Thập niên 70: Đoán Mệnh Sư
Chương 256: Ở hiền gặp lành
Đợi tới khi ra khỏi cửa hàng, người đàn ông mới chọc chọc vào trán cô cháu gái, nghiêm giọng răn đe: “Ai cho cháu cái lá gan dám tới trêu chọc Văn đại sư, hả?”
Cô gái nhỏ nghiêng đầu, phụng phịu xoa xoa trán: “Cháu với chị dâu cá cược. Chị ấy tâng bốc Văn đại sư lên tận mây xanh còn cháu thì chả tin trên đời này lại có người có bản lĩnh nhìn thấu tất cả. Cho nên vừa rồi cháu mới cố tình nói dối để thử tài thầy ấy.”
Người đàn ông mờ mịt: “Ai? Xuân Hương ấy hả?”
Trịnh Xuân Hương là khách hàng cũ của Văn Trạch Tài. Trước khi gả chồng, nếu không nhờ được Văn đại sư giải mộng thì có khi cô đã chết dưới tay tên sát nhân biến thái rồi. Đã một lần trực tiếp lĩnh giáo tài nghệ của Văn đại sư, vậy nên Trịnh Xuân Hương vô cùng tín nhiệm và sùng bái.
Mấy hôm trước, Trịnh Xuân Hương và cô em chồng xảy ra chút tranh cãi nhỏ. Cô bé ỷ được người lớn trong nhà nuông chiều nên giở thói ngang ngược, ương ngạnh. Tức quá, Trịnh Xuân Hương bèn cố ý khiêu khích cho cô bé tới tìm Văn đại sư để biết thế nào là lễ độ.
Hoá ra sự tình là như thế, người đàn ông mệt mỏi thở dài: “Đừng đi kiếm chuyện với chị dâu cháu nữa. Ban nãy lời đại sư dặn còn nhớ không?”
Cô bé gật qua loa rồi chạy tót về phía trước, cũng chả biết có nghe thủng hay không nữa!
“Giời ạ, khách khứa cái kiểu gì thế không biết”, Triệu Đại Phi nhăn nhó: “Sư phụ, hay là tại hôm khai trương mình không coi ngày cho nên mới vậy?”
“Ngày mai thầy có việc ra ngoài, con ở nhà trông tiệm”, Văn Trạch Tài dường như không bận tâm lắm, anh từ tốn xếp gọn mặt bàn, rút lấy một quyển sách, tĩnh tại ngồi đọc.
Thoáng nghe thấy đi, Triệu Đại Phi hào hứng tức thì: “Thầy tính đi đâu thế?”
“Đi Cổng Tây. Năm ngoái chúng ta vẫn còn cái hẹn đoán mệnh cho ông lão hơn tám mươi tám tuổi. Chắt trai ông cụ đã đặt cọc và ngỏ ý muốn mời đại sư tới tận nhà. Con quên rồi à? Mấy hôm trước mới lên còn lu bu bận việc nên chưa đi được. Mai rảnh rỗi thầy định đi một chuyến kẻo để người ta đợi lâu”, Văn Trạch Tài đáp mà không ngẩng đầu.
Cổng Tây là một khu vực nổi tiếng nằm ngay sát thành phố Liêu Thành. Mà sở dĩ nó nổi tiếng một phần cũng là vì có ông lão sống thọ hơn tám mươi tám tuổi.
Nhà thơ Đỗ Phủ đã từng viết “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, ý muốn nói người thọ 70 xưa nay hiếm. Câu thơ này không chỉ đúng tại thời điểm đời sống khó khăn, vật tư thiếu thốn như lúc này. Mà ngay cả ở thời hiện đại, những cụ sống trên 70 cũng được người đời ca tụng là trường thọ.
“Thầy lại dẫn Tần Dũng đi theo à?” Ánh mắt Triệu Đại Phi lấp lánh trông mong.
