Thập niên 70: Đoán Mệnh Sư
Chương 56: Phong lan
Bà Điền đi không bao lâu thì chú Hồng tài xế lơ ngơ tìm tới.
Nhận ra ông chú cho mình đi nhờ hôm bữa, Văn Trạch Tài vui vẻ mời ông tiến vào nhà ngồi. Thấy ông mồ hôi mồ kê nhãi nhại, Văn Trạch Tài liền nói với vợ: “Em xuống bếp rót giúp anh cốc trà lạnh cho chú Hồng giải khát nhé.”
Điền Tú Phương lịch sự gật đầu chào khách rồi nhanh chân xuống bếp chuẩn bị trà nước.
Vào trong nhà, bầu không khí đã đỡ oi bức hơn chút nhưng mồ hôi mẹ mồ hôi con vẫn túa ra như tắm, Văn Trạch Tài cười cười đưa cho ông ấy cái quạt hương bồ. Ông Hồng hơi ngượng ngùng nhưng thôi kệ, ngại gì tầm này nữa, nóng sắp điên luôn rồi. Ông nhận lấy cái quạt, liên tục quạt lấy quạt để. Từng luồng gió mát thổi tới, xua đi cái nóng hầm hập nhưng cũng không thể làm dịu bớt tâm tình của ông ngay lúc này.
Ngồi một lát vừa kịp điều hoà hơi thở là ông Hồng đã gấp gáp vào chuyện ngay: “Văn đại sư, quả thực tôi hết cách rồi nên hôm nay mới phải mạo muội tới đây tìm cậu.”
Văn Trạch Tài cười cười, đón lấy ly trà lạnh từ tay vợ đặt xuống trước mặt ông rồi từ tốn nói: “Chú Hồng, chú cứ bình tĩnh uống ngụm trà cho mát đi đã.”
Ông Hồng gật gật, cầm cốc trà tu ừng ực một hơi cạn sạch. Thấy vậy, Điền Tú Phương toan đi lấy thêm cốc nữa nhưng ông vội vàng ngăn lại: “Thôi thôi, cảm ơn cô, tôi đủ rồi, phiền cô quá!”
Nói đoạn, ông quay sang Văn Trạch Tài, gãi đầu gãi tai bối rối kể: “Văn đại sư à, mấy ngày nay tôi…”
Chú Hồng là con trai út trong một gia đình cha mẹ mất sớm, vì thế anh em phải ly tán đi tha hương cầu thực mỗi người một nơi. May thay chú ấy có tay nghề lái xe lại đúng lúc gặp vận khí tốt nên nhận được việc vận chuyển hàng hoá từ thị trấn lên huyện thành và ngược lại.
Đúng là chú đã trải qua một tuổi thơ đầy cơ cực và vất vả nhưng bù lại giờ đây chú đã có một gia đình hạnh phúc ấm êm bên người vợ dịu dàng đảm đang cùng những đứa con ngoan ngoãn, hiếu thuận.
Công việc của chú càng thuận lợi hơn khi nhà cha mẹ vợ nằm ngay tại huyện thành. Mỗi lần giao hàng lên đó là có nơi để nghỉ ngơi, chợp mắt chứ không phải ngủ vạ ngủ vật trên xe như những bác tài khác. Cha mẹ vợ chú họ Điêu. Theo mọi người nhận xét thì ông Điêu là một người khá hiền lành, chất phát còn bà Điêu hơi khôn ngoan, khéo léo hơn một tí nhưng nhìn chung cả hai ông bà đều yêu thương và đối xử rất tốt với con rể.
Ngày hôm đó, sau khi được Văn Trạch Tài tháo giúp hai con trùng quấn trên cổ tay, chú Hồng lập tức vòng xe quay lại nhà cha mẹ vợ. Tất nhiên chú không dại đến độ nói toạc móng heo ra, mà giả vờ bảo với mẹ vợ rằng mình không cẩn thận làm đứt mất cái vòng, nhờ mẹ thỉnh giúp một cái khác.
