Thập niên 70: Đoán Mệnh Sư
Chương 59: Canh chồng
Bất thình lình nhớ tới chuyện gì đó, Văn Trạch Tài liền quay sang nói với thím Hồng: “À đúng rồi, cháu có việc này muốn nhờ thím.”
Thím Hồng lập tức buông tay chồng ra, nghiêm túc nói: “Vâng vâng, Văn đại sư có việc gì, xin mời thầy cứ nói đừng ngại. Thầy là ân nhân của nhà chúng tôi, đừng nói 1 việc, kể cả 10 việc tôi cũng xin hứa sẽ giúp hết mình.”
Văn Trạch Tài cười cười, mở túi lấy ra sợi vòng tay màu đỏ mà ban nãy chú Hồng mới đem xuống cho mình: “Phiền thím hỏi giúp cháu xem bà đã thỉnh được vòng tay này ở đâu, cái này và cả cái trước nữa. Thông tin càng chi tiết càng tốt nhé, cám ơn thím.”
Thím Hồng vội cung kính đưa hai tay nhận lấy: “Được được, đại sư yên tâm, tôi nhất định sẽ hỏi rõ ràng cụ thể.”
Công việc đến đây coi như xong xuôi, Văn Trạch Tài dọn dẹp đồ nghề chuẩn bị ra về thì thím Hồng dè dặt đặt vào tay anh một cái bao li xì. Văn Trạch Tài thoải mái nhận ngay. Thì đây là tiền công anh xứng đáng nhận mà, dại gì khước từ!
Vẫy tay chào tạm biệt vợ chồng chú thím Hồng, Văn Trạch Tài xách theo cái bao bên trong chứa hỗn hợp bùn đất cộng đống phong lan đã bị băm nát, rảo bước hướng về phía đội sản xuất Lợi Hoà.
Khi Văn Trạch Tài đẩy cửa vào nhà, Điền Tú Phương hết sức bất ngờ: “Ủa, không phải nói hôm nay anh không về sao?”
Văn Trạch Tài mỉm cười giải thích: “Ừ, không cần phải lên huyện thành cho nên có thể về sớm với hai mẹ con.”
Điền Tú Phương khẽ cong khoé môi, dịu dàng hỏi: “Anh có đói không, để em nấu gì cho anh ăn nhé.”
“Không cần đâu, anh ăn rồi mới về. À, em cất cái này đi nè.” Nói đoạn, Văn Trạch Tài móc túi giao cho vợ cái bao lì xì còn mình thì kéo xềnh xệch cái bọc hướng ra phía nhà sau.
Nhìn cái túi được bọc kín mít, lại trông có vẻ khá nặng nề, Điền Tú Phương không khỏi tò mò: “Đây là cái gì vậy anh?”
“Cái này là đồ dơ bẩn đấy, em đừng đụng vào, cứ để đó cho anh. Vì nhà chú Hồng không có phân tro nên anh phải khuân về đây tiêu huỷ.” Vừa nói Văn Trạch Tài vừa khệ nệ bê bọc lên chỗ cao để tránh Hiểu Hiểu không cẩn thận đụng trúng, sau đó nhanh nhẹn đi ra nhà xí xúc mấy xẻng phân tro thật to.
Thấy chồng vội vội vàng vàng, Điền Tú Phương cũng không tiện quấy rầy, cô mang bao đỏ vào phòng kiểm tra. Song số tiền bên trong khiến cô giật bắn mình. Hấp tấp đóng kín lại, Điền Tú Phương hớt hải phi ra ngoài tìm chồng: “Anh anh, sao nhiều vậy?”
Hả? Nhiều sao? Văn Trạch Tài dừng tay, nhíu mày đón lấy rồi mở ra xem, ồ công nhận nhiều thật, chỗ này ước chừng cũng phải 500 đồng chứ không ít đâu!
Im lặng ngẫm nghĩ một lát, cuối cùng Văn Trạch Tài đánh chép miệng trấn ai vợ: “Thôi nhận đi em ạ, dù sao…khụ…khụ…dù gì hiện tại nhà ta cũng vẫn còn nghèo…”
Điền Tú Phương thoáng sửng sốt: “Nhưng mà thế này cũng nhiều quá rồi. Rốt cuộc anh đã giúp họ cái gì vậy?”