“Đúng, con ở lại trông tiệm đi!” Văn Trạch Tài nói thẳng, mặc kệ thằng đệ ỉu xìu thất vọng
“Con phải chịu khó xuất đầu lộ diện thì khách hàng họ mới quen mặt con chứ. Thấy không, vừa rồi ngay cả tiểu cô nương kia cũng không muốn để con tính nữa là!”
Triệu Đại Phi nín thinh. Mặc dù có chút thất vọng nhưng cũng không tiếp tục mè nheo xin xỏ nữa.
Địa phận Cổng Tây khá gần với nhà của cặp song sinh Chúc Hoa Lan - Chúc Hoa Mai, em họ Tần Dùng. Hiện tại, hai cô nàng đều đã có đối tượng hẹn hò, do gia đình giới thiệu mai mối.
Mặc dầu Tần Dũng khá quen thuộc khu vực này và trong tay cũng có địa chỉ cụ thể song vừa đi vẫn vừa phải hỏi đường. Rất may gặp được một thím vô cùng nhiệt tình: “A, tìm nhà Hoàng Trường Sinh hả? Kia, ở ngay trước mặt kia kìa. Đó, chính là cái căn cao cao, có gác mái đấy…”
Sở dĩ dân chúng quanh đây nhiệt tình như vậy là bởi họ rất kính trọng và ngưỡng mộ ông cụ Hoàng, người có tuổi thọ cao nhất vùng.
Vợ và các con cụ đã qua đời hết, cháu trai cũng mất hai đứa, hiện ông cụ đang sống cùng vợ chồng thằng cháu út, cũng chính là cha của Hoàng Trường Sinh.
Nói là nhà gác mái chứ kỳ thực cũng không phải kiểu xa hoa cầu kỳ gì, chỉ đơn giản là một căn gác nhỏ được dựng lên bằng gạch đá và đất bùn. Tứ phía xây kín mít nhằm tránh gió lùa, chỉ mở một cửa sổ nho nhỏ để lấy ánh sáng và không khí. Mục đích của gia chủ khi sử dụng gạch đá và chọn kiểu thiết kế này là đảm bảo đông ấm hạ mát, kín gió nhưng vẫn đủ ánh sáng.
Hoàng Trường Sinh năm nay khoảng mười bảy, mười tám tuổi, đúng độ tuổi thanh niên bẻ gãy sừng trâu, sôi nổi và đầy nhiệt huyết. Cậu không đi học mà đang làm thợ ở một xưởng mộc trên thị trấn.
Hôm nay đúng lúc cậu được nghỉ, đang bày đồ ra sân đóng ghế.
Nhìn thấy Văn Trạch Tài và Tần Dũng tới, Hoàng Trường Sinh phấn khởi chạy ra đón: “Cháu chào đại sư, mời đại sư vào nhà ngồi.”
Tiếp theo, cậu thanh niên nhanh nhẹn bưng lên hai tách trà nóng: “Mời đại sư, mời chú uống trà.”
Văn Trạch Tài nhận lấy, lịch sự nói: “Cảm ơn cháu.”
Trà được đựng trong cốc tráng men màu trắng, tạo cảm giác sạch sẽ, tinh khiết, rất có thiện cảm. Lá trà già, nước trà rất thơm và đượm.
Sân nhà được quét dọn gọn gàng, ngăn nắp. Giàn dây leo phủ kín bờ tường, chồi non, lộc biếc rung rinh trong gió xuân, mơn mởn xanh tươi. Một màu xanh rất đỗi bình yên và mát lành sự sống!
“Cha cháu đẩy cụ nội ra ngoài tản bộ rồi ạ. Chắc cũng sắp về thôi, cảm phiền đại sư ngồi đợi một chút ạ.”
Hoàng Trường Sinh nói năng lịch sự và lễ phép, cộng thêm vóc dáng thư sinh cao gầy cùng khuôn mặt tuấn tú, điển trai. Bảo sao hôm thằng bé tới tiệm đoán mệnh liền bị mấy bà thím vây lại hỏi đông hỏi tây, chủ yếu là dò thám xem nó đã có vợ chưa để còn giới thiệu cho con cháu nhà mình.
