Thập niên 70: Đoán Mệnh Sư
Chương 93: Một trận thành danh
Thầy giáo Tả năm nay hơn bốn mươi tuổi, là người có thâm niên trong nghề đồng thời cũng nổi danh là một nhà giáo chính trực, tâm huyết và vô cùng mẫu mực. Vốn dĩ thầy cũng rất chướng tai gai mắt thầy giáo Liễu từ lâu vậy nên vừa nghe Văn Trạch Tài đề đạt, thầy Tả gật đầu đồng ý ngay không chút đắn đo, do dự.
Nhận được sự chấp thuận của thầy Tả, Văn Trạch Tài dẫn Hiểu Hiểu vào lớp mới, cẩn thận sắp xếp cho con ngồi vào chỗ đàng hoàng, anh mới yên tâm trở ra, trực tiếp lướt qua người thầy giáo Liễu đang tức bầm gan tím ruột, đủng đỉnh đi thẳng tới văn phòng hiệu trưởng.
Rất may, hiệu trưởng trường tiểu học là bà con thân thích với gia đình Dương Vĩnh Thắng. Hơn nữa ông ấy cũng được nghe kha khá chuyện tâm linh, biết được bản lĩnh hơn người của Văn Trạch Tài thành ra không cần Văn Trạch Tài trình bày nhiều, ông đã lập tức rút hồ sơ ký cái rẹt sau đó tươi cười nói: “Xong rồi, lát nữa tôi sẽ giao văn kiện này cho thầy giáo Tả, nếu anh bận thì cứ về trước đi, việc của học sinh Hiểu Hiểu tôi sẽ để mắt, anh đừng lo.”
Đúng là nhờ phúc Dương Vĩnh Thắng, mọi việc suôn sẻ và thuận lợi vô cùng. Mắt thấy thời gian cũng đã trễ, Văn Trạch Tài liền đứng dậy, nói lời cảm tạ rồi nhanh chân tiến về trường mình cho kịp giờ lên lớp.
Nhìn theo bóng lưng thẳng tắp, bước đi dõng dạc đường hoàng của Văn Trạch Tài, thầy giáo Liễu tức muốn hộc máu mà không thể làm gì khác, tới khi vào trong phòng học nhìn thấy chỗ ngồi trống trơn của Hiểu Hiểu, cơn tức giận dường như lại càng nhân lên gấp bội. Hắn giận cá chém thớt, quăng quật cặp sách, kéo bàn kéo ghế rầm rầm dọa đám nhỏ ngồi dưới sợ tới độ không dám thở mạnh, đứa nào đứa nấy mặt mũi xanh lét, ngồi im bất động. Đặc biệt là mấy đứa hôm qua cố tình cô lập Hiểu Hiểu, không hoàn thành nhiệm vụ mà bỏ trốn về trước, báo hại hôm nay lớp học dơ hầy, rác rưởi vẫn còn nguyên si. Nếu thầy giáo mà sờ tới thì khả năng cao thể nào cũng bị viết kiểm điểm, mời phụ huynh cho xem. Tuy bọn chúng còn nhỏ, không thể hiểu hết những lời Văn Trạch Tài vừa nói khi nãy, nhưng ít nhiều gì chúng cũng nghe quen mấy từ như “hung hoạ” hay “tai ương” này nọ, bởi vì mỗi khi người lớn trong nhà nhắc tới mấy chữ đó là thể nào cũng có chuyện chẳng lành xảy ra. Vậy nên thoáng chốc bầu không khí im phăng phắc, áp lực và nặng nề bao trùm lên toàn bộ lớp học.
Đang miên man suy nghĩ thì thầy Liễu ở trên bục giảng bất ngờ quát to khiến tụi nhỏ giật mình đánh thót: “Ngồi đần ra đấy làm cái gì đấy hả, có muốn học nữa hay không? Mau mở sách vở ra, tôi kiểm tra bài cũ.”