Văn Trạch Tài sờ sờ cằm suy nghĩ: “Hừm… để anh cho bọn họ thêm một cái kỳ ngộ nữa là đủ…”
Đảm bảo Hồng gia hai đời cơm no áo ấm, tài vận không dừng!
Tú Phương ậm ừ câu hiểu câu không, nhưng chồng đã bảo cứ yên tâm thì không cần phải lo lắng gì nữa hết. Cô quay về phòng, cất gọn tiền vào hộp sắt.
Trưa hôm sau, cả nhà đang ăn cơm thì bà Điền hớt hơ hớt hải chạy tới, lại còn dồn dập gọi toáng lên: “Tú Phương…Tú Phương”…như kiểu có chuyện gì gấp lắm thì phải.
Ngay lập tức, Văn Trạch Tài buông đũa đứng dậy đi ra ngoài, Điền Tú Phương cũng hấp tấp đuổi theo sau.
Gần như đồng thời, hai vợ chồng cùng lên tiếng hỏi: “Mẹ, đã xảy ra chuyện gì?”
“Ơ, Trạch Tài về rồi đấy hả?” Bà Điền chống eo thở hổn hà hổn hển: “Không không, không có chuyện gì, mẹ chỉ tính hỏi hôm nay bưu tá có tới đưa thư không?”
Trời ơi, cứ tưởng chuyện gì, Điền Tú Phương dở khóc dở cười, lắc đầu đáp: “Dạ chưa mẹ ạ”, rồi đỡ bà Điền vào trong nhà cho mát.
Văn Trạch Tài sốt sắng kéo cái ghế gỗ cho mẹ vợ ngồi nghỉ.
Vừa đặt mông xuống ghế, bà Điền đã nhăn nhăn nhó nhó tỏ vè buồn rầu: “Giời ạ, sao vẫn chưa tới nhỉ làm sốt hết cả ruột cả gan. Mẹ nghe nói thôn bên có mấy thanh niên trí thức nhận được thư thông báo trúng tuyển rồi đấy, thế mà thôn mình vẫn chưa thấy đâu…”
Đang thao thao bất tuyệt, bà Điền bỗng im bặt, ái ngại đánh mắt nhìn sang chỗ cậu con rể. Ai dà, nôn nóng quá đâm nghĩ sao nói vậy chẳng kịp để ý gì cả, đáng lẽ không nên nhắc chuyện này trước mặt nó mới phải.
Tuy nhiên không giống như bà Điền lo lắng, Văn Trạch Tài chả cảm thấy buồn phiền gì, thậm chí còn an ủi ngược lại mẹ vợ: “Mẹ đừng lo, giấy báo có chuyển tới thì cũng không gửi về nhà mình đâu tại hồi đó con đăng ký địa chỉ trên hiệu sách. Nếu có chắc chắn anh Vương quản lý sẽ mang xuống đây giúp con.”
“Hả? Cái gì? Tận trên hiệu sách á?” Bà Điền hốt hoảng hỏi lấy hỏi để: “Liệu có sợ bị kẻ gian lợi dụng lấy mất không? Giống như lần trước có đứa mạo danh con gửi thư ấy. Ài, đội sản xuất kế bên cũng có một cậu thanh niên trí thức họ Văn. Con phải hết sức chú ý đấy nha, không cẩn thận nhầm một cái là chết dở, mất công toi đèn sách bao lâu nay.”
“Không có chuyện đấy đâu, mẹ cứ yên trí. Mẹ ngồi đây nói chuyện với nhà con đi, để con đi hạ một miếng thịt xuống, tối nay cả nhà mình liên hoan.” Bởi vì mới đút túi được một khoản tương đối nặng tay cho nên tâm tình vui vẻ, tự nhiên muốn ăn tí thịt cho lên đạm.
Nhìn theo bóng lưng cậu con rể, bà Điền ngơ ngác quay sang hỏi con gái: “Có chuyện gì mà hôm nay nó vui thế?”
Điền Tú Phương cười cười: “Mấy ngày trước anh ấy lên trên trấn tình cờ giúp người ta chút việc nên kiếm được ít tiền.”
“Thật sao?” Bà Điền cười tít mắt, nhưng cũng không tò mò hỏi bao nhiêu mà chỉ gật gù nói: “Tốt tốt, tốt lắm, hiện giờ thấy các con hạnh phúc như vậy là mẹ mừng rồi. Hai vợ chồng phải cùng nhau cố gắng nha.”