Văn Trạch Tài nhàn nhã thưởng thức ly trà: “Chú không vội, cháu cứ bận việc tiếp đi.”
Trong khi ấy Tần Dũng đi tham quan một vòng quanh sân, tranh thủ hít thở bầu không khí làng quê thanh bình. Trông thấy cái cưa và mấy cây trúc xếp gọn trên bậc thềm, Tần Dũng liền hỏi: “Cháu đang đóng ghế nằm à?”
Hoàng Trường Sinh tươi cười gật đầu, nhanh nhẹn bắt tay vào việc: “Vâng ạ, cụ nội cháu sợ nóng, thích nhất là nằm ngoài hiên hóng gió. Giờ là đầu xuân rồi, chẳng mấy mà vào hè nên cháu phải tranh thủ làm cho nhanh. Chẳng giấu gì chú, nhà cháu không thiếu gì ngoài ghế, nằm ngồi đủ các thể loại. Nhưng cụ cháu thích nằm ghế mới, nói là nó có mùi trúc thoang thoảng, thư thái, dễ chịu.”
Mà cụ đã thích thì đóng thôi, nhà có thợ sẵn mà, ngại gì không chiều cho cụ vui lòng.
Mấy chú cháu tán dóc một hồi thì cổng nhà bật mở, một người đàn ông ước chừng bốn mươi tuổi đẩy một ông cụ chầm chậm tiến vào.
Người ngồi trên xe lăn đích thị là cụ Hoàng nổi danh khắp vùng. Ông hơi gầy, da dẻ nhăn nheo và lấm tấm đồi mồi. Trên đầu đội chiếc mũ len dày sụ, to đùng, nhìn có chút nóng so với tiết trời ấm áp đầu xuân.
Mặc dù đã bước sang tuổi tám mươi tám nhưng đôi mắt cụ Hoàng không hề vẩn đục như những lão ông, lão bà khác mà vẫn thanh triệt và sáng khoẻ.
Mắt sáng - Tâm trong, đây chắc chắn là một người có tâm bồ tát đại từ đại bi.
Văn Trạch Tài trực tiếp đứng dậy đi ra sân: “Cháu chào cụ, cụ khoẻ chứ ạ?”
Thấy đại sư lên tiếng, Tần Dũng cũng lập tức đi qua, lễ phép chào hỏi.
Cụ Hoàng nhìn hai người xa lạ rồi giơ tay ra dấu. Hoàng Trường Sinh lập tức bước tới bên, vui vẻ giới thiệu: “Cụ ơi, đây là Văn đại sư mà hôm bữa cháu đã nói với cụ rồi đấy, cụ còn nhớ không? Nào, chúng ta vào nhà trước rồi nói.”
Tuy gió xuân ấm áp nhưng cụ già tuổi cao sức yếu, hứng gió nhiều rất dễ nhiễm lạnh dẫn tới thương hàn.
Khi tất cả ngồi vào phòng khách, Văn Trạch Tài mới biết thì ra cha của Hoàng Trường Sinh bị câm. Hai cha con họ giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính.
“Mẹ xuống ruộng trồng rau rồi, chị Ngô thì đi sang miếng đất bên kia.”
Cha Hoàng Trường Sinh gật gật tỏ ý đã biết rồi trực tiếp xách cuốc đi thẳng ra khỏi nhà.
Hoàng Trường Sinh cười cười giải thích: “Bận đi giúp bà xã đại nhân đấy các chú ạ. Cha cháu không bao giờ rời được mẹ cháu nửa bước.”
“Phu thê ân ái, gia hoà vạn sư hưng!” Văn Trạch Tài mừng thay cho nhà họ.
Hoàng Trường Sinh nhoẻn miệng cười, vẻ hạnh phúc ngập tràn đầu mày đuôi mắt.
Thấy mọi người vui vẻ, cụ Hoàng cũng móm mém cười theo.
