Thập niên 70: Đoán Mệnh Sư
Chương 210: Nghi điểm
Giờ phút này, Văn Trạch Tài và Trương đại sư đang nấp ở cánh rừng sau lưng Trần gia.
Trời tối, khách khứa đã tản đi hết nhưng lạ lùng thay trên dưới Trần gia vẫn mặc áo tang đeo khăn trắng như thường. Hành động khác lạ này càng chứng minh huyện phó Trần giả chết và để kẻ thế thân xấu số không trở thành oan hồn, lệ quỷ quay về đòi mạng thì con cháu Trần gia bắt buộc phải mang tang đủ bảy ngày bảy đêm.
Đúng thật là tạo nghiệt mà!
“Anh Văn, giờ chúng ta làm gì?” Trương đại sư nhấp nhổm ngồi xổm kế bên.
Dưới thái độ cứng rắn của Văn Trạch Tài, cuối cùng anh ấy cũng chịu gọi anh Văn thay cho Văn đại sư.
Văn Trạch Tài đứng thẳng, khoá chặt mắt vào toà từ đường nằm tại hậu viện Trần gia. Về cơ bản không khó để xác định vị trí mục tiêu, bởi âm khí ở đó quá mức dày đặc, liếc mắt một cái là phát hiện ra ngay.
Anh bất ngờ cảm thán: “Tôi vẫn luôn nghi ngờ một việc.”
“Việc gì?” Có lẽ do quá hội hộp thế nên một tiếng động rất khẽ cũng khiến Trương đại sư giật bắn mình.
Văn Trạch Tài đưa ra nghi điểm: “Tại con sông ngay cửa ngõ ra vào có bố trí mê hồn trận. Thế mà toàn bộ các dã thuật sư đều có thể tiến vào Hà thềm lục địa một cách bình an vô sự, không sứt mẻ gì. Hơn nữa, đoàn quân của Chu gia cũng xuất hiện. Tuy nói Chu Thanh Sơn bản lĩnh cao cường, nhưng uy lực của mê hồn trận không phải là nhỏ. Thật khó tin khi bọn họ có thể ngang nhiên đi vào đây mà không tổn hại một cọng tóc!”
Người dân bản địa đều biết rất rõ hiểm hoạ khôn lường này, cho nên nếu không phải vạn bất đắc dĩ thì bọn họ tuyệt đối không rời khỏi Hà thềm lục địa. Nhưng người từ bên ngoài tới thì lại khác, một khi lớ ngớ không biết gì mà loạng quạng bước xuống sông là chắc chắn xảy ra chuyện ngay, nhẹ thì thương tích bầm dập mà nặng thì bỏ mạng oan uổng chứ làm gì có chuyện lông tóc vô thương!
Trong việc này, ắt hẳn có khuất tất!
Nghe phân tích quá chí lý, Trương đại sư gật gù tiếp lời: “Công nhận cái mê hồn trận kia quái đản thực sự, cứ cách đều đặn nửa tháng là lại có người chết đuối!”
Văn Trạch Tài trầm giọng nói: “Không phải cách đều đặn nửa tháng đâu. Qua những thi thể ở nhà xác có thể nhìn ra được thời gian tử vong của bọn họ. Vậy nên không loại trừ khả năng ở dưới lòng sông có một thế lực vô hình nào đó đã giữ các xác chết lại, rồi đều đặn nửa tháng mới cho nổi lên một lần.”
Hơn nữa nếu anh đoán không lầm thì người bố trí trận pháp này hiện vẫn đang sống ở ngay gần đây. Và vì không muốn mọi chuyện quá ầm ĩ, gây hoang mang dư luận cho nên mới phải kéo giãn thời gian, cho xác chết nổi lên từ từ.
Càng nghe, Trương đại sư càng túng quẫn: “Cái…cái gì cơ? Thời gian tử vong á? Làm sao xác định được?”
Văn Trạch Tài cũng hết sức ngỡ ngàng: “Anh không kiểm tra hồn đăng à?”
Sau khi một người qua đời, dưới gan bàn chân sẽ xuất hiện một dấu vết, được gọi là “hồn đăng”. Thời gian tử vong càng dài, hồn đăng càng mờ và nhỏ.
Trương đại sư mờ mịt chớp chớp mắt: “Tôi…tôi không kiểm tra…”
Kỳ thực không phải anh tắc trách mà trước giờ anh chưa từng biết Hồn đăng là cái gì! Vậy mà dám tự tin nhận nhiệm vụ canh giữ nhà xác có chết không cơ chứ. Lúc này đây Trương đại sư chỉ ước có cái lỗ nẻ để chui xuống cho đỡ quê chứ nhục quá trời nhục luôn rồi!