Chạng vạng tối, toàn thể Điền gia từ lớn đến bé rồng rắn kéo nhau sang hết bên này. Vẫn như thường lệ, cánh phụ nữ túm tụm dưới bếp lo cơm nước còn mấy ông đàn ông thì ngồi trước hiên nhà nghe radio.
Văn Trạch Tài rửa sạch một rổ đào lông, bưng lên mời: “Cha, anh cả, hai người nếm thử đi, ngọt lắm.”
Để hái được chỗ này Văn Trạch Tài cùng Triệu Đại Phi phải lặn lội đi sâu vào rừng mới kiếm được đấy, chứ mấy cây ngoài bìa đã bị người ta vặt trụi lủi hết rồi.
Ông Điền phất tay tỏ ý không ăn: “Thôi, cất lên để dành cho Hiểu Hiểu.”
Văn Trạch Tài trỏ vào trong bếp: “Dưới kia vẫn còn một rổ to tướng kìa cha. Cha với anh ăn vài quả cho mát miệng.”
Vừa dứt lời thì Nhị béo hai tay cầm hai trái đào chín mọng chạy lại, cái miệng leo lẻo nói như súng liên thanh: “Ở lớp cô giáo dạy có đồ ngon phải biết chia sẻ với mọi người như thế mới là em bé ngoan.”
Nói đoạn, thằng bé liền dúi vào tay dượng út và ông nội mỗi người một trái.
Ui cha, pha này căng nha, chỉ có hai trái thôi à? Văn Trạch Tài kín đáo liếc sang phía ông anh vợ đang ngồi xị mặt một đống, anh xoa đầu Nhị béo dỗ dành: “Nhị béo, chạy xuống bếp lấy cho cha cháu một trái đi.”
Nhị béo lấm lét nhìn cha một cái rồi co giò chạy biến, không dám quay đầu lại. Tức thì, khuôn mặt Điền Kiến Quốc càng đen hơn gấp bội.
Thấy vậy, ông Điền không ngại phá lên cười chọc quê cậu con trai: “Ha ha, ai bảo hôm qua con đánh nó làm gì, hôm nay không có đào ăn là phải rồi. Mà cái thằng nhóc này, bé tí đã biết giận dỗi rồi. Ha ha ha.”
Điền Kiến Quốc đảo mắt qua trái đào lông ngon lành trên tay Văn Trạch Tài, rõ ràng hơi tự ái thậm chí còn pha chút đố kỵ nhưng anh vẫn nói cứng: “Nếu không tại nó nghịch ngợm quậy phá thì làm gì đến nỗi phải ăn đòn.”
Văn Trạch Tài lắc đầu bật cười, dúi quả đào Nhị béo vừa cho vào tay anh Kiến Quốc: “Trẻ con ấy mà, lúc hư đúng là phải nghiêm khắc răn dạy nhưng xong rồi thì thôi, anh đừng lạnh mặt ra như thế bảo sao chúng không dám lại gần. Đến người lớn còn thích được dỗ dành ngon ngọt nữa là tụi nhỏ.”
Điền Kiến Quốc không khách khí tiếp nhận quả đào, hung hăng đưa lên miệng cắn một miếng rõ to rồi nhai rau ráu. Thằng nhóc thúi, hăm hăm hở hở mang đến cho ông với cả cho dượng thế mà nỡ lòng nào bỏ lơ cha ruột nó chứ! Con với chả cái! Bực bội!
Mặc kệ hai cha con nhà nó muốn giận nhau tới bao giờ thì giận, ông Điền liền nói vào chuyện công việc: “Ngày kia thôn ta và thôn kế bên sẽ tiến hành vét mương ở khu vực giao lộ để phóng đường thẳng lên trên trấn. Để xem chắc phải kêu thêm mấy người khoẻ mạnh đi khiêng đá mới được.” Nói đoạn ông Điền vừa lẩm nhẩm vừa bấm đốt ngón tay đếm đếm xem nên gọi những ai đi thì thích hợp.
Văn Trạch Tài liền đề đạt ý kiến: “Có gì cha bảo cả Vương Thủ Nghĩa đi cùng đi, để cậu ấy học người ta cách điều khiển máy móc.”
