỗi cải cách, làm sao bà biết những sách vở tài liệu này có còn hữu dụng cho mai sau nữa không mà cứ phải loạn lên?”
Không thể không công nhận, kiến thức và tư duy của ông Điền mở mang hơn những người khác rất nhiều. Chả trách ông được bầu là đội trưởng đội sản xuất cũng là điều dễ hiểu thôi.
“Phải không?” Bà Điền nghi ngờ quay qua xác nhận lại với con rể.
Văn Trạch Tài khẽ cười: “Vâng, đích thức là như thế mẹ ạ.”
Ồ, vậy sao, bà Điền thất vọng buồn thiu, nhưng rồi ngay sau đó lại ưỡn ngực tuyên bố chắc như đinh đóng cột: “Kể cả có vậy thì cũng không thể đưa cho người ngoài được. Cứ để ở nhà cho tụi nhỏ đọc, không bổ dọc thì cũng bổ ngang.”
Trời đất, bá đạo quá đi thôi! Toàn thể mọi người đều trố mắt nhìn nhau nhưng đố ai dám hó hé câu gì, chứ trái ý Lão Phật Gia là to chuyện đấy, không đùa được đâu!
Thế nhưng qua đến ngày hôm sau, bà Điền lại chạy sang đây đề đạt chủ ỷ mới: “Trạch Tài này, mẹ nghĩ lại rồi, hay thôi con cứ đưa tài liệu cho mấy cô cậu thanh niên trí thức mượn cũng được. Nếu có thể giúp bọn họ thi đậu đại học thì cũng là chuyện tốt.”
Văn Trạch Tài dở khóc dở cười: “Mẹ ơi, mấy cái này chỉ là tài liệu ôn tập thôi chứ có phải đáp án đâu mà nhìn một cái là thi đậu ngay.”
Tuy nhiên bà Điền vẫn khăng khăng nói: “Dù vậy cũng hữu ích với khối người. Cái gì mà sách khảo khảo…”
Văn Trạch Tài liền tiếp lời: “Sách tham khảo.”
Bà Điền vỗ đùi cái đét: “Đúng đúng là sách tham khảo, mẹ vẫn thường nghe mấy cô cậu thanh niên trí thức kháo nhau sách tham khảo này tốt, sách tham khảo kia lợi hại.”
Và thế là từ hôm đó trở đi, bưu tá không còn rẽ qua thôn Lợi Hoà nữa, chẳng cần phải nói ra thì ai cũng hiểu kết quả đã ấn định hết rồi. Vậy nên bầu không khí trong ký túc xá thanh niên trí thức nhất thời phân làm hai thái cực rõ rệt, người hổ hởi chuẩn bị khăn gói quay trở về thành, người ở lại thì sầu thảm thúi ruột. Nhất là sau khi Củng Dương, Lý Vũ Tình đi rồi, cảm xúc tuyệt vọng dường như dâng lên đến đỉnh điểm.
Hôm nay, ông Điền đang ngồi chơi cờ cùng con rể trong sân nhà thì đột nhiên nghe có người vừa khóc mếu vừa hoảng loạn chạy về hướng này:
“Hu hu, ông đội trưởng ơi…”
Ngay lập tức, ông đứng bật dậy, bước nhanh ra mở cổng xem có chuyện gì. Đập vào mắt ông là hình ảnh người phụ nữ trẻ đang ẵm một đứa bé trên tay. Chắc có lẽ vì khóc nhiều quá nên hai mắt cô ấy sưng húp cả lên, trông thảm thương vô cùng.
Ông Điền lo lắng hỏi: “Đã xảy ra chuyện gì?”
Chị Dương nghẹn ngào nấc lên từng hồi: “Ông ơi, chồng cháu…chồng cháu chạy mất rồi, cả ngày nay cháu tìm mà không thấy anh ấy đâu… hu hu…cháu phải làm thế nào bây giờ ông đội trưởng ơi… hu hu…”
Văn Trạch Tài sửng sốt tột cùng: “Cái gì? Chạy á?”
