Thập niên 70: Đoán Mệnh Sư
Chương 171: An Trân
Nhân sinh như vậy đó, ngẩng đầu chưa biết sẽ gặp ai nhưng chắc chắn một khi đã quay lưng là chẳng bao giờ gặp lại.
Bở lỡ một lần là bỏ lỡ một đời…Rõ ràng đã có duyên gặp gỡ nhưng lại chẳng đủ nợ để níu giữ nhau…
Cuối cùng, thím Vương cũng ra đi.
Trước phút chia ly, thím chỉ về phía căn nhà nhỏ nằm sát vách, nghẹn ngào nhắn nhủ: “Tôi đi rồi nhưng hy vọng mỗi ngày ông có thể sang thăm nó một chút…coi như là thăm tôi…”
Chú Viên hé môi nhưng không sao thốt nên lời, tất cả nghĩa tình sâu nặng, tất cả vấn vương quyến luyến lúc này đây hoá thành cái gật đầu thật nhẹ.
Viên Vệ Quốc đưa thím Vương ra nhà ga Liêu Thành. Tới nơi đã thấy con trai thím đứng đợi sẵn.
Vắng bóng tri kỷ, chú Viên như người mất hồn, cả ngày chẳng thiết nói cười, chỉ trầm mặc nhìn vào xa xăm, mải mê lần tìm những miền ký ức xưa cũ…
Lâu lâu, Chương Toàn chạy lại ghẹo vài câu những mong có thể khiến ông bạn già vơi bớt nỗi buồn. Nhưng khổ nỗi Chương Toàn ruột để ngoài da, cứ nói bừa đi chả thèm suy nghĩ, tới khi phát hiện mình lỡ lời thì đã chẳng kịp thu hồi nữa rồi. Đâm ra an ủi bất thành lại quay sang tự vả miệng mình trừng phạt.
Chú Chung khó hiểu hỏi: “Anh làm cái gì đấy?”
Chương Toàn ỉu xìu chán đời: “Miệng nhanh hơn não, khổ thật sự!”
Chú Chung cười trừ, dục tốc bất đạt, rồi thời gian sẽ xoa dịu hết thảy thôi!
Xế chiều, Triệu Đại Phi đi chợ mua thức ăn, vừa về tới tiệm liền háo hức thông báo tin tức nóng hổi: “Ở đầu ngõ đang dựng rạp chiếu bóng, thể nào tối nay cũng có xuất chiếu cho xem. Sư phụ, hay mình nghỉ sớm đi xem phim đi.”
Đang cắm cúi nghe cha giảng bài, Thiên Nam và Hiểu Hiểu ngẩng phắt đầu dậy, đồng thanh hỏi: “Thật không anh Đại Phi?”
“Đương nhiên là thật chứ!”, Triệu Đại Phi ưỡn ngực tự tin: “Chính mắt anh nhìn thấy người ta đang dựng sân khấu mà lại.”
Đứng cách đó không xa, Tần Dũng vểnh tai chăm chú lắng nghe. Rồi không biết vì lý do gì, cậu chàng vội vàng xin nghỉ về sớm, sau đó ba chân bốn cẳng chuồn mất hút.
Triệu Đại Phi há hốc miệng: “Anh ấy đi đâu mà như ma đuổi vậy trời?”
Văn Trạch Tài liền giải đáp thắc mắc: “Hẹn vợ sắp cưới tối nay đi xem chiếu bóng.”
À ra vậy, Triệu Đại Phi ôm bụng cười hắc hắc rồi chân chó chạy tới bên nịnh nọt: “Thế còn đề nghị của con sư phụ nghĩ sao? Duyệt nhé?”
Văn Trạch Tài nghiêm khắc chỉ dạy: “Muốn gì cũng phải bình tĩnh suy xét, nhỡ chẳng may có việc đột xuất hoặc ngoại cảnh tác động không được như ý muốn thì sao?”