Điền Kiến Quốc gật gù ngay, công nhận Vương Thủ Nghĩa là người rất chăm chỉ chịu khó nhưng bị cái tính tình nhút nhát quá, phải tạo nhiều cơ hội cho cậu ấy ra ngoài va chạm với nhiều người để dạn dĩ hơn mới được.
Đúng lúc ba cha con đang bàn luận hăng say thì bỗng nhiên từ bên ngoài truyền vào tiếng gọi í ới: “Chú Văn ơi, ông đội trưởng có ở đây không ạ?”
Ồ ai như tiếng con nít cỡ 11 đến 12 tuổi thế nhỉ? Văn Trạch Tài liền đứng dậy đi ra mở cổng, thì ra người tới là cậu nhóc nhà hàng xóm. Văn Trạch Tài mỉm cười nói: “Có, ông đội trưởng có ở đây. Cha cháu tìm ông hả?”
Tuy nhiên thằng nhóc lại lắc đầu: “Không phải cha cháu đâu ạ. Vừa rồi chúng cháu chạy ngang qua nhà ông đội trưởng thấy có một bà đang đứng ở đó nói là muốn tìm ông nhưng cửa nhà lại khoá trái thế nên cháu mới chạy lại đây gọi giúp thôi.”
Chuyển lời xong, thằng bé lại ba chân bốn cẳng chạy biến đi chơi cùng đám bạn.
Nghe loáng thoáng có người kiếm mình, ông Điền liền chủ động đứng dậy: “Để cha đi về xem ai.”
Nói xong, ông chắp hai tay sau lưng, lững thững đi về hướng Điền gia. Trước khi ông quẹo khỏi ngã rẽ, Văn Trạch Tài cũng kịp nói với theo, dặn ông xong việc nhớ quay lại ăn cơm sớm. Ông Điền khoát khoát tay ý bảo đã biết, rồi lại đủng đỉnh tiếp tục cất bước.
Đứng nép sau cánh cổng hóng hớt nãy giờ, Đại béo đảo đảo tròng mắt ra điều suy nghĩ lâu lắm rồi hộc tốc chạy vào trong bếp ghé sát tai bà nội thì thà thì thầm: “Bà nội, có bà nào ở thôn khác tới tìm ông nội.”
Bà Điền lập tức buông việc trên tay xuống, trừng lớn mắt hỏi ngược lại: “Thật không?”
Đại béo gật như bổ củi, khua chân múa tay loạn xì ngầu để chứng minh lời mình nói là thật: “Thì chính tai cháu nghe thấy mà, anh ba nhà bác Liễu mới chạy lại đây gọi ông nội xong.”
Ngồi một bên, Điền Tú Phương vừa nhanh tay chuyển cơm đã được nấu chín vào ủ trong thùng gỗ vừa cười nói: “Mẹ à, mẹ đừng có nghe thằng Đại béo với Nhị béo nói luyên thuyên.”
Bà Điền xấu hổ ho khụ một tiếng, phất phất tay đuổi thằng cháu ra sân chơi rồi mới chép miệng thở dài: “Thì cũng là vì mẹ quan tâm cha mày chứ còn sao nữa. Với lại đâu phải mình mẹ đâu, chị dâu cô cũng dặn bọn nhỏ canh chừng anh trai cô kia kìa.”
Cái gì? Còn có chuyện này nữa cơ á? Cả Điền Tú Phương lẫn Tô Lan Lan đều ôm bụng cười nghiêng ngả. Công nhận các bà canh các ông chặt thật!
Thím Hồng lập tức buông tay chồng ra, nghiêm túc nói: “Vâng vâng, Văn đại sư có việc gì, xin mời thầy cứ nói đừng ngại. Thầy là ân nhân của nhà chúng tôi, đừng nói 1 việc, kể cả 10 việc tôi cũng xin hứa sẽ giúp hết mình.”
Văn Trạch Tài cười cười, mở túi lấy ra sợi vòng tay màu đỏ mà ban nãy chú Hồng mới đem xuống cho mình: “Phiền thím hỏi giúp cháu xem bà đã thỉnh được vòng tay này ở đâu, cái này và cả cái trước nữa. Thông tin càng chi tiết càng tốt nhé, cám ơn thím.”
Thím Hồng vội cung kính đưa hai tay nhận lấy: “Được được, đại sư yên tâm, tôi nhất định sẽ hỏi rõ ràng cụ thể.”
