Thập niên 70: Đoán Mệnh Sư
Chương 244: Công thức mới
Mọi người trong nhà cũng đồng thời nghe thấy, tất cả ngơ ngác chạy ào ra, ai nấy đều lộ vẻ kinh hãi khiếp đảm.
“Sao…sao tiếng của nó lạ quá vậy?” Từ nhỏ tới lớn thôn trưởng Lý chưa bao giờ nghe thấy cây gỗ nào phát ra âm thanh lạ lùng như thế. Ông hãi hùng tới độ giọng nói cũng run bắn lên.
Nào ngờ, Văn Trạch Tài lại nhẹ nhõm nở nụ cười: “Đây là thứ tốt, nhìn bề ngoài thì là gỗ đào nhưng kỳ thực nó đã bị ngâm qua thuốc. Dùng một phương pháp bí truyền biến gỗ đào từ hút hồn đổi thành dưỡng hồn. Công dụng của nó còn hữu hiệu hơn cây dã hương rất nhiều. Giờ thì từ hai đầu lấy vào sáu tấc, đẽo thành hai con búp bê nhỏ. Khẩn trương lên!”
Nhưng như vậy vẫn chưa xong. Sau khi thành hình, phải dùng mực chu sa viết ngày sinh tháng đẻ của hai đứa nhỏ lên thân búp bê rồi đem thượng trên bàn thờ. Từ giờ trở đi, mỗi khi dâng hương khấn bái tổ tiên thì cũng phải nhớ vái lạy hai con búp bê này. Bởi chúng được xem như là thế thân của Cẩu Đản và Thuý Hoa, thay Cẩu Đản và Thuý Hoa chịu khổ chịu nạn, dưỡng hồn tu thân.
Anh ba Lý sau khi trấn an chị vợ xong, vừa ra tới thì tình cờ nghe được trọn vẹn những lời này. Anh mừng lắm nhưng vẫn cẩn thận hỏi lại kỹ càng một lượt. Chắc chắn rồi, anh bắt tay vào làm ngay lập tức, mê mải đến độ quên cả ăn cơm.
Tầm bảy giờ tối, Văn Trạch Tài thu dọn đồ đạc cá nhân bỏ vào tay nải, sau đó ngồi xuống thủng thẳng lắc lắc chiếc lục lạc.
Hành động tưởng chừng như tuỳ ý đó lại có tác dụng không ngờ. Chưa đầy vài phút sau, chị ba Lý chạy xộc ra, mừng rỡ báo tin: “Khóc…khóc rồi, cả hai đứa đều khóc…còn biết kêu đói nữa…”
Đang đẽo búp bê, anh ba Lý vui mừng trào nước mắt. Sau đó hai vợ chồng cùng quỳ gối trước Văn Trạch Tài, cung kính hành lễ: “Đại sư, xin thầy hãy nhận một lạy của vợ chồng tôi.”
Thuận lòng gia chủ, Văn Trạch Tài gật đầu tiếp nhận. Việc tới đây cũng coi như đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm, Văn Trạch Tài tính toán một chút rồi quyết định về ngay, không ở lại Lý gia qua đêm.
Lúc này, mọi người vẫn chưa đi ngủ, Triệu Đại Phi bế Tiểu Thảo đi quanh nhà, vừa đung đưa ru con vừa buồn thiu nói: “Sư phụ, chắc năm nay vợ chồng con không về quê được rồi, tại còn vướng cái cục này…”
Nhìn bộ dạng khó xử của thằng đệ, Văn Trạch Tài phì cười: “Có gì phải buồn, dưới quê đâu còn ai đáng để cho con phải thăm nom, về được thì về không về được thì thôi, sao phải suy nghĩ. Còn về vấn đệ nhận thầu thì cứ để đó, sư phụ sẽ hỏi rõ giúp cho.”
Nỗi niềm được tháo gỡ, Triệu Đại Phi cười toe toét, cảm ơn rối rít.