Yên lặng lắng nghe hết câu chuyện, Văn Trạch Tài nhẹ giọng bổ sung thêm thông tin: “Trùng này một khi đã thành công ký sinh được lên cơ thể vật chủ thì bắt buộc phải giải thuật, bằng không nó sẽ không bao giờ chủ động rời bỏ.”
Chú Hồng liên tục gật gù: “Đúng đúng, còn nhớ hôm đó tôi cố sống cố chết cũng không tài nào giật ra nổi. Khi ấy chính bản thân tôi cũng đã mang máng nghi ngờ sự tình không hề đơn giản rồi. Nhưng nếu quả thực là do mẹ vợ tôi làm thì bà ấy sẽ không thể bình tĩnh đến như vậy. Lúc tôi quay trở lại thông báo, sắc mặt của bà hoàn toàn bình thường, không chột dạ cũng chẳng hoảng hốt, lại còn thản nhiên bảo sẽ thỉnh cái mới cho tôi. Đây, cái này đây, bà mới đưa cho tôi xong.”
Vừa nói chú Hồng vừa run run nhón tay lôi một cái túi vải nhỏ từ trong túi xách ra rồi trịnh trọng đặt lên bàn trà: “Tôi không biết nó và cái lúc trước có phải cùng một loại không thế nên tôi không dám đeo cũng không dám động vào. Từ khi mẹ vợ đưa cho tới giờ tôi vẫn cất nguyên trong túi.”
Văn Trạch Tài gật đầu tỏ ý đã hiểu. Anh vươn tay cầm cái túi vải lên, mở ra kiểm tra rồi khẽ nhướng mày: “Cái này chỉ là một sợi chỉ đỏ hết sức bình thường, không giống với cái lúc trước chú đeo.”
Thoắt cái, sắc mặt chú Hồng tái nhợt: “Nhưng mẹ vợ tôi khẳng định cái này cũng thỉnh ở cùng một chỗ với cái trước kia.”
Văn Trạch Tài ngẫm nghĩ một lát rồi mạnh dạn đưa ra giả thiết: “Có thể bà ấy sợ bứt dây động rừng nên không dám tiếp tục hạ thuật nữa tránh cho chú sinh nghi nhưng cũng có thể bà ấy hoàn toàn không hay biết gì, chỉ là vô tình nhặt được ở đâu đó rồi tiện tay đưa cho chú. Hừm… trong nhà chú có ai đang mắc bệnh hiểm nghèo không?”
Chú Hồng lập tức lắc đầu phủ định ngay: “Không có, cả nhà tôi đều rất khoẻ mạnh, không ai bệnh tật gì cả.”
Quái nhỉ, nếu không phải lấy máu để trị bệnh thì họ trộm máu với mục đích gì? Ngồi đây suy nghĩ cũng không phải là cách, Văn Trạch Tài liền đưa ra đề nghị: “Giờ cháu với chú đi về nhà chú một chuyến, nếu cần thiết thì lên cả huyện thành luôn.”
Ôi được thế thì còn gì bằng, chú Hồng mừng cuống cả lên: “Được được được, mời Văn đại sư, để tôi dẫn được…à, thầy đi ngay bây giờ được chứ?”
Văn Trạch Tài gật đầu tỏ ý không thành vấn đề. Sau đó anh đi vào phòng thay quần áo nhân tiện dặn dò bà xã vài câu: “Hôm nay anh có việc lên trấn, khả năng cao tối nay không về kịp. Nếu tối muộn mà chưa thấy anh trở lại thì hai mẹ con cứ khoá cửa rồi đi ngủ đi nhá, đừng chờ anh. Ở nhà vạn sự cẩn thận em nhé.”
“Em biết rồi, anh đừng lo”, Điền Tú Phương đi lại ngăn tủ lấy ra năm đồng nhét vào túi áo chồng, dịu dàng hỏi: “Từng này đủ không anh?”
Văn Trạch Tài yêu chiều vuốt tóc vợ: “Đủ rồi, cảm ơn bà xã.”