Công việc đến đây coi như xong xuôi, Văn Trạch Tài dọn dẹp đồ nghề chuẩn bị ra về thì thím Hồng dè dặt đặt vào tay anh một cái bao li xì. Văn Trạch Tài thoải mái nhận ngay. Thì đây là tiền công anh xứng đáng nhận mà, dại gì khước từ!
Vẫy tay chào tạm biệt vợ chồng chú thím Hồng, Văn Trạch Tài xách theo cái bao bên trong chứa hỗn hợp bùn đất cộng đống phong lan đã bị băm nát, rảo bước hướng về phía đội sản xuất Lợi Hoà.
Khi Văn Trạch Tài đẩy cửa vào nhà, Điền Tú Phương hết sức bất ngờ: “Ủa, không phải nói hôm nay anh không về sao?”
Văn Trạch Tài mỉm cười giải thích: “Ừ, không cần phải lên huyện thành cho nên có thể về sớm với hai mẹ con.”
Điền Tú Phương khẽ cong khoé môi, dịu dàng hỏi: “Anh có đói không, để em nấu gì cho anh ăn nhé.”
“Không cần đâu, anh ăn rồi mới về. À, em cất cái này đi nè.” Nói đoạn, Văn Trạch Tài móc túi giao cho vợ cái bao lì xì còn mình thì kéo xềnh xệch cái bọc hướng ra phía nhà sau.
Nhìn cái túi được bọc kín mít, lại trông có vẻ khá nặng nề, Điền Tú Phương không khỏi tò mò: “Đây là cái gì vậy anh?”
“Cái này là đồ dơ bẩn đấy, em đừng đụng vào, cứ để đó cho anh. Vì nhà chú Hồng không có phân tro nên anh phải khuân về đây tiêu huỷ.” Vừa nói Văn Trạch Tài vừa khệ nệ bê bọc lên chỗ cao để tránh Hiểu Hiểu không cẩn thận đụng trúng, sau đó nhanh nhẹn đi ra nhà xí xúc mấy xẻng phân tro thật to.
Thấy chồng vội vội vàng vàng, Điền Tú Phương cũng không tiện quấy rầy, cô mang bao đỏ vào phòng kiểm tra. Song số tiền bên trong khiến cô giật bắn mình. Hấp tấp đóng kín lại, Điền Tú Phương hớt hải phi ra ngoài tìm chồng: “Anh anh, sao nhiều vậy?”
Hả? Nhiều sao? Văn Trạch Tài dừng tay, nhíu mày đón lấy rồi mở ra xem, ồ công nhận nhiều thật, chỗ này ước chừng cũng phải 500 đồng chứ không ít đâu!
Im lặng ngẫm nghĩ một lát, cuối cùng Văn Trạch Tài đánh chép miệng trấn ai vợ: “Thôi nhận đi em ạ, dù sao…khụ…khụ…dù gì hiện tại nhà ta cũng vẫn còn nghèo…”
Điền Tú Phương thoáng sửng sốt: “Nhưng mà thế này cũng nhiều quá rồi. Rốt cuộc anh đã giúp họ cái gì vậy?”
Văn Trạch Tài sờ sờ cằm suy nghĩ: “Hừm… để anh cho bọn họ thêm một cái kỳ ngộ nữa là đủ…”
Đảm bảo Hồng gia hai đời cơm no áo ấm, tài vận không dừng!
Tú Phương ậm ừ câu hiểu câu không, nhưng chồng đã bảo cứ yên tâm thì không cần phải lo lắng gì nữa hết. Cô quay về phòng, cất gọn tiền vào hộp sắt.
Trưa hôm sau, cả nhà đang ăn cơm thì bà Điền hớt hơ hớt hải chạy tới, lại còn dồn dập gọi toáng lên: “Tú Phương…Tú Phương”…như kiểu có chuyện gì gấp lắm thì phải.
Ngay lập tức, Văn Trạch Tài buông đũa đứng dậy đi ra ngoài, Điền Tú Phương cũng hấp tấp đuổi theo sau.
Gần như đồng thời, hai vợ chồng cùng lên tiếng hỏi: “Mẹ, đã xảy ra chuyện gì?”
“Ơ, Trạch Tài về rồi đấy hả?” Bà Điền chống eo thở hổn hà hổn hển: “Không không, không có chuyện gì, mẹ chỉ tính hỏi hôm nay bưu tá có tới đưa thư không?”
