Thập niên 70: Đoán Mệnh Sư
Chương 287: Thổi gió bên tai
Văn Trạch Tài thở dài: “Bà ấy không làm nhưng ở đằng sau xúi bậy, giật dây. Người đề xuất cướp công việc của tôi đưa cho Văn Trạch Dũng là bà ta. Người khóc lóc nói rằng tôi lớn tuổi hơn, có thể thích ứng với điều kiện sống cực khổ dưới nông thôn cũng là bà ta. Ai dà, ông đấy, là con rối bị vợ khống chế hơn nửa đời người mà chưa thấy chán à? Bao năm nay, bất kể bà ấy muốn cái gì, chỉ cần thổi vào tai ông vài lời ngon ngọt là ông sẽ lập tức giúp bà ta đạt được mục đích. Ông cẩn thận ngẫm lại mà xem, có phải như vậy không?”
Hai môi ông Văn run lên, rất muốn nói không phải nhưng đầu óc lại tự động tua ngược về quá khứ.
Năm ấy, thằng Trạch Tài khó khăn lắm mới xin được một chỗ làm đàng hoàng, tử tế. Nhưng bà vợ lại cứ than ngắn thở dài lo cho thằng Trạch Dũng tuổi tác đã lớn mà không có nghề ngỗng gì, mai này làm sao lấy được vợ. Lúc đó ông chỉ cười đúng là đàn bà suy nghĩ hạn hẹp. Nhà mình điều kiện kinh tế dư dả, thiếu gì đứa muốn nhảy vào làm dâu. Quơ đại cũng được cả nắm ấy chứ, làm gì có chuyện con trai Văn gia mà phải lo ế vợ!
Rồi nhà nước có lệnh điều động thanh niên trí thức xuống nông thôn. Kỳ thực ông không nghĩ Trạch Dũng nhà mình bị gọi đi thế nên càng bình chân như vại. Công việc thôi mà, có cũng được mà không có cũng chả sao. Tóm lại là ông không để tâm lắm. Nhưng khổ nổi bà vợ cứ lải nhải suốt ngày đêm, điếc hết cả tai. Mà nói đi cũng phải nói lại, thằng cả tính tình kiêu căng, ngạo mạn, bất cứ phương diện nào cũng đè đầu cưỡi cổ thằng em. Ông cũng cảm thấy con trai út chịu thua thiệt, từ nhỏ tới lớn luôn phải nhường nhịn anh cả, thế nên ông mới…
“Cha, cha đừng nghe anh ta nói linh tinh!” Hiếm khi mới thấy Văn Trạch Dũng thông minh đột xuất. Vừa phát hiện bất thường, hắn lập tức quơ quơ tay trước mặt, sốt sắng vừa la vừa gọi.
Một lát sau, ông Văn mới tỉnh táo trở lại, đôi đồng tử dần tìm được tiêu cự. Ông quay sang nhìn chằm chằm con trai út, mấp máy môi toan nói rồi lại thôi.
Văn Trạch Tài xòe tay, Triệu Đại Phi nhanh chóng đặt vào đó lá thư đoạn tuyệt quan hệ. Anh mở ra, chỉ vào hai chữ ký rõ ràng, đậm nét trên giấy: “Đây là của ông, còn đây là của vợ ông. Cả hai đều do chính tay các người tự nguyện đặt bút ký xuống. Không ai uy hiếp hay ép buộc gì bà ta hết. Bởi vì trong mắt bà ta một đứa con trai xuống nông thôn, cưới một cô vợ nông dân là hèn kém, là không có tiền đồ. Thời điểm bà ta ký tờ giấy này, tin chắc trong lòng đang cảm thấy may mắn lắm, tuyệt đối không hề có một chút do dự hay thương tâm nào cả.”
Vì sao lại cảm thấy may mắn? Là bởi vì Văn Trạch Tài không phải thằng con trai duy nhất, bà còn một Văn Trạch Dũng ngoan ngoãn, hiểu chuyện, lẻo mép và giỏi nịnh đầm nữa!