Thấy anh ấy quẫn bách, Văn Trạch Tài cũng không tiện nói thêm mà khéo léo chuyển dời sang chủ đề khác: “Vậy nên tôi đoán, mê hồn trận ở giữa lòng sông nếu không phải do Chu gia thiết kế thì chính là Trần gia. Thậm chí còn có một khả năng…”
Hai nhà bắt tay liên thủ!
Tuy nhiên mục đích tới cùng của việc làm đó là gì, thì Văn Trạch Tài chưa đoán ra được!
Hai anh em cứ đứng như vậy cho đến khoảng mười giờ khuya thì Trần gia bắt đầu tắt bớt đèn, chuẩn bị đi nghỉ ngơi.
Chớp lấy thời cơ, Văn Trạch Tài liền bảo Trương đại sư đứng tại chỗ đợi, còn mình thì lặng lẽ tiến vào từ lối sau, mục tiêu chính là Từ đường nhà họ Trần.
Lúc này đây, không gian xung quanh tối đen như mực, chỉ có chút ánh sáng le lói toả ra từ ngọn đèn phía trong Từ đường. Đây là đèn vãng sinh, phải đảm bảo cháy đủ bảy ngày và tuyệt đối không được để đèn tắt. Bởi nó mang ngụ ý dẫn đường chỉ lối cho người chết được vãng sanh về miền cực lạc.
Tuy nhiên trong lời kể của chú Chung và Chương Toàn lại không có chi tiết này. Chứng tỏ khi ấy đèn vãng sinh vẫn chưa được châm lên.
Thành công lẻn vào trong sân, đang mon men tìm đường đi tiếp thì Văn Trạch Tài đột ngột khựng bước, bởi anh phát hiện có tiếng hít thở rất gần.
Không xong rồi, có người!
Để giành thế chủ động, Văn Trạch Tài quyết định ra tay trước. Anh nhẹ nhàng tiến lên một bước, nhanh như cắt tóm lấy đối phương, một tay bịt chặt lấy miệng, tay còn lại khống chế đối phương nằm rạp xuống nền đất.
Tuy nhiên, ngàn vạn lần Văn Trạch Tài không ngờ người mình bắt lại là một nữ nhân.
Nghe tiếng kêu ú ớ trong trẻo, mềm mại, Văn Trạch Tài thầm mắng mẹ kiếp, lúc này lại đụng phải con gái là sao?!
Trời tối, khách khứa đã tản đi hết nhưng lạ lùng thay trên dưới Trần gia vẫn mặc áo tang đeo khăn trắng như thường. Hành động khác lạ này càng chứng minh huyện phó Trần giả chết và để kẻ thế thân xấu số không trở thành oan hồn, lệ quỷ quay về đòi mạng thì con cháu Trần gia bắt buộc phải mang tang đủ bảy ngày bảy đêm.
Đúng thật là tạo nghiệt mà!
“Anh Văn, giờ chúng ta làm gì?” Trương đại sư nhấp nhổm ngồi xổm kế bên.
Dưới thái độ cứng rắn của Văn Trạch Tài, cuối cùng anh ấy cũng chịu gọi anh Văn thay cho Văn đại sư.
Văn Trạch Tài đứng thẳng, khoá chặt mắt vào toà từ đường nằm tại hậu viện Trần gia. Về cơ bản không khó để xác định vị trí mục tiêu, bởi âm khí ở đó quá mức dày đặc, liếc mắt một cái là phát hiện ra ngay.
Anh bất ngờ cảm thán: “Tôi vẫn luôn nghi ngờ một việc.”
“Việc gì?” Có lẽ do quá hội hộp thế nên một tiếng động rất khẽ cũng khiến Trương đại sư giật bắn mình.
Văn Trạch Tài đưa ra nghi điểm: “Tại con sông ngay cửa ngõ ra vào có bố trí mê hồn trận. Thế mà toàn bộ các dã thuật sư đều có thể tiến vào Hà thềm lục địa một cách bình an vô sự, không sứt mẻ gì. Hơn nữa, đoàn quân của Chu gia cũng xuất hiện. Tuy nói Chu Thanh Sơn bản lĩnh cao cường, nhưng uy lực của mê hồn trận không phải là nhỏ. Thật khó tin khi bọn họ có thể ngang nhiên đi vào đây mà không tổn hại một cọng tóc!”
Người dân bản địa đều biết rất rõ hiểm hoạ khôn lường này, cho nên nếu không phải vạn bất đắc dĩ thì bọn họ tuyệt đối không rời khỏi Hà thềm lục địa. Nhưng người từ bên ngoài tới thì lại khác, một khi lớ ngớ không biết gì mà loạng quạng bước xuống sông là chắc chắn xảy ra chuyện ngay, nhẹ thì thương tích bầm dập mà nặng thì bỏ mạng oan uổng chứ làm gì có chuyện lông tóc vô thương!