Trời ơi, cứ tưởng chuyện gì, Điền Tú Phương dở khóc dở cười, lắc đầu đáp: “Dạ chưa mẹ ạ”, rồi đỡ bà Điền vào trong nhà cho mát.
Văn Trạch Tài sốt sắng kéo cái ghế gỗ cho mẹ vợ ngồi nghỉ.
Vừa đặt mông xuống ghế, bà Điền đã nhăn nhăn nhó nhó tỏ vè buồn rầu: “Giời ạ, sao vẫn chưa tới nhỉ làm sốt hết cả ruột cả gan. Mẹ nghe nói thôn bên có mấy thanh niên trí thức nhận được thư thông báo trúng tuyển rồi đấy, thế mà thôn mình vẫn chưa thấy đâu…”
Đang thao thao bất tuyệt, bà Điền bỗng im bặt, ái ngại đánh mắt nhìn sang chỗ cậu con rể. Ai dà, nôn nóng quá đâm nghĩ sao nói vậy chẳng kịp để ý gì cả, đáng lẽ không nên nhắc chuyện này trước mặt nó mới phải.
Tuy nhiên không giống như bà Điền lo lắng, Văn Trạch Tài chả cảm thấy buồn phiền gì, thậm chí còn an ủi ngược lại mẹ vợ: “Mẹ đừng lo, giấy báo có chuyển tới thì cũng không gửi về nhà mình đâu tại hồi đó con đăng ký địa chỉ trên hiệu sách. Nếu có chắc chắn anh Vương quản lý sẽ mang xuống đây giúp con.”
“Hả? Cái gì? Tận trên hiệu sách á?” Bà Điền hốt hoảng hỏi lấy hỏi để: “Liệu có sợ bị kẻ gian lợi dụng lấy mất không? Giống như lần trước có đứa mạo danh con gửi thư ấy. Ài, đội sản xuất kế bên cũng có một cậu thanh niên trí thức họ Văn. Con phải hết sức chú ý đấy nha, không cẩn thận nhầm một cái là chết dở, mất công toi đèn sách bao lâu nay.”
“Không có chuyện đấy đâu, mẹ cứ yên trí. Mẹ ngồi đây nói chuyện với nhà con đi, để con đi hạ một miếng thịt xuống, tối nay cả nhà mình liên hoan.” Bởi vì mới đút túi được một khoản tương đối nặng tay cho nên tâm tình vui vẻ, tự nhiên muốn ăn tí thịt cho lên đạm.
Nhìn theo bóng lưng cậu con rể, bà Điền ngơ ngác quay sang hỏi con gái: “Có chuyện gì mà hôm nay nó vui thế?”
Điền Tú Phương cười cười: “Mấy ngày trước anh ấy lên trên trấn tình cờ giúp người ta chút việc nên kiếm được ít tiền.”
“Thật sao?” Bà Điền cười tít mắt, nhưng cũng không tò mò hỏi bao nhiêu mà chỉ gật gù nói: “Tốt tốt, tốt lắm, hiện giờ thấy các con hạnh phúc như vậy là mẹ mừng rồi. Hai vợ chồng phải cùng nhau cố gắng nha.”
Chạng vạng tối, toàn thể Điền gia từ lớn đến bé rồng rắn kéo nhau sang hết bên này. Vẫn như thường lệ, cánh phụ nữ túm tụm dưới bếp lo cơm nước còn mấy ông đàn ông thì ngồi trước hiên nhà nghe radio.
Văn Trạch Tài rửa sạch một rổ đào lông, bưng lên mời: “Cha, anh cả, hai người nếm thử đi, ngọt lắm.”
Để hái được chỗ này Văn Trạch Tài cùng Triệu Đại Phi phải lặn lội đi sâu vào rừng mới kiếm được đấy, chứ mấy cây ngoài bìa đã bị người ta vặt trụi lủi hết rồi.
Ông Điền phất tay tỏ ý không ăn: “Thôi, cất lên để dành cho Hiểu Hiểu.”
Văn Trạch Tài trỏ vào trong bếp: “Dưới kia vẫn còn một rổ to tướng kìa cha. Cha với anh ăn vài quả cho mát miệng.”
Vừa dứt lời thì Nhị béo hai tay cầm hai trái đào chín mọng chạy lại, cái miệng leo lẻo nói như súng liên thanh: “Ở lớp cô giáo dạy có đồ ngon phải biết chia sẻ với mọi người như thế mới là em bé ngoan.”
