Thập niên 70: Đoán Mệnh Sư
Chương 119: Ác mộng
Văn Trạch Tài tiện tay cầm quyển sổ lên đọc, đợi một lát Triệu Đại Phi chạy về, anh liền hỏi ngay: “Hôm mùng một tháng Giêng cũng có khách tới à?”
Triệu Đại Phi bưng tách trà đặt xuống trước mặt Văn Trạch Tài rồi lễ phép gật đầu: “Dạ đúng thưa sư phụ. Hôm đó có một thím tới tìm sư phụ nhưng không phải người dân sống quanh đây mà tự giới thiệu là họ hàng của Dương Vĩnh Thắng.”
Văn Trạch Tài nhíu mày hỏi ngược lại: “Họ hàng của Dương Vĩnh Thắng?”
Nói rồi, anh đứng dậy mang theo danh bạ điện thoại ra Cung tiêu xã, quay số nhà Dương Vĩnh Thắng.
Tuy nhiên chính bản thân Dương Vĩnh Thắng khi nhận điện cũng có chút ngây ngốc: “Hả? Họ hàng nhà em á? Văn đại sư, anh đợi chút để em hỏi ba mẹ em cái đã.”
Lúc này, bà Dương đang gấp quần áo trong buồng. Nghe con trai hỏi, bà trầm ngâm suy nghĩ giây lát rồi đáp: “Việc nhà chúng ta đi tìm Văn đại sư mẹ không có nói với ai hết, họ hàng…thì chỉ có mỗi nhà bác cả thôi à, chứ những người khác chắc chắn không biết đâu.”
Sau đám tang của ông anh chồng, bà Dương đã từng một lần nhắc tới Văn Trạch Tài trước mặt chị dâu, vậy nên khoanh vùng lại cũng chỉ có nhà bác ấy chứ không ai vào đây cả.
Ông Dương cũng gật gù khẳng định: “Khả năng cao là bác cả gái con đấy. Con tả qua hình dáng diện mạo của bác gái cho Văn đại sư nghe đi, nếu trùng khớp thì nhất định là bác ấy rồi, không thể lệch đi đâu được.”
Dương Vĩnh Thắng vâng vâng dạ dạ, vội vàng làm theo. Kỳ thực Văn Trạch Tài cũng chưa từng gặp qua thế nên chỉ đành âm thầm ghi nhớ các đặc điểm nhận dạng rồi mang về hỏi lại Triệu Đại Phi.
Nghe xong, Triệu Đại Phi nheo nheo mắt lục tìm ký ức, sau đó cười hề hề kể lại: “Đúng là trên cổ tay thím ấy có đeo một đôi vòng bạc, lúc đó con còn thầm nói trong lòng mấy người có tiền quả là thích làm màu, vòng tay còn đeo hẳn cả đôi, không sợ gãy tay à?!”
Văn Trạch Tài gật đầu: “Vậy chính xác là người nhà Dương Vĩnh Thắng rồi, bác ấy có nói có chuyện gì gấp không?”
Hình như hỏi câu này hơi thừa thì phải, nếu không phải vô cùng gấp gáp thì người ta đã chẳng đi cầu cạnh đại sư ngay mồng một đầu năm.
Dựa theo trí nhớ, Triệu Đại Phi thuật lại không sót câu nào: “Thím ấy bảo dạo gần đây cậu con trai út liên tục gặp xui, lại hay nằm mộng nữa, đơn cử như đêm 30 bị dọa tỉnh những bốn, năm lần liền.”
Văn Trạch Tài liền đứng dậy tính đi ra Cung tiêu xã đánh một cuốc điện thoại nữa. Dù gì cũng là chỗ thân quen với lại Dương gia cũng giúp anh không ít việc, giờ nhà họ có khó khăn ít nhiều gì mình cũng phải ưu ái hơn chút đỉnh.
