Thập niên 70: Đoán Mệnh Sư
Chương 232: Vừa ăn cướp vừa la làng
Mông gia.
Mông Cương chết, vì gia đình ở xa nên bệnh viện chuyển thi thể hắn vào nhà xác đợi thân nhân tới nhận. Sau khi hay tin, cha hắn tức tốc ngồi xe tới ngay nhưng cũng không thể mang xác về quê một cách nguyên vẹn mà buộc lòng phải hoả táng rồi đem tro cốt về chôn.
Ngày Viên Vệ Quốc và Mông Nghĩa về tới quê cũng chính là ngày diễn ra tang sự. Đi tới đầu thôn đã nhìn thấy vành tang trắng treo trước cổng nhà bác cả. Nhưng lúc này trong sân lại truyền ra tiếng tranh cãi nảy lửa. Nghe loáng thoáng thì hình như tiếng mẹ và bác cả gái đang cãi nhau thì phải.
Vẻ mặt Mông Nghĩa thoắt cái đổi sắc, cậu bước nhanh vào sân liền trông thấy bác cả gái đang chỉ vào mặt mẹ mình mà chửi xa xả: “Con trai tôi chết, thím vui mừng lắm đúng không?”
Trước sự chất vấn ngang ngược của chị dâu cả, chú thím Mông cũng tức là cha mẹ Mông Nghĩa cực kỳ bối rối và khó xử.
Chú Mông một bên che chở cho vợ, một bên ra sức giải thích: “Chị cả, chị hiểu lầm rồi. Chẳng qua hàng xóm quan tâm hỏi thăm nên nhà tôi chỉ chào hỏi xã giao vài câu thôi chứ nào có nói xấu gì Mông Cương đâu cơ chứ.”
Đáng tiếc lúc này đây bác cả gái gần như phát điên phát rồ, chả quan tâm tôn ti trật tự cũng chả cần biết họ hàng thân thích, cứ nói năng bừa phứa bạt mạng: “Mả cha cái lũ ác độc, giả nhân giả nghĩa. Chúng mày không muốn con trai tao được sống tốt, nên giờ nó chết chúng mày sướng lắm đúng không. Chính chúng mày đã giết chết con trai tao. Chúng mày chính là hung thủ giết con tao, trả lại Mông Cương cho tao…trả lại con trai cho tao…”
Theo lí lẽ của bà ta thì Mông Cương chịu thay kiếp nạn của Mông Nghĩa cho nên mới mất mạng oan uổng. Suy ra cả nhà Mông Nghĩa chính là hung thủ sát hại con trai bà.
Càng nghĩ càng thấy đúng, bà ta hùng hổ xắn ống tay áo định nhào vào sống mái một phen với cha mẹ Mông Nghĩa.
“A ! A !”
Rất tiếc cánh tay chưa kịp hạ xuống thì đã bị Mông Nghĩa tóm chặt. Đối diện với ánh mắt uất hận của bác cả gái, Mông Nghĩa chẳng thèm thương cảm mà thẳng tay đẩy bà ta ngã dúi dụi xuống đất.
Tất nhiên dưới đất chẳng thiếu đá dăm, đá tảng. Bị cạnh đá chọc trúng mông, bà ta tru tréo như con lợn bị chọc tiết….
“Thằng mất dạy, sao mày dám đẩy tao???”
Nãy giờ chỉ ngồi một bên im lặng hút thuốc, thấy vợ bị ngã ông bác cả mới giận dữ đứng dậy, dí dí điếu thuốc đang cháy dở vào mặt Mông Nghĩa, gằn giọng quát tháo: “Hỗn láo! Mông Nghĩa, mày làm cái trò gì đấy hả?”
Nghe tiếng mẹ la lối inh ỏi, mấy cô con gái đang làm việc ở sân sau vội vàng chạy lên đỡ dậy.
