Thập niên 70: Đoán Mệnh Sư
Chương 57: Bí mật dưới lớp đất
Văn Trạch Tài xắn cao ống tay áo, kêu chú Hồng lấy giúp một cái xẻng rồi bắt đầu hì hục xới tung toàn bộ đất trong tất cả các chậu lan ra.
Ôi thôi chết, mạnh tay thế thì đứt rễ hết, thím Hồng hoảng hốt định la toáng lên thì may thay chú Hồng cản kịp: “Bà cứ để yên, đừng nói gì cả.”
Thím Hồng lo sốt vó: “Nhưng nếu chết cây thì chị tư sẽ giận đấy.”
Ờ cũng phải ha, nếu chết hết thì không biết phải ăn nói với chị tư thế nào nữa, lưỡng lự tới lui nửa ngày trời, cuối cùng chú Hồng vẫn kiên trì tin Văn Trạch Tài. Chú hít một hơi thật sâu, mím môi quả quyết: “Không sao đâu, Văn đại sư làm vậy ắt có nguyên do. Mình cứ chờ xem thế nào đã.”
Bên này, Văn Trạch Tài làm rất dứt khoát. Anh lần lượt nhổ hết từng gốc phong lan, sau đó trút toàn bộ đất cát ra sân. Đào bới một hồi, cuối cùng cũng lộ ra hai khúc xương con con.
Quả nhiên, bí mật nằm ở đây, Văn Trạch Tài vừa nhanh tay đào bới vừa nói mà không kịp ngẩng đầu dậy: “Chú Hồng, chú lấy giúp cháu một tấm bìa cứng để cháu xếp mấy cái này lên.”
Thấy Văn Trạch Tài cứ cắm cúi chổng mông đào đào xới xới, vợ chồng chú Hồng ái ngại quay sang nhìn nhau. Cực chẳng đã, chú Hồng đành lên tiếng thăm dò: “Văn đại sư, cái này…có vấn đề thật à?”
Văn Trạch Tài tạm ngừng tay, ngẩng đầu nhìn thẳng vào mắt chú Hồng, khẳng định chắc như đinh đóng cột: “Có, toàn bộ vấn đề đều nằm ở đây! Trước tiên lấy giúp cháu một tấm bìa cứng đi chú.”
Nhìn một đống xương cốt bị bới ra, thím Hồng nhíu mày đầy khó hiểu: “Cái này chỉ là xương heo thôi mà. Chị tư bảo muốn thân lan cứng cáp, bông lan nở đều thì phải vùi xuống gốc ít xương xẩu nhằm gia tăng chất dinh dưỡng cho đất trồng. Cái này vợ chồng chúng tôi biết từ đầu rồi.”
Đứng bên cạnh, chú Hồng gấp gáp phụ hoạ theo: “Đúng đúng…”
Văn Trạch Tài gần như mất hết kiên nhẫn, anh quả quyết xòe tay ra, nhấn mạnh giọng không cho phép đối phương từ chối: “Chú Hồng, bìa cứng!”
Thôi kệ, việc đã tới nước này thì cứ nghe theo đi đã, chú Hồng lập tức xoay gót vào nhà lôi ra một cái thùng giấy cũ. Chú mở bung hộp rồi trả rộng ra sân, ngay phía sau lưng Văn Trạch Tài.
Tiếp theo đó, Văn Trạch Tài cẩn thận xếp từng mẩu xương lên tấm bìa.
Những bước đầu tiên rất bình thường, không có tí lạ kỳ nào cả nhưng sau khi hoàn thành công đoạn lắp ghép, Văn Trạch Tài vẫy vẫy tay ý bảo hai vợ chồng chú thím tiến lại gần nhìn cho rõ ràng. Mặc dù bộ hài cốt chưa hoàn chỉnh, vẫn còn khuyết rất nhiều chi tiết thế nhưng không khó để nhận ra đây là khung xương của con người chứ không phải động vật, hơn nữa nếu không nhầm thì nó thuộc về một đứa trẻ.
