Thập niên 70: Đoán Mệnh Sư
Chương 203: Tiền
Tim bà Đơn dường như ngừng đập, máu trong người bỗng chốc dốc ngược xuống chân. Bà không thở được, phảng phất như hồn vía đều bay khỏi thân xác.
“Yên tâm đi!”, ông Đơn bất chợt đổi giọng ôn nhu, “Đợi tôi xuống hoàng tuyền, tôi sẽ kể lại cho bà nghe mấy đứa cháu bụ bẫm, đáng yêu thế nào.”
Văn Trạch Tài đứng ngoài cửa sổ, lạnh mặt nghe cuộc đối thoại của bọn họ.
Chính mình ở trong hoàn cảnh này bà Đơn mới thấu hiểu cảm giác của con gái, hoang mang bất lực, không cam lòng nhưng lại chẳng thể phản kháng.
Tuy nhiên càng sợ thì tâm bà lại càng bình tĩnh lạ thường. Bà lật tay, chủ động nắm lấy tay ông chồng: “Nếu vậy thì sáng sớm mai ông tranh thủ đi tìm vị tiên sinh kia liền đi. Giả dụ ông ấy đã mất thì thể nào cũng còn đệ tử. Vì con trai, ông nhất định phải đi sớm về sớm.”
Tưởng vợ đã nghĩ thông, ông Đơn tươi cười hớn hở: “Được được, sáng sớm mai tôi sẽ xuất phát.”
Hôm sau, mặt trời vừa ló dạng, còn chưa kịp ăn bữa sáng, ông Đơn đã gấp gáp lên đường ngay.
Còn về phần bà Đơn, trừ bỏ xuống bếp nấu cơm thì hầu như không bước chân ra khỏi nhà chính nửa bước. Toàn bộ thời gian trong ngày bà đều dành hết cho các con, khi thì ngồi ở phòng Thái Đảm, lúc lại chạy sang kiểm tra, chăm sóc Thái Hồng.
Trời đã sập tối mà vẫn chưa thấy ông chồng trở về, bà Đơn trầm mặc nói: “Nhà vị tiên sinh đó ở xa lắm, cả đi lẫn về đoán chừng cũng phải mất ít nhất ba ngày.”
Văn Trạch Tài không nói gì, chỉ khẽ gật đầu.
Chiều hôm sau, hai anh em Thái Đảm, Thái Hồng tỉnh lại.
Tuy nhiên bởi vì cơ thể suy nhược quá nặng cho nên Thái Hồng cần phải nằm trên giường tĩnh dưỡng độ chục ngày, nửa tháng mới có thể hồi phục.
Còn Đơn Thái Đảm thì vừa mở mắt đã cảm thấy tay chân mềm nhũn, cả người mất hết sức lực. Anh ta biết, vậy là đã hoán đổi thành công rồi. Song, anh không hề hối hận, một chút cũng không.
Tiễn Văn Trạch Tài về, Đơn Thái Đảm vui vẻ chia sẻ kế hoạch tương lai: “Tôi biết ông già nhà tôi mắc cái bệnh đa nghi, cho nên sắp tới đây tôi dự định đưa Thái Hồng lên thành phố ở. Trên đó tôi có mấy thằng bạn thân, có thể nhờ tụi nó chạy qua chạy lại để ý con bé giúp. Có việc gì hú một tiếng là tôi phi lên liền.”
Tần Dũng lại hỏi: “Thế còn phía Trương gia thì sao? Anh định nói với họ thế nào?”
Đơn Thái Đảm hừ lạnh: “Dễ thôi, cứ nói Thái Hồng đi làm kiếm tiền là được. Bọn họ chả mong quá đi ấy chứ. Các anh yên tâm, tôi đã có tính toán cả rồi, không để ai bắt nạt con bé nữa đâu. Lần này cám ơn đại sư đã cứu giúp, thật lòng cảm ơn thầy rất nhiều.”
Chia tay Đơn gia, Văn Trạch Tài và Tần Dũng bắt xe từ Bình Thành ngược về Liêu Thành.
Về tới nhà, việc cấp bách đầu tiên cần làm đó là tắm gội. Mấy ngày nay Văn Trạch Tài chỉ xối nước qua loa đại khái, tại dầu sao cũng là ở nhà người khác, lạ nơi lạ chỗ, không được thoải mái cho lắm.
Điền Tú Phương nắn nắn bả vai chồng, mặt mày buồn so: “Sao em cảm thấy anh gầy đi nhỉ, mới có mấy ngày thôi mà?”