Tình thế đột nhiên hỗn loạn khiến chú Mông hoảng hốt vô cùng, không hiểu tại sao thằng con mình thường ngày hiền lành là thế, ấy vậy mà hôm nay lại manh động quá. Hơn nữa gặp đúng ngay lúc đông người chứng kiến, sợ rằng sẽ khó dẹp yên đây. Cháu trai đẩy bác dâu, nói nhẹ thì là xô xát gia đình nhưng nếu ai nghiêm trọng hoá thì sẽ thành tội danh bất kính với trưởng bối. Mông Nghĩa lại đang trong độ tuổi thành gia lập thất, nếu chuyện này đồn ra ngoài, liệu có cô nương nhà nào chấp nhận gả cho một người nóng nảy, thô bạo như vậy.
Chú Mông cuống cuồng kéo con trai ra sau lưng, nôn nóng giải thích: “Anh cả, trẻ nhỏ không hiểu chuyện. Mong anh chị đừng chấp nhất.”
Tuy nhiên Mông Nghĩa cứ đứng lì ra như khúc gỗ, không chịu di chuyển. Cậu liếc mắt ra hiệu, Viên Vệ Quốc lập tức đi tới, kéo chú thím Mông tránh sang một bên.
Tình huống bất ngờ, sắc mặt vợ chồng ông bác cả thoắt cái trắng bệch. Á à, thằng này hôm nay muốn lật trời đây mà!
“Bác cả, bác gái!” Mông Nghĩa nhếch mép cười đểu, vừa đủng đỉnh xắn tay áo vừa thong thả nhả từng chữ: “Hai người bỏ cái thói vừa ăn cướp vừa la làng đi, đừng có cố tình hắt bát nước bẩn lên nhà chúng tôi. Cha mẹ tôi đứng hàng thứ hai, tôn trọng gọi hai người là anh chị cả nhưng không có nghĩa các người muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm. Tôi chưa tới hỏi tội các người là may rồi đấy, vì lý gì mà các người đòi đánh đòi chửi cha mẹ tôi. Đừng tưởng ông bà nội mất rồi thì hai bác có thể đè đầu cưỡi cổ chúng tôi. Xin lỗi, không có cửa đấy đâu!”
Đám đông xung quanh không ai bảo ai đồng loạt nín thinh, mắt chữ A miệng chữ O hóng hớt tin giật gân. Nghe chừng trong lời nói của Mông Nghĩa có ẩn ý gì thì phải?!
Ông bác cả bất giác chột dạ, vung tay ném thẳng điếu thuốc vẫn đang cháy đỏ vào mặt Mông Nghĩa.
Có điều Mông Nghĩa cực kỳ bình tĩnh, cậu hơi nghiêng người, điếu thuốc bay vụt qua sườn tai, lao thẳng xuống vũng nước tù cách đó không xa, đốm đỏ lập loè giây lát rồi tắt lịm.
Ông bác cả giận lấp liếm: “Cái gì vừa ăn cướp vừa la làng, cái gì đè đầu cưỡi cổ. Mày đừng có mà láo nhá. Mông Cương vừa đi, mày đã tính ức hiếp vợ chồng già chúng tao đấy phỏng?”
Chú Mông cả kinh, đang định chạy tới che chắn cho con trai thì bị lời nói tiếp theo của Mông Nghĩa làm cho đóng băng tại chỗ
“Anh họ chết vì nguyên nhân gì hẳn hai bác phải là người rõ hơn ai hết chứ! Nếu đã có gan cướp vận mệnh của tôi thì cũng phải có gan hứng chịu kiếp nạn. Hừ, đang tâm đẩy tôi vào cảnh xui xẻo cùng cực, giành lấy phần may mắn, sung sướng cho con trai mình. Nhân đây tôi nói luôn, chính nhà bác cả đã ức hiếp, đè đầu cưỡi cổ, cướp đoạn phúc khí của tôi suốt từ năm mười tuổi cho tới tận bây giờ!”