Xong đâu đó, anh đi ra ngoài ôm con gái vào lòng căn dặn một lúc rồi mới yên tâm đi theo chú Hồng lên thị trấn.
Vì cẩn thận nên từ hôm bữa tới nay chú Hồng giữ kín như bưng, không hề hé răng nửa lời, kể cả thím Hồng cũng tuyệt nhiên không hay biết sự tình. Vậy nên hôm nay nhìn thấy chồng dẫn về một chàng trai trẻ tuổi, thím ấy chỉ đơn thuần nghĩ là bạn của ông xã, chẳng qua hơi kinh ngạc về tuổi tác một chút.
Trong phòng bếp, thím Hồng vừa đun nước pha trà vừa tò mò hỏi chồng: “Từ bao giờ anh lại có sở thích kết bạn với người trẻ tuổi thế?”
Chú Hồng cười cười: “Thì người ta có câu bạn vong niên còn gì. Kết bạn đâu quan trọng tuổi tác.”
Đến là chịu ông, thím Hồng dở khóc dở cười: “Được rồi, ông mang trà lên nhà trên đi, đừng để khách đợi lâu.”
Lúc chú Hồng bưng ấm trà lên phòng khách thì Văn Trạch Tài đang đứng ngoài ban công ngắm hoa cỏ.
Nghe có tiếng động, anh quay lại rồi hỏi: “Chú Hồng, chú thích hoa lan à?”
Nghe vậy, chú Hồng liền lắc đầu: “Cây này không phải của chú mà là của chị tư chú đấy. Chị ấy yêu nhất hoa lan nhưng lại không biết chăm sóc nên mang tới đây nhờ vợ chú chăm giúp. Thím nhà chú ấy à giỏi nhất là chăm hoa cỏ cây cảnh, hễ cây nào vào tay bà ấy là cành lá cứ xanh um tùm, hoa thi nhau nở, lúc nào vườn nhà cũng nồng nàn hương hoa.”
Vậy sao? Văn Trạch Tài ngồi xổm xuống, bốc một ít đất từ gốc cây lên, miết nhẹ giữa hai đầu ngón tay. Ngay tức thì, một mùi tanh xộc thẳng vào mũi anh. Anh rất rõ ràng, đây là mùi của tử thi chứ tuyệt đối không phải tanh mùi bùn.
Thấy Văn Trạch Tài có hành động lạ, chú Hồng lập tức chạy ra ban công, lo lắng hỏi: “Văn đại sư, hoa này…có vấn đề gì sao?”
Bởi vì đã tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức nhưng đều vô ích, không tài nào moi ra được thủ phạm thế nên chú Hồng cảnh giác với tất cả mọi thứ xung quanh mình bao gồm sự vật, hiện tượng và cả con người. Chỉ cần thấy cái gì là lạ một chút là sinh lòng nghi ngờ ngay.
Tuy nhiên, Văn Trạch Tài không trả lời liền mà anh tiếp tục kiểm tra đất ở mấy chậu lan khác. Quả nhiên, đều giống nhau cả.
Anh nghiêm sắc mặt, truy hỏi: “Tất cả hoa trong vườn đều là do một mình vợ chú xử lý?”
Chú Hồng bất giác nuốt nuốt nước miếng: “Đúng…đúng vậy, nhưng…vợ tôi sẽ không hại tôi đâu, chuyện này…không có khả năng…”
Văn Trạch Tài khẽ cười trấn an: “Chú đừng căng thẳng quá, cháu chỉ muốn hỏi kỹ thuật trồng lan này là ai đã dạy cho thím thôi.”