Hết tiết học thứ nhất, thầy giáo Liễu còn bận thu dọn sách vở, chưa kịp bước ra khỏi cửa lớp đã có một giáo viên khác phấn khởi chạy tới lớn tiếng báo tin vui: “Thầy Liễu thầy Liễu, vừa rồi tôi đi qua văn phòng tình cờ nhìn thấy bảng danh sách giáo viên ưu tú tuần này, tên thầy xếp thứ nhất nha, chúc mừng chúc mừng…”
Nghe thấy vậy, hai mắt thầy Liễu tức thì vụt sáng. Đúng lúc này thầy Tả cũng vừa xách cặp ra tới, thoắt cái khuôn mặt thầy đen kịt, hừ, rõ ràng tuần trước mình đứng đầu bảng, vậy mà chớp mắt đã thay đổi rồi, cái tên họ Liễu này cũng lắm thủ đoạn gớm!
“Ha ha, may mắn thôi, tôi thì nào có tài đức gì..." rõ ràng trong bụng thầy Liễu đang mừng như mở cờ thế nhưng ngoài miệng vẫn bày đặt giả lả khiêm tốn, tuy nhiên chắc có lẽ vừa đi vừa cười thế nên mắt híp tịt lại không nhìn rõ đường, thành ra chân nọ quàng vào chân kia, ngã nhào về đằng trước, đập thẳng mặt vào bản lề cửa, bay mất hai chiếc răng ngay hàng tiền đạo.
Chứng kiến cảnh này, thầy Tả bàng hoàng đứng bất động vài giây…cách đây mấy giờ đồng hồ phụ huynh của em Hiểu Hiểu mới phán thầy Liễu sẽ gặp phải huyết quang tai ương, giờ đúng thật nè, máu me văng tứ tung luôn rồi. Thầy Tả hoàng hồn, vô thức tự vỗ lên mặt mình vài cái cho tỉnh táo rồi lật đật quay ngược về lớp học, đóng chặt cả cửa chính lẫn cửa sổ, yêu cầu các em học sinh ngồi yên trong lớp, không đứa nào được chạy sang lớp bên hóng chuyện.
Vì không được ra ngoài cho nên đám nhóc vây chặt lấy Hiểu Hiểu vừa tò mò vừa trầm trồ khen ngợi không ngớt. Bé con Hiểu Hiểu ngồi giữa đám bạn, kiêu hãnh vươn thẳng lưng, tự tin vỗ ngực tuyên bố chắc nịch: “Thấy chưa, cha mình không bao giờ nói dối, càng không phải là kẻ lừa đảo. Giờ thì các bạn tin rồi đúng không?!”
Bởi vì bị gãy răng cho nên thầy Liễu được chở thẳng vào bệnh viện khoa răng hàm mặt thăm khám, ai ngờ không chỉ đơn giản là mất răng mà còn dập cả lợi, thành thử buộc phải nhập viện theo dõi một đêm. Giữa trưa hôm sau, giáo viên trong trường rủ nhau đi thăm bệnh, thầy Tả cũng bị mọi người lôi kéo đi cùng. Mặc dù không thích đối phương cho lắm nhưng dù gì cũng là đồng nghiệp vậy nên thầy Tả đành phải miễn cưỡng tham gia. Nhưng ai dè đoàn người mới tới cổng bệnh viện đã thấy một cảnh tượng hỗn loạn và lộn xộn vô cùng, các bác sĩ, y tá đang nháo nhào vừa chạy vừa hô hoán báo cháy ầm ĩ.
Cuối cùng hỏi ra mới biết vụ hoả hoạn bắt nguồn từ phòng bệnh của thầy Liễu và nguyên nhân là vì hộp diêm trên người thầy ấy chẳng hiểu sao tự nhiên bén lửa. Cũng may phát hiện kịp thời chứ không thiếu chút nữa “bà hoả” thiêu rụi toàn bộ bệnh viện luôn rồi!