Song, Văn Trạch Tài còn chưa kịp bước chân ra khỏi tiệm đã có một đứa trẻ hớt hơ hớt hại chạy lại báo tin: “Văn đại sư, có người gọi điện kiếm thầy kìa, thầy mau ra Cung tiêu xã nghe điện đi.”
Văn Trạch Tài nghiêng đầu kêu Triệu Đại Phi thưởng cho thằng nhóc một viên kẹo, còn mình thì tức tốc rảo bước thật nhanh tới Cung tiêu xã.
Đầu dây bên kia, Dương Vĩnh Thắng gấp gáp thông báo: “Đại sư, em đã gọi điện cho bác cả gái rồi, bác ấy bảo nếu được thì hôm nay sẽ dẫn ông anh họ của em tới tìm anh đấy. Hôm nay anh có tiện không ạ?”
Văn Trạch Tài trả lời ngay: “Tiện chứ, ngày hôm nay tôi chính thức khai trương. Từ giờ về sau mọi người tới tiệm lúc nào cũng được.”
Thế là mới qua giờ trưa không bao lâu, thím Dương và cậu con trai đã có mặt ở cửa hàng. Thím ấy vội đến độ chưa kịp giới thiệu hay chào hỏi gì đã đẩy thằng con tới trước mặt Văn Trạch Tài, sốt ruột nhờ vả: “Đại sư, may quá thầy đã về rồi. Đây là thằng út nhà tôi, Dương Ái Hoa.”
Niên đại này người ta cực chuộng đặt tên con là Ái Quốc, Ái Hoa, Vệ Quốc, Vệ Hoa. Bởi thế cho nên mới xảy ra tình trạng chỉ trong một con ngõ bé tí này thôi mà già trẻ lớn bé có đến mười mấy người trùng tên nhau. Mỗi khi muốn nhắc tới ai là phải chỉ rõ con ông A hay con bà B, hoặc không thì phải gắn thêm số tuổi hoặc gán thêm chữ “đại” hay chữ “tiểu” ở đằng trước may ra mới phân biệt được.
Văn Trạch Tài nghiêm túc quan sát đối phương. Cậu thanh niên này còn trẻ nhưng bọng mắt thâm quầng, trông rất mệt mỏi thiếu sức sống!
Bị mẹ đẩy về đằng trước, Dương Ái Hoa cũng chẳng đủ sức mà phản kháng, người cậu giờ đây mệt lả không khác gì tàu lá, cơ hồ gió thổi mạnh một cái là rụng ngay. Với lại mấy ngày gần đây cậu nghe mẹ ca tụng vị Văn đại sư này không ngớt, vì thế cho nên mặc dù không tin tưởng mấy thì Dương Ái Hoa cũng tuyệt nhiên không dám coi thường. Cậu khẽ gật đầu lịch sự chào: “Văn đại sư!”
Văn Trạch Tài cũng gật đầu đáp lễ rồi nâng tay mời: “Mời bà và anh ngồi xuống rồi từ từ thuật lại đầu đuôi sự tình cho tôi nghe.”
Vừa đặt mông xuống ghế là Dương Ái Hoa liến thoắng kể ngay như sợ chậm lại một chút sẽ quên béng mất: “Từ hôm 29 tháng Chạp là tôi bắt đầu ngủ mơ rồi, nhưng giấc mơ hôm đó không phải ác mộng, tôi mơ thấy ba tôi. Tuy nhiên từ ngày 30 tới giờ, hễ tôi nhắm mắt ngủ là gặp ác mộng, mặc kệ là ban đêm hay ban ngày, chỉ cần chợp mắt chút là thấy ác mộng liền, kỳ cục vậy đó.”
Đang kể, Dương Ái Hoa ngáp một cái muốn trẹo quai hàm. Triệu Đại Phi biết ý liền hãm cho cậu ấy một tách trà thật đặc.
Dương Ái Hoa rối rít gật đầu cảm ơn rồi tu ùng ực tách trà, dường như quên cả cảm nhận vị đắng hay chát bởi lúc này cậu chỉ muốn đầu óc được minh mẫn, tỉnh táo mà thôi.