Ông Điền cũng nhíu chặt mày khó hiểu: “Đang yên đang lành tại sao nó phải chạy?”
Chị Dương ôm chặt đứa con nhỏ vào lòng, thút tha thút thít: “Anh ấy bỏ về thành rồi. Tối khuya hôm trước cháu phát hiện thấy anh ấy lén lén lút lút đi về hướng ký túc xá thanh niên trí thức. Sau khi quay về cứ liên tục nói xin lỗi với cháu. Mới đầu cháu cứ nghĩ anh ấy xin lỗi vì việc thi trượt đại học cơ…ai dè không phải… hu hu… ban nãy khi cháu đi làm đồng về thì đã chẳng thấy cả người lẫn đồ đâu…”
“Rồi rồi, cháu cứ bình tĩnh…” Ông Điền một bên trấn an cô ấy một bên quay sang sắp xếp công việc: “Trạch Tài, con lập tức chạy đi thông báo với toàn thể dân làng, kêu mọi người toả đi khắp nơi tìm xem, à nhớ kiểm tra kỹ khu vực trên núi nữa nhá.”
Văn Trạch Tài gật đầu tiếp nhận công việc rồi vội vã chạy đi triển khai ngay.
Có lẽ đã chịu hết nổi, chị Dương ngồi bệt xuống đất oà khóc nức nở. Thấy mẹ khóc, đứa bé sợ quá cũng khóc váng cả lên.
Ôi trời ơi, nhìn cảnh này mà rối hết cả ruột nhưng ngặt nỗi dỗ dành người khác đâu phải sở trường của ông. Cuối cùng ông đành phải cầu cứu bà xã giúp đỡ còn mình thì hối hả chạy ra ngoài lo liệu công chuyện. Tuy nhiên ông còn chưa đi tới đập nước thì lại bắt gặp một người đàn ông đang nháo nhào chạy khắp nơi tìm kiếm vợ cũng là nữ thanh niên trí thức.
Thoáng thấy bóng dáng đại đội trưởng, người đàn ông lập tức chạy tới, túm chặt lấy cánh tay ông, gấp gáp trình bày: “Đội trưởng, từ sáng sớm đã không thấy tăm hơi vợ cháu đâu rồi. Ngay cả đồ đạc cá nhân với lại quần áo thường ngày cô ấy hay mặc cũng không cánh mà bay…”
Chuyện kia chưa xong thì chuyện khác đã ập tới, ông Điền đau đầu cực kỳ, chỉ đạo mọi người tản ra lùng sục xem bọn họ trốn ở đâu.
Cứ thế, từ cuối giờ chiều cho tới khi trời sập tối, phải tới hơn phân nửa số thanh niên trí thức đã lén lút bỏ đi. Nhất thời, bầu không khí trong thôn căng thẳng cực độ, những người có vợ hoặc chồng là thanh niên trí thức lập tức bật chế độ phòng vệ, canh chừng cẩn mật 24 trên 24, không cho người bạn đời bước chân ra khỏi cổng nửa bước.
Tình thế hỗn loạn, ông Điền tức giận dẫm nát điếu thuốc hút dở: “Đúng là lũ khốn kiếp mà, lúc trước chính bọn nó năn nỉ ỉ ôi, thề thốt xin kết hôn với người trong thôn, chúng ta một câu cũng không làm khó. Bây giờ thì hay rồi, từng đứa từng đứa một bỏ lại gia đình, con thơ, phủi đít bỏ trốn…Biết thế ngay từ đầu đã cấm không cho chúng nó lấy nhau rồi! Đúng là nghiệp chướng!”
Bà Điền giật thót mình, dáo dác nhìn xung quanh, thôi chết cha, thằng Trạch Tài đâu mất rồi. Bất chợt một hồi chuông cảnh báo vang lên, bà cuống cuồng kéo Điền Kiến Quốc lại một góc thì thẩm to nhỏ. Nghe lời mẹ, Điền Kiến Quốc lập tức đứng dậy ra khỏi nhà.