Năm nay tuyết tới muộn, tận ngày gia đình Văn Trạch Tài lên xe lửa về quê mà vẫn chưa thấy tuyết rơi. Thiên Nam và Hiểu Hiểu lưu luyến lắm, trên đường đi cứ lẩm nhẩm nhắc mãi không thôi: “Tiếc thế, chưa kịp gặp em rối nữa!”
Em rối ở đây chính là A Đại và Tiểu Muội, hai con rối của chú Chung và Chung Nhiên.
Thật ra khuya qua chú Chung đã về tới Liêu Thành, đem theo cả hai con rối. Nhưng vì đến nơi quá muộn mà sáng nay nhà Văn Trạch Tài lại đi sớm thành ra không kịp gặp nhau.
Thấy em gái buồn thỉu buồn thiu, Thiên Nam liền vỗ ngực hứa chắc nịch: “Sư mẫu đã bảo chờ anh lớn sẽ dạy anh cách làm con rối. Đợi anh cả học xong sẽ làm cho em một con, chịu không?”
Tất nhiên là chịu rồi, Hiểu Hiểu mừng quýnh, liên tục gật lất gật để: “Em nhớ kỹ rồi đó nha, đến lúc đó anh cả đừng hòng nuốt lời. Ai nuốt lời sẽ bị biến thành con lợn nái sề!”
“Lợn nái sề?” Văn Trạch Tài quay đầu nhìn về phía Hiểu Hiểu: “Ai nói với con nếu nuốt lời sẽ bị biến thành lợn nái sề?”
Hiểu Hiểu ưỡn ngực, đắc ý khoe kiến thức mới: “Anh Đại Phi nói cho con biết đấy. Anh ấy bảo nếu con trai nuốt lời thì sẽ bị phạt biến thành lợn nái sề, về sau sẽ sinh rất nhiều rất nhiều heo con. Có như vậy bọn họ mới sợ, không dám nói dối gạt người nữa.”
Văn Trạch Tài méo mặt, cái lí lẽ xiên xẹo này đúng là chỉ mình Đại Phi mới nghĩ ra được!
Ríu rít nói nói cười cười, thoáng cái tàu đã cập bến huyện thành, Văn Trạch Tài kiếm một nhà khách tương đối sạch sẽ và an toàn để ba mẹ con nghỉ ngơi còn mình thì đi tới ngõ Mộc Trung tìm ông Dương - người chuyên cung cấp giấy hoàng cốt tương cho anh từ trước tới nay.
Đợt đó sau khi từ Liêu Thành trở về, Điền Kiến Quốc rẽ ngay vào Dương gia chuyển lời nhắn của Văn Trạch Tài. Nghe xong, ông Dương chỉ cười nói “tốt tốt”, rồi nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng, không để lại bất cứ lời trăn trối nào hết.
Sự việc diễn ra quá bất ngờ, Điền Kiến Quốc lập tức đánh điện thông báo, Văn Trạch Tài cũng không hiểu rốt cuộc ông Dương muốn gì, thế nên hôm nay tiện đường liền ghé qua hỏi thăm một chút.
Tuy ông Dương đã mất nhưng vẫn còn hai người con trai. Bởi vì nhà họ không phân gia nên tất cả con cháu đều quây quần sống chung dưới một mái nhà. Cũng may phòng ốc thoáng đãng, sân vườn rộng rãi nên ở thoải mái. Mà hình như gia đình ông Dương sống hơi khép kín thì phải, lần nào anh tới cũng thấy cửa đóng then cài kín mít.
Lần này cũng không ngoại lệ, vừa bước chân tới gần tường bao anh đã nghe tiếng ồn ào, huyên náo phát ra từ trong sân. Có tiếng người lớn pha trò, rồi tiếng bọn nhỏ cười phá lên như nắc nẻ, nghe đến là vui tai. Ngay cả Văn Trạch Tài đứng bên ngoài mà cũng bị lây nhiễm cái không khí rộn ràng, vui tươi ấy.