Oành! Lời Mông Nghĩa như sét đánh giữa trời quang, hai vợ chồng ông bác cả sợ chết điếng, không hiểu tại sao Mông Nghĩa lại biết hết tất cả.
Từ nãy tới giờ, thím Mông chỉ đứng yên một bên quan sát. Giờ phút này khi mọi chuyện đã hai năm rõ mười, thím gần như nổi khùng lên, lập tức rút dép, lao thẳng về phía bà chị dâu cả đập tới tấp, không trượt phát nào.
Tay đánh rất hăng nhưng miệng vẫn chửi rất nhịp nhàng, không hề hụt hơi: “Bảo sao con trai tôi sau mười tuổi đột nhiên xúi quẩy liên miên, còn Mông Cương nhà bà thì bỗng nhiên khoẻ mạnh như vâm, thông minh lanh lợi. Hoá ra là do một tay các người gây nên!”
Chú Mông cũng không phải kẻ hồ đồ, bao năm qua hai vợ chồng chú thím luôn canh cánh trong lòng, cảm thấy rất có khả năng thằng con trai mình bị kẻ khác hãm hại. Bởi lẽ khi còn tại thế, ông ngoại Mông Nghĩa cũng nghiên cứu sơ về tử vi tướng số và ông cụ luôn nhắc đi nhắc lại rằng Mông Nghĩa là người có tướng đại phú đại quý, là nhân trung chi long, rồng giữa loài người!
Ghi lòng tạc dạ những lời này, cha mẹ Mông Nghĩa tin chắc mai này lớn lên con trai mình nhất định sẽ có một tương lai xán lạn. Chính vì vậy, sự thay đổi đột ngột vào năm Mông Nghĩa mười tuổi khiến thím Mông cực kỳ bất ngờ và cũng rất hoài nghi có khuất tất ẩn đằng sau. Song vì không tìm được chứng cứ nên chú thím đành nín nhịn chịu đựng suốt ngần ấy năm.
Nhưng ngày hôm nay gió thổi mây tan, vạn sự sáng tỏ, hai vợ chồng chú thím bàng hoàng vỡ lẽ, giờ thì cháy nhà ra mặt chuột, tới chết mới biết rõ bụng dạ anh em!
Bên kia, hai người phụ nữ đánh nhau chí chóe nhưng chú Mông hoàn toàn không có ý định ngăn cản, mà chú bước thẳng tới trước mặt ông bác cả, lớn tiếng chất vấn: “Anh cả, những gì thằng con trai tôi vừa nói, có phải là sự thật không?”
Rất tiếc giờ phút này đây ông bác cả đã suy sụp cả sức lực lẫn tinh thần, ông ta ấp a ấp úng không nói được một chữ nào. Bao năm qua, mỗi ngày nhìn thấy vợ chồng chú thím hai khổ sở, tất bật lo lắng cho Mông Nghĩa, trong lòng ông cũng cắn rứt lắm chứ. Nhưng một bên là cháu một bên là con, về cơ bản ông không có sự lựa chọn.
Giá kể nhà ông có thêm thằng con trai nữa thì tốt rồi, đằng này mỗi mình Mông Cương là độc đinh, còn lại toàn con gái. Mà các cụ đã dạy rồi, con gái là con người ta, nuôi tới khôn lớn rồi nó cũng bay về nhà chồng hết, chỉ có con trai là con mình, ở cạnh mình đến hết đời, phụng dưỡng chăm lo khi tuổi già và hương khói cúng giỗ lúc khuất núi.
Hai anh em trai nhìn nhau, thoáng chốc rơi vào trầm mặc, bế tắc. Nhưng phía bên kia, hai bà vợ vẫn đang chiến đấu rất máu lửa và quyết liệt.