Triệu Đại Phi gãi đầu cười hề hề: “Sao lại không được như ý muốn, chỉ cần sư phụ hô một tiếng là tụi con xách ghế ra giữ chỗ luôn.”
Lâu lâu mới có một lần, đương nhiên Văn Trạch Tài không cản trở cuộc vui của tụi nhỏ. Ngoài ra anh còn kêu Đại Phi chạy về thông báo cho cả Chung Nhiên cùng mấy ông chú nữa.
Rạp chiếu bóng lưu động được dựng trên một bãi đất trống, người dân đi xem phải tự xách theo ghế ngồi. Còn những ai nhà xa không tiện mang vác thì kê đại chiếc dép hoặc ngồi bệt xuống đất cũng xong. Hay có người chọn đứng để nhìn được rõ hơn nhưng phải di chuyển ra hai bên cánh hoặc lùi về phía sau để tránh cản trở tầm nhìn của người khác.
Hoà cùng không khí hân hoan nô nức, Văn Trạch Tài dắt vợ con đi xem phim. Mỗi người năm hào vào cửa, cả nhà nhanh chóng chọn vị trí đẹp, lục tục xếp ghế rồi nghiêm chỉnh ngồi xuống đợi giờ mở màn.
Vừa đặt mông yên vị, đã có ngay một bà thím sà tới: “Ai hạt dưa, hạt bí, hồ lô ngào đường đê…”
Triệu Đại Phi nhấc tay vẫy, bà thím mừng húm vội bưng cái mẹt chạy lại.
“Lấy cân hạt dưa với cân hạt bí đi thím.”
“Của chú đồng rưỡi cả thảy.”
Triệu Đại Phi móc tiền trả rồi chia mấy bịch hạt cho hội chị em phụ nữ.
Văn Trạch Tài trực tiếp đón lấy, quay sang mỉm cười ngọt ngào: “Vợ cứ tập trung xem đi, để anh cắn hạt dưa cho.”
Điền Tú Phương cười khẽ: “Đừng chỉ tập trung cắn hạt dưa, anh nhớ để ý bọn nhỏ nữa đấy.”
“Em yên tâm, anh vẫn canh chừng các con mà”, Văn Trạch Tài buồn cười nhìn hai thân hình bé xíu đang ngồi ngay trước mình một hàng. Tụi nhỏ hồi hộp đến độ cái lưng thẳng tắp, cổ nghển cao, chăm chú hướng mắt về tấm phông vải vì không muốn bỏ lỡ một giây phút nào.
Thời này, phim ảnh là món ăn tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân. Bà dắt cháu, mẹ bế con, thanh niên nam nữ hẹn hò nhau đi xem phim vui như trảy hổi. Và tất nhiên không thiếu những kẻ xấu lợi dụng thời cơ trộm cắp vặt hoặc táo bạo hơn là bắt cóc con nít. Vậy nên Điền Tú Phương lo lắng cũng là điều dễ hiểu thôi.
Đợi toát cả mồ hôi cuối cùng thời khắc mong chờ nhất cũng đến. Âm thanh hào hùng sống động vang lên đi kèm với đó là những thước phim đen trắng tái hiện lại quá trình đấu tranh gian khổ nhưng vô cùng bền bỉ và kiên cường của các chiến sĩ Cách mạng. Từ đó khơi lên niềm tự hào lịch sử, lòng biết ơn với các thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh thân mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Trải nghiệm lần đầu được xem chiếu bóng, Văn Trạch Tài như thể đắm mình trong những chiến tích hào hùng năm xưa, anh cảm thấy rất mới lạ và thú vị. Còn những người khác thì khỏi nói, ai cũng nghẹn ngào xúc động, ngay cả đám đàn ông cứng cỏi như Triệu Đại Phi cũng suýt chút rơi nước mắt.
Có lẽ tối qua mới được tưới tẩm tâm hồn thế nên sáng nay Triệu Đại Phi và Tần Dũng có tinh thần hẳn, làm việc gì cũng mau mắn, trôi chảy. Đã thế thỉnh thoảng lại đá vài câu thoại trong phim rồi quay sang trêu nhau cười ngặt nghẽo khiến không khí trong tiệm cũng bừng bừng sức sống.