Trong việc này, ắt hẳn có khuất tất!
Nghe phân tích quá chí lý, Trương đại sư gật gù tiếp lời: “Công nhận cái mê hồn trận kia quái đản thực sự, cứ cách đều đặn nửa tháng là lại có người chết đuối!”
Văn Trạch Tài trầm giọng nói: “Không phải cách đều đặn nửa tháng đâu. Qua những thi thể ở nhà xác có thể nhìn ra được thời gian tử vong của bọn họ. Vậy nên không loại trừ khả năng ở dưới lòng sông có một thế lực vô hình nào đó đã giữ các xác chết lại, rồi đều đặn nửa tháng mới cho nổi lên một lần.”
Hơn nữa nếu anh đoán không lầm thì người bố trí trận pháp này hiện vẫn đang sống ở ngay gần đây. Và vì không muốn mọi chuyện quá ầm ĩ, gây hoang mang dư luận cho nên mới phải kéo giãn thời gian, cho xác chết nổi lên từ từ.
Càng nghe, Trương đại sư càng túng quẫn: “Cái…cái gì cơ? Thời gian tử vong á? Làm sao xác định được?”
Văn Trạch Tài cũng hết sức ngỡ ngàng: “Anh không kiểm tra hồn đăng à?”
Sau khi một người qua đời, dưới gan bàn chân sẽ xuất hiện một dấu vết, được gọi là “hồn đăng”. Thời gian tử vong càng dài, hồn đăng càng mờ và nhỏ.
Trương đại sư mờ mịt chớp chớp mắt: “Tôi…tôi không kiểm tra…”
Kỳ thực không phải anh tắc trách mà trước giờ anh chưa từng biết Hồn đăng là cái gì! Vậy mà dám tự tin nhận nhiệm vụ canh giữ nhà xác có chết không cơ chứ. Lúc này đây Trương đại sư chỉ ước có cái lỗ nẻ để chui xuống cho đỡ quê chứ nhục quá trời nhục luôn rồi!
Thấy anh ấy quẫn bách, Văn Trạch Tài cũng không tiện nói thêm mà khéo léo chuyển dời sang chủ đề khác: “Vậy nên tôi đoán, mê hồn trận ở giữa lòng sông nếu không phải do Chu gia thiết kế thì chính là Trần gia. Thậm chí còn có một khả năng…”
Hai nhà bắt tay liên thủ!
Tuy nhiên mục đích tới cùng của việc làm đó là gì, thì Văn Trạch Tài chưa đoán ra được!
Hai anh em cứ đứng như vậy cho đến khoảng mười giờ khuya thì Trần gia bắt đầu tắt bớt đèn, chuẩn bị đi nghỉ ngơi.
Chớp lấy thời cơ, Văn Trạch Tài liền bảo Trương đại sư đứng tại chỗ đợi, còn mình thì lặng lẽ tiến vào từ lối sau, mục tiêu chính là Từ đường nhà họ Trần.
Lúc này đây, không gian xung quanh tối đen như mực, chỉ có chút ánh sáng le lói toả ra từ ngọn đèn phía trong Từ đường. Đây là đèn vãng sinh, phải đảm bảo cháy đủ bảy ngày và tuyệt đối không được để đèn tắt. Bởi nó mang ngụ ý dẫn đường chỉ lối cho người chết được vãng sanh về miền cực lạc.
Tuy nhiên trong lời kể của chú Chung và Chương Toàn lại không có chi tiết này. Chứng tỏ khi ấy đèn vãng sinh vẫn chưa được châm lên.
Thành công lẻn vào trong sân, đang mon men tìm đường đi tiếp thì Văn Trạch Tài đột ngột khựng bước, bởi anh phát hiện có tiếng hít thở rất gần.
Không xong rồi, có người!
Để giành thế chủ động, Văn Trạch Tài quyết định ra tay trước. Anh nhẹ nhàng tiến lên một bước, nhanh như cắt tóm lấy đối phương, một tay bịt chặt lấy miệng, tay còn lại khống chế đối phương nằm rạp xuống nền đất.
Tuy nhiên, ngàn vạn lần Văn Trạch Tài không ngờ người mình bắt lại là một nữ nhân.
Nghe tiếng kêu ú ớ trong trẻo, mềm mại, Văn Trạch Tài thầm mắng mẹ kiếp, lúc này lại đụng phải con gái là sao?!
Bạn cần đăng nhập để bình luận