Ban nãy khi mới vào nhà Văn Trạch Tài đã kịp nhìn thoáng qua, thím Hồng sở hữu một đôi lông mày dài, dày và đậm. Điều đó chỉ ra rằng đây là một người phụ nữ hiền hậu, đáng tin cậy, một lòng vì chồng vì con, thậm chí còn có tư tưởng tôn sùng chồng không khác nào phụ nữ thời phong kiến. Người như vậy chắc chắn sẽ không bao giờ làm những chuyện thất đức, gây tổn hại tới chồng con. Hơn nữa qua tướng mạo cho thấy, vợ chồng chú Hồng chính là trời sinh một cặp. Cả đời này họ sẽ mãi yêu thương, trân trọng nhau, tuyệt đối không có chuyện phụ bạc hay hãm hại nhau.
Ôi làm hết hồn, chú Hồng nhẹ nhàng thở phào một hơi: “À, cái này thì chú biết, chính chị tư đã tới đây dạy kỹ thuật cho vợ chú đấy. Tại chị ấy không mát tay chăm chứ bí quyết thì một bụng. Bởi vì yêu thích nên chị ấy chăm chỉ lắm, không quản ngại đi khắp nơi học hỏi kinh nghiệm của người ta.”
Thì ra chuyện là như vậy, Văn Trạch Tài đứng dậy, phủi sạch đất cát bám trên tay rồi gặng hỏi thêm: “Bao lâu thì chị tư chú sẽ ghé đây một lần?"
Chú Hồng cười hiền chia sẻ: “Hai ngày qua một lần, mỗi lần tới là cứ quấn quýt quanh đám phong lan, yêu thích không nỡ rời tay. Mà nói đúng ra thì hai năm trở lại đây chị ấy mới có sở thích này chứ trước giờ cả nhà chú chẳng ai mê phong lan cả.”
Thấy chú Hồng càng nói càng xa, Văn Trạch Tài bất đắc dĩ kéo chú ấy quay trở lại vấn đề: “Sở dĩ mấy giò phong lan này có thể phát triển tốt như vậy không liên quan gì tới tay nghề chăm sóc của thím mà bí mật nằm dưới lớp đất trồng.”
Hả? Chú Hồng sửng sốt trợn trừng mắt: “Đất? Đất làm sao cơ? Chẳng lẽ không phải chỉ là đất bình thường à? Dưới đó thì có cái gì được cơ chứ?”
Nhận ra ông chú cho mình đi nhờ hôm bữa, Văn Trạch Tài vui vẻ mời ông tiến vào nhà ngồi. Thấy ông mồ hôi mồ kê nhãi nhại, Văn Trạch Tài liền nói với vợ: “Em xuống bếp rót giúp anh cốc trà lạnh cho chú Hồng giải khát nhé.”
Điền Tú Phương lịch sự gật đầu chào khách rồi nhanh chân xuống bếp chuẩn bị trà nước.
Vào trong nhà, bầu không khí đã đỡ oi bức hơn chút nhưng mồ hôi mẹ mồ hôi con vẫn túa ra như tắm, Văn Trạch Tài cười cười đưa cho ông ấy cái quạt hương bồ. Ông Hồng hơi ngượng ngùng nhưng thôi kệ, ngại gì tầm này nữa, nóng sắp điên luôn rồi. Ông nhận lấy cái quạt, liên tục quạt lấy quạt để. Từng luồng gió mát thổi tới, xua đi cái nóng hầm hập nhưng cũng không thể làm dịu bớt tâm tình của ông ngay lúc này.
Ngồi một lát vừa kịp điều hoà hơi thở là ông Hồng đã gấp gáp vào chuyện ngay: “Văn đại sư, quả thực tôi hết cách rồi nên hôm nay mới phải mạo muội tới đây tìm cậu.”
Văn Trạch Tài cười cười, đón lấy ly trà lạnh từ tay vợ đặt xuống trước mặt ông rồi từ tốn nói: “Chú Hồng, chú cứ bình tĩnh uống ngụm trà cho mát đi đã.”
Ông Hồng gật gật, cầm cốc trà tu ừng ực một hơi cạn sạch. Thấy vậy, Điền Tú Phương toan đi lấy thêm cốc nữa nhưng ông vội vàng ngăn lại: “Thôi thôi, cảm ơn cô, tôi đủ rồi, phiền cô quá!”