Như chợt nhớ ra điều gì, Triệu Đại Phi bỗng tò mò hỏi Tần Dũng: “À đúng rồi, hôm qua anh và vợ chưa cưới đứng ở chỗ nào thế? Em tìm hoài mà chả thấy đâu cả.”
“Khụ…khụ…” Tần Dũng bối rối trả lời qua quýt: “Đứng…đứng ở tít sau…”
Văn Trạch Tài ngẩng đầu thấy mặt mày Tần Dũng đỏ gay đỏ gắt. Chắc cậu chàng chột dạ đây mà! Anh lắc đầu bật cười rồi tiếp tục bận việc nhưng Triệu Đại Phi thì bám riết không tha: “Á à anh cố tình không đem theo ghế để tiện đi chỗ khác nữa đúng không? Nói là đi xem phim nhưng thực ra còn mục đích phía sau nữa. Khai mau, xem phim xong hai người chui bụi nào?”
“Đừng nói vớ vẩn!” Tần Dũng nghiêm mặt nạt rồi nhìn ra phía cửa, hô to: “Có khách tới!”
Triệu Đại Phi vội thu lại vẻ cợt nhả, chạy ra cửa kiểm tra. Quả đúng là có khách thật.
Trước cửa, một cô gái ước chừng hơn hai mươi tuổi đang ngó nghiêng kiếm tìm. Điều đặc biệt chính là ngoại hình cô ấy nhìn rất quen, Triệu Đại Phi híp mắt đánh giá rồi quay vào trong gọi: “Sư phụ, hình như người nhà thầy thì phải, trông giống cực.”
Ồ, đúng rồi! Tần Dũng bừng tỉnh đại ngộ. Hèn chi cứ thấy quen quen mắt mà nghĩ hoài không nhớ đã từng gặp ở đâu. Hoá ra nom cô ấy có nét hao hao Văn đại sư.
Văn Trạch Tài lập tức buông sách xuống, bước nhanh ra cửa. Tới khi chân chính đứng đối diện với cô gái ấy, anh cũng không khỏi bất ngờ bật ngửa, đích thực là có họ thật!
Cô gái này là em họ của nguyên chủ, tên An Trân.
Nãy giờ An Trân vẫn cẩn trọng quan sát, đến khi xác định đối phương chính là người mình cần tìm, cô mới để lộ nụ cười tươi tắn: “Anh họ.”
Văn Trạch Tài gật đầu chào rồi quay qua giới thiệu với đám Triệu Đại Phi: “Đây là An Trân, con gái của cô ruột thầy.”
Mẹ An Trân là em gái ông Văn, tức cha đẻ nguyên chủ. Lúc còn tại thế, bà ấy yêu thương nguyên chủ hết mực, là kiểu lòng tốt không cầu hồi báo. An Trân cũng vậy, cô rất quý mến và đối xử rất tốt với “Văn Trạch Tài”. Tiếc rằng, Văn gia khinh khi An gia nghèo hèn, không thèm quan hệ.
Trước khi nguyên chủ bị điều xuống nông thôn, mẹ An Trân không may mắc bệnh qua đời còn An Trân thì xuất giá về nhà chồng, thành thử ra anh em mất liên lạc cũng nhiều năm rồi.
Thực ra khi vừa tới Liêu Thành, Văn Trạch Tài cũng từng chủ động đi tìm An Trân nhưng hàng xóm xung quanh đều bảo gia đình họ đã chuyển nhà từ mấy năm trước.
“Anh đi tìm em nhưng hàng xóm bảo em cùng gia đình chồng dọn đi đâu không rõ. Tiếc rằng anh với Văn gia đã đoạn tuyệt quan hệ cho nên không cách nào hỏi được tin tức của em.”
