Thập niên 70: Đoán Mệnh Sư
Chương 169: Bình yên
Hai mắt chị Kiều tức thì vụt sáng, chị nháo nhào nắm lấy tay Điền Tú Phương như thế nắm lấy phao cứu mạng: “Được được, chị đảm bảo sẽ giữ kín như bưng. Sống để bụng chết mang đi!”
Điền Tú Phương đè thấp thanh âm truyền đạt yêu cầu của Văn Trạch Tài, sau đó cầm chén dĩa đứng dậy, lặng lẽ rời đi.
Nằm xuống giường, chị Kiều kích động không sao ngủ được. Văn đại sư nổi tiếng cao tay, thầy ấy đã nói thì chắc chắn sẽ làm được. Cho nên chị nhất định phải mau chóng bình phục để đi lấy những thứ cần thiết, kết thúc chuỗi ngày địa ngục này càng sớm càng tốt!
Sau khi trở về, Điền Tú Phương cũng không biết nên vui hay nên buồn nữa, chỉ thấy trong lòng không được thoải mái cho lắm.
Rất may bên cạnh cô luôn có một anh chồng ấm áp và tinh tế
“Em đừng suy nghĩ nhiều, chúng ta đã tận lực rồi.”
Không ai làm được như chúa cứu thế, cứu rỗi nhân loại thoát khỏi biển khổ mênh mông.
Điền Tú Phương quýnh quáng thoát khỏi cái ôm của chồng, bặm môi nạt: “Đừng ôm mà, nhỡ ai nhìn thấy thì sao.”
Văn Trạch Tài cười ranh ma, không cho thì thôi, tối về anh đòi lại gấp mười!
Hai vợ chồng đùa giỡn một hồi, tâm trạng Điền Tú Phương đã khá hơn chút đỉnh. Với cả buổi chiều khách khứa đông, cô bận nháo nhào chả kịp ngồi xuống uống hớp nước nói chi tới lo nghĩ nọ kia.
Văn Trạch Tài mỉm cười hài lòng, bận rộn luôn là phương pháp hữu hiệu nhất để chữa trị căng thẳng và lo âu!
Mãi cho đến ba ngày sau, chị Kiều mới lén lút tìm gặp Văn Trạch Tài, đưa cho anh đầy đủ các thứ theo đúng yêu cầu.
Kiểm tra sơ một lượt, Văn Trạch Tài gật đầu rồi đặt một lọ thuỷ tinh nhỏ lên bàn: “Tôi cần một giọt máu của chị.”
Trong lúc Triệu Đại Phi đang loay hoay mở ngăn kéo lấy châm thì chị Kiều đã nôn nóng tự cắn đứt đầu ngón tay mình.
Người ta thường nói tay đứt ruột xót thế nhưng chị chẳng nề hà, điều ấy chứng tỏ nỗi uất hận đã bao trùm hết thảy rồi. Đừng nói một giọt máu, kể cả có kêu chặt đứt một ngón tay chị cũng sẵn sàng ngay.
Tiễn chị Kiều ra về, Văn Trạch Tài mang đồ vật tới tìm Chương Toàn. Anh cảm thấy hạ thuật đau đầu vẫn còn quá nhân từ, hạng người như lão Kiều phải để Chương Toàn ra tay mới xứng đáng.
Lúc tiếp nhận đồ vật, Chương Toàn bất ngờ vô cùng bởi ông không nghĩ sẽ có ngày Văn Trạch Tài nhờ mình hạ thuật kẻ khác. Tuy nhiên bởi vì tin tưởng nhân phẩm của Văn Trạch Tài thế nên ông không truy hỏi ngọn nguồn mà trực tiếp tiến hành ngay.
Cùng lúc đó tại hiệu may, đã quá giờ trưa rồi mà vẫn chẳng thấy cơm nước đâu, lão Kiều tức điên, định bụng tí nữa phải tẩn cho con mụ vợ một trận lên bờ xuống ruộng mới được, có mỗi cái việc bếp núc mà làm cũng không xong!