Đến giờ phút này rồi mà bà bác cả vẫn già mồm cãi nhem nhẻm: “Được lợi mà còn khoe mẽ, thằng Mông Cương tội nghiệp của tao vì Mông Nghĩa nên mới chết oan. Chẳng phải thằng con trai nhà các người vẫn sống sờ sờ ra đó đấy thôi. Chúng mày đền mạng cho con tao đi, quân giết người…”
“Phi! Đồ tráo trở, trơ trẽn. Là vì các người gây nghiệt, nên mới bị trời phạt. Đây gọi là quả báo nhãn tiền đó, mụ già ác độc!”
“Nếu không phải bát tự thằng con trai mày đen đủi, thì con trai tao đã không phải chết…”
“Ha ha, nực cười, bát tự con trai tôi đẹp vô cùng, tốt vô cùng. Chẳng phải nhà các người thèm khát đến phát điên cho nên mới bằng mọi giá cướp đoạt về đấy thôi. Giờ bị nghiệp quật, đáng đời chưa???”
Ngồi ở bàn cách đó không xa, vợ chồng ông chú ba xấu hổ muốn độn thổ. Trước nay, chú ba đi lại rất gần gũi với nhà bác cả nhưng lúc này cũng chẳng thể bênh vực được câu nào. Hơn nữa, ông chú ba nổi danh sĩ diện hão, sợ mất mặt nên ông ta đang bận đuổi khéo quan khách về bớt.
“Được rồi, tất cả im lặng hết cho tôi!”
Bất thình lình, một tiếng quát rất nghiêm khắc và có uy vang lên. Theo sau đó, một ông lão râu tóc bạc phơ, chống quải trượng bước lên đằng trước.
Chú Mông kiềm chế uất hận, kéo vợ dừng lại. Hai vợ chồng đi tới chỗ ông lão, lễ phép cúi đầu: “Trưởng tộc, xin trưởng tộc làm chủ cho nhà chúng cháu.”
Mông Nghĩa cũng quỳ sụp xuống, hai hốc mắt đỏ bừng, khẩn khoản cầu xin: “Cầu xin trưởng tộc chủ trì công đạo, giúp nhà cháu đòi lại công bằng. Cầu xin trưởng tộc, cầu xin trưởng tộc!”
Mông Cương chết, vì gia đình ở xa nên bệnh viện chuyển thi thể hắn vào nhà xác đợi thân nhân tới nhận. Sau khi hay tin, cha hắn tức tốc ngồi xe tới ngay nhưng cũng không thể mang xác về quê một cách nguyên vẹn mà buộc lòng phải hoả táng rồi đem tro cốt về chôn.
Ngày Viên Vệ Quốc và Mông Nghĩa về tới quê cũng chính là ngày diễn ra tang sự. Đi tới đầu thôn đã nhìn thấy vành tang trắng treo trước cổng nhà bác cả. Nhưng lúc này trong sân lại truyền ra tiếng tranh cãi nảy lửa. Nghe loáng thoáng thì hình như tiếng mẹ và bác cả gái đang cãi nhau thì phải.
Vẻ mặt Mông Nghĩa thoắt cái đổi sắc, cậu bước nhanh vào sân liền trông thấy bác cả gái đang chỉ vào mặt mẹ mình mà chửi xa xả: “Con trai tôi chết, thím vui mừng lắm đúng không?”
Trước sự chất vấn ngang ngược của chị dâu cả, chú thím Mông cũng tức là cha mẹ Mông Nghĩa cực kỳ bối rối và khó xử.
Chú Mông một bên che chở cho vợ, một bên ra sức giải thích: “Chị cả, chị hiểu lầm rồi. Chẳng qua hàng xóm quan tâm hỏi thăm nên nhà tôi chỉ chào hỏi xã giao vài câu thôi chứ nào có nói xấu gì Mông Cương đâu cơ chứ.”