“Chỗ này…” Văn Trạch Tài chỉ vào phần cao nhất tương ứng với vị trí hộp sọ “Khả năng cao phần xương đầu đang nằm trong nhà chị tư chú. Đứa nhỏ này chính là con trai của bà ấy, ước chừng khoảng bảy, tám tuổi.”
Ngay tức thì, thím Hồng cảm thấy gai ốc chạy dọc sống lưng, thím run rẩy bám lấy tay chồng, hốt hoảng hỏi: “Ông ơi, thằng bé này có phải Kiến Quân không?”
Lúc này đây, chú Hồng cũng kinh hãi rụng rời chân tay ra rồi thế nhưng vì là đàn ông nên vẫn còn giữ được chút ít bình tĩnh, chú cố gắng gồng mình, xác nhận lại một lần nữa: “Cậu…à quên Văn đại sư, thầy khẳng định cái này không phải xương heo?”
Để chứng minh, Văn Trạch Tài lần lượt chỉ vào vị trí tứ chi: “Khung xương của trẻ con vốn nhỏ, hơn nữa bọn họ còn cố tình lựa ra những mảnh nhỏ nhất để giảm thiểu tối đa khả năng bị phát hiện. Chú nhìn đi, trên cơ bản họ chỉ chọn mấy miếng bao khung thôi chứ không lấy toàn bộ. Đây này, đây chính là một đốt xương ngón chân.”
Tuy rằng chỉ là một mẩu bé tí tì ti, nhưng nếu cẩn thận quan sát thì đích thực nó chính là đốt ngón chân người.
Rồi xong, tới nước này thì không còn gì để nghi ngờ nữa, mọi thứ đã rõ ràng quá rồi. Thím Hồng choáng váng trực tiếp xụi lơ xuống nền đất lôi cả chú Hồng đang thất thần ngã theo.
Văn Trạch Tài kéo một cái ghế gỗ ở gần đó, bình tĩnh ngồi xuống bắt đầu hỏi chuyện: “Vừa rồi thím bảo đứa nhỏ này tên là Kiến Quân?”
Thím Hồng sợ tới đội cả người cứng đờ như khúc gỗ, mặt mũi tái xanh tái dại, đến khi bị Văn Trạch Tài hỏi tới mới giật mình nhìn về phía hài cốt rồi cứng ngắc gật đầu: “Đúng vậy, Kiến Quân là con trai út của chị tư. Ba năm trước không biết nó mắc phải bệnh gì mà đột nhiên chết bất đắc kỳ tử. Kiến Quân thông minh lanh lợi vô cùng, cái gì nó cũng biết, kháu khỉnh đáng yêu lắm. Từ sau khi nó đột ngột qua đời, chị tư thức trắng ba ngày ba đêm liên tiếp, sau đó thì cứ ngơ ngẩn khùng điên như người mất hồn ấy.”
Chú Hồng bất tri bất giác đưa tay quẹt tầng mô hôi lạnh rịn lấm tấm trên trán sau đó bần thần bổ sung thêm: “Có một ngày, chị ấy bỗng nhiên bưng một chậu lan tới nói là đêm hôm trước mơ thấy Kiến Quân đứng trong chậu lan nhìn chị ấy mỉm cười, thế là từ đó trở đi chị chú đặc biệt có tình cảm với loài hoa phong lan.”
Văn Trạch Tài hỏi tiếp: “Chú có biết sinh thần bát tự của thằng bé đó không?”
“Biết biết” Chú Hồng gật đầu lia lịa. Có thế nói thằng út là món quà bất ngờ mà thượng đế ban tặng cho chị ấy lúc tuổi xế chiều. Hơn nữa thằng bé lại nhanh nhẹn hoạt bát thành ra cả nhà ai cũng hết mực yêu mến và quan tâm đến nó.
Sau khi nghe chú Hồng đọc một lượt ngày tháng năm sinh, Văn Trạch Tài liền đưa ra kết luận: “Vậy là đúng rồi, người hạ thuật chú không phải ai khác mà chính là chị tư của chú. Chú và đứa bé đó một người sinh giờ Dương, một người sinh giờ Âm, vừa hay có thể bổ sung cho nhau thế nên máu của chú là thích hợp nhất để dưỡng hồn.”