Nói ra cũng thật là oan, mỗi ngày lão Kiều giao cho chị cả tấn việc chứ nào có phải độc chợ búa cơm nước đâu cơ chứ. Ước chừng nửa giờ đồng hồ sau, chị Kiều mới có mặt tại hiệu may, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, mặt đỏ phừng phừng tại chạy quá vội.
Chị run rẩy đặt cặp lồng cơm lên bàn: “Ăn…ăn cơm…”
“Giờ này còn ăn uống con mẹ gì nữa, mày tính để ông chết đói phỏng?”
Lão Kiều đập bàn cái rầm, sau đó bắt đầu xắn tay áo, dữ tợn dồn chị Kiều vào một góc.
Chị Kiều sợ hãi thở gấp: “Đừng…đừng làm bậy, đang ở ngoài…”
Lời này thành công khiến lão Kiều khựng bước nhưng bà hàng xóm nhiều chuyện đã kịp ló đầu sang hóng hớt rồi vậy nên lão cũng kệ xừ hình tượng, chơi tới luôn!
Thấy ông chồng tiếp tục hùng hổ lao tới, chị Kiều sợ tới độ ngã quỵ, hai tay luống cuống ôm chặt đầu, chôn mặt xuống gối, nhắm nghiền mắt chờ đợi bão tố chuẩn bị ập xuống.
Tuy nhiên đợi hồi lâu vẫn chẳng thấy gì, chị Kiều cẩn thận ngước đầu chỉ thấy lão Kiều đang một tay ôm ngực, một tay chống vào cạnh bàn, vẻ mặt hết sức thống khổ.
Chị Kiều nuốt nuốt nước miếng: “Ông…ông làm sao vậy?”
Nghe thấy tiếng vợ, lão Kiều càng giận dữ gấp bội. Vốn muốn lướt qua cơn tức ngực để tiếp tục đánh nhưng vừa đi được một bước lão đã đổ ập xuống đất, thảm thiết kêu cha gọi mẹ vì quá đau.
Tiếng động lớn đến độ hấp dẫn người dân xung quanh tò mò kéo tới. Bà thím hàng xóm vội vàng chạy vào kéo ngược chị Kiều ra sau, thấp giọng nói: “Mặc xác lão!”
Ngoài cửa đứng chật ních người nhưng tất cả đều giương mắt nhìn lão Kiều lăn qua lộn lại như con heo bị chọc tiết. Không một ai có ý định giúp đỡ mà chỉ hỏi vài câu xã giao:
“Ông chủ Kiều, ông bị sao vậy?”
“Hay là bị đau ở đâu à?”
“Đương nhiên là đau rồi, không thấy tay ông ta túm chặt lấy ngực kia à, có khi đau tim không biết chừng.”
“Đâu chỉ có vậy, hình như còn đau cả đầu nữa thì phải.”
Tiếng bàn tán xì xầm càng khiến lão Kiều tức trào máu họng, nhưng khổ nỗi càng tức thì cơn đau càng ác liệt hơn. Vài phút sau, phỏng chừng đã vượt quá sức chịu đựng, lão lăn ra ngất xỉu.
Mọi người hoảng hồn nháo nhào hết cả lên.
“Chết người rồi, mau khiêng đi bệnh viện mau lên…”
Nãy giờ chị Kiểu chỉ yên lặng gục đầu không biết đang mải suy nghĩ gì, tận cho đến lúc này chị mới bước ra, rụt rè lên tiếng: “Không cần đâu, cảm ơn mọi người đã quan tâm. Anh Lý, phiền anh giúp em đỡ anh ấy lên chiếc giường nhỏ đằng kia.”
Anh Lý chính là chồng của bà thím hàng xóm mới kéo chị Kiều ban nãy.