Văn Trạch Tài gõ cửa không bao lâu thì có người ra mở cửa, dường như đã được căn dặn từ trước, anh cả Dương vội vàng mời Văn Trạch Tài vào nhà. Sau đó anh ấy gấp gáp chạy vào phòng trong, lấy ra một phong thư dán kín, cung kính đưa tới trước mặt Văn Trạch Tài bằng hai tay: “Văn đại sư, đây là thứ cha tôi trước khi mất để lại cho thầy. Ông ấy dặn nhất định thầy phải mở ra xem.”
Văn Trạch Tài đón lấy, bình tĩnh mở thư ra đọc trước mặt hai anh em nhà họ Dương.
Thư viết không dài nhưng đủ để Văn Trạch Tài đọc hiểu vấn đề. Đọc xong, anh gấp lá thư lại, nhét trở về bì thư. Sau đó, quay sang nói với anh cả Dương: “Tôi đã hiểu ý tứ của chú Dương rồi. Tuy rằng tôi không dùng được nhưng chắc chắn sẽ hữu dụng với người khác. Không biết tôi có thể giúp gì hai anh?”
Nói vậy tức là Văn Trạch Tài đã chấp nhận lời thỉnh cầu của ông Dương, đồng ý giúp đỡ các con ông ấy.
Kỳ thực nội dung bức thư chính là phương pháp làm giấy hoàng cốt tương. Điều đáng nói ở đây, công thức này khác hoàn toàn so với những gì Văn Trạch Tài đã từng biết trước đó. Ông Dương đã dùng một nguyên liệu khác để thay thế xương người chết nhưng vẫn giữ nguyên được công dụng vốn có của nó.
Cuối cùng cũng nghe được lời chấp thuận từ chính miệng Văn đại sư, hai anh em họ Dương thở phào nhẹ nhõm.
Anh hai Dương xoa xoa mặt, do dự cất tiếng: “Kỳ thật sự tình vẫn xoay quanh vấn đề của cha tôi thôi. Tro cốt ông cụ chưa hạ táng, ngôi mộ hiện giờ chỉ là mộ giả, cốt để che mắt người đời, chứ thực sự trong đó không có gì hết.”
Ông Dương là con cả trong nhà, phía dưới còn hai người em trai nữa. Vì giữ vị trí trưởng tử nên ông được kế nghiệp nghề gia truyền của tổ tiên - nghề mai táng, chuyên phục vụ ma chay, tế lễ, cúng bái, lập đàn cầu siêu cho người khuất. Gọi hoa mỹ là pháp sư nhưng nôm na thì chính là thầy cúng.
Tuy nhiên, vào thời điểm hai mươi, ba mươi năm trước, cách mạng văn hoá nổ ra, toàn quốc hô hào bài trừ hủ tục mê tín dị đoan, ông Dương cũng theo đó mà bị mất việc.
Thất nghiệp, đói khổ, ông Dương muối mặt sang nhà hai người em vay ít gạo nhưng đắng lòng thay chỉ nhận được cái ngoảnh mặt tuyệt tình.
Để nuôi sống mẹ già con thơ, ông Dương buộc lòng phải chuyển sang nghề làm giấy hoàng cốt tương. Nhưng nguyên liệu mấu chốt để làm ra loại giấy này chính là tro cốt người chết. Kể cả số lượng người mất có nhiều đến đâu thì ông cũng không thể hàng đêm lén lút ra bãi tha ma, lật mồ người ta để cạo xương được. Làm vậy vừa giảm thọ lại vừa xúi quẩy.
Cực chẳng đã, ông đành nghiên cứu thử nghiệm phương thức mới, không ngờ lại thành công vượt ngoài mong đợi. Tất nhiên công thức này là tuyệt mật, khách hàng vẫn nghĩ giấy hoàng cốt tương của ông cũng làm bằng xương người như bình thường. Bởi lẽ nói ra cũng chẳng thay đổi được gì vì phàm những người tìm đến ông mua đồ đều là bí đường tắc lối cả rồi.