Ngẫm nghĩ thế nào cũng thấy không an tâm, bà Điền lại quay sang nghiêm túc căn dặn con gái: “Tú Phương, mẹ bảo. Mấy ngày này con phải coi chừng thằng Trạch Tài kỹ kỹ vào. Đừng vì thấy dạo này nó thay đổi mà nới lỏng cảnh giác.”
Điền Tú Phương thoáng sửng sốt: “Không thể nào, anh ấy thi đậu rồi mà, nhất định sẽ không bỏ chạy đâu.”
“Ơ hay cái con bé này” bà Điền trừng mắt mắng: “Ai biết được nó có một đi không trở lại không? Một khi đã được về thành phố rồi làm gì có ai nguyện ý quay lại cái chốn khỉ ho cò gáy này nữa chứ!”
Hiểu Hiểu đứng bên cạnh, khó hiểu hỏi: “Bà ngoại, khỉ ho cò gáy là cái gì ạ? Chỗ chúng ta ở gọi là khỉ ho cò gáy ạ?”
Bà Điền nhất thời á khẩu, không biết phải giải thích với cháu gái ra làm sao.
Cũng may Điền Tú Phương nhanh trí, kịp thời chữa cháy: “À, bà ngoại nói đùa ấy mà. Nơi này của chúng ta non xanh nước biếc, sơn thuỷ hữu tình, làm sao là khỉ ho cò gáy được.”
À ra là nói đùa, Hiểu Hiểu toét miệng cười ngọt ngào. Nhìn hai mẹ con nó cứ hồn nhiên như không, chẳng đề phòng cảnh giác gì, bà Điền chỉ biết chép miệng, thở dài ngao ngán. Vô tư là tốt nhưng vô tư quá có ngày hối hận nha con!
Đúng lúc này, ngoài cổng truyền vào tiếng nói chuyện ồn ào cùng tiếng bước chân rầm rập. Ông Điền lập tức phóng ra cổng, vừa nhìn thấy đoàn người tiến lại gần, ông nhếch mép cười lạnh: “Giỏi lắm, dám trốn cơ à? Để xem các anh các chị định giải thích thế nào đây? Nếu không đưa ra được câu trả lời hợp lý thì cứ xác định ở lại đây cả đời đi, vĩnh viễn đừng mong có ngày quay trở về thành phố!”
Dưới sân, một bà thím nhanh nhảu đẩy thằng cháu trai tới trước mặt Văn Trạch Tài, gấp gáp thúc giục: “Mau mau lại đây nhờ Văn thanh niên sờ đầu lấy hên để mai này cũng có thể thi đậu vào trường đại học danh tiếng.”
Mặc dù cảm thấy cách này cực kỳ phi khoa học nhưng biết đây là phong tục tập quán từ ngàn đời xưa, nếu từ chối ắt hẳn sẽ làm bà con mất hứng, hơn nữa sờ một cái cũng không ảnh hưởng gì thế nên Văn Trạch Tài cũng đành thuận theo. Anh mỉm cười vươn tay xoa cái đầu nhỏ xíu, xù xì như trái chôm chôm. Thằng nhóc này hơi nhát người với lại ở đây đang tập trung quá đông đúc đâm ra cu cậu càng sợ hãi tợn, nó chỉ dám nhô đầu ra một tí rồi lại vội vàng rụt về, xấu hổ thu cả thân mình, rúc sâu vào lòng bà nội.
Đúng lúc này có một tiếng nói dè dặt vang lên: “Văn…Văn thanh niên trí thức… tôi muốn hỏi một chút, cái đó…ý là tài liệu ôn tập của anh ấy, có thể bán lại cho tôi được không?”
Người vừa lên tiếng chính là một thanh niên trí thức cũng tham dự kỳ thi đại học đợt này nhưng đợi đến giờ vẫn chưa thấy thư thông báo đâu, khả năng cao có lẽ là trượt rồi.