Thấy vậy, bà ta bèn nhanh trí hô hào giải tán đám đông: “Không có chuyện gì đâu, bà con tiếp tục bận việc đi thôi. Chắc bệnh cũ tái phát ấy mà, đi bệnh viện làm gì cho tốn kém. Trước đây ông ấy đánh vợ sảy hai đứa con có thấy đưa đi viện đâu. Dào ơi, nhân quả báo ứng cả thôi. Đời xưa quả báo còn chầy, đời nay quả báo thấy ngay nhãn tiền đó mà!”
Đợi đám người tản đi hết rồi, bà Lý lại quay sang thật lòng nhắc nhở chị Kiều: “Cô đừng nhẫn nhịn nữa, bị đánh thì phải biết chống trả chứ. Cứ dí đại con dao ra là lão sợ ngay chứ gì. Nếu lão dám ra tay giết người thì tù mọt gông là cái chắc. Vùng lên đi, cùng lắm là chết còn hơn sống mà phải chịu hành hạ đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần.”
“Trời ơi bà cô của tôi ơi, bà nói linh tinh cái gì thế, mau đi về giùm tôi cái đi”, ông Lý sợ mất mật, vội lôi xềnh xệch bà vợ ra ngoài. Trần đời có ai lại xúi dại vợ chồng người ta vác dao chém nhau không cơ chứ. Cũng đến là xin chết mất thôi!
“Cái gì mà linh tinh, tôi nói chí lý thế còn đòi gì nữa. Tại cô ấy hiền thôi chứ thử động vào tôi xem, tôi xuống máu với nó luôn chứ sợ gì. Không những nó mà cả họ nhà nó cũng đừng mong được sống yên ổn!”
Bà Lý càng gào càng lớn tiếng, Điền Tú Phương và Trần Vân Hồng ngồi tít tận trong tiệm cũng nghe rõ mồn một.
Ban nãy náo loạn như vậy, đương nhiên bên này cũng thấy hết nhưng Triệu Đại Phi dưới sự căn dặn của Văn Trạch Tài đã chạy sang ngăn cản không cho các cô qua đó nhiều chuyện.
Điền Tú Phương sốt ruột vô cùng: “Nhìn bộ dạng ông ta, chắc là thành công rồi đúng không?”
Triệu Đại Phi gãi gãi đầu: “Chắc vậy á sư mẫu.”
Bằng không làm sao đang yên đang lành tự nhiên ngã vật ra, kêu gào thảm thiết chẳng khác nào con heo bị chọc tiết.
Bên trong hiệu may lúc này, chị Kiều bình thản ngồi xuống mép giường, chị không làm gì hết mà chỉ nhìn chằm chằm ông chồng đang nằm ngay đơ như khúc gỗ.
Đại khái tầm mười phút sau, lão Kiều từ từ tỉnh dậy. Vừa mở mắt đã nhìn thấy cái bản mặt đáng ghét của mụ vợ, lão giận sôi máu: “Con mẹ mày, hôm nay mày chết a…a…a…”
Đang định giơ tay tát vợ, bỗng nhiên cơn đau vốn đã dịu xuống lại bắt đầu quặn lên dữ dội.
“A…a…đau quá…đau quá đi…a…a…”
Sợ lộ tẩy, chị Kiểu đành phải giả vờ quan tâm: “Ông đau chỗ nào, hay là tôi đưa ông đi bệnh viện kiểm tra…”
Lão Kiều hổn hển nói không ra hơi: “Đau đầu…đau ngực…a…chết mất…”
Vật lộn hơn mười phút sau, cơn đau mới dịu, cả người lão ướt nhẹp mồ hôi, khốn khổ và chật vật như thể mới được vớt từ dưới sông lên.
Văn Trạch Tài đứng trước tiệm quần áo nhìn sang, vừa lúc chị Kiều quay ra, ánh mắt thoáng chạm nhau, anh hơi hơi mỉm cười rồi xoay người đi vào trong.
Chị Kiều bất giác nâng tay che ngực, thành công…thành công rồi!