Khoé mắt An Trân đỏ hoe, cô áy náy xin lỗi: “Là tại em suy nghĩ không chu đáo. Lúc ấy anh xuống nông thôn rồi, em có biên thư thông báo em chuyển nhà, nhưng vì chưa biết sẽ chuyển đi đâu cho nên em không ghi rõ địa chỉ. Mất công anh đi tìm, xin lỗi anh.”
Nhắc lại chuyện cũ, Văn Trạch Tài đỏ bừng mặt xấu hổ. Tất cả cũng tại thằng cha nguyên chủ, hắn cảm thấy phiền bởi trong thư An Trân toàn nói mấy chuyện linh tinh vặt vãnh mà không gửi kèm tiền mặt hay quà bánh gì thế nên hắn đâu viết thư hồi âm cho con bé đâu. Báo hại hôm nay đẩy anh vào tình huống ngặt nghèo này. Mẹ cha cái thằng nguyên chủ chết bầm!
Khó quá thì cầu viện binh vậy, Văn Trạch Tài lập tức sai thằng đệ: “Đại Phi, con đi gọi sư mẫu qua đây.”
Nghe tin cô em họ bên chồng tới chơi, Điền Tú Phương mỉm cười dịu dàng: “May quá, năm trước sư phụ con đi tìm mà không gặp. Không ngờ hôm nay lại có duyên hội ngộ.”
Nói đoạn, cô nhanh chóng bước sang chào hỏi. Tuy nhiên chỉ xã giao qua loa vài câu, Điền Tú Phương mượn cớ bận việc để tránh mặt bởi cô nhìn ra hôm nay An Trân tới đây không chỉ đơn giản là thăm hỏi họ hàng.
An Trân cười hiền: “Trước khi tới đây em thật không dám chắc Văn đại sư có đúng là anh hay không. Tình cờ hôm nọ tới thăm bác, bác bảo phải cho nên em mới mạo muội tới tìm.”
Vốn biết Văn Trạch Tài không mấy thiện cảm với cha đẻ cho nên An Trân chỉ nhắc qua rồi khéo léo di dời đề tài: “Cũng may hôm nay em tới, chứ nếu là chồng em có khi không biết anh là anh họ mất.”
Bở lỡ một lần là bỏ lỡ một đời…Rõ ràng đã có duyên gặp gỡ nhưng lại chẳng đủ nợ để níu giữ nhau…
Cuối cùng, thím Vương cũng ra đi.
Trước phút chia ly, thím chỉ về phía căn nhà nhỏ nằm sát vách, nghẹn ngào nhắn nhủ: “Tôi đi rồi nhưng hy vọng mỗi ngày ông có thể sang thăm nó một chút…coi như là thăm tôi…”
Chú Viên hé môi nhưng không sao thốt nên lời, tất cả nghĩa tình sâu nặng, tất cả vấn vương quyến luyến lúc này đây hoá thành cái gật đầu thật nhẹ.
Viên Vệ Quốc đưa thím Vương ra nhà ga Liêu Thành. Tới nơi đã thấy con trai thím đứng đợi sẵn.
Vắng bóng tri kỷ, chú Viên như người mất hồn, cả ngày chẳng thiết nói cười, chỉ trầm mặc nhìn vào xa xăm, mải mê lần tìm những miền ký ức xưa cũ…
Lâu lâu, Chương Toàn chạy lại ghẹo vài câu những mong có thể khiến ông bạn già vơi bớt nỗi buồn. Nhưng khổ nỗi Chương Toàn ruột để ngoài da, cứ nói bừa đi chả thèm suy nghĩ, tới khi phát hiện mình lỡ lời thì đã chẳng kịp thu hồi nữa rồi. Đâm ra an ủi bất thành lại quay sang tự vả miệng mình trừng phạt.
Chú Chung khó hiểu hỏi: “Anh làm cái gì đấy?”
Chương Toàn ỉu xìu chán đời: “Miệng nhanh hơn não, khổ thật sự!”
Chú Chung cười trừ, dục tốc bất đạt, rồi thời gian sẽ xoa dịu hết thảy thôi!