“Cái gì lấy máu? Cái gì thuật chú cơ?” Thím Hồng cuống cuồng, túm chặt lấy bả vai chồng rối rít truy vấn.
Bây giờ chú Hồng mới đem toàn bộ sự tình kể lại cho vợ nghe.
Nghe xong, phản ứng đầu tiên của thím Hồng là chết sững sau đó bưng mặt oà khóc: “Trời ơi, sao trên đời lại có loại chuyện này cơ chứ? Mà mẹ lấy cái đó ở đâu ra? Ông đã hỏi mẹ chưa?” Hu hu hu…
“Chưa, tôi chưa hỏi gì cả!” Chú Hồng ủ rũ lắc đầu, ngay lúc này đây đầu óc của chú cũng đang rối bòng bong, không biết nên làm gì tiếp theo.
Bỗng nhiên, thím Hồng vội vàng lao tới chỗ Văn Trạch Tài, liên tục hỏi dồn: “Đại sư, vừa rồi thầy bảo thuật này là lấy máu nuôi người chết hả? Có thật không? Thật sự là như vậy sao? Người chết rồi thì nuôi thế nào?”
Rõ ràng Kiến Quân đã chết, không lẽ còn có thể cải tử hoàn sinh?
Văn Trạch Tài kiên nhẫn giải thích: “Tuy rằng người đã chết nhưng xương cốt của nó vẫn chưa được hạ táng…”
Nói đoạn, Văn Trạch Tài chỉ vào cái bìa cứng nơi có mấy mảnh vừa được ghép chắp vá: “Chắc chắn hộp sọ và xương tứ chi đang được ngâm trong bình rượu cùng với trùng hút huyết. Và những cái bình đó hiện do mẹ Kiến Quân cất giữ.”
Rượu chính là dung môi mà trùng hút huyết yêu thích nhất thế nên người ta mới nghĩ ra phương pháp lấy rượu dưỡng cốt, lấy cốt dưỡng trùng, lấy trùng dưỡng hồn, hay còn gọi là Khát huyết thuật. Và cách để nhận biết huyết trùng nhanh cũng như chính xác nhất đó là trên thân thể nó có một hỗn hợp mùi cực kỳ đặc trưng được hoà quyện bởi mùi thịt thối, mùi máu tươi và mùi rượu.
Về cơ bản thuật này được thi triển với mục đích dùng máu của người mới chết để cứu thân nhân đang lâm trọng bệnh. Nguyên bản là việc cứu người nhưng lại bị bọn xấu lợi dụng, biến tấu thành hại người. Quả thực không thể chấp nhận nổi! Hơn nữa lấy máu ở người chết cần phải làm rất nhiều thủ tục rắc rối nhưng cướp máu từ người sống thì dễ hơn nhiều, chỉ cần thành công đặt trùng đực lên người họ là xong, có thể âm thầm trộm bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu mà thần không biết quỷ không hay.
“Để tôi đi tìm chị ta nói chuyện!” Chú Hồng tức đỏ mặt tía tai, đùng đùng muốn đi ngay lập tức.
Thấy vậy, thím Hồng vội vàng túm tay chồng kéo lại: “Không được, tuyệt đối không được, chị tư bị điên rồi, không biết chừng bọn họ đang ngồi chờ ông tự chui đầu vào bẫy cũng nên. Không được, nhỡ ông đi rồi không quay về nữa thì mẹ con tôi biết sống tiếp thế nào đây?”
Đi cũng không được, ở cũng không xong, vậy phải làm sao đây? Chú Hồng nhắm chặt mắt, đau khổ ôm đầu: “Bao nhiêu năm nay, tôi đâu có gây thù chuốc oán, đâu có lỗi lầm gì với chị ta mà chị ta lại nỡ đối xử với tôi như vậy?”
Văn Trạch Tài khe khẽ thở dài: “Vấn đề không nằm ở thù oán hay ghét bỏ mà cái chính là khó khăn lắm mới ôm được cọng rơm cứu mạng nên chị tư chú mới nhất quyết không chịu buông tay. Âu cũng là do chấp niệm của con người quá nặng mà thôi!!”