Ông Văn hốt hoảng nhớ lại cái ngày ký vào giấy từ con.
Hôm đó, ông vô cùng tức giận trước lá thư Văn Trạch Tài gửi về. Còn Văn Trạch Dũng và Văn Trạch Quyên ở bên cạnh thì không ngừng châm dầu vào lửa, dùng những lời lẽ hết sức nặng nề để lên án và chỉ trích Văn Trạch Tài. Thế nên cơn giận của ông Văn càng lúc càng bốc lên nghi ngút.
Mà bà Văn, người đáng lý phải đứng ra khuyên ngăn, hoà giải, giữ hoà khí gia đình. Thì không, bà ta đã đẩy cho mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm bằng cách chia rẽ, ly gián: “Thôi thôi, em xin, anh đừng nóng nảy kẻo hại sức khoẻ, bình tĩnh ngồi xuống đây nghe em nó này. Không có nó thì chúng ta vẫn còn thằng út Trạch Dũng mà. Trạch Dũng đâu, mau tới đấm lưng, bóp vai cho cha đi con.”
Thế rồi sau đó, ông Văn liền đề nghị phương án nếu Văn Trạch Tài vẫn cứng đầu cứng cổ không chịu nghe lời gia đình thì sẽ thực hiện biện pháp mạnh, không chu cấp tiền bạc, không gửi đồ đạc cho nó nữa. Nhưng bà Văn có vẻ không đồng tình, cho rằng cách đó quá nhẹ, không đủ để áp chế Văn Trạch Tài. Bà ta về phòng cầm ra một tờ giấy từ con và nói rằng chỉ có dọa đoạn tuyệt quan hệ thì may ra nó mới biết hối cải mà quay đầu.
Ông Văn ấp úng muốn giải thích, rất tiếc Văn Trạch Tài không muốn nghe: “Thôi, đừng dông dài vô nghĩa nữa, quay lại chuyện chính đi. Hôm nay các người tới tìm tôi có mục đích gì? Nói ra hết đi để xử lý luôn trong một lần cho gọn, sau này khỏi lằng nhằng rắc rối.”
Văn Trạch Dũng hấp tấp cướp lời cha: “Là vấn đề nhà ở…chúng tôi tìm anh vì chuyện nhà ở…”
“Nhà ở?”
Nhất thời tất cả đều ngẩn ra, Văn Trạch Tài nghi hoặc nhìn ông Văn: “Là cái căn chuẩn bị phá bỏ và di dời đấy hả?”
Ông Văn cúi gằm mặt, mãi sau mới khó nhọc gật gật đầu.
Văn Trạch Tài cảm thấy nực cười vô cùng: “Thế thì có liên quan gì đến chúng tôi? Chúng tôi có được chia chác gì trong đó đâu mà hai người mò tới đây vòi tiền đền bù?”
“Không phải ý đó”, Văn Trạch Dũng nóng nảy trình bày: “Mà là căn nhà ấy đứng tên anh. Giờ anh phải sang tên cho chúng tôi gấp chứ không nhà sắp bị phá dỡ đến nơi rồi, tới khi ấy chúng tôi vừa không có chỗ ở lại vừa không lấy được tiền bồi thường.”
Văn Trạch Tài ngây ngẩn cả người, không ngờ rằng toà đại viện Văn gia đang ở lại đứng tên mình. Chuyện này chắc chắn không phải do ông bà Văn làm rồi…
Không để Văn Trạch Tài phải mất công phỏng đoán, ông Văn trực tiếp đưa ra đáp án: “Là ông nội mày!”
Sinh thời, ông nội Văn rất yêu quý và cưng chiều Văn Trạch Tài. Đáng tiếc khi ông cụ khuất núi quy tiên thì Văn Trạch Tài mới lên tám tuổi. Toà đại viện cả gia đình cùng chung sống vốn dĩ đứng tên ông nội Văn. Sau khi ông cụ mất, ông Văn chắc mẩm cha sẽ để lại toàn bộ gia sản cho mình nên rất vững lòng, chả thèm đi kiểm tra giấy tờ.