Chứng kiến thêm vụ việc này nữa, tâm tình thầy Tả càng thêm phức tạp bội phần. Một việc thì nói là trùng hợp, đằng này liên tiếp các sự viện diễn ra đúng y như những gì Văn Trạch Tài đã phán thì quả thật không thể xem thường được.
Ngày thứ ba, thầy Liễu được xuất viện nhưng trên đường về nhà không may bị một chiếc xe vận tải tông trúng. Tuy rằng không mất mạng nhưng phế mất một chân, từ giờ không thể đứng lớp được nữa. Vì thiếu giáo viên nên thầy hiệu trưởng buộc phải điều giáo viên cũ của Hiểu Hiểu, người bị thầy Liễu chiếm chỗ lúc trước, quay lại tiếp tục giảng dạy.
Vậy là Văn Trạch Tài một trận thành danh, tiếng tăm mau chóng nổi như cồn. Không chỉ Hiểu Hiểu ở trường tiểu học được đông đảo các bạn yêu quý, ngưỡng mộ mà ngay cả đại học Liêu Thành cũng đang rần rần, đi đến đâu cũng nghe mọi người nhắc tới chuyện thầy giáo Liễu, đồng thời chẳng biết ai khơi mào mà chuyện nhà họ Dương cùng nhà họ Tất cũng bắt đầu được lan truyền rộng rãi. Chỉ có điều một đồn mười, mười đồn trăm, qua miệng người này người kia thêm mắm dặm muối cuối cùng cốt truyện càng lúc càng tăng thêm phần ly kỳ và thần bí.
Nhưng như vậy cũng tốt, bằng cớ là việc làm ăn của Văn Trạch Tài bỗng chốc phất lên như diều gặp gió. Tuy nhiên nghề này cũng tương đối nhạy cảm, nếu làm rầm rộ quá e rằng sẽ dễ dàng kéo rắc rối quấn thân, vậy nên Văn Trạch Tài tự đề ra nguyên tắc đó là tuyệt đối không hành nghề bói toán tại trường, nếu ai muốn đoán mệnh, xem tướng thì xin mời tới con hẻm cổ ở phía đối diện vào hai ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần.
Và sau cùng thì ngày tháng tươi đẹp mà Triệu Đại Phi hằng mong chờ cũng đã tới. Hôm nay không chỉ có hai thầy trò ngồi đuổi ruổi nữa rồi mà khách khứa xếp hàng đông nườm nượp. Từ đầu buổi sáng tới giờ, cậu chàng cứ tủm tỉm cười không ngớt. Cứ mỗi lần có một vị khách xem xong đứng dậy là cậu nhanh nhẹn chạy lên thu tiền, chu đáo dùng khăn lau sạch ghế ngồi rồi cất cao giọng, đon đả mời chào: “Nào, xin mời người tiếp theo.”
Thế nên lúc Chu Vệ Quốc thất thểu kéo bạt ra tính bày quán thì đập vào mắt cậu là hình ảnh Văn Trạch Tài đang chăm chú cúi đầu tính toán còn trước mặt anh là cả một hàng dài, đếm vội cũng phải cỡ trên hai mươi người đang xếp hàng chờ tới lượt. Chu Vệ Quốc vô thức giật giật khoé miệng, lập tức xoay người, kéo lê đống đồ nghề đi sang con hẻm nhỏ kế bên. Chứ mà ngồi bên này chắc nhức mắt chết mất!
Tới giờ trưa, hai thầy trò Văn Trạch Tài tạm nghỉ, quay về tiệm quần áo ăn cơm. Vừa về tới nơi, Triệu Đại Phi đã hí hửng dốc ngược hai túi quần ra, cắm cúi đếm tới đếm lui rồi cười toe cười toét chẳng khác nào địa chủ được mùa: “Sư phụ…sư phụ, mới một buổi sáng thôi mà chúng ta đã kiếm được những hơn hai mươi đồng rồi này, ha ha ha !”