Từ đó về sau, mỗi lần lão Kiều khởi tâm sân hận là lập tức vị trí đầu và ngực sẽ đau đớn vô cùng.
Không cam lòng, lão quyết bỏ tiền đi khám bệnh nhưng đáng tiếc chẳng tìm được nguyên nhân. Thời gian lâu dần, lão phát hiện càng ngày mức độ đau đớn càng tăng và thời gian đau cũng kéo dài ra.
Một hôm, Văn Trạch Tài làm như tình cờ ghé thăm hàng xóm, anh tủm tỉm cười nói: “Đây là tâm bệnh, không phải thân bệnh. Nhớ lấy, muốn tu thân dưỡng tính, không được để lửa giận thiêu đốt lý trí, bằng không sẽ phải chịu đau dài dài và tình hình bệnh tình sẽ tồi tệ theo thời gian. Tôi từng đọc một cuốn sách, trong đó đề cập tới một người đàn ông 30 tuổi cũng bị hội chứng tương tự, vật vã đến khoảng năm 40 tuổi thì tình trạng chuyển biến xấu vô cùng, mỗi lần đau là kéo dài tận 2 ngày mới hết. Muốn chết không được, muốn sống không xong, thảm lắm!”
Lão Kiều là điển hình của hạng người tham sống sợ chết, hơn nữa lại chưa có con trai nối dõi tông đường thế nên sau khi nghe Văn Trạch Tài nói vậy lão sợ lắm, nói năng nhỏ nhẹ khép nép hẳn, tuyệt đối không dám sân giận, đối xử với chị Kiều nhẹ nhàng, ôn hoà hơn, kể cả gặp chuyện bất bình cũng dằn lòng cho qua, đến mắng chửi còn chả dám nghĩ tới chứ đừng nói là ra tay đánh người.
Cuối cùng hai chữ “bình yên” cũng xuất hiện trong cuộc đời chị Kiều. Tuy nghĩa tình đã cạn nhưng chị vẫn như cũ, nguyện một lòng làm vợ hiền dâu thảo, vun vén gia đình, chăm lo cho người đàn ông mà chị gọi bằng chồng, từ đây đến hết cuộc đời!
Điền Tú Phương đè thấp thanh âm truyền đạt yêu cầu của Văn Trạch Tài, sau đó cầm chén dĩa đứng dậy, lặng lẽ rời đi.
Nằm xuống giường, chị Kiều kích động không sao ngủ được. Văn đại sư nổi tiếng cao tay, thầy ấy đã nói thì chắc chắn sẽ làm được. Cho nên chị nhất định phải mau chóng bình phục để đi lấy những thứ cần thiết, kết thúc chuỗi ngày địa ngục này càng sớm càng tốt!
Sau khi trở về, Điền Tú Phương cũng không biết nên vui hay nên buồn nữa, chỉ thấy trong lòng không được thoải mái cho lắm.
Rất may bên cạnh cô luôn có một anh chồng ấm áp và tinh tế
“Em đừng suy nghĩ nhiều, chúng ta đã tận lực rồi.”
Không ai làm được như chúa cứu thế, cứu rỗi nhân loại thoát khỏi biển khổ mênh mông.
Điền Tú Phương quýnh quáng thoát khỏi cái ôm của chồng, bặm môi nạt: “Đừng ôm mà, nhỡ ai nhìn thấy thì sao.”
Văn Trạch Tài cười ranh ma, không cho thì thôi, tối về anh đòi lại gấp mười!
Hai vợ chồng đùa giỡn một hồi, tâm trạng Điền Tú Phương đã khá hơn chút đỉnh. Với cả buổi chiều khách khứa đông, cô bận nháo nhào chả kịp ngồi xuống uống hớp nước nói chi tới lo nghĩ nọ kia.
Văn Trạch Tài mỉm cười hài lòng, bận rộn luôn là phương pháp hữu hiệu nhất để chữa trị căng thẳng và lo âu!