Trong khi đó, thím Dương khẩn trương đến độ xoắn chặt hai bàn tay vào nhau: “Văn đại sư à, rốt cuộc con trai tôi bị làm sao vậy thầy?”
Văn Trạch Tài không vội đáp ngay mà điềm tĩnh hỏi thêm thông tin: “Cậu sinh vào giờ nào? Có phải kém một khắc là tới giờ Thân đúng không?”
Hả? Dương Ái Hoa mờ mịt gãi gãi đầu, đánh mắt sang cầu cứu mẹ. Thím Dương vội vàng tiếp lời: “Dạ đúng đúng thưa đại sư, nó chui ra ngay sát giờ thân chỉ thiếu một khắc.”
Văn Trạch Tài gật gật đầu, sau đó phán: “Cậu sinh vào mười lăm tháng Giêng, trùng hợp năm đó lại rơi trúng vào ngày mẫu thương thế nên định sẵn cả đời xuôi gió xuôi nước, đi tới đâu cũng có quý nhân phù trợ, làm bất cứ việc gì cũng thuận lợi, suôn sẻ, nhỏ tới lớn không hề biết bất hạnh hay đau khổ là gì. Có thể nói là sướng từ trong trứng nước!”
Nghe vậy, hai mắt thím Dương vụt sáng, mừng rỡ xác nhận: “Đích thực là như vậy, từ ngày đứa nhỏ này được sinh ra gia đình chúng tôi càng lúc càng hưng thịnh rực rỡ. Lúc còn đương thời, chính ông nội nó đã bảo thằng nhóc này chính là phúc tinh của Dương gia.”
Nhắc tới đây Dương Ái Hoa cũng lờ mờ có chút ấn tượng. Quả thực hồi còn nhỏ ông bà nội yêu chiều cậu vô cùng tận, kể cả sau này Dương Vĩnh Thắng ra đời, có mập mạp đáng yêu cỡ nào đi chăng nữa cũng không thể cướp đi hào quang của cậu.
Văn Trạch Tài đánh mắt nhìn thẳng vào Dương Ái Hoa đồng thời nhẹ nhàng tung ba đồng tiền vàng xuống bàn.
Đứng bên cạnh, Triệu Đại Phi nhanh nhảu bấm đốt ngón tay rồi nói: “Anh ấy sinh năm Đinh Hợi thuộc mệnh Thổ, Ốc thượng thổ, lại vào vũ thuỷ tiết khí nhằm cung Xích khẩu cho nên xem như phạm phải Cấu giảo của sao Kiếp sát. Mặc dù thời điểm anh chào đời rơi đúng vào ngày hoàng đạo nhưng cầm tinh lại không hợp với cung mệnh thành ra dễ dàng bị âm khí nhập thân. Anh còn nhớ rõ trong mơ ba anh đã nói những gì không?"
Thím Dương hồi hộp nhìn chằm chằm vào Dương Ái Hoa còn Dương Ái Hoa thì lúng túng cắn môi, không ngừng nâng tay vỗ bôm bốp vào đầu mình: “Ai da, để từ từ tôi nhớ lại đã, chứ mấy hôm ngủ nghê chập chờn, giờ đầu óc lùng bùng hỗn loạn thực sự!”
Thím Dương đau lòng, vỗ vỗ vai con trấn an: “Cứ bình tĩnh, từ từ nghĩ, đừng vội, ha!”
Văn Trạch Tài cũng không sốt ruột, anh bình thản quay sang nhìn Triệu Đại Phi, mỉm cười hỏi: “Nhìn ra quẻ tượng này không?”
Triệu Đại Phi gãi đầu gãi tai ngượng ngùng trình bày: “Sư phụ, quẻ này là quẻ lưỡng cực, thêm một hào tắc hung, thiếu một hào tắc cát!”
Văn Trạch Tài nhướng mày cười khẽ: “Cũng không tệ, xem như có tiến bộ!”