- Giải thích từ "Chấp niệm" Chính là ý niệm cố chấp tồn tại trong lòng người, là sự day dứt khi đánh mất điều gì đó, hay là những mong muốn mà không thể thực hiện được… nó tạo ra cho con người một vết tích để mỗi khi nghĩ đến lại đau đáu một nỗi niềm chưa được giải tỏa. Hết giải thích.
Thím Hồng hấp tấp kéo chồng ngồi lại vị trí cũ: “Ông ngồi xuống nghe đại sư nói kỹ càng đã.”
Sau khi bình tĩnh yên vị, chú Hồng liền trỏ vào đống xương cốt nằm chình ình giữa sân: “Thế…thế sao còn phải chôn những cái này ở nhà chúng tôi làm gì?”
Văn Trạch Tài liền giải thích: “Bởi vì máu thôi chưa đủ, còn cần cả khí huyết nữa.”
Nếu cùng lúc trộm được cả máu và khí huyết thì trong vòng 44 ngày người chết có thể mượn xác hoàn hồn. Tuy nhiên, kết quả sẽ chỉ là một kẻ ngu dại, si ngốc không hơn không kém.
Ngay lập tức, thím Hồng nhào lên dùng hai tay che kín mắt, mũi, miệng của chồng: “Đừng thở!”
Ôi trời, bịt thế thì ngộp chết mất, Văn Trạch Tài vội vàng khuyên ngăn: “Ấy ấy, chú Hồng không sao nữa rồi, thím cứ yên tâm, cháu đã giải thuật cho chú ấy rồi.”
Ồ hù hồn, thím Hồng vô thức thở phào nhẹ nhõm. Sau khi ngồi lại đàng hoàng, hai vợ chồng gần như đồng thanh mà hỏi Văn Trạch Tài: “Đại sư à, vậy hiện giờ chúng tôi nên làm cái gì?”
Văn Trạch Tài nhếch khoé môi bày ra nụ cười tủm tỉm quen thuộc: “Tôi sẽ hạ thuật ngược lại bọn họ.”
Nhân cơ hội này phải truy lùng dấu vết truyền nhân Chu gia mới được.
Hả? Hai vợ chồng chú Hồng vô thức quay sang nhìn nhau….
Ôi thôi chết, mạnh tay thế thì đứt rễ hết, thím Hồng hoảng hốt định la toáng lên thì may thay chú Hồng cản kịp: “Bà cứ để yên, đừng nói gì cả.”
Thím Hồng lo sốt vó: “Nhưng nếu chết cây thì chị tư sẽ giận đấy.”
Ờ cũng phải ha, nếu chết hết thì không biết phải ăn nói với chị tư thế nào nữa, lưỡng lự tới lui nửa ngày trời, cuối cùng chú Hồng vẫn kiên trì tin Văn Trạch Tài. Chú hít một hơi thật sâu, mím môi quả quyết: “Không sao đâu, Văn đại sư làm vậy ắt có nguyên do. Mình cứ chờ xem thế nào đã.”
Bên này, Văn Trạch Tài làm rất dứt khoát. Anh lần lượt nhổ hết từng gốc phong lan, sau đó trút toàn bộ đất cát ra sân. Đào bới một hồi, cuối cùng cũng lộ ra hai khúc xương con con.
Quả nhiên, bí mật nằm ở đây, Văn Trạch Tài vừa nhanh tay đào bới vừa nói mà không kịp ngẩng đầu dậy: “Chú Hồng, chú lấy giúp cháu một tấm bìa cứng để cháu xếp mấy cái này lên.”
Thấy Văn Trạch Tài cứ cắm cúi chổng mông đào đào xới xới, vợ chồng chú Hồng ái ngại quay sang nhìn nhau. Cực chẳng đã, chú Hồng đành lên tiếng thăm dò: “Văn đại sư, cái này…có vấn đề thật à?”
Văn Trạch Tài tạm ngừng tay, ngẩng đầu nhìn thẳng vào mắt chú Hồng, khẳng định chắc như đinh đóng cột: “Có, toàn bộ vấn đề đều nằm ở đây! Trước tiên lấy giúp cháu một tấm bìa cứng đi chú.”
