Thập niên 70: Đoán Mệnh Sư
Chương 73: Chu Vệ Quốc
Nhanh tay kéo vợ con vào trong mái hiên, Văn Trạch Tài đau lòng trách cứ: “Tại sao lại tới đây? Anh có thể tự về được mà. Ướt hết cả rồi…”
Điền Tú Phương đặt cây dù chưa mở vào tay chồng, sau đó tùy tiện vuốt vuốt vài cái, gạt bớt những giọt nước mưa đọng trên hai gò má, cô mỉm cười dịu dàng: “Mưa lớn thế này, anh tính đội mưa về chắc? Thôi, mình về đi kẻo trễ.”
Văn Trạch Tài trực tiếp vòng ra sau lưng vợ, đỡ lấy con gái: “Để anh cõng Hiểu Hiểu cho.”
Tông giọng anh trầm ấm nhưng nghiêm nghị, không cho phép vợ chối từ. Biết chẳng thể lay chuyển cái người cứng đầu này, Điền Tú Phương đành phải tháo dây buộc, giao con cho anh.
Mới vừa đặt được Hiểu Hiểu lên lưng, đang loay hoay trùm ni lông che chắn cho con khỏi ướt thì tình cờ bắt gặp một tốp sinh viên đi tới. Tinh ý nhận ra ánh mắt kinh ngạc của bọn họ, Văn Trạch Tài ưỡn ngực, tự hào giới thiệu: “Đây là vợ và con gái tôi.”
Đứng bên cạnh, Điền Tú Phương thẹn thùng cúi đầu, vô thức vén vén mái tóc bù xù, ướt nhẹp, cố gắng làm giảm cái sự nhếch nhác xuống thấp nhất có thể, hy vọng không làm ông xã mất thể diện trước mặt các bạn đồng học.
Tuy vậy, Văn Trạch Tài lại chẳng để ý đến chuyện ấy. Anh cứ mải mê dém chỗ nọ, bịt chỗ kia, đảm bảo không một giọt nước mưa nào có thể hắt vào con gái. Xong xuôi đâu đó, anh căng dù, chào tạm biệt các bạn rồi dắt tay vợ ra về.
Nhìn theo một nhà ba người dìu nhau đi dưới cơn mưa, một anh bạn trong nhóm bất chợt cảm khái: “Không ngờ cậu ấy còn mang cả vợ con theo.”
Những người khác cũng gật gù tỏ ý tán thành: “Ừ, thảo nào cậu ta không ở ký túc xá.”
Bất chợt một người đàn ông vô thức hướng mắt về nơi xa xăm, buồn buồn bộc bạch: “Nếu có điều kiện tôi cũng muốn đón vợ lên đây.”
Vất vả lắm mới về được tới nhà, Văn Trạch Tài lập tức chạy vào bếp đun một nồi nước sôi to đùng. Đầu tiên là nhường vợ con tắm gội trước, sau đó mới tới lượt mình. Tắm táp xong, lau khô đầu tóc, thay một bộ quần áo sạch sẽ, khô ráo, cả nhà mới ngồi vào bàn ăn bữa tối. Lúc này, mưa đã giảm nhưng vẫn còn tí tách, lâm râm.
Bất chợt nhớ tới điều gì, Điền Tú Phương liền chỉ chỉ chiếc ô đang dựng ngoài thềm nhà: “Cây dù lớn em mượn của chú hàng xóm đấy, còn cây nhỏ là mua trong Cung Tiêu Xã. Tiếc là ở đó chỉ bán mỗi dù nhỏ, không có dù lớn nên em đành mua dùng tạm vậy.”
Văn Trạch Tài lùa nhanh chén cơm, lơ đễnh gật đầu: “Ừ, để lát anh mang trả cho.”
Ông chú hàng xóm họ Viên, năm nay ước chừng ngoài 50 tuổi, hiện đang sống một mình trong gian nhà to rộng gồm bốn phòng ngủ. Vì để nhà cửa bớt cô quạnh với lại cũng gọi là kiếm chút chi phí trang trải cuộc sống nên ông dành ra ba phòng cho sinh viên thuê trọ.