“Phải không?” Văn Trạch Tài nghi hoặc cúi đầu nhìn nhìn: “Rõ vậy cơ à?”
Thiên Nam và Hiểu Hiểu ngồi bên cạnh sôi nổi phát biểu ý kiến
“Cha không gầy tí nào.”
“Vẫn đẹp trai như cũ.”
Hai cái miệng dẻo quẹo chọc cho Văn Trạch Tài bật cười vui vẻ: “Đúng rồi, cha vẫn khoẻ lắm. Mà hai nhóc thối này, sao giờ vẫn còn ngồi đây chưa chịu đi ngủ nữa?”
Thiên Nam thoáng xấu hổ nhìn qua chỗ khác, nhưng Hiểu Hiểu đã kịp chạy ào tới, trực tiếp đu lên chân cha, nũng nịu như con mèo con: “Tại con nhớ cha. Mấy ngày không gặp cha rồi, Hiểu Hiểu nhớ cha nhiều thiệt là nhiều luôn.”
Văn Trạch Tài lập tức khom lưng bế bổng con gái lên, tay kia không quên với sang xoa xoa đầu con trai. Dỗ tới dỗ lui một hồi lâu mới dụ được hai đứa nhóc về phòng ngủ.
Một lúc sau, Triệu Đại Phi ngáp ngắn ngáp dài đi sang, sau khi thông báo tình hình cửa hàng cửa hiệu liền nói tới việc trường lớp: “Sư phụ nghỉ học hai ngày, hình như thầy giáo Triệu giận lắm thì phải. Hôm qua anh Trường Lâm ghé qua bảo thế. Ngày mai tới trường thầy cẩn thận chút nha.”
Văn Trạch Tài gật gật đầu ngụ ý đã biết.
Kết quả sáng hôm sau vừa chạm mặt thầy Triệu ở trường, hai mắt Văn Trạch Tài đã trầm hẳn xuống. Anh nhẹ nhàng chen vào giữa hàng tá những lời càm ràm lải nhải của thầy: “Thầy Triệu, em thấy các cung trên mặt thầy đều lõm xuống, sắc diện khô khan u ám, hai chóp tai xô lệch, méo mó. Phỏng chừng vài ngày tới sẽ có đại hoạ giáng xuống. Chi bằng để em tính giúp thầy một quẻ được không?”
Đang thao thao bất tuyệt thì bị cắt ngang, thầy Triệu rất lấy làm không hài lòng, đã thế còn là những lời tà môn ngoại đạo nữa chứ, khiến thầy giận càng thêm giận. Tức tối đập bàn cái rầm, thầy Triệu đứng bật dậy chỉ thẳng vào mặt Văn Trạch Tài mắng xa xả: “Thân là sinh viên đại học mà lại đi tin mấy thứ mê tín dị đoan, thiếu khoa học! Hàm hồ, quá sức hàm hồ!”
Tuy nhiên Văn Trạch Tài không giận mà mạnh mẽ bắt lấy tay thầy giáo, nhanh như cắt chích một giọt máu, quẹt lên ba đồng tiền vàng rồi thành thạo thảy chúng xuống mặt bàn. Cũng may trong phòng lúc này chỉ có hai thầy trò.
“Văn Trạch Tài, em..”
“Thầy sinh giờ Thân, mệnh trung thiếu hoả cho nên lúc nhỏ rất hay quấy khóc. Ba tuổi gặp tiểu nạn, mười tuổi hoạ đổ máu, mười lăm tuổi song thân qua đời, hai mươi tuổi cơ duyên xảo ngộ, sự nghiệp thăng tiến. Em nói đúng chứ, thưa thầy?”
Thầy Triệu há hốc miệng, nửa buổi trời mới lắp bắp được vài chữ: “Em…em biết coi bói?”
Văn Trạch Tài hơi hơi mỉm cười: “Dạ biết chút chút. Em nghĩ thầy vẫn nên nghe em nói thì hơn.”
Thầy Triệu máy móc gật gật, đầu óc vẫn còn mê man chưa đáp đất.
Dựa vào quẻ tượng trên bàn, Văn Trạch Tài nghiêm túc giải: “Đây là quẻ hạ, mấy ngày tới thầy bị tiểu nhân chắn tài, tranh chấp cãi vã liên miên. Nhẹ thì vỡ đầu chảy máu, nặng có thể dẫn tới tử vong.”