Xế chiều, Triệu Đại Phi đi chợ mua thức ăn, vừa về tới tiệm liền háo hức thông báo tin tức nóng hổi: “Ở đầu ngõ đang dựng rạp chiếu bóng, thể nào tối nay cũng có xuất chiếu cho xem. Sư phụ, hay mình nghỉ sớm đi xem phim đi.”
Đang cắm cúi nghe cha giảng bài, Thiên Nam và Hiểu Hiểu ngẩng phắt đầu dậy, đồng thanh hỏi: “Thật không anh Đại Phi?”
“Đương nhiên là thật chứ!”, Triệu Đại Phi ưỡn ngực tự tin: “Chính mắt anh nhìn thấy người ta đang dựng sân khấu mà lại.”
Đứng cách đó không xa, Tần Dũng vểnh tai chăm chú lắng nghe. Rồi không biết vì lý do gì, cậu chàng vội vàng xin nghỉ về sớm, sau đó ba chân bốn cẳng chuồn mất hút.
Triệu Đại Phi há hốc miệng: “Anh ấy đi đâu mà như ma đuổi vậy trời?”
Văn Trạch Tài liền giải đáp thắc mắc: “Hẹn vợ sắp cưới tối nay đi xem chiếu bóng.”
À ra vậy, Triệu Đại Phi ôm bụng cười hắc hắc rồi chân chó chạy tới bên nịnh nọt: “Thế còn đề nghị của con sư phụ nghĩ sao? Duyệt nhé?”
Văn Trạch Tài nghiêm khắc chỉ dạy: “Muốn gì cũng phải bình tĩnh suy xét, nhỡ chẳng may có việc đột xuất hoặc ngoại cảnh tác động không được như ý muốn thì sao?”
Triệu Đại Phi gãi đầu cười hề hề: “Sao lại không được như ý muốn, chỉ cần sư phụ hô một tiếng là tụi con xách ghế ra giữ chỗ luôn.”
Lâu lâu mới có một lần, đương nhiên Văn Trạch Tài không cản trở cuộc vui của tụi nhỏ. Ngoài ra anh còn kêu Đại Phi chạy về thông báo cho cả Chung Nhiên cùng mấy ông chú nữa.
Rạp chiếu bóng lưu động được dựng trên một bãi đất trống, người dân đi xem phải tự xách theo ghế ngồi. Còn những ai nhà xa không tiện mang vác thì kê đại chiếc dép hoặc ngồi bệt xuống đất cũng xong. Hay có người chọn đứng để nhìn được rõ hơn nhưng phải di chuyển ra hai bên cánh hoặc lùi về phía sau để tránh cản trở tầm nhìn của người khác.
Hoà cùng không khí hân hoan nô nức, Văn Trạch Tài dắt vợ con đi xem phim. Mỗi người năm hào vào cửa, cả nhà nhanh chóng chọn vị trí đẹp, lục tục xếp ghế rồi nghiêm chỉnh ngồi xuống đợi giờ mở màn.
Vừa đặt mông yên vị, đã có ngay một bà thím sà tới: “Ai hạt dưa, hạt bí, hồ lô ngào đường đê…”
Triệu Đại Phi nhấc tay vẫy, bà thím mừng húm vội bưng cái mẹt chạy lại.
“Lấy cân hạt dưa với cân hạt bí đi thím.”
“Của chú đồng rưỡi cả thảy.”
Triệu Đại Phi móc tiền trả rồi chia mấy bịch hạt cho hội chị em phụ nữ.
Văn Trạch Tài trực tiếp đón lấy, quay sang mỉm cười ngọt ngào: “Vợ cứ tập trung xem đi, để anh cắn hạt dưa cho.”
Điền Tú Phương cười khẽ: “Đừng chỉ tập trung cắn hạt dưa, anh nhớ để ý bọn nhỏ nữa đấy.”