Quay lại với mâu thuẫn gia đình. Nhà ông phải đối diện với biết bao khó khăn trùng trùng trong khi ấy đám em trai lại ngày càng phất lên như diều gặp gió. Nhà chúng có tận ba sinh viên đại học còn nhà ông lại chẳng có mống nào. Hai thằng con là hết hy vọng rồi đấy nhưng đến đám cháu cũng dốt nốt.
Chính vì thế, mấy đứa em mới có cớ xiên xỏ tại ông cả đời làm việc thất đức nên ông trời mới báo ứng lên con lên cháu.
Khổ nỗi nói một lần hai lần thì còn nhịn nhục cho qua, đằng này cứ nói hoài nói mãi khiến ông Dương uất ức vô cùng. Nếu đúng là ông làm sai thì đã đành, cơ mà ông xin thề trước nay chưa từng lầm lỗi với bất cứ ai thì làm gì có chuyện báo ứng ở đây?!
Càng gần tới những ngày cuối đời, ông lại càng ấm ức, bực bội. Nghĩ đi nghĩ lại, ông quyết định gửi gắm vào Văn Trạch Tài.
Về bản lĩnh của Văn đại sư thì ông đã nghe mòn lỗ tai rồi. Hơn nữa chính ông cũng đã chứng thực Văn Trạch Tài thật sự tài hoa hơn người, thế nên ông mới đưa công thức này ra để trao đổi. Tính ra ông chả có gì quý giá hơn mà kể cả có thì ông nghĩ Văn Trạch Tài cũng chả thiếu.
Nhưng để cẩn thận, ông vẫn mượn Điền Kiến Quốc để thử lòng Văn Trạch Tài. Tới khi chân chính hiểu rõ tâm ý của đối phương, ông Dương mới yên tâm buông bỏ hết thảy, nhắm mắt xuôi tay.
Và thỉnh cầu của ông Dương chính là nhờ Văn Trạch Tài tìm giúp một vị trí có phong thuỷ đẹp để an táng.
“Sao…sao tiếng của nó lạ quá vậy?” Từ nhỏ tới lớn thôn trưởng Lý chưa bao giờ nghe thấy cây gỗ nào phát ra âm thanh lạ lùng như thế. Ông hãi hùng tới độ giọng nói cũng run bắn lên.
Nào ngờ, Văn Trạch Tài lại nhẹ nhõm nở nụ cười: “Đây là thứ tốt, nhìn bề ngoài thì là gỗ đào nhưng kỳ thực nó đã bị ngâm qua thuốc. Dùng một phương pháp bí truyền biến gỗ đào từ hút hồn đổi thành dưỡng hồn. Công dụng của nó còn hữu hiệu hơn cây dã hương rất nhiều. Giờ thì từ hai đầu lấy vào sáu tấc, đẽo thành hai con búp bê nhỏ. Khẩn trương lên!”
Nhưng như vậy vẫn chưa xong. Sau khi thành hình, phải dùng mực chu sa viết ngày sinh tháng đẻ của hai đứa nhỏ lên thân búp bê rồi đem thượng trên bàn thờ. Từ giờ trở đi, mỗi khi dâng hương khấn bái tổ tiên thì cũng phải nhớ vái lạy hai con búp bê này. Bởi chúng được xem như là thế thân của Cẩu Đản và Thuý Hoa, thay Cẩu Đản và Thuý Hoa chịu khổ chịu nạn, dưỡng hồn tu thân.
Anh ba Lý sau khi trấn an chị vợ xong, vừa ra tới thì tình cờ nghe được trọn vẹn những lời này. Anh mừng lắm nhưng vẫn cẩn thận hỏi lại kỹ càng một lượt. Chắc chắn rồi, anh bắt tay vào làm ngay lập tức, mê mải đến độ quên cả ăn cơm.