Còn bà Văn thì cũng đinh ninh giống vậy, bởi ông cụ là người trọng nam khinh nữ, luôn thiên vị chồng bà nhất nên đương nhiên phải cho con trai cưng thừa kế tài sản rồi.
Nhưng đời không như là mơ, mấy ngày trước đội quy hoạch đô thị xuống làm việc với các chủ hộ để thương lượng về vấn đề bồi thường và họ đã chỉ đích danh Văn Trạch Tài. Đến khi ấy mọi người mới ngã ngửa thì ra ông nội Văn đã sang tên toà đại viện cho thằng cháu nội Văn Trạch Tài, chứ không phải đứa con trai yêu quý.
Cú sốc thực sự quá lớn, bà Văn không chịu nổi đả kích trực tiếp lăn đùng ra ngã bệnh. Vợ chồng Văn Trạch Quyên cũng chưng hửng, những tưởng phen này sẽ được chia chác một khoản kha khá, nào ngờ chỉ là mừng hụt, mơ hão! Còn vợ Văn Trạch Dũng thì lồng lộn lên, đùng đùng dắt con về bên ngoại.
Văn Trạch Dũng cùng ông Văn sầu khổ, vò đầu bứt tóc suốt mấy ngày trời. Cuối cùng vì nơi ăn chốn ở của cả gia đình và đặc biệt là vì khoản đền bù khổng lồ, hai cha con quyết định tới gặp Văn Trạch Tài. Ban đầu cứ nghĩ sẽ giải quyết êm xuôi, nhanh gọn thôi nào ngờ Văn Trạch Tài quá cứng, tiếp còn chả muốn tiếp chứ đừng nói tới chuyện ngồi xuống thương lượng.
Bị bẽ mặt, ông Văn tức trào máu vọng. Và thế là ông ta cùng thằng con quý tử Trạch Dũng đã nghĩ ra phương án hạ sách này. Trong suốt quá trình hai cha con bàn bạc, lên kế hoạch, bà Văn đều biết cả nhưng từ đầu tới cuối bà chỉ im re, không tán đồng cũng không ngăn cản, như thái độ trước giờ vẫn vậy!
Nghe xong đầu đuôi sự tình, Văn Trạch Tài chỉ biết lắc đầu dở khóc dở cười. Anh không ngờ cha con Văn Trạch Dũng lại ngu ngốc tới vậy và càng không ngờ ông nội Văn lại tặng cho nguyên thân một kinh hỷ quá lớn, phải nói là vượt ngoài sức tưởng tượng của anh.
Tuy nhiên, anh vẫn thản nhiên cười nói: “Tôi không cần cái căn nhà đó.”
Một lời nhẹ bẫng nhưng đủ khiến cho hai cha con Văn Trạch Dũng ngừng thở, không dám tin mọi chuyện lại dễ dàng đến thế.
Đáng tiếc, một giây trước khi hai cha con họ vỡ oà sung sướng, Văn Trạch Tài ung dung nói tiếp: “Nhưng đó là tâm ý ông nội để lại cho tôi, tôi cũng không thể làm trái ý ông được. Như vậy đi, để tránh đôi bên dây dưa phiền phúc, tôi sẽ sang tên cho mấy người, với điều kiện….”
Lần này ông Văn đã ngăn Văn Trạch Dũng lại, giành quyền nói trước: “Mày muốn cái gì?”
“Dựa theo quy định đền bù, chuyển hết thành tiền mặt cho tôi. Rất tiếc vì chúng ta không còn quan hệ thân thích nên không thể bớt được. Cứ theo giá cả thị trường mà tính!”
“Cái gì?” Văn Trạch Dũng hét toáng lên, suýt chút hộc máu chết tại chỗ!