Được khen, Triệu Đại Phi phấn khởi cười tít hết cả mắt mũi.
Ngồi một bên tò mò nãy giờ, mãi thím Dương mới dám lên tiếng hỏi: “Văn đại sư, chẳng hay vị này là?”
“Đây là đệ tử của tôi”, Văn Trạch Tài thoải mái giới thiệu.
“Ồ, ra là đệ tử của đại sư, thảo nào lại giỏi dữ vậy!”, thái độ của thím Dương bỗng chốc thay đổi hẳn, thím nhìn đăm đăm về hướng này rồi liên tục gật đầu tỏ vẻ hài lòng khiến Triệu Đại Phi bất giác nổi hết cả da gà da vịt.
Linh tính mách bảo hình như ánh mắt này ẩn chứa điều gì đó không lành thì phải?!
Quả nhiên thím Dương bất ngờ cười hỏi: “Đệ tử của thầy khôi ngô tuấn tú quá, chẳng hay cháu đã có bạn gái chưa?!”
Ôi ôi biết ngay mà, Triệu Đại Phí cuống quýt chỉ tay sang căn tiệm kế bên: “Thím à, cháu kết hôn rồi, vợ cháu là thợ may ở ngay căn bên kia.”
Như chợt nhớ ra điều gì, thím Dương vỗ nhẹ hai cái vào đầu mình: “Ai dà, già rồi đâm ra đầu óc lẩn thẩn. Đúng đúng, lần trước tới đây thím đã gặp vợ cháu rồi. Ha ha, cậu thanh niên, thông cảm cho bà già này nha!”
Triệu Đại Phi hào phóng phẩy tay: “Không có gì đâu thím, thím đừng khách sáo!”
Đúng lúc này, nghe tiếng Trần Vân Hồng í ới cần trợ giúp, Triệu Đại Phi vội xin phép sư phụ rồi mau chóng chạy sang hỗ trợ.
Khoảng chừng một, hai phút sau, Dương Ái Hoa bất thình lình hô to: “A, tôi nhớ ra rồi!”
Tức khắc những người có mặt đều tập trung hết về phía cậu ta với ánh mắt chờ mong.
Chú thích :
- Giờ Thân là từ 15 giờ tới 17 giờ.
- Ngày mẫu thương là ngày đại cát đại lợi, không kiêng kỵ việc gì hết.
- Vũ thủy là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Ngày bắt đầu tiết Vũ thủy thường diễn ra vào khoảng ngày 18 hay 19 tháng 2 dương lịch, khi Mặt Trời ở xích kinh 330 độ tức là kinh độ Mặt Trời bằng 330 độ. Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại. Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là Mưa ẩm.
Theo quy ước, tiết vũ thủy là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 18 hay 19 tháng 2 và kết thúc vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng 3 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết kinh trập bắt đầu.
Lịch Trung Quốc, cũng như lịch ở các nước Đông Á cổ đại bao gồm Việt Nam, bị nhiều người lầm là âm lịch thuần túy, dẫn đến ngộ nhận về việc tiết khí nói chung và vũ thủy nói riêng được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch, trong đó tiết khí, từ thời Hán Vũ Đế, đã được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời. Theo cách tính hiện đại, với điểm xuân phân là gốc có kinh độ Mặt Trời bằng 0 độ, thì thời điểm diễn ra hay bắt đầu tiết vũ thủy ứng với kinh độ Mặt Trời bằng 330 độ. Ngày vũ thủy do vậy được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường rơi vào ngày 18 hay 19 tháng 2 dương lịch tùy theo từng năm. Tiết khí đứng ngay trước vũ thủy là lập xuân và tiết khí kế tiếp sau là kinh trập.
- Cấu giảo là Ngày phạm cấu giảo thì gặp tuế vận cấu hay giảo dễ bị tai nạn nát thân.