Răng cỏ đã rơi rụng gần hết, song cụ không thích ăn đồ mềm. Hai mươi mấy năm trời, dùng lợi nghiền thức ăn riết rồi cũng quen. Thậm chí đến giờ cụ vẫn nhai được táo ngon lành, tất nhiên tiền đề là con cháu phải cắt thành từng miếng nhỏ giúp cụ.
Tóm lại, ngoại trừ việc đi lại và nói chuyện không được lưu loát, rõ ràng thì cụ Hoàng vẫn khoẻ mạnh và minh mẫn chán. Những cụ sáu, bảy chục tuổi còn thua xa.
Tuy nhiên ông cụ đã tới độ tuổi gần đất xa trời, con cháu trong nhà không thể không lo lắng. Hôm nay, Hoàng Trường Sinh thỉnh mời Văn Trạch Tài tới đây cũng là vì nguyên nhân này, cậu muốn tính xem thọ mệnh của ông cụ còn bao lâu.
Thiệt tình thì gia cảnh cậu thuộc diện neo người, giờ trong nhà chỉ có cha mẹ chăm cụ, Hoàng Trường Sinh đi làm xa rất không yên lòng. Thế nên cậu muốn biết trước để có gì còn chuẩn bị tâm lý và sắp xếp, lo liệu mọi việc cho chu toàn.
“Ở hiền gặp lành, ông cụ cả đời làm việc thiện, giờ tuổi già được hưởng phúc, không đau không bệnh. Người thiện hưởng phúc lành, ngày tháng của ông cụ vẫn còn dài lắm…”, Văn Trạch Tài để ngỏ lời cuối, không nói rõ ràng rốt cuộc là bao nhiêu năm.
Song Hoàng Trường Sinh cũng hiểu ít nhất cũng phải kéo dài năm năm trở lên.
Cậu vui mừng ra mặt: “Cụ nội cháu đích thực là một người lương thiện. Cháu nghe kể hồi trẻ cụ được bầu làm thôn trưởng. Năm ấy phía thượng nguồn bên kia sông xuất hiện thổ phỉ. Chính cụ nội cháu đã anh dũng đứng ra bảo vệ bình yên cho dân làng.”
Cô gái nhỏ nghiêng đầu, phụng phịu xoa xoa trán: “Cháu với chị dâu cá cược. Chị ấy tâng bốc Văn đại sư lên tận mây xanh còn cháu thì chả tin trên đời này lại có người có bản lĩnh nhìn thấu tất cả. Cho nên vừa rồi cháu mới cố tình nói dối để thử tài thầy ấy.”
Người đàn ông mờ mịt: “Ai? Xuân Hương ấy hả?”
Trịnh Xuân Hương là khách hàng cũ của Văn Trạch Tài. Trước khi gả chồng, nếu không nhờ được Văn đại sư giải mộng thì có khi cô đã chết dưới tay tên sát nhân biến thái rồi. Đã một lần trực tiếp lĩnh giáo tài nghệ của Văn đại sư, vậy nên Trịnh Xuân Hương vô cùng tín nhiệm và sùng bái.
Mấy hôm trước, Trịnh Xuân Hương và cô em chồng xảy ra chút tranh cãi nhỏ. Cô bé ỷ được người lớn trong nhà nuông chiều nên giở thói ngang ngược, ương ngạnh. Tức quá, Trịnh Xuân Hương bèn cố ý khiêu khích cho cô bé tới tìm Văn đại sư để biết thế nào là lễ độ.
Hoá ra sự tình là như thế, người đàn ông mệt mỏi thở dài: “Đừng đi kiếm chuyện với chị dâu cháu nữa. Ban nãy lời đại sư dặn còn nhớ không?”
Cô bé gật qua loa rồi chạy tót về phía trước, cũng chả biết có nghe thủng hay không nữa!
“Giời ạ, khách khứa cái kiểu gì thế không biết”, Triệu Đại Phi nhăn nhó: “Sư phụ, hay là tại hôm khai trương mình không coi ngày cho nên mới vậy?”