“Thế thì có khác quái gì đâu!”
“Đương nhiên là khác chứ!” Văn Trạch Tài phiền chán, nhìn nó như nhìn một thằng thiểu năng trí tuệ: “Quốc gia đang ngày một phát triển lớn mạnh, trong tương lai nền kinh tế thị trường sẽ tăng trưởng như vũ bão, bất động sản cũng sẽ vọt giá chóng mặt. Giờ tôi lấy các người năm mươi mốt đồng một mét vuông. Mai sau các người có thể bán ra với giá vài ngàn thậm chí cả chục ngàn một mét vuông. Thử ngẫm mà xem, cuối cùng trong chuyện này ai mới là người được hưởng lợi?”
Văn Trạch Dũng khiếp sợ, lắp bắp truy vấn: “Mười… mười ngàn một mét vuông á, có thật không?”
Văn Trạch Tài nhún vai đáp: “Mấy chục, mấy trăm còn có, mười ngàn đã là gì. Dẫu sao Liêu Thành cũng không phải thành phố nhỏ, rất có tiềm năng phát triển trong tương lại.”
Trong chuyện này, ông Văn tỏ ra thông minh và nhạy bén hơn Văn Trạch Dũng rất nhiều. Ông ta ghìm thằng con lại, đại diện lên tiếng: “Được, quyết định như thế đi!”
Văn Trạch Tài nhướng mày: “Một tay giao tiền, một tay sang tên. Nửa tháng đủ cho các người chuẩn bị chứ?”
Ông Văn cắn răng đáp: “Đủ!”
Đợi cha con Văn Trạch Dũng kéo nhau đi rồi, Triệu Đại Phi mới chạy tới trước mặt sư phụ, hốt hoảng hỏi: “Sự phụ, những gì vừa rồi thầy nói là thật hay giả vậy?”
“Đương nhiên là thật rồi!” Văn Trạch Tài nghiêm túc nói với Triệu Đại Phi và Tần Dũng: “Giá nhà trong tương lai vô cùng, vô cùng cao. Nếu giờ có tiền thì đừng nên tiếc, cứ mạnh dạn mà mua nhà mua đất đi, sau này sẽ không hối hận đâu!”
Nhưng mấu chốt là phải có tiền mới được chứ, hai thằng đỗ nghèo khỉ quay sang nhìn nhau, tiu nghỉu lắc đầu!
Hai môi ông Văn run lên, rất muốn nói không phải nhưng đầu óc lại tự động tua ngược về quá khứ.
Năm ấy, thằng Trạch Tài khó khăn lắm mới xin được một chỗ làm đàng hoàng, tử tế. Nhưng bà vợ lại cứ than ngắn thở dài lo cho thằng Trạch Dũng tuổi tác đã lớn mà không có nghề ngỗng gì, mai này làm sao lấy được vợ. Lúc đó ông chỉ cười đúng là đàn bà suy nghĩ hạn hẹp. Nhà mình điều kiện kinh tế dư dả, thiếu gì đứa muốn nhảy vào làm dâu. Quơ đại cũng được cả nắm ấy chứ, làm gì có chuyện con trai Văn gia mà phải lo ế vợ!
Rồi nhà nước có lệnh điều động thanh niên trí thức xuống nông thôn. Kỳ thực ông không nghĩ Trạch Dũng nhà mình bị gọi đi thế nên càng bình chân như vại. Công việc thôi mà, có cũng được mà không có cũng chả sao. Tóm lại là ông không để tâm lắm. Nhưng khổ nổi bà vợ cứ lải nhải suốt ngày đêm, điếc hết cả tai. Mà nói đi cũng phải nói lại, thằng cả tính tình kiêu căng, ngạo mạn, bất cứ phương diện nào cũng đè đầu cưỡi cổ thằng em. Ông cũng cảm thấy con trai út chịu thua thiệt, từ nhỏ tới lớn luôn phải nhường nhịn anh cả, thế nên ông mới…
“Cha, cha đừng nghe anh ta nói linh tinh!” Hiếm khi mới thấy Văn Trạch Dũng thông minh đột xuất. Vừa phát hiện bất thường, hắn lập tức quơ quơ tay trước mặt, sốt sắng vừa la vừa gọi.