Nhìn một đống xương cốt bị bới ra, thím Hồng nhíu mày đầy khó hiểu: “Cái này chỉ là xương heo thôi mà. Chị tư bảo muốn thân lan cứng cáp, bông lan nở đều thì phải vùi xuống gốc ít xương xẩu nhằm gia tăng chất dinh dưỡng cho đất trồng. Cái này vợ chồng chúng tôi biết từ đầu rồi.”
Đứng bên cạnh, chú Hồng gấp gáp phụ hoạ theo: “Đúng đúng…”
Văn Trạch Tài gần như mất hết kiên nhẫn, anh quả quyết xòe tay ra, nhấn mạnh giọng không cho phép đối phương từ chối: “Chú Hồng, bìa cứng!”
Thôi kệ, việc đã tới nước này thì cứ nghe theo đi đã, chú Hồng lập tức xoay gót vào nhà lôi ra một cái thùng giấy cũ. Chú mở bung hộp rồi trả rộng ra sân, ngay phía sau lưng Văn Trạch Tài.
Tiếp theo đó, Văn Trạch Tài cẩn thận xếp từng mẩu xương lên tấm bìa.
Những bước đầu tiên rất bình thường, không có tí lạ kỳ nào cả nhưng sau khi hoàn thành công đoạn lắp ghép, Văn Trạch Tài vẫy vẫy tay ý bảo hai vợ chồng chú thím tiến lại gần nhìn cho rõ ràng. Mặc dù bộ hài cốt chưa hoàn chỉnh, vẫn còn khuyết rất nhiều chi tiết thế nhưng không khó để nhận ra đây là khung xương của con người chứ không phải động vật, hơn nữa nếu không nhầm thì nó thuộc về một đứa trẻ.
“Chỗ này…” Văn Trạch Tài chỉ vào phần cao nhất tương ứng với vị trí hộp sọ “Khả năng cao phần xương đầu đang nằm trong nhà chị tư chú. Đứa nhỏ này chính là con trai của bà ấy, ước chừng khoảng bảy, tám tuổi.”
Ngay tức thì, thím Hồng cảm thấy gai ốc chạy dọc sống lưng, thím run rẩy bám lấy tay chồng, hốt hoảng hỏi: “Ông ơi, thằng bé này có phải Kiến Quân không?”
Lúc này đây, chú Hồng cũng kinh hãi rụng rời chân tay ra rồi thế nhưng vì là đàn ông nên vẫn còn giữ được chút ít bình tĩnh, chú cố gắng gồng mình, xác nhận lại một lần nữa: “Cậu…à quên Văn đại sư, thầy khẳng định cái này không phải xương heo?”
Để chứng minh, Văn Trạch Tài lần lượt chỉ vào vị trí tứ chi: “Khung xương của trẻ con vốn nhỏ, hơn nữa bọn họ còn cố tình lựa ra những mảnh nhỏ nhất để giảm thiểu tối đa khả năng bị phát hiện. Chú nhìn đi, trên cơ bản họ chỉ chọn mấy miếng bao khung thôi chứ không lấy toàn bộ. Đây này, đây chính là một đốt xương ngón chân.”
Tuy rằng chỉ là một mẩu bé tí tì ti, nhưng nếu cẩn thận quan sát thì đích thực nó chính là đốt ngón chân người.
Rồi xong, tới nước này thì không còn gì để nghi ngờ nữa, mọi thứ đã rõ ràng quá rồi. Thím Hồng choáng váng trực tiếp xụi lơ xuống nền đất lôi cả chú Hồng đang thất thần ngã theo.
Văn Trạch Tài kéo một cái ghế gỗ ở gần đó, bình tĩnh ngồi xuống bắt đầu hỏi chuyện: “Vừa rồi thím bảo đứa nhỏ này tên là Kiến Quân?”