“Ngày mai thầy có việc ra ngoài, con ở nhà trông tiệm”, Văn Trạch Tài dường như không bận tâm lắm, anh từ tốn xếp gọn mặt bàn, rút lấy một quyển sách, tĩnh tại ngồi đọc.
Thoáng nghe thấy đi, Triệu Đại Phi hào hứng tức thì: “Thầy tính đi đâu thế?”
“Đi Cổng Tây. Năm ngoái chúng ta vẫn còn cái hẹn đoán mệnh cho ông lão hơn tám mươi tám tuổi. Chắt trai ông cụ đã đặt cọc và ngỏ ý muốn mời đại sư tới tận nhà. Con quên rồi à? Mấy hôm trước mới lên còn lu bu bận việc nên chưa đi được. Mai rảnh rỗi thầy định đi một chuyến kẻo để người ta đợi lâu”, Văn Trạch Tài đáp mà không ngẩng đầu.
Cổng Tây là một khu vực nổi tiếng nằm ngay sát thành phố Liêu Thành. Mà sở dĩ nó nổi tiếng một phần cũng là vì có ông lão sống thọ hơn tám mươi tám tuổi.
Nhà thơ Đỗ Phủ đã từng viết “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, ý muốn nói người thọ 70 xưa nay hiếm. Câu thơ này không chỉ đúng tại thời điểm đời sống khó khăn, vật tư thiếu thốn như lúc này. Mà ngay cả ở thời hiện đại, những cụ sống trên 70 cũng được người đời ca tụng là trường thọ.
“Thầy lại dẫn Tần Dũng đi theo à?” Ánh mắt Triệu Đại Phi lấp lánh trông mong.
“Đúng, con ở lại trông tiệm đi!” Văn Trạch Tài nói thẳng, mặc kệ thằng đệ ỉu xìu thất vọng
“Con phải chịu khó xuất đầu lộ diện thì khách hàng họ mới quen mặt con chứ. Thấy không, vừa rồi ngay cả tiểu cô nương kia cũng không muốn để con tính nữa là!”
Triệu Đại Phi nín thinh. Mặc dù có chút thất vọng nhưng cũng không tiếp tục mè nheo xin xỏ nữa.
Địa phận Cổng Tây khá gần với nhà của cặp song sinh Chúc Hoa Lan - Chúc Hoa Mai, em họ Tần Dùng. Hiện tại, hai cô nàng đều đã có đối tượng hẹn hò, do gia đình giới thiệu mai mối.
Mặc dầu Tần Dũng khá quen thuộc khu vực này và trong tay cũng có địa chỉ cụ thể song vừa đi vẫn vừa phải hỏi đường. Rất may gặp được một thím vô cùng nhiệt tình: “A, tìm nhà Hoàng Trường Sinh hả? Kia, ở ngay trước mặt kia kìa. Đó, chính là cái căn cao cao, có gác mái đấy…”
Sở dĩ dân chúng quanh đây nhiệt tình như vậy là bởi họ rất kính trọng và ngưỡng mộ ông cụ Hoàng, người có tuổi thọ cao nhất vùng.
Vợ và các con cụ đã qua đời hết, cháu trai cũng mất hai đứa, hiện ông cụ đang sống cùng vợ chồng thằng cháu út, cũng chính là cha của Hoàng Trường Sinh.
Nói là nhà gác mái chứ kỳ thực cũng không phải kiểu xa hoa cầu kỳ gì, chỉ đơn giản là một căn gác nhỏ được dựng lên bằng gạch đá và đất bùn. Tứ phía xây kín mít nhằm tránh gió lùa, chỉ mở một cửa sổ nho nhỏ để lấy ánh sáng và không khí. Mục đích của gia chủ khi sử dụng gạch đá và chọn kiểu thiết kế này là đảm bảo đông ấm hạ mát, kín gió nhưng vẫn đủ ánh sáng.