Song ngay khi Văn Trạch Tài vừa định lên tiếng đáp lời thì bà Điền đã nhanh mồm nhanh miệng giành nói trước, bà cười cười: “Tiếc quá, tài liệu ôn tập của Trạch Tài thím đã mang hết về bên ngoại cho thằng cháu mất rồi.”
Hả? Vì quá bất ngờ nên Văn Trạch Tài chỉ biết sờ sờ cánh mũi hòng che đi sự lúng túng còn cậu thanh niên trí thức kia thì thẫn thờ tiếc nuối ra mặt.
Ngồi chơi thêm một lát, bà con bắt đầu lục tục ra về vì cũng sắp tới giờ chuẩn bị cơm nước.
Đợi mọi người đi hết rồi, ông Điền mới nhíu mày hỏi bà vợ: “Mấy thằng cháu bên nhà bà đứa nào đứa nấy một chữ bẻ đôi không biết, bà mang sách vở về bên đó làm cái gì?”
Bà Điền hất cằm cãi lý: “Nhưng Trạch Tài đã lưu lại rất nhiều ghi chú trong đó không thể tuỳ tiện giao cho người ngoài được. Cứ để đó, sau này còn cho Hiểu Hiểu với anh em Đại béo, Nhị béo học chứ.”
Gì chứ riêng chủ đề này là Ngô Mai đồng ý hai chân hai tay luôn, cô vội vàng gật đầu tán thành: “Đúng đúng đúng, mẹ nói đúng đấy cha ạ.”
Đến bó tay với hai mẹ con nhà này, ông Điền thở dài nâng trán: “Đúng cái gì mà đúng. Giáo dục mỗi năm mỗi cải cách, làm sao bà biết những sách vở tài liệu này có còn hữu dụng cho mai sau nữa không mà cứ phải loạn lên?”
Không thể không công nhận, kiến thức và tư duy của ông Điền mở mang hơn những người khác rất nhiều. Chả trách ông được bầu là đội trưởng đội sản xuất cũng là điều dễ hiểu thôi.
“Phải không?” Bà Điền nghi ngờ quay qua xác nhận lại với con rể.
Văn Trạch Tài khẽ cười: “Vâng, đích thức là như thế mẹ ạ.”
Ồ, vậy sao, bà Điền thất vọng buồn thiu, nhưng rồi ngay sau đó lại ưỡn ngực tuyên bố chắc như đinh đóng cột: “Kể cả có vậy thì cũng không thể đưa cho người ngoài được. Cứ để ở nhà cho tụi nhỏ đọc, không bổ dọc thì cũng bổ ngang.”
Trời đất, bá đạo quá đi thôi! Toàn thể mọi người đều trố mắt nhìn nhau nhưng đố ai dám hó hé câu gì, chứ trái ý Lão Phật Gia là to chuyện đấy, không đùa được đâu!
Thế nhưng qua đến ngày hôm sau, bà Điền lại chạy sang đây đề đạt chủ ỷ mới: “Trạch Tài này, mẹ nghĩ lại rồi, hay thôi con cứ đưa tài liệu cho mấy cô cậu thanh niên trí thức mượn cũng được. Nếu có thể giúp bọn họ thi đậu đại học thì cũng là chuyện tốt.”
Văn Trạch Tài dở khóc dở cười: “Mẹ ơi, mấy cái này chỉ là tài liệu ôn tập thôi chứ có phải đáp án đâu mà nhìn một cái là thi đậu ngay.”
Tuy nhiên bà Điền vẫn khăng khăng nói: “Dù vậy cũng hữu ích với khối người. Cái gì mà sách khảo khảo…”
Văn Trạch Tài liền tiếp lời: “Sách tham khảo.”
Bà Điền vỗ đùi cái đét: “Đúng đúng là sách tham khảo, mẹ vẫn thường nghe mấy cô cậu thanh niên trí thức kháo nhau sách tham khảo này tốt, sách tham khảo kia lợi hại.”