Đáng tiếc lúc này đây bác cả gái gần như phát điên phát rồ, chả quan tâm tôn ti trật tự cũng chả cần biết họ hàng thân thích, cứ nói năng bừa phứa bạt mạng: “Mả cha cái lũ ác độc, giả nhân giả nghĩa. Chúng mày không muốn con trai tao được sống tốt, nên giờ nó chết chúng mày sướng lắm đúng không. Chính chúng mày đã giết chết con trai tao. Chúng mày chính là hung thủ giết con tao, trả lại Mông Cương cho tao…trả lại con trai cho tao…”
Theo lí lẽ của bà ta thì Mông Cương chịu thay kiếp nạn của Mông Nghĩa cho nên mới mất mạng oan uổng. Suy ra cả nhà Mông Nghĩa chính là hung thủ sát hại con trai bà.
Càng nghĩ càng thấy đúng, bà ta hùng hổ xắn ống tay áo định nhào vào sống mái một phen với cha mẹ Mông Nghĩa.
“A ! A !”
Rất tiếc cánh tay chưa kịp hạ xuống thì đã bị Mông Nghĩa tóm chặt. Đối diện với ánh mắt uất hận của bác cả gái, Mông Nghĩa chẳng thèm thương cảm mà thẳng tay đẩy bà ta ngã dúi dụi xuống đất.
Tất nhiên dưới đất chẳng thiếu đá dăm, đá tảng. Bị cạnh đá chọc trúng mông, bà ta tru tréo như con lợn bị chọc tiết….
“Thằng mất dạy, sao mày dám đẩy tao???”
Nãy giờ chỉ ngồi một bên im lặng hút thuốc, thấy vợ bị ngã ông bác cả mới giận dữ đứng dậy, dí dí điếu thuốc đang cháy dở vào mặt Mông Nghĩa, gằn giọng quát tháo: “Hỗn láo! Mông Nghĩa, mày làm cái trò gì đấy hả?”
Nghe tiếng mẹ la lối inh ỏi, mấy cô con gái đang làm việc ở sân sau vội vàng chạy lên đỡ dậy.
Tình thế đột nhiên hỗn loạn khiến chú Mông hoảng hốt vô cùng, không hiểu tại sao thằng con mình thường ngày hiền lành là thế, ấy vậy mà hôm nay lại manh động quá. Hơn nữa gặp đúng ngay lúc đông người chứng kiến, sợ rằng sẽ khó dẹp yên đây. Cháu trai đẩy bác dâu, nói nhẹ thì là xô xát gia đình nhưng nếu ai nghiêm trọng hoá thì sẽ thành tội danh bất kính với trưởng bối. Mông Nghĩa lại đang trong độ tuổi thành gia lập thất, nếu chuyện này đồn ra ngoài, liệu có cô nương nhà nào chấp nhận gả cho một người nóng nảy, thô bạo như vậy.
Chú Mông cuống cuồng kéo con trai ra sau lưng, nôn nóng giải thích: “Anh cả, trẻ nhỏ không hiểu chuyện. Mong anh chị đừng chấp nhất.”
Tuy nhiên Mông Nghĩa cứ đứng lì ra như khúc gỗ, không chịu di chuyển. Cậu liếc mắt ra hiệu, Viên Vệ Quốc lập tức đi tới, kéo chú thím Mông tránh sang một bên.
Tình huống bất ngờ, sắc mặt vợ chồng ông bác cả thoắt cái trắng bệch. Á à, thằng này hôm nay muốn lật trời đây mà!
“Bác cả, bác gái!” Mông Nghĩa nhếch mép cười đểu, vừa đủng đỉnh xắn tay áo vừa thong thả nhả từng chữ: “Hai người bỏ cái thói vừa ăn cướp vừa la làng đi, đừng có cố tình hắt bát nước bẩn lên nhà chúng tôi. Cha mẹ tôi đứng hàng thứ hai, tôn trọng gọi hai người là anh chị cả nhưng không có nghĩa các người muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm. Tôi chưa tới hỏi tội các người là may rồi đấy, vì lý gì mà các người đòi đánh đòi chửi cha mẹ tôi. Đừng tưởng ông bà nội mất rồi thì hai bác có thể đè đầu cưỡi cổ chúng tôi. Xin lỗi, không có cửa đấy đâu!”