Hoàng Trường Sinh năm nay khoảng mười bảy, mười tám tuổi, đúng độ tuổi thanh niên bẻ gãy sừng trâu, sôi nổi và đầy nhiệt huyết. Cậu không đi học mà đang làm thợ ở một xưởng mộc trên thị trấn.
Hôm nay đúng lúc cậu được nghỉ, đang bày đồ ra sân đóng ghế.
Nhìn thấy Văn Trạch Tài và Tần Dũng tới, Hoàng Trường Sinh phấn khởi chạy ra đón: “Cháu chào đại sư, mời đại sư vào nhà ngồi.”
Tiếp theo, cậu thanh niên nhanh nhẹn bưng lên hai tách trà nóng: “Mời đại sư, mời chú uống trà.”
Văn Trạch Tài nhận lấy, lịch sự nói: “Cảm ơn cháu.”
Trà được đựng trong cốc tráng men màu trắng, tạo cảm giác sạch sẽ, tinh khiết, rất có thiện cảm. Lá trà già, nước trà rất thơm và đượm.
Sân nhà được quét dọn gọn gàng, ngăn nắp. Giàn dây leo phủ kín bờ tường, chồi non, lộc biếc rung rinh trong gió xuân, mơn mởn xanh tươi. Một màu xanh rất đỗi bình yên và mát lành sự sống!
“Cha cháu đẩy cụ nội ra ngoài tản bộ rồi ạ. Chắc cũng sắp về thôi, cảm phiền đại sư ngồi đợi một chút ạ.”
Hoàng Trường Sinh nói năng lịch sự và lễ phép, cộng thêm vóc dáng thư sinh cao gầy cùng khuôn mặt tuấn tú, điển trai. Bảo sao hôm thằng bé tới tiệm đoán mệnh liền bị mấy bà thím vây lại hỏi đông hỏi tây, chủ yếu là dò thám xem nó đã có vợ chưa để còn giới thiệu cho con cháu nhà mình.
Văn Trạch Tài nhàn nhã thưởng thức ly trà: “Chú không vội, cháu cứ bận việc tiếp đi.”
Trong khi ấy Tần Dũng đi tham quan một vòng quanh sân, tranh thủ hít thở bầu không khí làng quê thanh bình. Trông thấy cái cưa và mấy cây trúc xếp gọn trên bậc thềm, Tần Dũng liền hỏi: “Cháu đang đóng ghế nằm à?”
Hoàng Trường Sinh tươi cười gật đầu, nhanh nhẹn bắt tay vào việc: “Vâng ạ, cụ nội cháu sợ nóng, thích nhất là nằm ngoài hiên hóng gió. Giờ là đầu xuân rồi, chẳng mấy mà vào hè nên cháu phải tranh thủ làm cho nhanh. Chẳng giấu gì chú, nhà cháu không thiếu gì ngoài ghế, nằm ngồi đủ các thể loại. Nhưng cụ cháu thích nằm ghế mới, nói là nó có mùi trúc thoang thoảng, thư thái, dễ chịu.”
Mà cụ đã thích thì đóng thôi, nhà có thợ sẵn mà, ngại gì không chiều cho cụ vui lòng.
Mấy chú cháu tán dóc một hồi thì cổng nhà bật mở, một người đàn ông ước chừng bốn mươi tuổi đẩy một ông cụ chầm chậm tiến vào.
Người ngồi trên xe lăn đích thị là cụ Hoàng nổi danh khắp vùng. Ông hơi gầy, da dẻ nhăn nheo và lấm tấm đồi mồi. Trên đầu đội chiếc mũ len dày sụ, to đùng, nhìn có chút nóng so với tiết trời ấm áp đầu xuân.
Mặc dù đã bước sang tuổi tám mươi tám nhưng đôi mắt cụ Hoàng không hề vẩn đục như những lão ông, lão bà khác mà vẫn thanh triệt và sáng khoẻ.
Mắt sáng - Tâm trong, đây chắc chắn là một người có tâm bồ tát đại từ đại bi.