- Sao Kiếp Sát có cát có hung, tuy nhiên trong Tứ Trụ gặp thần sát này thường chủ về chuyện xấu, có thể là bệnh tật, bị thương, tai nạn hoặc phạm họa lao tù…
Hết chú thích.
Triệu Đại Phi bưng tách trà đặt xuống trước mặt Văn Trạch Tài rồi lễ phép gật đầu: “Dạ đúng thưa sư phụ. Hôm đó có một thím tới tìm sư phụ nhưng không phải người dân sống quanh đây mà tự giới thiệu là họ hàng của Dương Vĩnh Thắng.”
Văn Trạch Tài nhíu mày hỏi ngược lại: “Họ hàng của Dương Vĩnh Thắng?”
Nói rồi, anh đứng dậy mang theo danh bạ điện thoại ra Cung tiêu xã, quay số nhà Dương Vĩnh Thắng.
Tuy nhiên chính bản thân Dương Vĩnh Thắng khi nhận điện cũng có chút ngây ngốc: “Hả? Họ hàng nhà em á? Văn đại sư, anh đợi chút để em hỏi ba mẹ em cái đã.”
Lúc này, bà Dương đang gấp quần áo trong buồng. Nghe con trai hỏi, bà trầm ngâm suy nghĩ giây lát rồi đáp: “Việc nhà chúng ta đi tìm Văn đại sư mẹ không có nói với ai hết, họ hàng…thì chỉ có mỗi nhà bác cả thôi à, chứ những người khác chắc chắn không biết đâu.”
Sau đám tang của ông anh chồng, bà Dương đã từng một lần nhắc tới Văn Trạch Tài trước mặt chị dâu, vậy nên khoanh vùng lại cũng chỉ có nhà bác ấy chứ không ai vào đây cả.
Ông Dương cũng gật gù khẳng định: “Khả năng cao là bác cả gái con đấy. Con tả qua hình dáng diện mạo của bác gái cho Văn đại sư nghe đi, nếu trùng khớp thì nhất định là bác ấy rồi, không thể lệch đi đâu được.”
Dương Vĩnh Thắng vâng vâng dạ dạ, vội vàng làm theo. Kỳ thực Văn Trạch Tài cũng chưa từng gặp qua thế nên chỉ đành âm thầm ghi nhớ các đặc điểm nhận dạng rồi mang về hỏi lại Triệu Đại Phi.
Nghe xong, Triệu Đại Phi nheo nheo mắt lục tìm ký ức, sau đó cười hề hề kể lại: “Đúng là trên cổ tay thím ấy có đeo một đôi vòng bạc, lúc đó con còn thầm nói trong lòng mấy người có tiền quả là thích làm màu, vòng tay còn đeo hẳn cả đôi, không sợ gãy tay à?!”
Văn Trạch Tài gật đầu: “Vậy chính xác là người nhà Dương Vĩnh Thắng rồi, bác ấy có nói có chuyện gì gấp không?”
Hình như hỏi câu này hơi thừa thì phải, nếu không phải vô cùng gấp gáp thì người ta đã chẳng đi cầu cạnh đại sư ngay mồng một đầu năm.
Dựa theo trí nhớ, Triệu Đại Phi thuật lại không sót câu nào: “Thím ấy bảo dạo gần đây cậu con trai út liên tục gặp xui, lại hay nằm mộng nữa, đơn cử như đêm 30 bị dọa tỉnh những bốn, năm lần liền.”
Văn Trạch Tài liền đứng dậy tính đi ra Cung tiêu xã đánh một cuốc điện thoại nữa. Dù gì cũng là chỗ thân quen với lại Dương gia cũng giúp anh không ít việc, giờ nhà họ có khó khăn ít nhiều gì mình cũng phải ưu ái hơn chút đỉnh.
Song, Văn Trạch Tài còn chưa kịp bước chân ra khỏi tiệm đã có một đứa trẻ hớt hơ hớt hại chạy lại báo tin: “Văn đại sư, có người gọi điện kiếm thầy kìa, thầy mau ra Cung tiêu xã nghe điện đi.”