Nói đoạn, ông quay sang Văn Trạch Tài, gãi đầu gãi tai bối rối kể: “Văn đại sư à, mấy ngày nay tôi…”
Chú Hồng là con trai út trong một gia đình cha mẹ mất sớm, vì thế anh em phải ly tán đi tha hương cầu thực mỗi người một nơi. May thay chú ấy có tay nghề lái xe lại đúng lúc gặp vận khí tốt nên nhận được việc vận chuyển hàng hoá từ thị trấn lên huyện thành và ngược lại.
Đúng là chú đã trải qua một tuổi thơ đầy cơ cực và vất vả nhưng bù lại giờ đây chú đã có một gia đình hạnh phúc ấm êm bên người vợ dịu dàng đảm đang cùng những đứa con ngoan ngoãn, hiếu thuận.
Công việc của chú càng thuận lợi hơn khi nhà cha mẹ vợ nằm ngay tại huyện thành. Mỗi lần giao hàng lên đó là có nơi để nghỉ ngơi, chợp mắt chứ không phải ngủ vạ ngủ vật trên xe như những bác tài khác. Cha mẹ vợ chú họ Điêu. Theo mọi người nhận xét thì ông Điêu là một người khá hiền lành, chất phát còn bà Điêu hơi khôn ngoan, khéo léo hơn một tí nhưng nhìn chung cả hai ông bà đều yêu thương và đối xử rất tốt với con rể.
Ngày hôm đó, sau khi được Văn Trạch Tài tháo giúp hai con trùng quấn trên cổ tay, chú Hồng lập tức vòng xe quay lại nhà cha mẹ vợ. Tất nhiên chú không dại đến độ nói toạc móng heo ra, mà giả vờ bảo với mẹ vợ rằng mình không cẩn thận làm đứt mất cái vòng, nhờ mẹ thỉnh giúp một cái khác.
Yên lặng lắng nghe hết câu chuyện, Văn Trạch Tài nhẹ giọng bổ sung thêm thông tin: “Trùng này một khi đã thành công ký sinh được lên cơ thể vật chủ thì bắt buộc phải giải thuật, bằng không nó sẽ không bao giờ chủ động rời bỏ.”
Chú Hồng liên tục gật gù: “Đúng đúng, còn nhớ hôm đó tôi cố sống cố chết cũng không tài nào giật ra nổi. Khi ấy chính bản thân tôi cũng đã mang máng nghi ngờ sự tình không hề đơn giản rồi. Nhưng nếu quả thực là do mẹ vợ tôi làm thì bà ấy sẽ không thể bình tĩnh đến như vậy. Lúc tôi quay trở lại thông báo, sắc mặt của bà hoàn toàn bình thường, không chột dạ cũng chẳng hoảng hốt, lại còn thản nhiên bảo sẽ thỉnh cái mới cho tôi. Đây, cái này đây, bà mới đưa cho tôi xong.”
Vừa nói chú Hồng vừa run run nhón tay lôi một cái túi vải nhỏ từ trong túi xách ra rồi trịnh trọng đặt lên bàn trà: “Tôi không biết nó và cái lúc trước có phải cùng một loại không thế nên tôi không dám đeo cũng không dám động vào. Từ khi mẹ vợ đưa cho tới giờ tôi vẫn cất nguyên trong túi.”
Văn Trạch Tài gật đầu tỏ ý đã hiểu. Anh vươn tay cầm cái túi vải lên, mở ra kiểm tra rồi khẽ nhướng mày: “Cái này chỉ là một sợi chỉ đỏ hết sức bình thường, không giống với cái lúc trước chú đeo.”
Thoắt cái, sắc mặt chú Hồng tái nhợt: “Nhưng mẹ vợ tôi khẳng định cái này cũng thỉnh ở cùng một chỗ với cái trước kia.”