Thấy Văn Trạch Tài lọc cọc xách cái ô sang trả, chú Viên nhíu mày quở mắng: “Mưa chưa biết khi nào mới tạnh, sao không để đó mà dùng, chưa gì đã mang sang trả là thế nào?”
Văn Trạch Tài cười cười giải thích rằng ban nãy vợ đã ghé Cung Tiêu Xã mua một cây rồi.
Ai ngờ ông chú càng tức giận tợn, giọng chú sang sảng át cả tiếng mưa rơi rả rích: “Ơ hay, tại sao lại mua? Đúng là tuổi trẻ lãng phí mà. Nếu sớm biết nó muốn mua thì chú đã cho chúng mày luôn rồi.”
Nói đoạn, chú Viên rút điếu thuốc ra, hất hàm mời: “Làm điếu cho thơm miệng nha.”
Tuy nhiên Văn Trạch Tài mỉm cười uyển chuyển từ chối: “Cám ơn chú Viên, cháu không hút thuốc.”
“Không hút?” chú Viên thoáng ngạc nhiên rồi bật cười tán thưởng: “Mấy người trẻ tuổi hiếm có đứa nào thắng được sự cám dỗ của thuốc lá lắm.”
Văn Trạch Tài cong cong khóe miệng thú thật: “Thực tình mấy năm trước cháu cũng hút nhiều lắm, nhưng giờ cai rồi chú ạ.”
Chú Viên nháy mắt ghẹo: “Là bởi vì lấy vợ sinh con hả? Ha ha chàng trai trẻ, khá lắm!”
Nói đùa hai câu, chú Viên giơ tay chỉ chỉ gian phòng đối diện: “Chú có cho mấy thanh niên trọ học, nhưng cái cậu ở căn phòng đó là hành tung bí ẩn nhất, hôm nào cũng đi sớm về khuya, không nấu cơm ăn cũng chả đun nước uống. họa hoằn lắm mới gặp được nó, có khi ngày chạm mặt hai lần đã là nhiều lắm rồi.”
Văn Trạch Tài phỏng đoán: “Chắc cậu ấy bận học.”
Chú Viên nhíu mày lắc đầu: “Không giống. Hôm đầu tiên nó chuyển tới đây chú thấy trên tay nó ôm khư khư cái mai rùa. Mà những thứ đó thì cháu biết rồi đấy, chỉ mấy lão thầy bói bịp mới ưa dùng thôi.”
Tuy không bịp nhưng cũng coi như cùng nghề thầy bói, Văn Trạch Tài vô thức gãi gãi cánh mũi, ho nhẹ một tiếng cho bớt lúng túng rồi nói: “Dạo này cũng có không ít người hứng thú với phương diện bói toán. Cháu cho rằng nếu may mắn gặp trúng thầy tướng số cao tay thì cũng được việc lắm đấy ạ.”
Tuy nhiên, chú Viên lại bĩu môi gạt phắt đi: “Ôi dào ơi, toàn ăn ốc nói mò thôi chứ được cái việc đếch gì. Nhớ năm xưa mẹ chú cũng đi xem bói này. Ông thầy bói khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng sinh thần bát tự của chú và bà ấy cực kỳ hợp, là trời sinh một cặp, chắc chắn sẽ sống với nhau đến đầu bạc răng long, con cháu đầy nhà, hạnh phúc viên mãn. Nhưng sự thật thì sao, lấy nhau về ba ngày gây trận nhỏ, năm ngày cãi trận lớn. Liên tiếp sinh mấy đứa thì lần lượt chết yểu cả, không bao lâu bà ấy cũng ra đi, bỏ lại chú một mình. Ai dà…Giờ chú thành lão già cô độc, không vợ không con.”
Thấy ông chú có chiều hướng tụt cảm xúc, Văn Trạch Tài liền đánh lạc hướng sang chủ đề khác: “Công nhận nhà chú rộng thật đấy, cơ ngơi này là một mình chú tạo dựng à?”
Nhắc tới thành quả của bản thân, chú Viên ưỡn ngực đầy tự hào: “Ừ, có mình chú thôi, trước đây chú là thợ đá, lại sống thui thủi một mình mà người ta hay trêu thuộc cái diện “ăn no không lo cả nhà chết đói” đấy, thế nên làm bao nhiêu chú tích góp lên hết, để dành xây căn nhà này.”