Một lát sau, ông Văn mới tỉnh táo trở lại, đôi đồng tử dần tìm được tiêu cự. Ông quay sang nhìn chằm chằm con trai út, mấp máy môi toan nói rồi lại thôi.
Văn Trạch Tài xòe tay, Triệu Đại Phi nhanh chóng đặt vào đó lá thư đoạn tuyệt quan hệ. Anh mở ra, chỉ vào hai chữ ký rõ ràng, đậm nét trên giấy: “Đây là của ông, còn đây là của vợ ông. Cả hai đều do chính tay các người tự nguyện đặt bút ký xuống. Không ai uy hiếp hay ép buộc gì bà ta hết. Bởi vì trong mắt bà ta một đứa con trai xuống nông thôn, cưới một cô vợ nông dân là hèn kém, là không có tiền đồ. Thời điểm bà ta ký tờ giấy này, tin chắc trong lòng đang cảm thấy may mắn lắm, tuyệt đối không hề có một chút do dự hay thương tâm nào cả.”
Vì sao lại cảm thấy may mắn? Là bởi vì Văn Trạch Tài không phải thằng con trai duy nhất, bà còn một Văn Trạch Dũng ngoan ngoãn, hiểu chuyện, lẻo mép và giỏi nịnh đầm nữa!
Ông Văn hốt hoảng nhớ lại cái ngày ký vào giấy từ con.
Hôm đó, ông vô cùng tức giận trước lá thư Văn Trạch Tài gửi về. Còn Văn Trạch Dũng và Văn Trạch Quyên ở bên cạnh thì không ngừng châm dầu vào lửa, dùng những lời lẽ hết sức nặng nề để lên án và chỉ trích Văn Trạch Tài. Thế nên cơn giận của ông Văn càng lúc càng bốc lên nghi ngút.
Mà bà Văn, người đáng lý phải đứng ra khuyên ngăn, hoà giải, giữ hoà khí gia đình. Thì không, bà ta đã đẩy cho mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm bằng cách chia rẽ, ly gián: “Thôi thôi, em xin, anh đừng nóng nảy kẻo hại sức khoẻ, bình tĩnh ngồi xuống đây nghe em nó này. Không có nó thì chúng ta vẫn còn thằng út Trạch Dũng mà. Trạch Dũng đâu, mau tới đấm lưng, bóp vai cho cha đi con.”
Thế rồi sau đó, ông Văn liền đề nghị phương án nếu Văn Trạch Tài vẫn cứng đầu cứng cổ không chịu nghe lời gia đình thì sẽ thực hiện biện pháp mạnh, không chu cấp tiền bạc, không gửi đồ đạc cho nó nữa. Nhưng bà Văn có vẻ không đồng tình, cho rằng cách đó quá nhẹ, không đủ để áp chế Văn Trạch Tài. Bà ta về phòng cầm ra một tờ giấy từ con và nói rằng chỉ có dọa đoạn tuyệt quan hệ thì may ra nó mới biết hối cải mà quay đầu.
Ông Văn ấp úng muốn giải thích, rất tiếc Văn Trạch Tài không muốn nghe: “Thôi, đừng dông dài vô nghĩa nữa, quay lại chuyện chính đi. Hôm nay các người tới tìm tôi có mục đích gì? Nói ra hết đi để xử lý luôn trong một lần cho gọn, sau này khỏi lằng nhằng rắc rối.”
Văn Trạch Dũng hấp tấp cướp lời cha: “Là vấn đề nhà ở…chúng tôi tìm anh vì chuyện nhà ở…”
“Nhà ở?”