Văn Trạch Tài nghiêng đầu kêu Triệu Đại Phi thưởng cho thằng nhóc một viên kẹo, còn mình thì tức tốc rảo bước thật nhanh tới Cung tiêu xã.
Đầu dây bên kia, Dương Vĩnh Thắng gấp gáp thông báo: “Đại sư, em đã gọi điện cho bác cả gái rồi, bác ấy bảo nếu được thì hôm nay sẽ dẫn ông anh họ của em tới tìm anh đấy. Hôm nay anh có tiện không ạ?”
Văn Trạch Tài trả lời ngay: “Tiện chứ, ngày hôm nay tôi chính thức khai trương. Từ giờ về sau mọi người tới tiệm lúc nào cũng được.”
Thế là mới qua giờ trưa không bao lâu, thím Dương và cậu con trai đã có mặt ở cửa hàng. Thím ấy vội đến độ chưa kịp giới thiệu hay chào hỏi gì đã đẩy thằng con tới trước mặt Văn Trạch Tài, sốt ruột nhờ vả: “Đại sư, may quá thầy đã về rồi. Đây là thằng út nhà tôi, Dương Ái Hoa.”
Niên đại này người ta cực chuộng đặt tên con là Ái Quốc, Ái Hoa, Vệ Quốc, Vệ Hoa. Bởi thế cho nên mới xảy ra tình trạng chỉ trong một con ngõ bé tí này thôi mà già trẻ lớn bé có đến mười mấy người trùng tên nhau. Mỗi khi muốn nhắc tới ai là phải chỉ rõ con ông A hay con bà B, hoặc không thì phải gắn thêm số tuổi hoặc gán thêm chữ “đại” hay chữ “tiểu” ở đằng trước may ra mới phân biệt được.
Văn Trạch Tài nghiêm túc quan sát đối phương. Cậu thanh niên này còn trẻ nhưng bọng mắt thâm quầng, trông rất mệt mỏi thiếu sức sống!
Bị mẹ đẩy về đằng trước, Dương Ái Hoa cũng chẳng đủ sức mà phản kháng, người cậu giờ đây mệt lả không khác gì tàu lá, cơ hồ gió thổi mạnh một cái là rụng ngay. Với lại mấy ngày gần đây cậu nghe mẹ ca tụng vị Văn đại sư này không ngớt, vì thế cho nên mặc dù không tin tưởng mấy thì Dương Ái Hoa cũng tuyệt nhiên không dám coi thường. Cậu khẽ gật đầu lịch sự chào: “Văn đại sư!”
Văn Trạch Tài cũng gật đầu đáp lễ rồi nâng tay mời: “Mời bà và anh ngồi xuống rồi từ từ thuật lại đầu đuôi sự tình cho tôi nghe.”
Vừa đặt mông xuống ghế là Dương Ái Hoa liến thoắng kể ngay như sợ chậm lại một chút sẽ quên béng mất: “Từ hôm 29 tháng Chạp là tôi bắt đầu ngủ mơ rồi, nhưng giấc mơ hôm đó không phải ác mộng, tôi mơ thấy ba tôi. Tuy nhiên từ ngày 30 tới giờ, hễ tôi nhắm mắt ngủ là gặp ác mộng, mặc kệ là ban đêm hay ban ngày, chỉ cần chợp mắt chút là thấy ác mộng liền, kỳ cục vậy đó.”
Đang kể, Dương Ái Hoa ngáp một cái muốn trẹo quai hàm. Triệu Đại Phi biết ý liền hãm cho cậu ấy một tách trà thật đặc.
Dương Ái Hoa rối rít gật đầu cảm ơn rồi tu ùng ực tách trà, dường như quên cả cảm nhận vị đắng hay chát bởi lúc này cậu chỉ muốn đầu óc được minh mẫn, tỉnh táo mà thôi.
Trong khi đó, thím Dương khẩn trương đến độ xoắn chặt hai bàn tay vào nhau: “Văn đại sư à, rốt cuộc con trai tôi bị làm sao vậy thầy?”