Mãi cho đến ba ngày sau, chị Kiều mới lén lút tìm gặp Văn Trạch Tài, đưa cho anh đầy đủ các thứ theo đúng yêu cầu.
Kiểm tra sơ một lượt, Văn Trạch Tài gật đầu rồi đặt một lọ thuỷ tinh nhỏ lên bàn: “Tôi cần một giọt máu của chị.”
Trong lúc Triệu Đại Phi đang loay hoay mở ngăn kéo lấy châm thì chị Kiều đã nôn nóng tự cắn đứt đầu ngón tay mình.
Người ta thường nói tay đứt ruột xót thế nhưng chị chẳng nề hà, điều ấy chứng tỏ nỗi uất hận đã bao trùm hết thảy rồi. Đừng nói một giọt máu, kể cả có kêu chặt đứt một ngón tay chị cũng sẵn sàng ngay.
Tiễn chị Kiều ra về, Văn Trạch Tài mang đồ vật tới tìm Chương Toàn. Anh cảm thấy hạ thuật đau đầu vẫn còn quá nhân từ, hạng người như lão Kiều phải để Chương Toàn ra tay mới xứng đáng.
Lúc tiếp nhận đồ vật, Chương Toàn bất ngờ vô cùng bởi ông không nghĩ sẽ có ngày Văn Trạch Tài nhờ mình hạ thuật kẻ khác. Tuy nhiên bởi vì tin tưởng nhân phẩm của Văn Trạch Tài thế nên ông không truy hỏi ngọn nguồn mà trực tiếp tiến hành ngay.
Cùng lúc đó tại hiệu may, đã quá giờ trưa rồi mà vẫn chẳng thấy cơm nước đâu, lão Kiều tức điên, định bụng tí nữa phải tẩn cho con mụ vợ một trận lên bờ xuống ruộng mới được, có mỗi cái việc bếp núc mà làm cũng không xong!
Nói ra cũng thật là oan, mỗi ngày lão Kiều giao cho chị cả tấn việc chứ nào có phải độc chợ búa cơm nước đâu cơ chứ. Ước chừng nửa giờ đồng hồ sau, chị Kiều mới có mặt tại hiệu may, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, mặt đỏ phừng phừng tại chạy quá vội.
Chị run rẩy đặt cặp lồng cơm lên bàn: “Ăn…ăn cơm…”
“Giờ này còn ăn uống con mẹ gì nữa, mày tính để ông chết đói phỏng?”
Lão Kiều đập bàn cái rầm, sau đó bắt đầu xắn tay áo, dữ tợn dồn chị Kiều vào một góc.
Chị Kiều sợ hãi thở gấp: “Đừng…đừng làm bậy, đang ở ngoài…”
Lời này thành công khiến lão Kiều khựng bước nhưng bà hàng xóm nhiều chuyện đã kịp ló đầu sang hóng hớt rồi vậy nên lão cũng kệ xừ hình tượng, chơi tới luôn!
Thấy ông chồng tiếp tục hùng hổ lao tới, chị Kiều sợ tới độ ngã quỵ, hai tay luống cuống ôm chặt đầu, chôn mặt xuống gối, nhắm nghiền mắt chờ đợi bão tố chuẩn bị ập xuống.
Tuy nhiên đợi hồi lâu vẫn chẳng thấy gì, chị Kiều cẩn thận ngước đầu chỉ thấy lão Kiều đang một tay ôm ngực, một tay chống vào cạnh bàn, vẻ mặt hết sức thống khổ.
Chị Kiều nuốt nuốt nước miếng: “Ông…ông làm sao vậy?”
Nghe thấy tiếng vợ, lão Kiều càng giận dữ gấp bội. Vốn muốn lướt qua cơn tức ngực để tiếp tục đánh nhưng vừa đi được một bước lão đã đổ ập xuống đất, thảm thiết kêu cha gọi mẹ vì quá đau.