Và thế là từ hôm đó trở đi, bưu tá không còn rẽ qua thôn Lợi Hoà nữa, chẳng cần phải nói ra thì ai cũng hiểu kết quả đã ấn định hết rồi. Vậy nên bầu không khí trong ký túc xá thanh niên trí thức nhất thời phân làm hai thái cực rõ rệt, người hổ hởi chuẩn bị khăn gói quay trở về thành, người ở lại thì sầu thảm thúi ruột. Nhất là sau khi Củng Dương, Lý Vũ Tình đi rồi, cảm xúc tuyệt vọng dường như dâng lên đến đỉnh điểm.
Hôm nay, ông Điền đang ngồi chơi cờ cùng con rể trong sân nhà thì đột nhiên nghe có người vừa khóc mếu vừa hoảng loạn chạy về hướng này:
“Hu hu, ông đội trưởng ơi…”
Ngay lập tức, ông đứng bật dậy, bước nhanh ra mở cổng xem có chuyện gì. Đập vào mắt ông là hình ảnh người phụ nữ trẻ đang ẵm một đứa bé trên tay. Chắc có lẽ vì khóc nhiều quá nên hai mắt cô ấy sưng húp cả lên, trông thảm thương vô cùng.
Ông Điền lo lắng hỏi: “Đã xảy ra chuyện gì?”
Chị Dương nghẹn ngào nấc lên từng hồi: “Ông ơi, chồng cháu…chồng cháu chạy mất rồi, cả ngày nay cháu tìm mà không thấy anh ấy đâu… hu hu…cháu phải làm thế nào bây giờ ông đội trưởng ơi… hu hu…”
Văn Trạch Tài sửng sốt tột cùng: “Cái gì? Chạy á?”
Ông Điền cũng nhíu chặt mày khó hiểu: “Đang yên đang lành tại sao nó phải chạy?”
Chị Dương ôm chặt đứa con nhỏ vào lòng, thút tha thút thít: “Anh ấy bỏ về thành rồi. Tối khuya hôm trước cháu phát hiện thấy anh ấy lén lén lút lút đi về hướng ký túc xá thanh niên trí thức. Sau khi quay về cứ liên tục nói xin lỗi với cháu. Mới đầu cháu cứ nghĩ anh ấy xin lỗi vì việc thi trượt đại học cơ…ai dè không phải… hu hu… ban nãy khi cháu đi làm đồng về thì đã chẳng thấy cả người lẫn đồ đâu…”
“Rồi rồi, cháu cứ bình tĩnh…” Ông Điền một bên trấn an cô ấy một bên quay sang sắp xếp công việc: “Trạch Tài, con lập tức chạy đi thông báo với toàn thể dân làng, kêu mọi người toả đi khắp nơi tìm xem, à nhớ kiểm tra kỹ khu vực trên núi nữa nhá.”
Văn Trạch Tài gật đầu tiếp nhận công việc rồi vội vã chạy đi triển khai ngay.
Có lẽ đã chịu hết nổi, chị Dương ngồi bệt xuống đất oà khóc nức nở. Thấy mẹ khóc, đứa bé sợ quá cũng khóc váng cả lên.
Ôi trời ơi, nhìn cảnh này mà rối hết cả ruột nhưng ngặt nỗi dỗ dành người khác đâu phải sở trường của ông. Cuối cùng ông đành phải cầu cứu bà xã giúp đỡ còn mình thì hối hả chạy ra ngoài lo liệu công chuyện. Tuy nhiên ông còn chưa đi tới đập nước thì lại bắt gặp một người đàn ông đang nháo nhào chạy khắp nơi tìm kiếm vợ cũng là nữ thanh niên trí thức.
Thoáng thấy bóng dáng đại đội trưởng, người đàn ông lập tức chạy tới, túm chặt lấy cánh tay ông, gấp gáp trình bày: “Đội trưởng, từ sáng sớm đã không thấy tăm hơi vợ cháu đâu rồi. Ngay cả đồ đạc cá nhân với lại quần áo thường ngày cô ấy hay mặc cũng không cánh mà bay…”
Chuyện kia chưa xong thì chuyện khác đã ập tới, ông Điền đau đầu cực kỳ, chỉ đạo mọi người tản ra lùng sục xem bọn họ trốn ở đâu.