Văn Trạch Tài dựng ngón tay cái, thật lòng khen ngợi: “Quá đỉnh, cháu xin bội phục!”
Chú Viên khoái chí vỗ đùi đen đét: “Ha ha, cái thằng này, trông thế mà dẻo miệng ra phết. Nhưng nói ra là để chứng minh không tin được lời mấy ông thầy bói đâu, toàn bốc phét vớ vẩn thôi. Nhìn kết cục của chú đây này, khác xa với những gì năm xưa ông ấy phán.”
Lại nữa rồi, Văn Trạch Tài len lén thở dài, không lẽ bây giờ lại nói huỵch toẹt sở dĩ ra nông nỗi ngày hôm nay là tại vì năm đó mẹ chú gặp phải thầy bói rởm, tính linh tinh cho nên cuộc đời chú mới đi chệch hướng. Nhưng thôi, dù sao chuyện cũng đã rồi, giờ lôi ra mổ xẻ chẳng khác nào xát muối vào tim chú ấy. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, nếu biết trước lời nói ra là phù phiếm, vô nghĩa thì thôi thà chẳng nói còn hơn!
Trong lúc hai chú cháu đang rôm rả chuyện trò thì cánh cổng gỗ đột nhiên bị đẩy ra, một người thanh niên trong trang phục đen xì, ướt dầm dề nước mưa, lù lù tiến vào.
Gần như ngay tức khắc, chú Viên đứng phắt dậy, sốt ruột càm ràm: “Ôi trời cái thằng nhóc này, mưa to gió lớn mà lại đi đầu trần về à? Dù đâu sao không bung dù lên, hả?”
Đúng thế, cậu thanh niên ấy chính là người chuyển tới cùng chiếc mai rùa mà chú Viên vừa nhắc ban nãy. Tình cờ thay, cậu ta mang họ Chu.
Theo quán tính, Văn Trạch Tài quay đầu lại thì ai ngờ đâu cậu ta cũng đang lăm lăm nhìn về phía anh với ánh mắt âm lãnh, sắc lẹm của loài rắn độc. Quá bất ngờ, Văn Trạch Tài cau chặt mày đầy nghi hoặc, người này, đến tột cùng là sao nhỉ?
“Ai dà, phải nấu nồi nước sôi tắm rửa ngay cho bớt hàn khí, bằng không thể nào đêm nay cũng cảm lạnh cho xem.” Vừa nói chú Viên vừa tất tả chạy xuống bếp thoăn thoắt múc nước, nhóm lửa, chẳng màng xem đối phương có cần hay không.
Sự nhiệt tình này cũng dễ lý giải thôi bởi chú sống một mình, không con không cái, thành ra chăm sóc và chiếu cố đám nhỏ từ lâu đã là thói quen cỗ hữu, dần già trở thành bản năng từ lúc nào không hay.
Văn Trạch Tài đứng lên, chủ động vươn tay làm quen: “Đồng chí à, mưa lớn quá, vào trong này uống chén trà cho ấm người.”
Tuy nhiên, đối phương chẳng thèm đáp lời, cứ thế lừ lừ bỏ về phòng mình. “Rầm” một tiếng, cánh cửa phòng đóng lại, ngăn cách với thế giới bên ngoài.
Đứng tại chỗ, Văn Trạch Tài híp mắt bấm bấm đốt ngón tay, tính tình tên này tuy có chút thúi hoắc, khó gần, khó ưa, tóm lại không phải dạng hiền lành tử tế gì cho cam, nhưng được cái làm người ngay thẳng, chính trực. Hừm… cũng tàm tạm.
Sau khi về nhà, Văn Trạch Tài liền kể cho vợ nghe cuộc gặp mặt ban nãy. Nghe xong, Điền Tú Phương cười cười: “À cái cậu thanh niên thần thần bí bí ấy hả, em đã từng nghe chú Viên nhắc qua rồi. Cậu ấy tên Chu Vệ Quốc.”
Văn Trạch Tài hỏi thêm: “Cũng là sinh viên đại học Liêu Thành?”