Tầm bảy giờ tối, Văn Trạch Tài thu dọn đồ đạc cá nhân bỏ vào tay nải, sau đó ngồi xuống thủng thẳng lắc lắc chiếc lục lạc.
Hành động tưởng chừng như tuỳ ý đó lại có tác dụng không ngờ. Chưa đầy vài phút sau, chị ba Lý chạy xộc ra, mừng rỡ báo tin: “Khóc…khóc rồi, cả hai đứa đều khóc…còn biết kêu đói nữa…”
Đang đẽo búp bê, anh ba Lý vui mừng trào nước mắt. Sau đó hai vợ chồng cùng quỳ gối trước Văn Trạch Tài, cung kính hành lễ: “Đại sư, xin thầy hãy nhận một lạy của vợ chồng tôi.”
Thuận lòng gia chủ, Văn Trạch Tài gật đầu tiếp nhận. Việc tới đây cũng coi như đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm, Văn Trạch Tài tính toán một chút rồi quyết định về ngay, không ở lại Lý gia qua đêm.
Lúc này, mọi người vẫn chưa đi ngủ, Triệu Đại Phi bế Tiểu Thảo đi quanh nhà, vừa đung đưa ru con vừa buồn thiu nói: “Sư phụ, chắc năm nay vợ chồng con không về quê được rồi, tại còn vướng cái cục này…”
Nhìn bộ dạng khó xử của thằng đệ, Văn Trạch Tài phì cười: “Có gì phải buồn, dưới quê đâu còn ai đáng để cho con phải thăm nom, về được thì về không về được thì thôi, sao phải suy nghĩ. Còn về vấn đệ nhận thầu thì cứ để đó, sư phụ sẽ hỏi rõ giúp cho.”
Nỗi niềm được tháo gỡ, Triệu Đại Phi cười toe toét, cảm ơn rối rít.
Năm nay tuyết tới muộn, tận ngày gia đình Văn Trạch Tài lên xe lửa về quê mà vẫn chưa thấy tuyết rơi. Thiên Nam và Hiểu Hiểu lưu luyến lắm, trên đường đi cứ lẩm nhẩm nhắc mãi không thôi: “Tiếc thế, chưa kịp gặp em rối nữa!”
Em rối ở đây chính là A Đại và Tiểu Muội, hai con rối của chú Chung và Chung Nhiên.
Thật ra khuya qua chú Chung đã về tới Liêu Thành, đem theo cả hai con rối. Nhưng vì đến nơi quá muộn mà sáng nay nhà Văn Trạch Tài lại đi sớm thành ra không kịp gặp nhau.
Thấy em gái buồn thỉu buồn thiu, Thiên Nam liền vỗ ngực hứa chắc nịch: “Sư mẫu đã bảo chờ anh lớn sẽ dạy anh cách làm con rối. Đợi anh cả học xong sẽ làm cho em một con, chịu không?”
Tất nhiên là chịu rồi, Hiểu Hiểu mừng quýnh, liên tục gật lất gật để: “Em nhớ kỹ rồi đó nha, đến lúc đó anh cả đừng hòng nuốt lời. Ai nuốt lời sẽ bị biến thành con lợn nái sề!”
“Lợn nái sề?” Văn Trạch Tài quay đầu nhìn về phía Hiểu Hiểu: “Ai nói với con nếu nuốt lời sẽ bị biến thành lợn nái sề?”
Hiểu Hiểu ưỡn ngực, đắc ý khoe kiến thức mới: “Anh Đại Phi nói cho con biết đấy. Anh ấy bảo nếu con trai nuốt lời thì sẽ bị phạt biến thành lợn nái sề, về sau sẽ sinh rất nhiều rất nhiều heo con. Có như vậy bọn họ mới sợ, không dám nói dối gạt người nữa.”
Văn Trạch Tài méo mặt, cái lí lẽ xiên xẹo này đúng là chỉ mình Đại Phi mới nghĩ ra được!