Tiếng động lớn đến độ hấp dẫn người dân xung quanh tò mò kéo tới. Bà thím hàng xóm vội vàng chạy vào kéo ngược chị Kiều ra sau, thấp giọng nói: “Mặc xác lão!”
Ngoài cửa đứng chật ních người nhưng tất cả đều giương mắt nhìn lão Kiều lăn qua lộn lại như con heo bị chọc tiết. Không một ai có ý định giúp đỡ mà chỉ hỏi vài câu xã giao:
“Ông chủ Kiều, ông bị sao vậy?”
“Hay là bị đau ở đâu à?”
“Đương nhiên là đau rồi, không thấy tay ông ta túm chặt lấy ngực kia à, có khi đau tim không biết chừng.”
“Đâu chỉ có vậy, hình như còn đau cả đầu nữa thì phải.”
Tiếng bàn tán xì xầm càng khiến lão Kiều tức trào máu họng, nhưng khổ nỗi càng tức thì cơn đau càng ác liệt hơn. Vài phút sau, phỏng chừng đã vượt quá sức chịu đựng, lão lăn ra ngất xỉu.
Mọi người hoảng hồn nháo nhào hết cả lên.
“Chết người rồi, mau khiêng đi bệnh viện mau lên…”
Nãy giờ chị Kiểu chỉ yên lặng gục đầu không biết đang mải suy nghĩ gì, tận cho đến lúc này chị mới bước ra, rụt rè lên tiếng: “Không cần đâu, cảm ơn mọi người đã quan tâm. Anh Lý, phiền anh giúp em đỡ anh ấy lên chiếc giường nhỏ đằng kia.”
Anh Lý chính là chồng của bà thím hàng xóm mới kéo chị Kiều ban nãy.
Thấy vậy, bà ta bèn nhanh trí hô hào giải tán đám đông: “Không có chuyện gì đâu, bà con tiếp tục bận việc đi thôi. Chắc bệnh cũ tái phát ấy mà, đi bệnh viện làm gì cho tốn kém. Trước đây ông ấy đánh vợ sảy hai đứa con có thấy đưa đi viện đâu. Dào ơi, nhân quả báo ứng cả thôi. Đời xưa quả báo còn chầy, đời nay quả báo thấy ngay nhãn tiền đó mà!”
Đợi đám người tản đi hết rồi, bà Lý lại quay sang thật lòng nhắc nhở chị Kiều: “Cô đừng nhẫn nhịn nữa, bị đánh thì phải biết chống trả chứ. Cứ dí đại con dao ra là lão sợ ngay chứ gì. Nếu lão dám ra tay giết người thì tù mọt gông là cái chắc. Vùng lên đi, cùng lắm là chết còn hơn sống mà phải chịu hành hạ đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần.”
“Trời ơi bà cô của tôi ơi, bà nói linh tinh cái gì thế, mau đi về giùm tôi cái đi”, ông Lý sợ mất mật, vội lôi xềnh xệch bà vợ ra ngoài. Trần đời có ai lại xúi dại vợ chồng người ta vác dao chém nhau không cơ chứ. Cũng đến là xin chết mất thôi!
“Cái gì mà linh tinh, tôi nói chí lý thế còn đòi gì nữa. Tại cô ấy hiền thôi chứ thử động vào tôi xem, tôi xuống máu với nó luôn chứ sợ gì. Không những nó mà cả họ nhà nó cũng đừng mong được sống yên ổn!”
Bà Lý càng gào càng lớn tiếng, Điền Tú Phương và Trần Vân Hồng ngồi tít tận trong tiệm cũng nghe rõ mồn một.
Ban nãy náo loạn như vậy, đương nhiên bên này cũng thấy hết nhưng Triệu Đại Phi dưới sự căn dặn của Văn Trạch Tài đã chạy sang ngăn cản không cho các cô qua đó nhiều chuyện.
Điền Tú Phương sốt ruột vô cùng: “Nhìn bộ dạng ông ta, chắc là thành công rồi đúng không?”