“Em yên tâm, anh vẫn canh chừng các con mà”, Văn Trạch Tài buồn cười nhìn hai thân hình bé xíu đang ngồi ngay trước mình một hàng. Tụi nhỏ hồi hộp đến độ cái lưng thẳng tắp, cổ nghển cao, chăm chú hướng mắt về tấm phông vải vì không muốn bỏ lỡ một giây phút nào.
Thời này, phim ảnh là món ăn tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân. Bà dắt cháu, mẹ bế con, thanh niên nam nữ hẹn hò nhau đi xem phim vui như trảy hổi. Và tất nhiên không thiếu những kẻ xấu lợi dụng thời cơ trộm cắp vặt hoặc táo bạo hơn là bắt cóc con nít. Vậy nên Điền Tú Phương lo lắng cũng là điều dễ hiểu thôi.
Đợi toát cả mồ hôi cuối cùng thời khắc mong chờ nhất cũng đến. Âm thanh hào hùng sống động vang lên đi kèm với đó là những thước phim đen trắng tái hiện lại quá trình đấu tranh gian khổ nhưng vô cùng bền bỉ và kiên cường của các chiến sĩ Cách mạng. Từ đó khơi lên niềm tự hào lịch sử, lòng biết ơn với các thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh thân mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Trải nghiệm lần đầu được xem chiếu bóng, Văn Trạch Tài như thể đắm mình trong những chiến tích hào hùng năm xưa, anh cảm thấy rất mới lạ và thú vị. Còn những người khác thì khỏi nói, ai cũng nghẹn ngào xúc động, ngay cả đám đàn ông cứng cỏi như Triệu Đại Phi cũng suýt chút rơi nước mắt.
Có lẽ tối qua mới được tưới tẩm tâm hồn thế nên sáng nay Triệu Đại Phi và Tần Dũng có tinh thần hẳn, làm việc gì cũng mau mắn, trôi chảy. Đã thế thỉnh thoảng lại đá vài câu thoại trong phim rồi quay sang trêu nhau cười ngặt nghẽo khiến không khí trong tiệm cũng bừng bừng sức sống.
Như chợt nhớ ra điều gì, Triệu Đại Phi bỗng tò mò hỏi Tần Dũng: “À đúng rồi, hôm qua anh và vợ chưa cưới đứng ở chỗ nào thế? Em tìm hoài mà chả thấy đâu cả.”
“Khụ…khụ…” Tần Dũng bối rối trả lời qua quýt: “Đứng…đứng ở tít sau…”
Văn Trạch Tài ngẩng đầu thấy mặt mày Tần Dũng đỏ gay đỏ gắt. Chắc cậu chàng chột dạ đây mà! Anh lắc đầu bật cười rồi tiếp tục bận việc nhưng Triệu Đại Phi thì bám riết không tha: “Á à anh cố tình không đem theo ghế để tiện đi chỗ khác nữa đúng không? Nói là đi xem phim nhưng thực ra còn mục đích phía sau nữa. Khai mau, xem phim xong hai người chui bụi nào?”
“Đừng nói vớ vẩn!” Tần Dũng nghiêm mặt nạt rồi nhìn ra phía cửa, hô to: “Có khách tới!”
Triệu Đại Phi vội thu lại vẻ cợt nhả, chạy ra cửa kiểm tra. Quả đúng là có khách thật.
Trước cửa, một cô gái ước chừng hơn hai mươi tuổi đang ngó nghiêng kiếm tìm. Điều đặc biệt chính là ngoại hình cô ấy nhìn rất quen, Triệu Đại Phi híp mắt đánh giá rồi quay vào trong gọi: “Sư phụ, hình như người nhà thầy thì phải, trông giống cực.”
Ồ, đúng rồi! Tần Dũng bừng tỉnh đại ngộ. Hèn chi cứ thấy quen quen mắt mà nghĩ hoài không nhớ đã từng gặp ở đâu. Hoá ra nom cô ấy có nét hao hao Văn đại sư.
Văn Trạch Tài lập tức buông sách xuống, bước nhanh ra cửa. Tới khi chân chính đứng đối diện với cô gái ấy, anh cũng không khỏi bất ngờ bật ngửa, đích thực là có họ thật!