Thím Hồng sợ tới đội cả người cứng đờ như khúc gỗ, mặt mũi tái xanh tái dại, đến khi bị Văn Trạch Tài hỏi tới mới giật mình nhìn về phía hài cốt rồi cứng ngắc gật đầu: “Đúng vậy, Kiến Quân là con trai út của chị tư. Ba năm trước không biết nó mắc phải bệnh gì mà đột nhiên chết bất đắc kỳ tử. Kiến Quân thông minh lanh lợi vô cùng, cái gì nó cũng biết, kháu khỉnh đáng yêu lắm. Từ sau khi nó đột ngột qua đời, chị tư thức trắng ba ngày ba đêm liên tiếp, sau đó thì cứ ngơ ngẩn khùng điên như người mất hồn ấy.”
Chú Hồng bất tri bất giác đưa tay quẹt tầng mô hôi lạnh rịn lấm tấm trên trán sau đó bần thần bổ sung thêm: “Có một ngày, chị ấy bỗng nhiên bưng một chậu lan tới nói là đêm hôm trước mơ thấy Kiến Quân đứng trong chậu lan nhìn chị ấy mỉm cười, thế là từ đó trở đi chị chú đặc biệt có tình cảm với loài hoa phong lan.”
Văn Trạch Tài hỏi tiếp: “Chú có biết sinh thần bát tự của thằng bé đó không?”
“Biết biết” Chú Hồng gật đầu lia lịa. Có thế nói thằng út là món quà bất ngờ mà thượng đế ban tặng cho chị ấy lúc tuổi xế chiều. Hơn nữa thằng bé lại nhanh nhẹn hoạt bát thành ra cả nhà ai cũng hết mực yêu mến và quan tâm đến nó.
Sau khi nghe chú Hồng đọc một lượt ngày tháng năm sinh, Văn Trạch Tài liền đưa ra kết luận: “Vậy là đúng rồi, người hạ thuật chú không phải ai khác mà chính là chị tư của chú. Chú và đứa bé đó một người sinh giờ Dương, một người sinh giờ Âm, vừa hay có thể bổ sung cho nhau thế nên máu của chú là thích hợp nhất để dưỡng hồn.”
“Cái gì lấy máu? Cái gì thuật chú cơ?” Thím Hồng cuống cuồng, túm chặt lấy bả vai chồng rối rít truy vấn.
Bây giờ chú Hồng mới đem toàn bộ sự tình kể lại cho vợ nghe.
Nghe xong, phản ứng đầu tiên của thím Hồng là chết sững sau đó bưng mặt oà khóc: “Trời ơi, sao trên đời lại có loại chuyện này cơ chứ? Mà mẹ lấy cái đó ở đâu ra? Ông đã hỏi mẹ chưa?” Hu hu hu…
“Chưa, tôi chưa hỏi gì cả!” Chú Hồng ủ rũ lắc đầu, ngay lúc này đây đầu óc của chú cũng đang rối bòng bong, không biết nên làm gì tiếp theo.
Bỗng nhiên, thím Hồng vội vàng lao tới chỗ Văn Trạch Tài, liên tục hỏi dồn: “Đại sư, vừa rồi thầy bảo thuật này là lấy máu nuôi người chết hả? Có thật không? Thật sự là như vậy sao? Người chết rồi thì nuôi thế nào?”
Rõ ràng Kiến Quân đã chết, không lẽ còn có thể cải tử hoàn sinh?
Văn Trạch Tài kiên nhẫn giải thích: “Tuy rằng người đã chết nhưng xương cốt của nó vẫn chưa được hạ táng…”
Nói đoạn, Văn Trạch Tài chỉ vào cái bìa cứng nơi có mấy mảnh vừa được ghép chắp vá: “Chắc chắn hộp sọ và xương tứ chi đang được ngâm trong bình rượu cùng với trùng hút huyết. Và những cái bình đó hiện do mẹ Kiến Quân cất giữ.”
Rượu chính là dung môi mà trùng hút huyết yêu thích nhất thế nên người ta mới nghĩ ra phương pháp lấy rượu dưỡng cốt, lấy cốt dưỡng trùng, lấy trùng dưỡng hồn, hay còn gọi là Khát huyết thuật. Và cách để nhận biết huyết trùng nhanh cũng như chính xác nhất đó là trên thân thể nó có một hỗn hợp mùi cực kỳ đặc trưng được hoà quyện bởi mùi thịt thối, mùi máu tươi và mùi rượu.