Văn Trạch Tài không vội đáp ngay mà điềm tĩnh hỏi thêm thông tin: “Cậu sinh vào giờ nào? Có phải kém một khắc là tới giờ Thân đúng không?”
Hả? Dương Ái Hoa mờ mịt gãi gãi đầu, đánh mắt sang cầu cứu mẹ. Thím Dương vội vàng tiếp lời: “Dạ đúng đúng thưa đại sư, nó chui ra ngay sát giờ thân chỉ thiếu một khắc.”
Văn Trạch Tài gật gật đầu, sau đó phán: “Cậu sinh vào mười lăm tháng Giêng, trùng hợp năm đó lại rơi trúng vào ngày mẫu thương thế nên định sẵn cả đời xuôi gió xuôi nước, đi tới đâu cũng có quý nhân phù trợ, làm bất cứ việc gì cũng thuận lợi, suôn sẻ, nhỏ tới lớn không hề biết bất hạnh hay đau khổ là gì. Có thể nói là sướng từ trong trứng nước!”
Nghe vậy, hai mắt thím Dương vụt sáng, mừng rỡ xác nhận: “Đích thực là như vậy, từ ngày đứa nhỏ này được sinh ra gia đình chúng tôi càng lúc càng hưng thịnh rực rỡ. Lúc còn đương thời, chính ông nội nó đã bảo thằng nhóc này chính là phúc tinh của Dương gia.”
Nhắc tới đây Dương Ái Hoa cũng lờ mờ có chút ấn tượng. Quả thực hồi còn nhỏ ông bà nội yêu chiều cậu vô cùng tận, kể cả sau này Dương Vĩnh Thắng ra đời, có mập mạp đáng yêu cỡ nào đi chăng nữa cũng không thể cướp đi hào quang của cậu.
Văn Trạch Tài đánh mắt nhìn thẳng vào Dương Ái Hoa đồng thời nhẹ nhàng tung ba đồng tiền vàng xuống bàn.
Đứng bên cạnh, Triệu Đại Phi nhanh nhảu bấm đốt ngón tay rồi nói: “Anh ấy sinh năm Đinh Hợi thuộc mệnh Thổ, Ốc thượng thổ, lại vào vũ thuỷ tiết khí nhằm cung Xích khẩu cho nên xem như phạm phải Cấu giảo của sao Kiếp sát. Mặc dù thời điểm anh chào đời rơi đúng vào ngày hoàng đạo nhưng cầm tinh lại không hợp với cung mệnh thành ra dễ dàng bị âm khí nhập thân. Anh còn nhớ rõ trong mơ ba anh đã nói những gì không?"
Thím Dương hồi hộp nhìn chằm chằm vào Dương Ái Hoa còn Dương Ái Hoa thì lúng túng cắn môi, không ngừng nâng tay vỗ bôm bốp vào đầu mình: “Ai da, để từ từ tôi nhớ lại đã, chứ mấy hôm ngủ nghê chập chờn, giờ đầu óc lùng bùng hỗn loạn thực sự!”
Thím Dương đau lòng, vỗ vỗ vai con trấn an: “Cứ bình tĩnh, từ từ nghĩ, đừng vội, ha!”
Văn Trạch Tài cũng không sốt ruột, anh bình thản quay sang nhìn Triệu Đại Phi, mỉm cười hỏi: “Nhìn ra quẻ tượng này không?”
Triệu Đại Phi gãi đầu gãi tai ngượng ngùng trình bày: “Sư phụ, quẻ này là quẻ lưỡng cực, thêm một hào tắc hung, thiếu một hào tắc cát!”
Văn Trạch Tài nhướng mày cười khẽ: “Cũng không tệ, xem như có tiến bộ!”
Được khen, Triệu Đại Phi phấn khởi cười tít hết cả mắt mũi.
Ngồi một bên tò mò nãy giờ, mãi thím Dương mới dám lên tiếng hỏi: “Văn đại sư, chẳng hay vị này là?”