Văn Trạch Tài ngẫm nghĩ một lát rồi mạnh dạn đưa ra giả thiết: “Có thể bà ấy sợ bứt dây động rừng nên không dám tiếp tục hạ thuật nữa tránh cho chú sinh nghi nhưng cũng có thể bà ấy hoàn toàn không hay biết gì, chỉ là vô tình nhặt được ở đâu đó rồi tiện tay đưa cho chú. Hừm… trong nhà chú có ai đang mắc bệnh hiểm nghèo không?”
Chú Hồng lập tức lắc đầu phủ định ngay: “Không có, cả nhà tôi đều rất khoẻ mạnh, không ai bệnh tật gì cả.”
Quái nhỉ, nếu không phải lấy máu để trị bệnh thì họ trộm máu với mục đích gì? Ngồi đây suy nghĩ cũng không phải là cách, Văn Trạch Tài liền đưa ra đề nghị: “Giờ cháu với chú đi về nhà chú một chuyến, nếu cần thiết thì lên cả huyện thành luôn.”
Ôi được thế thì còn gì bằng, chú Hồng mừng cuống cả lên: “Được được được, mời Văn đại sư, để tôi dẫn được…à, thầy đi ngay bây giờ được chứ?”
Văn Trạch Tài gật đầu tỏ ý không thành vấn đề. Sau đó anh đi vào phòng thay quần áo nhân tiện dặn dò bà xã vài câu: “Hôm nay anh có việc lên trấn, khả năng cao tối nay không về kịp. Nếu tối muộn mà chưa thấy anh trở lại thì hai mẹ con cứ khoá cửa rồi đi ngủ đi nhá, đừng chờ anh. Ở nhà vạn sự cẩn thận em nhé.”
“Em biết rồi, anh đừng lo”, Điền Tú Phương đi lại ngăn tủ lấy ra năm đồng nhét vào túi áo chồng, dịu dàng hỏi: “Từng này đủ không anh?”
Văn Trạch Tài yêu chiều vuốt tóc vợ: “Đủ rồi, cảm ơn bà xã.”
Xong đâu đó, anh đi ra ngoài ôm con gái vào lòng căn dặn một lúc rồi mới yên tâm đi theo chú Hồng lên thị trấn.
Vì cẩn thận nên từ hôm bữa tới nay chú Hồng giữ kín như bưng, không hề hé răng nửa lời, kể cả thím Hồng cũng tuyệt nhiên không hay biết sự tình. Vậy nên hôm nay nhìn thấy chồng dẫn về một chàng trai trẻ tuổi, thím ấy chỉ đơn thuần nghĩ là bạn của ông xã, chẳng qua hơi kinh ngạc về tuổi tác một chút.
Trong phòng bếp, thím Hồng vừa đun nước pha trà vừa tò mò hỏi chồng: “Từ bao giờ anh lại có sở thích kết bạn với người trẻ tuổi thế?”
Chú Hồng cười cười: “Thì người ta có câu bạn vong niên còn gì. Kết bạn đâu quan trọng tuổi tác.”
Đến là chịu ông, thím Hồng dở khóc dở cười: “Được rồi, ông mang trà lên nhà trên đi, đừng để khách đợi lâu.”
Lúc chú Hồng bưng ấm trà lên phòng khách thì Văn Trạch Tài đang đứng ngoài ban công ngắm hoa cỏ.
Nghe có tiếng động, anh quay lại rồi hỏi: “Chú Hồng, chú thích hoa lan à?”
Nghe vậy, chú Hồng liền lắc đầu: “Cây này không phải của chú mà là của chị tư chú đấy. Chị ấy yêu nhất hoa lan nhưng lại không biết chăm sóc nên mang tới đây nhờ vợ chú chăm giúp. Thím nhà chú ấy à giỏi nhất là chăm hoa cỏ cây cảnh, hễ cây nào vào tay bà ấy là cành lá cứ xanh um tùm, hoa thi nhau nở, lúc nào vườn nhà cũng nồng nàn hương hoa.”