Cậu chàng nói rất to, chẳng những vậy lại còn cố ý kéo dài giọng ở cuối câu, khiến Trần Vân Hồng và Điền Tú Phương đang lúi húi cắt may ở dãy bàn phía trong cũng phải sửng sốt ngẩng đầu nhìn xem có chuyện gì mà tự dưng Triệu Đại Phi phấn khởi dữ vậy.
Thấy thằng đệ làm hơi lố, Văn Trạch Tài mất tự nhiên ho khụ một tiếng, ý muốn nói “khiêm tốn chút đi, phô quá rồi đấy!”
Nhưng khổ nỗi Triệu Đại Phi nào có để ý, cậu chàng cứ cầm xấp tiền cười tít hết cả mắt mũi.
Đúng lúc này Trần Vân Hồng bất thình lình buông kéo, đứng chống nạnh, dõng dạc tuyên bố: “Cứ chờ đó mà xem, rồi đây cửa hàng quần áo của em và sư mẫu sẽ ngày càng ăn nên làm ra, khách vô nườm nượp, tiền vào như nước!”
Không chịu kém thế, Triệu Đại Phi gân cổ đáp trả ngay lập tức: “Ồ, vậy sao? Vậy thì đây rửa mắt chờ xem!”
Trước tình cảnh này, hai vợ chồng Văn Trạch Tài chỉ biết câm nín, âm thầm đánh mắt nhìn nhau, thật sự chẳng hiểu dạo gần đây hai đứa này bị cái gì kích thích mà suốt ngày lôi doanh thu hai cửa hàng ra phân cao thấp. Giả dụ hôm nào tiệm quần áo lời nhiều hơn chút đỉnh là Trần Vân Hồng vui mừng ra mặt, còn bữa nào sạp đoán mệnh thắng lớn là y như rằng Triệu Đại Phi đắc ý dạt dào vì được lên mặt với bà xã.
Nếu Văn Trạch Tài đoán không lầm thì Trần Vân Hồng và Triệu Đại Phi đang ngấm ngầm so bì bản lĩnh đàn ông đàn bà thông qua số tiền kiếm về nhiều hay ít, vì chỉ có đánh vào phương diện danh dự thì chúng nó mới hăng máu gà đến vậy thôi. Ơi là trời, lớn tướng rồi mà cứ như con nít ấy, thiệt tình hai cái đứa này!
Nhận được sự chấp thuận của thầy Tả, Văn Trạch Tài dẫn Hiểu Hiểu vào lớp mới, cẩn thận sắp xếp cho con ngồi vào chỗ đàng hoàng, anh mới yên tâm trở ra, trực tiếp lướt qua người thầy giáo Liễu đang tức bầm gan tím ruột, đủng đỉnh đi thẳng tới văn phòng hiệu trưởng.
Rất may, hiệu trưởng trường tiểu học là bà con thân thích với gia đình Dương Vĩnh Thắng. Hơn nữa ông ấy cũng được nghe kha khá chuyện tâm linh, biết được bản lĩnh hơn người của Văn Trạch Tài thành ra không cần Văn Trạch Tài trình bày nhiều, ông đã lập tức rút hồ sơ ký cái rẹt sau đó tươi cười nói: “Xong rồi, lát nữa tôi sẽ giao văn kiện này cho thầy giáo Tả, nếu anh bận thì cứ về trước đi, việc của học sinh Hiểu Hiểu tôi sẽ để mắt, anh đừng lo.”
Đúng là nhờ phúc Dương Vĩnh Thắng, mọi việc suôn sẻ và thuận lợi vô cùng. Mắt thấy thời gian cũng đã trễ, Văn Trạch Tài liền đứng dậy, nói lời cảm tạ rồi nhanh chân tiến về trường mình cho kịp giờ lên lớp.