Điền Tú Phương mơ hồ: “Hình như vậy mà em cũng không rõ nữa. Chỉ thấy chú Viên bảo cậu ta kiệm lời lắm, hầu như chả giao lưu, tán gẫu với mọi người bao giờ, kể cả cuối tuần cũng đi biền biệt, rất hiếm khi có mặt ở nhà. Ủa mà sao tự nhiên anh lại hỏi về cậu ta, có chuyện gì à?”
Vừa lúi húi dò radio cho con gái, Văn Trạch Tài vừa lơ đễnh đáp: “Không có gì, chỉ là thấy là lạ nên anh thuận miệng hỏi đôi câu thôi. Nhưng sau này nếu không có việc gì thì hạn chế tiếp xúc với cậu ta. Nhất là Hiểu Hiểu, em chú ý trông chừng con đấy.
“Em biết rồi, anh yên tâm”, Điền Tú Phương yêu chiều chải tóc cho cô con gái đang nằm bò trên bàn chăm chú nghe phát thanh.
Bất chợt nhớ đến cái gì, cô liền nói: “À anh biết chuyện gì chưa, hôm nay xóm mình xuất hiện kẻ bắt cóc đấy. Thế nên mưa gió bão bùng em cũng cố tha lôi con bé đi bằng được, không dám gửi cho ai.”
“Có trẻ con bị mất tích?” Văn Trạch Tài cũng hết hồn trước thông tin giật gân này.
“Chú Viên bảo may mắn có người phát hiện kịp chứ chậm mấy giây là đứa bé bị bắt mất rồi!” Hễ nghĩ tới chuyện này là tim Điền Tú Phương lại đập liên hồi, lo lắng và bất an: “Ai dà, bởi vậy em không thể yên tâm giao con cho người khác trông hộ.”
Mới chân ướt chân ráo chuyển lên đây được mấy hôm, tất cả mọi thứ đều mới mẻ và xa lạ, hàng xóm láng giềng nhân cách ra sao cô còn chưa biết rõ. Nhỡ đâu người ta mang con bé đi mất thì quá bằng giao trứng cho ác à?! Thôi thì vất vả một tí cũng được, còn hơn chẳng may xảy ra chuyện gì ngoài ý muốn chắc cô sẽ ân hận suốt đời.
Điền Tú Phương đặt cây dù chưa mở vào tay chồng, sau đó tùy tiện vuốt vuốt vài cái, gạt bớt những giọt nước mưa đọng trên hai gò má, cô mỉm cười dịu dàng: “Mưa lớn thế này, anh tính đội mưa về chắc? Thôi, mình về đi kẻo trễ.”
Văn Trạch Tài trực tiếp vòng ra sau lưng vợ, đỡ lấy con gái: “Để anh cõng Hiểu Hiểu cho.”
Tông giọng anh trầm ấm nhưng nghiêm nghị, không cho phép vợ chối từ. Biết chẳng thể lay chuyển cái người cứng đầu này, Điền Tú Phương đành phải tháo dây buộc, giao con cho anh.
Mới vừa đặt được Hiểu Hiểu lên lưng, đang loay hoay trùm ni lông che chắn cho con khỏi ướt thì tình cờ bắt gặp một tốp sinh viên đi tới. Tinh ý nhận ra ánh mắt kinh ngạc của bọn họ, Văn Trạch Tài ưỡn ngực, tự hào giới thiệu: “Đây là vợ và con gái tôi.”
Đứng bên cạnh, Điền Tú Phương thẹn thùng cúi đầu, vô thức vén vén mái tóc bù xù, ướt nhẹp, cố gắng làm giảm cái sự nhếch nhác xuống thấp nhất có thể, hy vọng không làm ông xã mất thể diện trước mặt các bạn đồng học.
Tuy vậy, Văn Trạch Tài lại chẳng để ý đến chuyện ấy. Anh cứ mải mê dém chỗ nọ, bịt chỗ kia, đảm bảo không một giọt nước mưa nào có thể hắt vào con gái. Xong xuôi đâu đó, anh căng dù, chào tạm biệt các bạn rồi dắt tay vợ ra về.
Nhìn theo một nhà ba người dìu nhau đi dưới cơn mưa, một anh bạn trong nhóm bất chợt cảm khái: “Không ngờ cậu ấy còn mang cả vợ con theo.”