Nghe ra sự nghiêm trọng trong từng câu chữ, thầy Triệu hốt hoảng ngã ngồi xuống ghế. Vốn ban đầu thầy không tin Văn Trạch Tài, càng không tin vào mê tín dị đoan. Nhưng nào ngờ Văn Trạch Tài lại có thể kể tường tận từng cột mốc đi dọc cuộc đời và đặc biệt là việc mất song thân vào năm mười lăm tuổi.
Tới đây, mặc dù không muốn thì thầy cũng không thể không tin bởi lẽ quan hệ gia đình nhà thầy hơi phức tạp. Vừa lọt lòng mẹ, thầy đã bị đưa tới nhà chú thím họ làm con nuôi. Tới năm mười lăm tuổi, cha mẹ nuôi qua đời. Sau này đi học đại học, thỉnh thoảng mẹ ruột sẽ tới thăm, đưa chút đồ ăn này nọ thế nên các bạn đồng học vẫn đinh ninh cha mẹ thầy còn sống.
Tuy nhiên trong hồ sơ lý lịch thì cha mẹ thầy đã mất từ lâu rồi. Về chuyện này bạn học và các đồng nghiệp đều không hề hay biết, vậy mà Văn Trạch Tài lại có thể đứng đây nói ra vách vách. Điều này khiến thầy phải nghiêm túc đánh giá lại cậu học trò trước mặt.
Thầy Triệu nhíu mày hỏi: “Thực sự nghiêm trọng tới vậy sao?”
“Đúng thế, rất nghiêm trọng!” Văn Trạch Tài khẳng định chắc nịch. Anh vươn tay gieo thêm một quẻ nữa rồi tiếp tục nói: “Muốn bình an thoát khỏi kiếp này thì buổi tối thầy phải ở yên trong nhà, tuyệt đối không bước chân ra khỏi cửa sau sáu giờ chiều. Bất luận là ai kêu cũng phải nhớ kỹ, không được đi ra ngoài!”
Bỗng dưng, thầy Triệu đần thuỗn mặt. Rõ ràng ban nãy nói nghe ghê gớm lắm mà, vậy sao phương thức hoá giải lại đơn giản như đang giỡn vậy trời?
Nhìn biểu cảm trên gương mặt là Văn Trạch Tài đoán được suy nghĩ trong lòng, anh thở dài thả nhẹ một câu: “Đêm tối là thời cơ vàng cho cái ác lên ngồi!”
Tức khắc, thầy Triệu rùng mình một cái rồi khẽ nhếch môi tự giễu, đúng là thần hồn nát thần tính. Nhưng cuối cùng thầy vẫn gật gật đầu ra vẻ sẽ lưu ý.
Chiều hôm đó nhà trường yêu cầu giáo viên ở lại dự họp, thầy Triệu viện cớ nhà có người bệnh nặng xin phép về sớm. Khi thầy đặt chân về tới nhà vừa hay đồng hồ điểm đúng sáu giờ tối.
“Phù, may quá!”, thầy xoa xoa ngực trấn an bản thân.
Cô Lâm Đại Phương, vợ thầy lấy làm khó hiểu trước hành động kỳ quái của chồng: “May mắn cái gì cơ? À đúng rồi, em trai anh vừa rồi lại tới nữa đấy.”
“Nó tới đây làm gì? Không phải đã nói rõ ràng với nó rồi hay sao?” Vừa nghe nhắc tới thằng em trai là thầy Triệu tức tới đau não, muốn nổi nóng ngay tức thì. Song chợt nhớ tới lời dặn của Văn Trạch Tài, thầy như bửng tỉnh đại ngộ, tự đánh vào đầu mình một cái.
Chả là cha mẹ nuôi sau khi qua đời chỉ để lại một món tài sản duy nhất, đó là căn nhà cũ ở quê. Nhưng để tiện cho sinh hoạt và công tác, thầy đã mua một căn khác trên thành phố thế nên một năm chỉ về quê đúng mấy ngày tết, căn nhà cũ toàn khoá cửa để đó, chẳng có mấy thời gian đi lại chăm nom.
Trước đó vài ngày, thằng em với đứa bạn nó đi loanh quanh trong thôn chơi, nhìn thấy nhà cũ liền thuận miệng bảo nội cái cửa và xà nhà bán đi cũng được cả trăm đồng, chưa kể các đồ đạc vật dụng khác nếu thanh lý hết thể nào cũng kiếm được mớ tiền.
Thành thử dạo gần đây thằng giời đánh đó mới không ngừng làm yêu làm sách, hoá ra là đang nhăm nhe tới ngôi nhà.