Nhìn theo bóng lưng thẳng tắp, bước đi dõng dạc đường hoàng của Văn Trạch Tài, thầy giáo Liễu tức muốn hộc máu mà không thể làm gì khác, tới khi vào trong phòng học nhìn thấy chỗ ngồi trống trơn của Hiểu Hiểu, cơn tức giận dường như lại càng nhân lên gấp bội. Hắn giận cá chém thớt, quăng quật cặp sách, kéo bàn kéo ghế rầm rầm dọa đám nhỏ ngồi dưới sợ tới độ không dám thở mạnh, đứa nào đứa nấy mặt mũi xanh lét, ngồi im bất động. Đặc biệt là mấy đứa hôm qua cố tình cô lập Hiểu Hiểu, không hoàn thành nhiệm vụ mà bỏ trốn về trước, báo hại hôm nay lớp học dơ hầy, rác rưởi vẫn còn nguyên si. Nếu thầy giáo mà sờ tới thì khả năng cao thể nào cũng bị viết kiểm điểm, mời phụ huynh cho xem. Tuy bọn chúng còn nhỏ, không thể hiểu hết những lời Văn Trạch Tài vừa nói khi nãy, nhưng ít nhiều gì chúng cũng nghe quen mấy từ như “hung hoạ” hay “tai ương” này nọ, bởi vì mỗi khi người lớn trong nhà nhắc tới mấy chữ đó là thể nào cũng có chuyện chẳng lành xảy ra. Vậy nên thoáng chốc bầu không khí im phăng phắc, áp lực và nặng nề bao trùm lên toàn bộ lớp học.
Đang miên man suy nghĩ thì thầy Liễu ở trên bục giảng bất ngờ quát to khiến tụi nhỏ giật mình đánh thót: “Ngồi đần ra đấy làm cái gì đấy hả, có muốn học nữa hay không? Mau mở sách vở ra, tôi kiểm tra bài cũ.”
Hết tiết học thứ nhất, thầy giáo Liễu còn bận thu dọn sách vở, chưa kịp bước ra khỏi cửa lớp đã có một giáo viên khác phấn khởi chạy tới lớn tiếng báo tin vui: “Thầy Liễu thầy Liễu, vừa rồi tôi đi qua văn phòng tình cờ nhìn thấy bảng danh sách giáo viên ưu tú tuần này, tên thầy xếp thứ nhất nha, chúc mừng chúc mừng…”
Nghe thấy vậy, hai mắt thầy Liễu tức thì vụt sáng. Đúng lúc này thầy Tả cũng vừa xách cặp ra tới, thoắt cái khuôn mặt thầy đen kịt, hừ, rõ ràng tuần trước mình đứng đầu bảng, vậy mà chớp mắt đã thay đổi rồi, cái tên họ Liễu này cũng lắm thủ đoạn gớm!
“Ha ha, may mắn thôi, tôi thì nào có tài đức gì..." rõ ràng trong bụng thầy Liễu đang mừng như mở cờ thế nhưng ngoài miệng vẫn bày đặt giả lả khiêm tốn, tuy nhiên chắc có lẽ vừa đi vừa cười thế nên mắt híp tịt lại không nhìn rõ đường, thành ra chân nọ quàng vào chân kia, ngã nhào về đằng trước, đập thẳng mặt vào bản lề cửa, bay mất hai chiếc răng ngay hàng tiền đạo.
Chứng kiến cảnh này, thầy Tả bàng hoàng đứng bất động vài giây…cách đây mấy giờ đồng hồ phụ huynh của em Hiểu Hiểu mới phán thầy Liễu sẽ gặp phải huyết quang tai ương, giờ đúng thật nè, máu me văng tứ tung luôn rồi. Thầy Tả hoàng hồn, vô thức tự vỗ lên mặt mình vài cái cho tỉnh táo rồi lật đật quay ngược về lớp học, đóng chặt cả cửa chính lẫn cửa sổ, yêu cầu các em học sinh ngồi yên trong lớp, không đứa nào được chạy sang lớp bên hóng chuyện.