Những người khác cũng gật gù tỏ ý tán thành: “Ừ, thảo nào cậu ta không ở ký túc xá.”
Bất chợt một người đàn ông vô thức hướng mắt về nơi xa xăm, buồn buồn bộc bạch: “Nếu có điều kiện tôi cũng muốn đón vợ lên đây.”
Vất vả lắm mới về được tới nhà, Văn Trạch Tài lập tức chạy vào bếp đun một nồi nước sôi to đùng. Đầu tiên là nhường vợ con tắm gội trước, sau đó mới tới lượt mình. Tắm táp xong, lau khô đầu tóc, thay một bộ quần áo sạch sẽ, khô ráo, cả nhà mới ngồi vào bàn ăn bữa tối. Lúc này, mưa đã giảm nhưng vẫn còn tí tách, lâm râm.
Bất chợt nhớ tới điều gì, Điền Tú Phương liền chỉ chỉ chiếc ô đang dựng ngoài thềm nhà: “Cây dù lớn em mượn của chú hàng xóm đấy, còn cây nhỏ là mua trong Cung Tiêu Xã. Tiếc là ở đó chỉ bán mỗi dù nhỏ, không có dù lớn nên em đành mua dùng tạm vậy.”
Văn Trạch Tài lùa nhanh chén cơm, lơ đễnh gật đầu: “Ừ, để lát anh mang trả cho.”
Ông chú hàng xóm họ Viên, năm nay ước chừng ngoài 50 tuổi, hiện đang sống một mình trong gian nhà to rộng gồm bốn phòng ngủ. Vì để nhà cửa bớt cô quạnh với lại cũng gọi là kiếm chút chi phí trang trải cuộc sống nên ông dành ra ba phòng cho sinh viên thuê trọ.
Thấy Văn Trạch Tài lọc cọc xách cái ô sang trả, chú Viên nhíu mày quở mắng: “Mưa chưa biết khi nào mới tạnh, sao không để đó mà dùng, chưa gì đã mang sang trả là thế nào?”
Văn Trạch Tài cười cười giải thích rằng ban nãy vợ đã ghé Cung Tiêu Xã mua một cây rồi.
Ai ngờ ông chú càng tức giận tợn, giọng chú sang sảng át cả tiếng mưa rơi rả rích: “Ơ hay, tại sao lại mua? Đúng là tuổi trẻ lãng phí mà. Nếu sớm biết nó muốn mua thì chú đã cho chúng mày luôn rồi.”
Nói đoạn, chú Viên rút điếu thuốc ra, hất hàm mời: “Làm điếu cho thơm miệng nha.”
Tuy nhiên Văn Trạch Tài mỉm cười uyển chuyển từ chối: “Cám ơn chú Viên, cháu không hút thuốc.”
“Không hút?” chú Viên thoáng ngạc nhiên rồi bật cười tán thưởng: “Mấy người trẻ tuổi hiếm có đứa nào thắng được sự cám dỗ của thuốc lá lắm.”
Văn Trạch Tài cong cong khóe miệng thú thật: “Thực tình mấy năm trước cháu cũng hút nhiều lắm, nhưng giờ cai rồi chú ạ.”
Chú Viên nháy mắt ghẹo: “Là bởi vì lấy vợ sinh con hả? Ha ha chàng trai trẻ, khá lắm!”
Nói đùa hai câu, chú Viên giơ tay chỉ chỉ gian phòng đối diện: “Chú có cho mấy thanh niên trọ học, nhưng cái cậu ở căn phòng đó là hành tung bí ẩn nhất, hôm nào cũng đi sớm về khuya, không nấu cơm ăn cũng chả đun nước uống. họa hoằn lắm mới gặp được nó, có khi ngày chạm mặt hai lần đã là nhiều lắm rồi.”
Văn Trạch Tài phỏng đoán: “Chắc cậu ấy bận học.”
Chú Viên nhíu mày lắc đầu: “Không giống. Hôm đầu tiên nó chuyển tới đây chú thấy trên tay nó ôm khư khư cái mai rùa. Mà những thứ đó thì cháu biết rồi đấy, chỉ mấy lão thầy bói bịp mới ưa dùng thôi.”