Nhất thời tất cả đều ngẩn ra, Văn Trạch Tài nghi hoặc nhìn ông Văn: “Là cái căn chuẩn bị phá bỏ và di dời đấy hả?”
Ông Văn cúi gằm mặt, mãi sau mới khó nhọc gật gật đầu.
Văn Trạch Tài cảm thấy nực cười vô cùng: “Thế thì có liên quan gì đến chúng tôi? Chúng tôi có được chia chác gì trong đó đâu mà hai người mò tới đây vòi tiền đền bù?”
“Không phải ý đó”, Văn Trạch Dũng nóng nảy trình bày: “Mà là căn nhà ấy đứng tên anh. Giờ anh phải sang tên cho chúng tôi gấp chứ không nhà sắp bị phá dỡ đến nơi rồi, tới khi ấy chúng tôi vừa không có chỗ ở lại vừa không lấy được tiền bồi thường.”
Văn Trạch Tài ngây ngẩn cả người, không ngờ rằng toà đại viện Văn gia đang ở lại đứng tên mình. Chuyện này chắc chắn không phải do ông bà Văn làm rồi…
Không để Văn Trạch Tài phải mất công phỏng đoán, ông Văn trực tiếp đưa ra đáp án: “Là ông nội mày!”
Sinh thời, ông nội Văn rất yêu quý và cưng chiều Văn Trạch Tài. Đáng tiếc khi ông cụ khuất núi quy tiên thì Văn Trạch Tài mới lên tám tuổi. Toà đại viện cả gia đình cùng chung sống vốn dĩ đứng tên ông nội Văn. Sau khi ông cụ mất, ông Văn chắc mẩm cha sẽ để lại toàn bộ gia sản cho mình nên rất vững lòng, chả thèm đi kiểm tra giấy tờ.
Còn bà Văn thì cũng đinh ninh giống vậy, bởi ông cụ là người trọng nam khinh nữ, luôn thiên vị chồng bà nhất nên đương nhiên phải cho con trai cưng thừa kế tài sản rồi.
Nhưng đời không như là mơ, mấy ngày trước đội quy hoạch đô thị xuống làm việc với các chủ hộ để thương lượng về vấn đề bồi thường và họ đã chỉ đích danh Văn Trạch Tài. Đến khi ấy mọi người mới ngã ngửa thì ra ông nội Văn đã sang tên toà đại viện cho thằng cháu nội Văn Trạch Tài, chứ không phải đứa con trai yêu quý.
Cú sốc thực sự quá lớn, bà Văn không chịu nổi đả kích trực tiếp lăn đùng ra ngã bệnh. Vợ chồng Văn Trạch Quyên cũng chưng hửng, những tưởng phen này sẽ được chia chác một khoản kha khá, nào ngờ chỉ là mừng hụt, mơ hão! Còn vợ Văn Trạch Dũng thì lồng lộn lên, đùng đùng dắt con về bên ngoại.
Văn Trạch Dũng cùng ông Văn sầu khổ, vò đầu bứt tóc suốt mấy ngày trời. Cuối cùng vì nơi ăn chốn ở của cả gia đình và đặc biệt là vì khoản đền bù khổng lồ, hai cha con quyết định tới gặp Văn Trạch Tài. Ban đầu cứ nghĩ sẽ giải quyết êm xuôi, nhanh gọn thôi nào ngờ Văn Trạch Tài quá cứng, tiếp còn chả muốn tiếp chứ đừng nói tới chuyện ngồi xuống thương lượng.
Bị bẽ mặt, ông Văn tức trào máu vọng. Và thế là ông ta cùng thằng con quý tử Trạch Dũng đã nghĩ ra phương án hạ sách này. Trong suốt quá trình hai cha con bàn bạc, lên kế hoạch, bà Văn đều biết cả nhưng từ đầu tới cuối bà chỉ im re, không tán đồng cũng không ngăn cản, như thái độ trước giờ vẫn vậy!