Vì không được ra ngoài cho nên đám nhóc vây chặt lấy Hiểu Hiểu vừa tò mò vừa trầm trồ khen ngợi không ngớt. Bé con Hiểu Hiểu ngồi giữa đám bạn, kiêu hãnh vươn thẳng lưng, tự tin vỗ ngực tuyên bố chắc nịch: “Thấy chưa, cha mình không bao giờ nói dối, càng không phải là kẻ lừa đảo. Giờ thì các bạn tin rồi đúng không?!”
Bởi vì bị gãy răng cho nên thầy Liễu được chở thẳng vào bệnh viện khoa răng hàm mặt thăm khám, ai ngờ không chỉ đơn giản là mất răng mà còn dập cả lợi, thành thử buộc phải nhập viện theo dõi một đêm. Giữa trưa hôm sau, giáo viên trong trường rủ nhau đi thăm bệnh, thầy Tả cũng bị mọi người lôi kéo đi cùng. Mặc dù không thích đối phương cho lắm nhưng dù gì cũng là đồng nghiệp vậy nên thầy Tả đành phải miễn cưỡng tham gia. Nhưng ai dè đoàn người mới tới cổng bệnh viện đã thấy một cảnh tượng hỗn loạn và lộn xộn vô cùng, các bác sĩ, y tá đang nháo nhào vừa chạy vừa hô hoán báo cháy ầm ĩ.
Cuối cùng hỏi ra mới biết vụ hoả hoạn bắt nguồn từ phòng bệnh của thầy Liễu và nguyên nhân là vì hộp diêm trên người thầy ấy chẳng hiểu sao tự nhiên bén lửa. Cũng may phát hiện kịp thời chứ không thiếu chút nữa “bà hoả” thiêu rụi toàn bộ bệnh viện luôn rồi!
Chứng kiến thêm vụ việc này nữa, tâm tình thầy Tả càng thêm phức tạp bội phần. Một việc thì nói là trùng hợp, đằng này liên tiếp các sự viện diễn ra đúng y như những gì Văn Trạch Tài đã phán thì quả thật không thể xem thường được.
Ngày thứ ba, thầy Liễu được xuất viện nhưng trên đường về nhà không may bị một chiếc xe vận tải tông trúng. Tuy rằng không mất mạng nhưng phế mất một chân, từ giờ không thể đứng lớp được nữa. Vì thiếu giáo viên nên thầy hiệu trưởng buộc phải điều giáo viên cũ của Hiểu Hiểu, người bị thầy Liễu chiếm chỗ lúc trước, quay lại tiếp tục giảng dạy.
Vậy là Văn Trạch Tài một trận thành danh, tiếng tăm mau chóng nổi như cồn. Không chỉ Hiểu Hiểu ở trường tiểu học được đông đảo các bạn yêu quý, ngưỡng mộ mà ngay cả đại học Liêu Thành cũng đang rần rần, đi đến đâu cũng nghe mọi người nhắc tới chuyện thầy giáo Liễu, đồng thời chẳng biết ai khơi mào mà chuyện nhà họ Dương cùng nhà họ Tất cũng bắt đầu được lan truyền rộng rãi. Chỉ có điều một đồn mười, mười đồn trăm, qua miệng người này người kia thêm mắm dặm muối cuối cùng cốt truyện càng lúc càng tăng thêm phần ly kỳ và thần bí.
Nhưng như vậy cũng tốt, bằng cớ là việc làm ăn của Văn Trạch Tài bỗng chốc phất lên như diều gặp gió. Tuy nhiên nghề này cũng tương đối nhạy cảm, nếu làm rầm rộ quá e rằng sẽ dễ dàng kéo rắc rối quấn thân, vậy nên Văn Trạch Tài tự đề ra nguyên tắc đó là tuyệt đối không hành nghề bói toán tại trường, nếu ai muốn đoán mệnh, xem tướng thì xin mời tới con hẻm cổ ở phía đối diện vào hai ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần.