Giờ ngẫm lại, còn không phải là vì một chữ “Tiền” hay sao?!
“Yên tâm đi!”, ông Đơn bất chợt đổi giọng ôn nhu, “Đợi tôi xuống hoàng tuyền, tôi sẽ kể lại cho bà nghe mấy đứa cháu bụ bẫm, đáng yêu thế nào.”
Văn Trạch Tài đứng ngoài cửa sổ, lạnh mặt nghe cuộc đối thoại của bọn họ.
Chính mình ở trong hoàn cảnh này bà Đơn mới thấu hiểu cảm giác của con gái, hoang mang bất lực, không cam lòng nhưng lại chẳng thể phản kháng.
Tuy nhiên càng sợ thì tâm bà lại càng bình tĩnh lạ thường. Bà lật tay, chủ động nắm lấy tay ông chồng: “Nếu vậy thì sáng sớm mai ông tranh thủ đi tìm vị tiên sinh kia liền đi. Giả dụ ông ấy đã mất thì thể nào cũng còn đệ tử. Vì con trai, ông nhất định phải đi sớm về sớm.”
Tưởng vợ đã nghĩ thông, ông Đơn tươi cười hớn hở: “Được được, sáng sớm mai tôi sẽ xuất phát.”
Hôm sau, mặt trời vừa ló dạng, còn chưa kịp ăn bữa sáng, ông Đơn đã gấp gáp lên đường ngay.
Còn về phần bà Đơn, trừ bỏ xuống bếp nấu cơm thì hầu như không bước chân ra khỏi nhà chính nửa bước. Toàn bộ thời gian trong ngày bà đều dành hết cho các con, khi thì ngồi ở phòng Thái Đảm, lúc lại chạy sang kiểm tra, chăm sóc Thái Hồng.
Trời đã sập tối mà vẫn chưa thấy ông chồng trở về, bà Đơn trầm mặc nói: “Nhà vị tiên sinh đó ở xa lắm, cả đi lẫn về đoán chừng cũng phải mất ít nhất ba ngày.”
Văn Trạch Tài không nói gì, chỉ khẽ gật đầu.
Chiều hôm sau, hai anh em Thái Đảm, Thái Hồng tỉnh lại.
Tuy nhiên bởi vì cơ thể suy nhược quá nặng cho nên Thái Hồng cần phải nằm trên giường tĩnh dưỡng độ chục ngày, nửa tháng mới có thể hồi phục.
Còn Đơn Thái Đảm thì vừa mở mắt đã cảm thấy tay chân mềm nhũn, cả người mất hết sức lực. Anh ta biết, vậy là đã hoán đổi thành công rồi. Song, anh không hề hối hận, một chút cũng không.
Tiễn Văn Trạch Tài về, Đơn Thái Đảm vui vẻ chia sẻ kế hoạch tương lai: “Tôi biết ông già nhà tôi mắc cái bệnh đa nghi, cho nên sắp tới đây tôi dự định đưa Thái Hồng lên thành phố ở. Trên đó tôi có mấy thằng bạn thân, có thể nhờ tụi nó chạy qua chạy lại để ý con bé giúp. Có việc gì hú một tiếng là tôi phi lên liền.”
Tần Dũng lại hỏi: “Thế còn phía Trương gia thì sao? Anh định nói với họ thế nào?”
Đơn Thái Đảm hừ lạnh: “Dễ thôi, cứ nói Thái Hồng đi làm kiếm tiền là được. Bọn họ chả mong quá đi ấy chứ. Các anh yên tâm, tôi đã có tính toán cả rồi, không để ai bắt nạt con bé nữa đâu. Lần này cám ơn đại sư đã cứu giúp, thật lòng cảm ơn thầy rất nhiều.”
Chia tay Đơn gia, Văn Trạch Tài và Tần Dũng bắt xe từ Bình Thành ngược về Liêu Thành.
Về tới nhà, việc cấp bách đầu tiên cần làm đó là tắm gội. Mấy ngày nay Văn Trạch Tài chỉ xối nước qua loa đại khái, tại dầu sao cũng là ở nhà người khác, lạ nơi lạ chỗ, không được thoải mái cho lắm.
Điền Tú Phương nắn nắn bả vai chồng, mặt mày buồn so: “Sao em cảm thấy anh gầy đi nhỉ, mới có mấy ngày thôi mà?”
“Phải không?” Văn Trạch Tài nghi hoặc cúi đầu nhìn nhìn: “Rõ vậy cơ à?”