Tuy không bịp nhưng cũng coi như cùng nghề thầy bói, Văn Trạch Tài vô thức gãi gãi cánh mũi, ho nhẹ một tiếng cho bớt lúng túng rồi nói: “Dạo này cũng có không ít người hứng thú với phương diện bói toán. Cháu cho rằng nếu may mắn gặp trúng thầy tướng số cao tay thì cũng được việc lắm đấy ạ.”
Tuy nhiên, chú Viên lại bĩu môi gạt phắt đi: “Ôi dào ơi, toàn ăn ốc nói mò thôi chứ được cái việc đếch gì. Nhớ năm xưa mẹ chú cũng đi xem bói này. Ông thầy bói khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng sinh thần bát tự của chú và bà ấy cực kỳ hợp, là trời sinh một cặp, chắc chắn sẽ sống với nhau đến đầu bạc răng long, con cháu đầy nhà, hạnh phúc viên mãn. Nhưng sự thật thì sao, lấy nhau về ba ngày gây trận nhỏ, năm ngày cãi trận lớn. Liên tiếp sinh mấy đứa thì lần lượt chết yểu cả, không bao lâu bà ấy cũng ra đi, bỏ lại chú một mình. Ai dà…Giờ chú thành lão già cô độc, không vợ không con.”
Thấy ông chú có chiều hướng tụt cảm xúc, Văn Trạch Tài liền đánh lạc hướng sang chủ đề khác: “Công nhận nhà chú rộng thật đấy, cơ ngơi này là một mình chú tạo dựng à?”
Nhắc tới thành quả của bản thân, chú Viên ưỡn ngực đầy tự hào: “Ừ, có mình chú thôi, trước đây chú là thợ đá, lại sống thui thủi một mình mà người ta hay trêu thuộc cái diện “ăn no không lo cả nhà chết đói” đấy, thế nên làm bao nhiêu chú tích góp lên hết, để dành xây căn nhà này.”
Văn Trạch Tài dựng ngón tay cái, thật lòng khen ngợi: “Quá đỉnh, cháu xin bội phục!”
Chú Viên khoái chí vỗ đùi đen đét: “Ha ha, cái thằng này, trông thế mà dẻo miệng ra phết. Nhưng nói ra là để chứng minh không tin được lời mấy ông thầy bói đâu, toàn bốc phét vớ vẩn thôi. Nhìn kết cục của chú đây này, khác xa với những gì năm xưa ông ấy phán.”
Lại nữa rồi, Văn Trạch Tài len lén thở dài, không lẽ bây giờ lại nói huỵch toẹt sở dĩ ra nông nỗi ngày hôm nay là tại vì năm đó mẹ chú gặp phải thầy bói rởm, tính linh tinh cho nên cuộc đời chú mới đi chệch hướng. Nhưng thôi, dù sao chuyện cũng đã rồi, giờ lôi ra mổ xẻ chẳng khác nào xát muối vào tim chú ấy. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, nếu biết trước lời nói ra là phù phiếm, vô nghĩa thì thôi thà chẳng nói còn hơn!
Trong lúc hai chú cháu đang rôm rả chuyện trò thì cánh cổng gỗ đột nhiên bị đẩy ra, một người thanh niên trong trang phục đen xì, ướt dầm dề nước mưa, lù lù tiến vào.
Gần như ngay tức khắc, chú Viên đứng phắt dậy, sốt ruột càm ràm: “Ôi trời cái thằng nhóc này, mưa to gió lớn mà lại đi đầu trần về à? Dù đâu sao không bung dù lên, hả?”
Đúng thế, cậu thanh niên ấy chính là người chuyển tới cùng chiếc mai rùa mà chú Viên vừa nhắc ban nãy. Tình cờ thay, cậu ta mang họ Chu.
Theo quán tính, Văn Trạch Tài quay đầu lại thì ai ngờ đâu cậu ta cũng đang lăm lăm nhìn về phía anh với ánh mắt âm lãnh, sắc lẹm của loài rắn độc. Quá bất ngờ, Văn Trạch Tài cau chặt mày đầy nghi hoặc, người này, đến tột cùng là sao nhỉ?