Ríu rít nói nói cười cười, thoáng cái tàu đã cập bến huyện thành, Văn Trạch Tài kiếm một nhà khách tương đối sạch sẽ và an toàn để ba mẹ con nghỉ ngơi còn mình thì đi tới ngõ Mộc Trung tìm ông Dương - người chuyên cung cấp giấy hoàng cốt tương cho anh từ trước tới nay.
Đợt đó sau khi từ Liêu Thành trở về, Điền Kiến Quốc rẽ ngay vào Dương gia chuyển lời nhắn của Văn Trạch Tài. Nghe xong, ông Dương chỉ cười nói “tốt tốt”, rồi nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng, không để lại bất cứ lời trăn trối nào hết.
Sự việc diễn ra quá bất ngờ, Điền Kiến Quốc lập tức đánh điện thông báo, Văn Trạch Tài cũng không hiểu rốt cuộc ông Dương muốn gì, thế nên hôm nay tiện đường liền ghé qua hỏi thăm một chút.
Tuy ông Dương đã mất nhưng vẫn còn hai người con trai. Bởi vì nhà họ không phân gia nên tất cả con cháu đều quây quần sống chung dưới một mái nhà. Cũng may phòng ốc thoáng đãng, sân vườn rộng rãi nên ở thoải mái. Mà hình như gia đình ông Dương sống hơi khép kín thì phải, lần nào anh tới cũng thấy cửa đóng then cài kín mít.
Lần này cũng không ngoại lệ, vừa bước chân tới gần tường bao anh đã nghe tiếng ồn ào, huyên náo phát ra từ trong sân. Có tiếng người lớn pha trò, rồi tiếng bọn nhỏ cười phá lên như nắc nẻ, nghe đến là vui tai. Ngay cả Văn Trạch Tài đứng bên ngoài mà cũng bị lây nhiễm cái không khí rộn ràng, vui tươi ấy.
Văn Trạch Tài gõ cửa không bao lâu thì có người ra mở cửa, dường như đã được căn dặn từ trước, anh cả Dương vội vàng mời Văn Trạch Tài vào nhà. Sau đó anh ấy gấp gáp chạy vào phòng trong, lấy ra một phong thư dán kín, cung kính đưa tới trước mặt Văn Trạch Tài bằng hai tay: “Văn đại sư, đây là thứ cha tôi trước khi mất để lại cho thầy. Ông ấy dặn nhất định thầy phải mở ra xem.”
Văn Trạch Tài đón lấy, bình tĩnh mở thư ra đọc trước mặt hai anh em nhà họ Dương.
Thư viết không dài nhưng đủ để Văn Trạch Tài đọc hiểu vấn đề. Đọc xong, anh gấp lá thư lại, nhét trở về bì thư. Sau đó, quay sang nói với anh cả Dương: “Tôi đã hiểu ý tứ của chú Dương rồi. Tuy rằng tôi không dùng được nhưng chắc chắn sẽ hữu dụng với người khác. Không biết tôi có thể giúp gì hai anh?”
Nói vậy tức là Văn Trạch Tài đã chấp nhận lời thỉnh cầu của ông Dương, đồng ý giúp đỡ các con ông ấy.
Kỳ thực nội dung bức thư chính là phương pháp làm giấy hoàng cốt tương. Điều đáng nói ở đây, công thức này khác hoàn toàn so với những gì Văn Trạch Tài đã từng biết trước đó. Ông Dương đã dùng một nguyên liệu khác để thay thế xương người chết nhưng vẫn giữ nguyên được công dụng vốn có của nó.
Cuối cùng cũng nghe được lời chấp thuận từ chính miệng Văn đại sư, hai anh em họ Dương thở phào nhẹ nhõm.
Anh hai Dương xoa xoa mặt, do dự cất tiếng: “Kỳ thật sự tình vẫn xoay quanh vấn đề của cha tôi thôi. Tro cốt ông cụ chưa hạ táng, ngôi mộ hiện giờ chỉ là mộ giả, cốt để che mắt người đời, chứ thực sự trong đó không có gì hết.”