Văn Trạch Tài trực tiếp đứng dậy đi ra sân: “Cháu chào cụ, cụ khoẻ chứ ạ?”
Thấy đại sư lên tiếng, Tần Dũng cũng lập tức đi qua, lễ phép chào hỏi.
Cụ Hoàng nhìn hai người xa lạ rồi giơ tay ra dấu. Hoàng Trường Sinh lập tức bước tới bên, vui vẻ giới thiệu: “Cụ ơi, đây là Văn đại sư mà hôm bữa cháu đã nói với cụ rồi đấy, cụ còn nhớ không? Nào, chúng ta vào nhà trước rồi nói.”
Tuy gió xuân ấm áp nhưng cụ già tuổi cao sức yếu, hứng gió nhiều rất dễ nhiễm lạnh dẫn tới thương hàn.
Khi tất cả ngồi vào phòng khách, Văn Trạch Tài mới biết thì ra cha của Hoàng Trường Sinh bị câm. Hai cha con họ giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính.
“Mẹ xuống ruộng trồng rau rồi, chị Ngô thì đi sang miếng đất bên kia.”
Cha Hoàng Trường Sinh gật gật tỏ ý đã biết rồi trực tiếp xách cuốc đi thẳng ra khỏi nhà.
Hoàng Trường Sinh cười cười giải thích: “Bận đi giúp bà xã đại nhân đấy các chú ạ. Cha cháu không bao giờ rời được mẹ cháu nửa bước.”
“Phu thê ân ái, gia hoà vạn sư hưng!” Văn Trạch Tài mừng thay cho nhà họ.
Hoàng Trường Sinh nhoẻn miệng cười, vẻ hạnh phúc ngập tràn đầu mày đuôi mắt.
Thấy mọi người vui vẻ, cụ Hoàng cũng móm mém cười theo.
Răng cỏ đã rơi rụng gần hết, song cụ không thích ăn đồ mềm. Hai mươi mấy năm trời, dùng lợi nghiền thức ăn riết rồi cũng quen. Thậm chí đến giờ cụ vẫn nhai được táo ngon lành, tất nhiên tiền đề là con cháu phải cắt thành từng miếng nhỏ giúp cụ.
Tóm lại, ngoại trừ việc đi lại và nói chuyện không được lưu loát, rõ ràng thì cụ Hoàng vẫn khoẻ mạnh và minh mẫn chán. Những cụ sáu, bảy chục tuổi còn thua xa.
Tuy nhiên ông cụ đã tới độ tuổi gần đất xa trời, con cháu trong nhà không thể không lo lắng. Hôm nay, Hoàng Trường Sinh thỉnh mời Văn Trạch Tài tới đây cũng là vì nguyên nhân này, cậu muốn tính xem thọ mệnh của ông cụ còn bao lâu.
Thiệt tình thì gia cảnh cậu thuộc diện neo người, giờ trong nhà chỉ có cha mẹ chăm cụ, Hoàng Trường Sinh đi làm xa rất không yên lòng. Thế nên cậu muốn biết trước để có gì còn chuẩn bị tâm lý và sắp xếp, lo liệu mọi việc cho chu toàn.
“Ở hiền gặp lành, ông cụ cả đời làm việc thiện, giờ tuổi già được hưởng phúc, không đau không bệnh. Người thiện hưởng phúc lành, ngày tháng của ông cụ vẫn còn dài lắm…”, Văn Trạch Tài để ngỏ lời cuối, không nói rõ ràng rốt cuộc là bao nhiêu năm.
Song Hoàng Trường Sinh cũng hiểu ít nhất cũng phải kéo dài năm năm trở lên.
Cậu vui mừng ra mặt: “Cụ nội cháu đích thực là một người lương thiện. Cháu nghe kể hồi trẻ cụ được bầu làm thôn trưởng. Năm ấy phía thượng nguồn bên kia sông xuất hiện thổ phỉ. Chính cụ nội cháu đã anh dũng đứng ra bảo vệ bình yên cho dân làng.”
Bạn cần đăng nhập để bình luận