Cứ thế, từ cuối giờ chiều cho tới khi trời sập tối, phải tới hơn phân nửa số thanh niên trí thức đã lén lút bỏ đi. Nhất thời, bầu không khí trong thôn căng thẳng cực độ, những người có vợ hoặc chồng là thanh niên trí thức lập tức bật chế độ phòng vệ, canh chừng cẩn mật 24 trên 24, không cho người bạn đời bước chân ra khỏi cổng nửa bước.
Tình thế hỗn loạn, ông Điền tức giận dẫm nát điếu thuốc hút dở: “Đúng là lũ khốn kiếp mà, lúc trước chính bọn nó năn nỉ ỉ ôi, thề thốt xin kết hôn với người trong thôn, chúng ta một câu cũng không làm khó. Bây giờ thì hay rồi, từng đứa từng đứa một bỏ lại gia đình, con thơ, phủi đít bỏ trốn…Biết thế ngay từ đầu đã cấm không cho chúng nó lấy nhau rồi! Đúng là nghiệp chướng!”
Bà Điền giật thót mình, dáo dác nhìn xung quanh, thôi chết cha, thằng Trạch Tài đâu mất rồi. Bất chợt một hồi chuông cảnh báo vang lên, bà cuống cuồng kéo Điền Kiến Quốc lại một góc thì thẩm to nhỏ. Nghe lời mẹ, Điền Kiến Quốc lập tức đứng dậy ra khỏi nhà.
Ngẫm nghĩ thế nào cũng thấy không an tâm, bà Điền lại quay sang nghiêm túc căn dặn con gái: “Tú Phương, mẹ bảo. Mấy ngày này con phải coi chừng thằng Trạch Tài kỹ kỹ vào. Đừng vì thấy dạo này nó thay đổi mà nới lỏng cảnh giác.”
Điền Tú Phương thoáng sửng sốt: “Không thể nào, anh ấy thi đậu rồi mà, nhất định sẽ không bỏ chạy đâu.”
“Ơ hay cái con bé này” bà Điền trừng mắt mắng: “Ai biết được nó có một đi không trở lại không? Một khi đã được về thành phố rồi làm gì có ai nguyện ý quay lại cái chốn khỉ ho cò gáy này nữa chứ!”
Hiểu Hiểu đứng bên cạnh, khó hiểu hỏi: “Bà ngoại, khỉ ho cò gáy là cái gì ạ? Chỗ chúng ta ở gọi là khỉ ho cò gáy ạ?”
Bà Điền nhất thời á khẩu, không biết phải giải thích với cháu gái ra làm sao.
Cũng may Điền Tú Phương nhanh trí, kịp thời chữa cháy: “À, bà ngoại nói đùa ấy mà. Nơi này của chúng ta non xanh nước biếc, sơn thuỷ hữu tình, làm sao là khỉ ho cò gáy được.”
À ra là nói đùa, Hiểu Hiểu toét miệng cười ngọt ngào. Nhìn hai mẹ con nó cứ hồn nhiên như không, chẳng đề phòng cảnh giác gì, bà Điền chỉ biết chép miệng, thở dài ngao ngán. Vô tư là tốt nhưng vô tư quá có ngày hối hận nha con!
Đúng lúc này, ngoài cổng truyền vào tiếng nói chuyện ồn ào cùng tiếng bước chân rầm rập. Ông Điền lập tức phóng ra cổng, vừa nhìn thấy đoàn người tiến lại gần, ông nhếch mép cười lạnh: “Giỏi lắm, dám trốn cơ à? Để xem các anh các chị định giải thích thế nào đây? Nếu không đưa ra được câu trả lời hợp lý thì cứ xác định ở lại đây cả đời đi, vĩnh viễn đừng mong có ngày quay trở về thành phố!”
Bạn cần đăng nhập để bình luận