Đám đông xung quanh không ai bảo ai đồng loạt nín thinh, mắt chữ A miệng chữ O hóng hớt tin giật gân. Nghe chừng trong lời nói của Mông Nghĩa có ẩn ý gì thì phải?!
Ông bác cả bất giác chột dạ, vung tay ném thẳng điếu thuốc vẫn đang cháy đỏ vào mặt Mông Nghĩa.
Có điều Mông Nghĩa cực kỳ bình tĩnh, cậu hơi nghiêng người, điếu thuốc bay vụt qua sườn tai, lao thẳng xuống vũng nước tù cách đó không xa, đốm đỏ lập loè giây lát rồi tắt lịm.
Ông bác cả giận lấp liếm: “Cái gì vừa ăn cướp vừa la làng, cái gì đè đầu cưỡi cổ. Mày đừng có mà láo nhá. Mông Cương vừa đi, mày đã tính ức hiếp vợ chồng già chúng tao đấy phỏng?”
Chú Mông cả kinh, đang định chạy tới che chắn cho con trai thì bị lời nói tiếp theo của Mông Nghĩa làm cho đóng băng tại chỗ
“Anh họ chết vì nguyên nhân gì hẳn hai bác phải là người rõ hơn ai hết chứ! Nếu đã có gan cướp vận mệnh của tôi thì cũng phải có gan hứng chịu kiếp nạn. Hừ, đang tâm đẩy tôi vào cảnh xui xẻo cùng cực, giành lấy phần may mắn, sung sướng cho con trai mình. Nhân đây tôi nói luôn, chính nhà bác cả đã ức hiếp, đè đầu cưỡi cổ, cướp đoạn phúc khí của tôi suốt từ năm mười tuổi cho tới tận bây giờ!”
Oành! Lời Mông Nghĩa như sét đánh giữa trời quang, hai vợ chồng ông bác cả sợ chết điếng, không hiểu tại sao Mông Nghĩa lại biết hết tất cả.
Từ nãy tới giờ, thím Mông chỉ đứng yên một bên quan sát. Giờ phút này khi mọi chuyện đã hai năm rõ mười, thím gần như nổi khùng lên, lập tức rút dép, lao thẳng về phía bà chị dâu cả đập tới tấp, không trượt phát nào.
Tay đánh rất hăng nhưng miệng vẫn chửi rất nhịp nhàng, không hề hụt hơi: “Bảo sao con trai tôi sau mười tuổi đột nhiên xúi quẩy liên miên, còn Mông Cương nhà bà thì bỗng nhiên khoẻ mạnh như vâm, thông minh lanh lợi. Hoá ra là do một tay các người gây nên!”
Chú Mông cũng không phải kẻ hồ đồ, bao năm qua hai vợ chồng chú thím luôn canh cánh trong lòng, cảm thấy rất có khả năng thằng con trai mình bị kẻ khác hãm hại. Bởi lẽ khi còn tại thế, ông ngoại Mông Nghĩa cũng nghiên cứu sơ về tử vi tướng số và ông cụ luôn nhắc đi nhắc lại rằng Mông Nghĩa là người có tướng đại phú đại quý, là nhân trung chi long, rồng giữa loài người!
Ghi lòng tạc dạ những lời này, cha mẹ Mông Nghĩa tin chắc mai này lớn lên con trai mình nhất định sẽ có một tương lai xán lạn. Chính vì vậy, sự thay đổi đột ngột vào năm Mông Nghĩa mười tuổi khiến thím Mông cực kỳ bất ngờ và cũng rất hoài nghi có khuất tất ẩn đằng sau. Song vì không tìm được chứng cứ nên chú thím đành nín nhịn chịu đựng suốt ngần ấy năm.
Nhưng ngày hôm nay gió thổi mây tan, vạn sự sáng tỏ, hai vợ chồng chú thím bàng hoàng vỡ lẽ, giờ thì cháy nhà ra mặt chuột, tới chết mới biết rõ bụng dạ anh em!