Nghe xong đầu đuôi sự tình, Văn Trạch Tài chỉ biết lắc đầu dở khóc dở cười. Anh không ngờ cha con Văn Trạch Dũng lại ngu ngốc tới vậy và càng không ngờ ông nội Văn lại tặng cho nguyên thân một kinh hỷ quá lớn, phải nói là vượt ngoài sức tưởng tượng của anh.
Tuy nhiên, anh vẫn thản nhiên cười nói: “Tôi không cần cái căn nhà đó.”
Một lời nhẹ bẫng nhưng đủ khiến cho hai cha con Văn Trạch Dũng ngừng thở, không dám tin mọi chuyện lại dễ dàng đến thế.
Đáng tiếc, một giây trước khi hai cha con họ vỡ oà sung sướng, Văn Trạch Tài ung dung nói tiếp: “Nhưng đó là tâm ý ông nội để lại cho tôi, tôi cũng không thể làm trái ý ông được. Như vậy đi, để tránh đôi bên dây dưa phiền phúc, tôi sẽ sang tên cho mấy người, với điều kiện….”
Lần này ông Văn đã ngăn Văn Trạch Dũng lại, giành quyền nói trước: “Mày muốn cái gì?”
“Dựa theo quy định đền bù, chuyển hết thành tiền mặt cho tôi. Rất tiếc vì chúng ta không còn quan hệ thân thích nên không thể bớt được. Cứ theo giá cả thị trường mà tính!”
“Cái gì?” Văn Trạch Dũng hét toáng lên, suýt chút hộc máu chết tại chỗ!
“Thế thì có khác quái gì đâu!”
“Đương nhiên là khác chứ!” Văn Trạch Tài phiền chán, nhìn nó như nhìn một thằng thiểu năng trí tuệ: “Quốc gia đang ngày một phát triển lớn mạnh, trong tương lai nền kinh tế thị trường sẽ tăng trưởng như vũ bão, bất động sản cũng sẽ vọt giá chóng mặt. Giờ tôi lấy các người năm mươi mốt đồng một mét vuông. Mai sau các người có thể bán ra với giá vài ngàn thậm chí cả chục ngàn một mét vuông. Thử ngẫm mà xem, cuối cùng trong chuyện này ai mới là người được hưởng lợi?”
Văn Trạch Dũng khiếp sợ, lắp bắp truy vấn: “Mười… mười ngàn một mét vuông á, có thật không?”
Văn Trạch Tài nhún vai đáp: “Mấy chục, mấy trăm còn có, mười ngàn đã là gì. Dẫu sao Liêu Thành cũng không phải thành phố nhỏ, rất có tiềm năng phát triển trong tương lại.”
Trong chuyện này, ông Văn tỏ ra thông minh và nhạy bén hơn Văn Trạch Dũng rất nhiều. Ông ta ghìm thằng con lại, đại diện lên tiếng: “Được, quyết định như thế đi!”
Văn Trạch Tài nhướng mày: “Một tay giao tiền, một tay sang tên. Nửa tháng đủ cho các người chuẩn bị chứ?”
Ông Văn cắn răng đáp: “Đủ!”
Đợi cha con Văn Trạch Dũng kéo nhau đi rồi, Triệu Đại Phi mới chạy tới trước mặt sư phụ, hốt hoảng hỏi: “Sự phụ, những gì vừa rồi thầy nói là thật hay giả vậy?”
“Đương nhiên là thật rồi!” Văn Trạch Tài nghiêm túc nói với Triệu Đại Phi và Tần Dũng: “Giá nhà trong tương lai vô cùng, vô cùng cao. Nếu giờ có tiền thì đừng nên tiếc, cứ mạnh dạn mà mua nhà mua đất đi, sau này sẽ không hối hận đâu!”
Nhưng mấu chốt là phải có tiền mới được chứ, hai thằng đỗ nghèo khỉ quay sang nhìn nhau, tiu nghỉu lắc đầu!
Bạn cần đăng nhập để bình luận