Về cơ bản thuật này được thi triển với mục đích dùng máu của người mới chết để cứu thân nhân đang lâm trọng bệnh. Nguyên bản là việc cứu người nhưng lại bị bọn xấu lợi dụng, biến tấu thành hại người. Quả thực không thể chấp nhận nổi! Hơn nữa lấy máu ở người chết cần phải làm rất nhiều thủ tục rắc rối nhưng cướp máu từ người sống thì dễ hơn nhiều, chỉ cần thành công đặt trùng đực lên người họ là xong, có thể âm thầm trộm bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu mà thần không biết quỷ không hay.
“Để tôi đi tìm chị ta nói chuyện!” Chú Hồng tức đỏ mặt tía tai, đùng đùng muốn đi ngay lập tức.
Thấy vậy, thím Hồng vội vàng túm tay chồng kéo lại: “Không được, tuyệt đối không được, chị tư bị điên rồi, không biết chừng bọn họ đang ngồi chờ ông tự chui đầu vào bẫy cũng nên. Không được, nhỡ ông đi rồi không quay về nữa thì mẹ con tôi biết sống tiếp thế nào đây?”
Đi cũng không được, ở cũng không xong, vậy phải làm sao đây? Chú Hồng nhắm chặt mắt, đau khổ ôm đầu: “Bao nhiêu năm nay, tôi đâu có gây thù chuốc oán, đâu có lỗi lầm gì với chị ta mà chị ta lại nỡ đối xử với tôi như vậy?”
Văn Trạch Tài khe khẽ thở dài: “Vấn đề không nằm ở thù oán hay ghét bỏ mà cái chính là khó khăn lắm mới ôm được cọng rơm cứu mạng nên chị tư chú mới nhất quyết không chịu buông tay. Âu cũng là do chấp niệm của con người quá nặng mà thôi!!”
- Giải thích từ "Chấp niệm" Chính là ý niệm cố chấp tồn tại trong lòng người, là sự day dứt khi đánh mất điều gì đó, hay là những mong muốn mà không thể thực hiện được… nó tạo ra cho con người một vết tích để mỗi khi nghĩ đến lại đau đáu một nỗi niềm chưa được giải tỏa. Hết giải thích.
Thím Hồng hấp tấp kéo chồng ngồi lại vị trí cũ: “Ông ngồi xuống nghe đại sư nói kỹ càng đã.”
Sau khi bình tĩnh yên vị, chú Hồng liền trỏ vào đống xương cốt nằm chình ình giữa sân: “Thế…thế sao còn phải chôn những cái này ở nhà chúng tôi làm gì?”
Văn Trạch Tài liền giải thích: “Bởi vì máu thôi chưa đủ, còn cần cả khí huyết nữa.”
Nếu cùng lúc trộm được cả máu và khí huyết thì trong vòng 44 ngày người chết có thể mượn xác hoàn hồn. Tuy nhiên, kết quả sẽ chỉ là một kẻ ngu dại, si ngốc không hơn không kém.
Ngay lập tức, thím Hồng nhào lên dùng hai tay che kín mắt, mũi, miệng của chồng: “Đừng thở!”
Ôi trời, bịt thế thì ngộp chết mất, Văn Trạch Tài vội vàng khuyên ngăn: “Ấy ấy, chú Hồng không sao nữa rồi, thím cứ yên tâm, cháu đã giải thuật cho chú ấy rồi.”
Ồ hù hồn, thím Hồng vô thức thở phào nhẹ nhõm. Sau khi ngồi lại đàng hoàng, hai vợ chồng gần như đồng thanh mà hỏi Văn Trạch Tài: “Đại sư à, vậy hiện giờ chúng tôi nên làm cái gì?”
Văn Trạch Tài nhếch khoé môi bày ra nụ cười tủm tỉm quen thuộc: “Tôi sẽ hạ thuật ngược lại bọn họ.”
Nhân cơ hội này phải truy lùng dấu vết truyền nhân Chu gia mới được.
Hả? Hai vợ chồng chú Hồng vô thức quay sang nhìn nhau….
Bạn cần đăng nhập để bình luận