“Ai dà, phải nấu nồi nước sôi tắm rửa ngay cho bớt hàn khí, bằng không thể nào đêm nay cũng cảm lạnh cho xem.” Vừa nói chú Viên vừa tất tả chạy xuống bếp thoăn thoắt múc nước, nhóm lửa, chẳng màng xem đối phương có cần hay không.
Sự nhiệt tình này cũng dễ lý giải thôi bởi chú sống một mình, không con không cái, thành ra chăm sóc và chiếu cố đám nhỏ từ lâu đã là thói quen cỗ hữu, dần già trở thành bản năng từ lúc nào không hay.
Văn Trạch Tài đứng lên, chủ động vươn tay làm quen: “Đồng chí à, mưa lớn quá, vào trong này uống chén trà cho ấm người.”
Tuy nhiên, đối phương chẳng thèm đáp lời, cứ thế lừ lừ bỏ về phòng mình. “Rầm” một tiếng, cánh cửa phòng đóng lại, ngăn cách với thế giới bên ngoài.
Đứng tại chỗ, Văn Trạch Tài híp mắt bấm bấm đốt ngón tay, tính tình tên này tuy có chút thúi hoắc, khó gần, khó ưa, tóm lại không phải dạng hiền lành tử tế gì cho cam, nhưng được cái làm người ngay thẳng, chính trực. Hừm… cũng tàm tạm.
Sau khi về nhà, Văn Trạch Tài liền kể cho vợ nghe cuộc gặp mặt ban nãy. Nghe xong, Điền Tú Phương cười cười: “À cái cậu thanh niên thần thần bí bí ấy hả, em đã từng nghe chú Viên nhắc qua rồi. Cậu ấy tên Chu Vệ Quốc.”
Văn Trạch Tài hỏi thêm: “Cũng là sinh viên đại học Liêu Thành?”
Điền Tú Phương mơ hồ: “Hình như vậy mà em cũng không rõ nữa. Chỉ thấy chú Viên bảo cậu ta kiệm lời lắm, hầu như chả giao lưu, tán gẫu với mọi người bao giờ, kể cả cuối tuần cũng đi biền biệt, rất hiếm khi có mặt ở nhà. Ủa mà sao tự nhiên anh lại hỏi về cậu ta, có chuyện gì à?”
Vừa lúi húi dò radio cho con gái, Văn Trạch Tài vừa lơ đễnh đáp: “Không có gì, chỉ là thấy là lạ nên anh thuận miệng hỏi đôi câu thôi. Nhưng sau này nếu không có việc gì thì hạn chế tiếp xúc với cậu ta. Nhất là Hiểu Hiểu, em chú ý trông chừng con đấy.
“Em biết rồi, anh yên tâm”, Điền Tú Phương yêu chiều chải tóc cho cô con gái đang nằm bò trên bàn chăm chú nghe phát thanh.
Bất chợt nhớ đến cái gì, cô liền nói: “À anh biết chuyện gì chưa, hôm nay xóm mình xuất hiện kẻ bắt cóc đấy. Thế nên mưa gió bão bùng em cũng cố tha lôi con bé đi bằng được, không dám gửi cho ai.”
“Có trẻ con bị mất tích?” Văn Trạch Tài cũng hết hồn trước thông tin giật gân này.
“Chú Viên bảo may mắn có người phát hiện kịp chứ chậm mấy giây là đứa bé bị bắt mất rồi!” Hễ nghĩ tới chuyện này là tim Điền Tú Phương lại đập liên hồi, lo lắng và bất an: “Ai dà, bởi vậy em không thể yên tâm giao con cho người khác trông hộ.”
Mới chân ướt chân ráo chuyển lên đây được mấy hôm, tất cả mọi thứ đều mới mẻ và xa lạ, hàng xóm láng giềng nhân cách ra sao cô còn chưa biết rõ. Nhỡ đâu người ta mang con bé đi mất thì quá bằng giao trứng cho ác à?! Thôi thì vất vả một tí cũng được, còn hơn chẳng may xảy ra chuyện gì ngoài ý muốn chắc cô sẽ ân hận suốt đời.
Bạn cần đăng nhập để bình luận