Và sau cùng thì ngày tháng tươi đẹp mà Triệu Đại Phi hằng mong chờ cũng đã tới. Hôm nay không chỉ có hai thầy trò ngồi đuổi ruổi nữa rồi mà khách khứa xếp hàng đông nườm nượp. Từ đầu buổi sáng tới giờ, cậu chàng cứ tủm tỉm cười không ngớt. Cứ mỗi lần có một vị khách xem xong đứng dậy là cậu nhanh nhẹn chạy lên thu tiền, chu đáo dùng khăn lau sạch ghế ngồi rồi cất cao giọng, đon đả mời chào: “Nào, xin mời người tiếp theo.”
Thế nên lúc Chu Vệ Quốc thất thểu kéo bạt ra tính bày quán thì đập vào mắt cậu là hình ảnh Văn Trạch Tài đang chăm chú cúi đầu tính toán còn trước mặt anh là cả một hàng dài, đếm vội cũng phải cỡ trên hai mươi người đang xếp hàng chờ tới lượt. Chu Vệ Quốc vô thức giật giật khoé miệng, lập tức xoay người, kéo lê đống đồ nghề đi sang con hẻm nhỏ kế bên. Chứ mà ngồi bên này chắc nhức mắt chết mất!
Tới giờ trưa, hai thầy trò Văn Trạch Tài tạm nghỉ, quay về tiệm quần áo ăn cơm. Vừa về tới nơi, Triệu Đại Phi đã hí hửng dốc ngược hai túi quần ra, cắm cúi đếm tới đếm lui rồi cười toe cười toét chẳng khác nào địa chủ được mùa: “Sư phụ…sư phụ, mới một buổi sáng thôi mà chúng ta đã kiếm được những hơn hai mươi đồng rồi này, ha ha ha !”
Cậu chàng nói rất to, chẳng những vậy lại còn cố ý kéo dài giọng ở cuối câu, khiến Trần Vân Hồng và Điền Tú Phương đang lúi húi cắt may ở dãy bàn phía trong cũng phải sửng sốt ngẩng đầu nhìn xem có chuyện gì mà tự dưng Triệu Đại Phi phấn khởi dữ vậy.
Thấy thằng đệ làm hơi lố, Văn Trạch Tài mất tự nhiên ho khụ một tiếng, ý muốn nói “khiêm tốn chút đi, phô quá rồi đấy!”
Nhưng khổ nỗi Triệu Đại Phi nào có để ý, cậu chàng cứ cầm xấp tiền cười tít hết cả mắt mũi.
Đúng lúc này Trần Vân Hồng bất thình lình buông kéo, đứng chống nạnh, dõng dạc tuyên bố: “Cứ chờ đó mà xem, rồi đây cửa hàng quần áo của em và sư mẫu sẽ ngày càng ăn nên làm ra, khách vô nườm nượp, tiền vào như nước!”
Không chịu kém thế, Triệu Đại Phi gân cổ đáp trả ngay lập tức: “Ồ, vậy sao? Vậy thì đây rửa mắt chờ xem!”
Trước tình cảnh này, hai vợ chồng Văn Trạch Tài chỉ biết câm nín, âm thầm đánh mắt nhìn nhau, thật sự chẳng hiểu dạo gần đây hai đứa này bị cái gì kích thích mà suốt ngày lôi doanh thu hai cửa hàng ra phân cao thấp. Giả dụ hôm nào tiệm quần áo lời nhiều hơn chút đỉnh là Trần Vân Hồng vui mừng ra mặt, còn bữa nào sạp đoán mệnh thắng lớn là y như rằng Triệu Đại Phi đắc ý dạt dào vì được lên mặt với bà xã.
Nếu Văn Trạch Tài đoán không lầm thì Trần Vân Hồng và Triệu Đại Phi đang ngấm ngầm so bì bản lĩnh đàn ông đàn bà thông qua số tiền kiếm về nhiều hay ít, vì chỉ có đánh vào phương diện danh dự thì chúng nó mới hăng máu gà đến vậy thôi. Ơi là trời, lớn tướng rồi mà cứ như con nít ấy, thiệt tình hai cái đứa này!
Bạn cần đăng nhập để bình luận