Bên kia, hai người phụ nữ đánh nhau chí chóe nhưng chú Mông hoàn toàn không có ý định ngăn cản, mà chú bước thẳng tới trước mặt ông bác cả, lớn tiếng chất vấn: “Anh cả, những gì thằng con trai tôi vừa nói, có phải là sự thật không?”
Rất tiếc giờ phút này đây ông bác cả đã suy sụp cả sức lực lẫn tinh thần, ông ta ấp a ấp úng không nói được một chữ nào. Bao năm qua, mỗi ngày nhìn thấy vợ chồng chú thím hai khổ sở, tất bật lo lắng cho Mông Nghĩa, trong lòng ông cũng cắn rứt lắm chứ. Nhưng một bên là cháu một bên là con, về cơ bản ông không có sự lựa chọn.
Giá kể nhà ông có thêm thằng con trai nữa thì tốt rồi, đằng này mỗi mình Mông Cương là độc đinh, còn lại toàn con gái. Mà các cụ đã dạy rồi, con gái là con người ta, nuôi tới khôn lớn rồi nó cũng bay về nhà chồng hết, chỉ có con trai là con mình, ở cạnh mình đến hết đời, phụng dưỡng chăm lo khi tuổi già và hương khói cúng giỗ lúc khuất núi.
Hai anh em trai nhìn nhau, thoáng chốc rơi vào trầm mặc, bế tắc. Nhưng phía bên kia, hai bà vợ vẫn đang chiến đấu rất máu lửa và quyết liệt.
Đến giờ phút này rồi mà bà bác cả vẫn già mồm cãi nhem nhẻm: “Được lợi mà còn khoe mẽ, thằng Mông Cương tội nghiệp của tao vì Mông Nghĩa nên mới chết oan. Chẳng phải thằng con trai nhà các người vẫn sống sờ sờ ra đó đấy thôi. Chúng mày đền mạng cho con tao đi, quân giết người…”
“Phi! Đồ tráo trở, trơ trẽn. Là vì các người gây nghiệt, nên mới bị trời phạt. Đây gọi là quả báo nhãn tiền đó, mụ già ác độc!”
“Nếu không phải bát tự thằng con trai mày đen đủi, thì con trai tao đã không phải chết…”
“Ha ha, nực cười, bát tự con trai tôi đẹp vô cùng, tốt vô cùng. Chẳng phải nhà các người thèm khát đến phát điên cho nên mới bằng mọi giá cướp đoạt về đấy thôi. Giờ bị nghiệp quật, đáng đời chưa???”
Ngồi ở bàn cách đó không xa, vợ chồng ông chú ba xấu hổ muốn độn thổ. Trước nay, chú ba đi lại rất gần gũi với nhà bác cả nhưng lúc này cũng chẳng thể bênh vực được câu nào. Hơn nữa, ông chú ba nổi danh sĩ diện hão, sợ mất mặt nên ông ta đang bận đuổi khéo quan khách về bớt.
“Được rồi, tất cả im lặng hết cho tôi!”
Bất thình lình, một tiếng quát rất nghiêm khắc và có uy vang lên. Theo sau đó, một ông lão râu tóc bạc phơ, chống quải trượng bước lên đằng trước.
Chú Mông kiềm chế uất hận, kéo vợ dừng lại. Hai vợ chồng đi tới chỗ ông lão, lễ phép cúi đầu: “Trưởng tộc, xin trưởng tộc làm chủ cho nhà chúng cháu.”
Mông Nghĩa cũng quỳ sụp xuống, hai hốc mắt đỏ bừng, khẩn khoản cầu xin: “Cầu xin trưởng tộc chủ trì công đạo, giúp nhà cháu đòi lại công bằng. Cầu xin trưởng tộc, cầu xin trưởng tộc!”
Bạn cần đăng nhập để bình luận