Triệu Đại Phi gãi gãi đầu: “Chắc vậy á sư mẫu.”
Bằng không làm sao đang yên đang lành tự nhiên ngã vật ra, kêu gào thảm thiết chẳng khác nào con heo bị chọc tiết.
Bên trong hiệu may lúc này, chị Kiều bình thản ngồi xuống mép giường, chị không làm gì hết mà chỉ nhìn chằm chằm ông chồng đang nằm ngay đơ như khúc gỗ.
Đại khái tầm mười phút sau, lão Kiều từ từ tỉnh dậy. Vừa mở mắt đã nhìn thấy cái bản mặt đáng ghét của mụ vợ, lão giận sôi máu: “Con mẹ mày, hôm nay mày chết a…a…a…”
Đang định giơ tay tát vợ, bỗng nhiên cơn đau vốn đã dịu xuống lại bắt đầu quặn lên dữ dội.
“A…a…đau quá…đau quá đi…a…a…”
Sợ lộ tẩy, chị Kiểu đành phải giả vờ quan tâm: “Ông đau chỗ nào, hay là tôi đưa ông đi bệnh viện kiểm tra…”
Lão Kiều hổn hển nói không ra hơi: “Đau đầu…đau ngực…a…chết mất…”
Vật lộn hơn mười phút sau, cơn đau mới dịu, cả người lão ướt nhẹp mồ hôi, khốn khổ và chật vật như thể mới được vớt từ dưới sông lên.
Văn Trạch Tài đứng trước tiệm quần áo nhìn sang, vừa lúc chị Kiều quay ra, ánh mắt thoáng chạm nhau, anh hơi hơi mỉm cười rồi xoay người đi vào trong.
Chị Kiều bất giác nâng tay che ngực, thành công…thành công rồi!
Từ đó về sau, mỗi lần lão Kiều khởi tâm sân hận là lập tức vị trí đầu và ngực sẽ đau đớn vô cùng.
Không cam lòng, lão quyết bỏ tiền đi khám bệnh nhưng đáng tiếc chẳng tìm được nguyên nhân. Thời gian lâu dần, lão phát hiện càng ngày mức độ đau đớn càng tăng và thời gian đau cũng kéo dài ra.
Một hôm, Văn Trạch Tài làm như tình cờ ghé thăm hàng xóm, anh tủm tỉm cười nói: “Đây là tâm bệnh, không phải thân bệnh. Nhớ lấy, muốn tu thân dưỡng tính, không được để lửa giận thiêu đốt lý trí, bằng không sẽ phải chịu đau dài dài và tình hình bệnh tình sẽ tồi tệ theo thời gian. Tôi từng đọc một cuốn sách, trong đó đề cập tới một người đàn ông 30 tuổi cũng bị hội chứng tương tự, vật vã đến khoảng năm 40 tuổi thì tình trạng chuyển biến xấu vô cùng, mỗi lần đau là kéo dài tận 2 ngày mới hết. Muốn chết không được, muốn sống không xong, thảm lắm!”
Lão Kiều là điển hình của hạng người tham sống sợ chết, hơn nữa lại chưa có con trai nối dõi tông đường thế nên sau khi nghe Văn Trạch Tài nói vậy lão sợ lắm, nói năng nhỏ nhẹ khép nép hẳn, tuyệt đối không dám sân giận, đối xử với chị Kiều nhẹ nhàng, ôn hoà hơn, kể cả gặp chuyện bất bình cũng dằn lòng cho qua, đến mắng chửi còn chả dám nghĩ tới chứ đừng nói là ra tay đánh người.
Cuối cùng hai chữ “bình yên” cũng xuất hiện trong cuộc đời chị Kiều. Tuy nghĩa tình đã cạn nhưng chị vẫn như cũ, nguyện một lòng làm vợ hiền dâu thảo, vun vén gia đình, chăm lo cho người đàn ông mà chị gọi bằng chồng, từ đây đến hết cuộc đời!
Bạn cần đăng nhập để bình luận