Ông Dương là con cả trong nhà, phía dưới còn hai người em trai nữa. Vì giữ vị trí trưởng tử nên ông được kế nghiệp nghề gia truyền của tổ tiên - nghề mai táng, chuyên phục vụ ma chay, tế lễ, cúng bái, lập đàn cầu siêu cho người khuất. Gọi hoa mỹ là pháp sư nhưng nôm na thì chính là thầy cúng.
Tuy nhiên, vào thời điểm hai mươi, ba mươi năm trước, cách mạng văn hoá nổ ra, toàn quốc hô hào bài trừ hủ tục mê tín dị đoan, ông Dương cũng theo đó mà bị mất việc.
Thất nghiệp, đói khổ, ông Dương muối mặt sang nhà hai người em vay ít gạo nhưng đắng lòng thay chỉ nhận được cái ngoảnh mặt tuyệt tình.
Để nuôi sống mẹ già con thơ, ông Dương buộc lòng phải chuyển sang nghề làm giấy hoàng cốt tương. Nhưng nguyên liệu mấu chốt để làm ra loại giấy này chính là tro cốt người chết. Kể cả số lượng người mất có nhiều đến đâu thì ông cũng không thể hàng đêm lén lút ra bãi tha ma, lật mồ người ta để cạo xương được. Làm vậy vừa giảm thọ lại vừa xúi quẩy.
Cực chẳng đã, ông đành nghiên cứu thử nghiệm phương thức mới, không ngờ lại thành công vượt ngoài mong đợi. Tất nhiên công thức này là tuyệt mật, khách hàng vẫn nghĩ giấy hoàng cốt tương của ông cũng làm bằng xương người như bình thường. Bởi lẽ nói ra cũng chẳng thay đổi được gì vì phàm những người tìm đến ông mua đồ đều là bí đường tắc lối cả rồi.
Quay lại với mâu thuẫn gia đình. Nhà ông phải đối diện với biết bao khó khăn trùng trùng trong khi ấy đám em trai lại ngày càng phất lên như diều gặp gió. Nhà chúng có tận ba sinh viên đại học còn nhà ông lại chẳng có mống nào. Hai thằng con là hết hy vọng rồi đấy nhưng đến đám cháu cũng dốt nốt.
Chính vì thế, mấy đứa em mới có cớ xiên xỏ tại ông cả đời làm việc thất đức nên ông trời mới báo ứng lên con lên cháu.
Khổ nỗi nói một lần hai lần thì còn nhịn nhục cho qua, đằng này cứ nói hoài nói mãi khiến ông Dương uất ức vô cùng. Nếu đúng là ông làm sai thì đã đành, cơ mà ông xin thề trước nay chưa từng lầm lỗi với bất cứ ai thì làm gì có chuyện báo ứng ở đây?!
Càng gần tới những ngày cuối đời, ông lại càng ấm ức, bực bội. Nghĩ đi nghĩ lại, ông quyết định gửi gắm vào Văn Trạch Tài.
Về bản lĩnh của Văn đại sư thì ông đã nghe mòn lỗ tai rồi. Hơn nữa chính ông cũng đã chứng thực Văn Trạch Tài thật sự tài hoa hơn người, thế nên ông mới đưa công thức này ra để trao đổi. Tính ra ông chả có gì quý giá hơn mà kể cả có thì ông nghĩ Văn Trạch Tài cũng chả thiếu.
Nhưng để cẩn thận, ông vẫn mượn Điền Kiến Quốc để thử lòng Văn Trạch Tài. Tới khi chân chính hiểu rõ tâm ý của đối phương, ông Dương mới yên tâm buông bỏ hết thảy, nhắm mắt xuôi tay.
Và thỉnh cầu của ông Dương chính là nhờ Văn Trạch Tài tìm giúp một vị trí có phong thuỷ đẹp để an táng.
Bạn cần đăng nhập để bình luận