Thiên Nam và Hiểu Hiểu ngồi bên cạnh sôi nổi phát biểu ý kiến
“Cha không gầy tí nào.”
“Vẫn đẹp trai như cũ.”
Hai cái miệng dẻo quẹo chọc cho Văn Trạch Tài bật cười vui vẻ: “Đúng rồi, cha vẫn khoẻ lắm. Mà hai nhóc thối này, sao giờ vẫn còn ngồi đây chưa chịu đi ngủ nữa?”
Thiên Nam thoáng xấu hổ nhìn qua chỗ khác, nhưng Hiểu Hiểu đã kịp chạy ào tới, trực tiếp đu lên chân cha, nũng nịu như con mèo con: “Tại con nhớ cha. Mấy ngày không gặp cha rồi, Hiểu Hiểu nhớ cha nhiều thiệt là nhiều luôn.”
Văn Trạch Tài lập tức khom lưng bế bổng con gái lên, tay kia không quên với sang xoa xoa đầu con trai. Dỗ tới dỗ lui một hồi lâu mới dụ được hai đứa nhóc về phòng ngủ.
Một lúc sau, Triệu Đại Phi ngáp ngắn ngáp dài đi sang, sau khi thông báo tình hình cửa hàng cửa hiệu liền nói tới việc trường lớp: “Sư phụ nghỉ học hai ngày, hình như thầy giáo Triệu giận lắm thì phải. Hôm qua anh Trường Lâm ghé qua bảo thế. Ngày mai tới trường thầy cẩn thận chút nha.”
Văn Trạch Tài gật gật đầu ngụ ý đã biết.
Kết quả sáng hôm sau vừa chạm mặt thầy Triệu ở trường, hai mắt Văn Trạch Tài đã trầm hẳn xuống. Anh nhẹ nhàng chen vào giữa hàng tá những lời càm ràm lải nhải của thầy: “Thầy Triệu, em thấy các cung trên mặt thầy đều lõm xuống, sắc diện khô khan u ám, hai chóp tai xô lệch, méo mó. Phỏng chừng vài ngày tới sẽ có đại hoạ giáng xuống. Chi bằng để em tính giúp thầy một quẻ được không?”
Đang thao thao bất tuyệt thì bị cắt ngang, thầy Triệu rất lấy làm không hài lòng, đã thế còn là những lời tà môn ngoại đạo nữa chứ, khiến thầy giận càng thêm giận. Tức tối đập bàn cái rầm, thầy Triệu đứng bật dậy chỉ thẳng vào mặt Văn Trạch Tài mắng xa xả: “Thân là sinh viên đại học mà lại đi tin mấy thứ mê tín dị đoan, thiếu khoa học! Hàm hồ, quá sức hàm hồ!”
Tuy nhiên Văn Trạch Tài không giận mà mạnh mẽ bắt lấy tay thầy giáo, nhanh như cắt chích một giọt máu, quẹt lên ba đồng tiền vàng rồi thành thạo thảy chúng xuống mặt bàn. Cũng may trong phòng lúc này chỉ có hai thầy trò.
“Văn Trạch Tài, em..”
“Thầy sinh giờ Thân, mệnh trung thiếu hoả cho nên lúc nhỏ rất hay quấy khóc. Ba tuổi gặp tiểu nạn, mười tuổi hoạ đổ máu, mười lăm tuổi song thân qua đời, hai mươi tuổi cơ duyên xảo ngộ, sự nghiệp thăng tiến. Em nói đúng chứ, thưa thầy?”
Thầy Triệu há hốc miệng, nửa buổi trời mới lắp bắp được vài chữ: “Em…em biết coi bói?”
Văn Trạch Tài hơi hơi mỉm cười: “Dạ biết chút chút. Em nghĩ thầy vẫn nên nghe em nói thì hơn.”
Thầy Triệu máy móc gật gật, đầu óc vẫn còn mê man chưa đáp đất.
Dựa vào quẻ tượng trên bàn, Văn Trạch Tài nghiêm túc giải: “Đây là quẻ hạ, mấy ngày tới thầy bị tiểu nhân chắn tài, tranh chấp cãi vã liên miên. Nhẹ thì vỡ đầu chảy máu, nặng có thể dẫn tới tử vong.”
Nghe ra sự nghiêm trọng trong từng câu chữ, thầy Triệu hốt hoảng ngã ngồi xuống ghế. Vốn ban đầu thầy không tin Văn Trạch Tài, càng không tin vào mê tín dị đoan. Nhưng nào ngờ Văn Trạch Tài lại có thể kể tường tận từng cột mốc đi dọc cuộc đời và đặc biệt là việc mất song thân vào năm mười lăm tuổi.