Vậy sao? Văn Trạch Tài ngồi xổm xuống, bốc một ít đất từ gốc cây lên, miết nhẹ giữa hai đầu ngón tay. Ngay tức thì, một mùi tanh xộc thẳng vào mũi anh. Anh rất rõ ràng, đây là mùi của tử thi chứ tuyệt đối không phải tanh mùi bùn.
Thấy Văn Trạch Tài có hành động lạ, chú Hồng lập tức chạy ra ban công, lo lắng hỏi: “Văn đại sư, hoa này…có vấn đề gì sao?”
Bởi vì đã tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức nhưng đều vô ích, không tài nào moi ra được thủ phạm thế nên chú Hồng cảnh giác với tất cả mọi thứ xung quanh mình bao gồm sự vật, hiện tượng và cả con người. Chỉ cần thấy cái gì là lạ một chút là sinh lòng nghi ngờ ngay.
Tuy nhiên, Văn Trạch Tài không trả lời liền mà anh tiếp tục kiểm tra đất ở mấy chậu lan khác. Quả nhiên, đều giống nhau cả.
Anh nghiêm sắc mặt, truy hỏi: “Tất cả hoa trong vườn đều là do một mình vợ chú xử lý?”
Chú Hồng bất giác nuốt nuốt nước miếng: “Đúng…đúng vậy, nhưng…vợ tôi sẽ không hại tôi đâu, chuyện này…không có khả năng…”
Văn Trạch Tài khẽ cười trấn an: “Chú đừng căng thẳng quá, cháu chỉ muốn hỏi kỹ thuật trồng lan này là ai đã dạy cho thím thôi.”
Ban nãy khi mới vào nhà Văn Trạch Tài đã kịp nhìn thoáng qua, thím Hồng sở hữu một đôi lông mày dài, dày và đậm. Điều đó chỉ ra rằng đây là một người phụ nữ hiền hậu, đáng tin cậy, một lòng vì chồng vì con, thậm chí còn có tư tưởng tôn sùng chồng không khác nào phụ nữ thời phong kiến. Người như vậy chắc chắn sẽ không bao giờ làm những chuyện thất đức, gây tổn hại tới chồng con. Hơn nữa qua tướng mạo cho thấy, vợ chồng chú Hồng chính là trời sinh một cặp. Cả đời này họ sẽ mãi yêu thương, trân trọng nhau, tuyệt đối không có chuyện phụ bạc hay hãm hại nhau.
Ôi làm hết hồn, chú Hồng nhẹ nhàng thở phào một hơi: “À, cái này thì chú biết, chính chị tư đã tới đây dạy kỹ thuật cho vợ chú đấy. Tại chị ấy không mát tay chăm chứ bí quyết thì một bụng. Bởi vì yêu thích nên chị ấy chăm chỉ lắm, không quản ngại đi khắp nơi học hỏi kinh nghiệm của người ta.”
Thì ra chuyện là như vậy, Văn Trạch Tài đứng dậy, phủi sạch đất cát bám trên tay rồi gặng hỏi thêm: “Bao lâu thì chị tư chú sẽ ghé đây một lần?"
Chú Hồng cười hiền chia sẻ: “Hai ngày qua một lần, mỗi lần tới là cứ quấn quýt quanh đám phong lan, yêu thích không nỡ rời tay. Mà nói đúng ra thì hai năm trở lại đây chị ấy mới có sở thích này chứ trước giờ cả nhà chú chẳng ai mê phong lan cả.”
Thấy chú Hồng càng nói càng xa, Văn Trạch Tài bất đắc dĩ kéo chú ấy quay trở lại vấn đề: “Sở dĩ mấy giò phong lan này có thể phát triển tốt như vậy không liên quan gì tới tay nghề chăm sóc của thím mà bí mật nằm dưới lớp đất trồng.”
Hả? Chú Hồng sửng sốt trợn trừng mắt: “Đất? Đất làm sao cơ? Chẳng lẽ không phải chỉ là đất bình thường à? Dưới đó thì có cái gì được cơ chứ?”
Bạn cần đăng nhập để bình luận