“Đây là đệ tử của tôi”, Văn Trạch Tài thoải mái giới thiệu.
“Ồ, ra là đệ tử của đại sư, thảo nào lại giỏi dữ vậy!”, thái độ của thím Dương bỗng chốc thay đổi hẳn, thím nhìn đăm đăm về hướng này rồi liên tục gật đầu tỏ vẻ hài lòng khiến Triệu Đại Phi bất giác nổi hết cả da gà da vịt.
Linh tính mách bảo hình như ánh mắt này ẩn chứa điều gì đó không lành thì phải?!
Quả nhiên thím Dương bất ngờ cười hỏi: “Đệ tử của thầy khôi ngô tuấn tú quá, chẳng hay cháu đã có bạn gái chưa?!”
Ôi ôi biết ngay mà, Triệu Đại Phí cuống quýt chỉ tay sang căn tiệm kế bên: “Thím à, cháu kết hôn rồi, vợ cháu là thợ may ở ngay căn bên kia.”
Như chợt nhớ ra điều gì, thím Dương vỗ nhẹ hai cái vào đầu mình: “Ai dà, già rồi đâm ra đầu óc lẩn thẩn. Đúng đúng, lần trước tới đây thím đã gặp vợ cháu rồi. Ha ha, cậu thanh niên, thông cảm cho bà già này nha!”
Triệu Đại Phi hào phóng phẩy tay: “Không có gì đâu thím, thím đừng khách sáo!”
Đúng lúc này, nghe tiếng Trần Vân Hồng í ới cần trợ giúp, Triệu Đại Phi vội xin phép sư phụ rồi mau chóng chạy sang hỗ trợ.
Khoảng chừng một, hai phút sau, Dương Ái Hoa bất thình lình hô to: “A, tôi nhớ ra rồi!”
Tức khắc những người có mặt đều tập trung hết về phía cậu ta với ánh mắt chờ mong.
Chú thích :
- Giờ Thân là từ 15 giờ tới 17 giờ.
- Ngày mẫu thương là ngày đại cát đại lợi, không kiêng kỵ việc gì hết.
- Vũ thủy là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Ngày bắt đầu tiết Vũ thủy thường diễn ra vào khoảng ngày 18 hay 19 tháng 2 dương lịch, khi Mặt Trời ở xích kinh 330 độ tức là kinh độ Mặt Trời bằng 330 độ. Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại. Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là Mưa ẩm.
Theo quy ước, tiết vũ thủy là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 18 hay 19 tháng 2 và kết thúc vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng 3 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết kinh trập bắt đầu.
Lịch Trung Quốc, cũng như lịch ở các nước Đông Á cổ đại bao gồm Việt Nam, bị nhiều người lầm là âm lịch thuần túy, dẫn đến ngộ nhận về việc tiết khí nói chung và vũ thủy nói riêng được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch, trong đó tiết khí, từ thời Hán Vũ Đế, đã được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời. Theo cách tính hiện đại, với điểm xuân phân là gốc có kinh độ Mặt Trời bằng 0 độ, thì thời điểm diễn ra hay bắt đầu tiết vũ thủy ứng với kinh độ Mặt Trời bằng 330 độ. Ngày vũ thủy do vậy được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường rơi vào ngày 18 hay 19 tháng 2 dương lịch tùy theo từng năm. Tiết khí đứng ngay trước vũ thủy là lập xuân và tiết khí kế tiếp sau là kinh trập.
- Cấu giảo là Ngày phạm cấu giảo thì gặp tuế vận cấu hay giảo dễ bị tai nạn nát thân.
- Sao Kiếp Sát có cát có hung, tuy nhiên trong Tứ Trụ gặp thần sát này thường chủ về chuyện xấu, có thể là bệnh tật, bị thương, tai nạn hoặc phạm họa lao tù…
Hết chú thích.
Bạn cần đăng nhập để bình luận