Cô gái này là em họ của nguyên chủ, tên An Trân.
Nãy giờ An Trân vẫn cẩn trọng quan sát, đến khi xác định đối phương chính là người mình cần tìm, cô mới để lộ nụ cười tươi tắn: “Anh họ.”
Văn Trạch Tài gật đầu chào rồi quay qua giới thiệu với đám Triệu Đại Phi: “Đây là An Trân, con gái của cô ruột thầy.”
Mẹ An Trân là em gái ông Văn, tức cha đẻ nguyên chủ. Lúc còn tại thế, bà ấy yêu thương nguyên chủ hết mực, là kiểu lòng tốt không cầu hồi báo. An Trân cũng vậy, cô rất quý mến và đối xử rất tốt với “Văn Trạch Tài”. Tiếc rằng, Văn gia khinh khi An gia nghèo hèn, không thèm quan hệ.
Trước khi nguyên chủ bị điều xuống nông thôn, mẹ An Trân không may mắc bệnh qua đời còn An Trân thì xuất giá về nhà chồng, thành thử ra anh em mất liên lạc cũng nhiều năm rồi.
Thực ra khi vừa tới Liêu Thành, Văn Trạch Tài cũng từng chủ động đi tìm An Trân nhưng hàng xóm xung quanh đều bảo gia đình họ đã chuyển nhà từ mấy năm trước.
“Anh đi tìm em nhưng hàng xóm bảo em cùng gia đình chồng dọn đi đâu không rõ. Tiếc rằng anh với Văn gia đã đoạn tuyệt quan hệ cho nên không cách nào hỏi được tin tức của em.”
Khoé mắt An Trân đỏ hoe, cô áy náy xin lỗi: “Là tại em suy nghĩ không chu đáo. Lúc ấy anh xuống nông thôn rồi, em có biên thư thông báo em chuyển nhà, nhưng vì chưa biết sẽ chuyển đi đâu cho nên em không ghi rõ địa chỉ. Mất công anh đi tìm, xin lỗi anh.”
Nhắc lại chuyện cũ, Văn Trạch Tài đỏ bừng mặt xấu hổ. Tất cả cũng tại thằng cha nguyên chủ, hắn cảm thấy phiền bởi trong thư An Trân toàn nói mấy chuyện linh tinh vặt vãnh mà không gửi kèm tiền mặt hay quà bánh gì thế nên hắn đâu viết thư hồi âm cho con bé đâu. Báo hại hôm nay đẩy anh vào tình huống ngặt nghèo này. Mẹ cha cái thằng nguyên chủ chết bầm!
Khó quá thì cầu viện binh vậy, Văn Trạch Tài lập tức sai thằng đệ: “Đại Phi, con đi gọi sư mẫu qua đây.”
Nghe tin cô em họ bên chồng tới chơi, Điền Tú Phương mỉm cười dịu dàng: “May quá, năm trước sư phụ con đi tìm mà không gặp. Không ngờ hôm nay lại có duyên hội ngộ.”
Nói đoạn, cô nhanh chóng bước sang chào hỏi. Tuy nhiên chỉ xã giao qua loa vài câu, Điền Tú Phương mượn cớ bận việc để tránh mặt bởi cô nhìn ra hôm nay An Trân tới đây không chỉ đơn giản là thăm hỏi họ hàng.
An Trân cười hiền: “Trước khi tới đây em thật không dám chắc Văn đại sư có đúng là anh hay không. Tình cờ hôm nọ tới thăm bác, bác bảo phải cho nên em mới mạo muội tới tìm.”
Vốn biết Văn Trạch Tài không mấy thiện cảm với cha đẻ cho nên An Trân chỉ nhắc qua rồi khéo léo di dời đề tài: “Cũng may hôm nay em tới, chứ nếu là chồng em có khi không biết anh là anh họ mất.”
Bạn cần đăng nhập để bình luận