Tới đây, mặc dù không muốn thì thầy cũng không thể không tin bởi lẽ quan hệ gia đình nhà thầy hơi phức tạp. Vừa lọt lòng mẹ, thầy đã bị đưa tới nhà chú thím họ làm con nuôi. Tới năm mười lăm tuổi, cha mẹ nuôi qua đời. Sau này đi học đại học, thỉnh thoảng mẹ ruột sẽ tới thăm, đưa chút đồ ăn này nọ thế nên các bạn đồng học vẫn đinh ninh cha mẹ thầy còn sống.
Tuy nhiên trong hồ sơ lý lịch thì cha mẹ thầy đã mất từ lâu rồi. Về chuyện này bạn học và các đồng nghiệp đều không hề hay biết, vậy mà Văn Trạch Tài lại có thể đứng đây nói ra vách vách. Điều này khiến thầy phải nghiêm túc đánh giá lại cậu học trò trước mặt.
Thầy Triệu nhíu mày hỏi: “Thực sự nghiêm trọng tới vậy sao?”
“Đúng thế, rất nghiêm trọng!” Văn Trạch Tài khẳng định chắc nịch. Anh vươn tay gieo thêm một quẻ nữa rồi tiếp tục nói: “Muốn bình an thoát khỏi kiếp này thì buổi tối thầy phải ở yên trong nhà, tuyệt đối không bước chân ra khỏi cửa sau sáu giờ chiều. Bất luận là ai kêu cũng phải nhớ kỹ, không được đi ra ngoài!”
Bỗng dưng, thầy Triệu đần thuỗn mặt. Rõ ràng ban nãy nói nghe ghê gớm lắm mà, vậy sao phương thức hoá giải lại đơn giản như đang giỡn vậy trời?
Nhìn biểu cảm trên gương mặt là Văn Trạch Tài đoán được suy nghĩ trong lòng, anh thở dài thả nhẹ một câu: “Đêm tối là thời cơ vàng cho cái ác lên ngồi!”
Tức khắc, thầy Triệu rùng mình một cái rồi khẽ nhếch môi tự giễu, đúng là thần hồn nát thần tính. Nhưng cuối cùng thầy vẫn gật gật đầu ra vẻ sẽ lưu ý.
Chiều hôm đó nhà trường yêu cầu giáo viên ở lại dự họp, thầy Triệu viện cớ nhà có người bệnh nặng xin phép về sớm. Khi thầy đặt chân về tới nhà vừa hay đồng hồ điểm đúng sáu giờ tối.
“Phù, may quá!”, thầy xoa xoa ngực trấn an bản thân.
Cô Lâm Đại Phương, vợ thầy lấy làm khó hiểu trước hành động kỳ quái của chồng: “May mắn cái gì cơ? À đúng rồi, em trai anh vừa rồi lại tới nữa đấy.”
“Nó tới đây làm gì? Không phải đã nói rõ ràng với nó rồi hay sao?” Vừa nghe nhắc tới thằng em trai là thầy Triệu tức tới đau não, muốn nổi nóng ngay tức thì. Song chợt nhớ tới lời dặn của Văn Trạch Tài, thầy như bửng tỉnh đại ngộ, tự đánh vào đầu mình một cái.
Chả là cha mẹ nuôi sau khi qua đời chỉ để lại một món tài sản duy nhất, đó là căn nhà cũ ở quê. Nhưng để tiện cho sinh hoạt và công tác, thầy đã mua một căn khác trên thành phố thế nên một năm chỉ về quê đúng mấy ngày tết, căn nhà cũ toàn khoá cửa để đó, chẳng có mấy thời gian đi lại chăm nom.
Trước đó vài ngày, thằng em với đứa bạn nó đi loanh quanh trong thôn chơi, nhìn thấy nhà cũ liền thuận miệng bảo nội cái cửa và xà nhà bán đi cũng được cả trăm đồng, chưa kể các đồ đạc vật dụng khác nếu thanh lý hết thể nào cũng kiếm được mớ tiền.
Thành thử dạo gần đây thằng giời đánh đó mới không ngừng làm yêu làm sách, hoá ra là đang nhăm nhe tới ngôi nhà.
Giờ ngẫm lại, còn không phải là vì một chữ “Tiền” hay sao?!
Bạn cần đăng nhập để bình luận