Nói đoạn, thằng bé liền dúi vào tay dượng út và ông nội mỗi người một trái.
Ui cha, pha này căng nha, chỉ có hai trái thôi à? Văn Trạch Tài kín đáo liếc sang phía ông anh vợ đang ngồi xị mặt một đống, anh xoa đầu Nhị béo dỗ dành: “Nhị béo, chạy xuống bếp lấy cho cha cháu một trái đi.”
Nhị béo lấm lét nhìn cha một cái rồi co giò chạy biến, không dám quay đầu lại. Tức thì, khuôn mặt Điền Kiến Quốc càng đen hơn gấp bội.
Thấy vậy, ông Điền không ngại phá lên cười chọc quê cậu con trai: “Ha ha, ai bảo hôm qua con đánh nó làm gì, hôm nay không có đào ăn là phải rồi. Mà cái thằng nhóc này, bé tí đã biết giận dỗi rồi. Ha ha ha.”
Điền Kiến Quốc đảo mắt qua trái đào lông ngon lành trên tay Văn Trạch Tài, rõ ràng hơi tự ái thậm chí còn pha chút đố kỵ nhưng anh vẫn nói cứng: “Nếu không tại nó nghịch ngợm quậy phá thì làm gì đến nỗi phải ăn đòn.”
Văn Trạch Tài lắc đầu bật cười, dúi quả đào Nhị béo vừa cho vào tay anh Kiến Quốc: “Trẻ con ấy mà, lúc hư đúng là phải nghiêm khắc răn dạy nhưng xong rồi thì thôi, anh đừng lạnh mặt ra như thế bảo sao chúng không dám lại gần. Đến người lớn còn thích được dỗ dành ngon ngọt nữa là tụi nhỏ.”
Điền Kiến Quốc không khách khí tiếp nhận quả đào, hung hăng đưa lên miệng cắn một miếng rõ to rồi nhai rau ráu. Thằng nhóc thúi, hăm hăm hở hở mang đến cho ông với cả cho dượng thế mà nỡ lòng nào bỏ lơ cha ruột nó chứ! Con với chả cái! Bực bội!
Mặc kệ hai cha con nhà nó muốn giận nhau tới bao giờ thì giận, ông Điền liền nói vào chuyện công việc: “Ngày kia thôn ta và thôn kế bên sẽ tiến hành vét mương ở khu vực giao lộ để phóng đường thẳng lên trên trấn. Để xem chắc phải kêu thêm mấy người khoẻ mạnh đi khiêng đá mới được.” Nói đoạn ông Điền vừa lẩm nhẩm vừa bấm đốt ngón tay đếm đếm xem nên gọi những ai đi thì thích hợp.
Văn Trạch Tài liền đề đạt ý kiến: “Có gì cha bảo cả Vương Thủ Nghĩa đi cùng đi, để cậu ấy học người ta cách điều khiển máy móc.”
Điền Kiến Quốc gật gù ngay, công nhận Vương Thủ Nghĩa là người rất chăm chỉ chịu khó nhưng bị cái tính tình nhút nhát quá, phải tạo nhiều cơ hội cho cậu ấy ra ngoài va chạm với nhiều người để dạn dĩ hơn mới được.
Đúng lúc ba cha con đang bàn luận hăng say thì bỗng nhiên từ bên ngoài truyền vào tiếng gọi í ới: “Chú Văn ơi, ông đội trưởng có ở đây không ạ?”
Ồ ai như tiếng con nít cỡ 11 đến 12 tuổi thế nhỉ? Văn Trạch Tài liền đứng dậy đi ra mở cổng, thì ra người tới là cậu nhóc nhà hàng xóm. Văn Trạch Tài mỉm cười nói: “Có, ông đội trưởng có ở đây. Cha cháu tìm ông hả?”
Tuy nhiên thằng nhóc lại lắc đầu: “Không phải cha cháu đâu ạ. Vừa rồi chúng cháu chạy ngang qua nhà ông đội trưởng thấy có một bà đang đứng ở đó nói là muốn tìm ông nhưng cửa nhà lại khoá trái thế nên cháu mới chạy lại đây gọi giúp thôi.”
Chuyển lời xong, thằng bé lại ba chân bốn cẳng chạy biến đi chơi cùng đám bạn.
Nghe loáng thoáng có người kiếm mình, ông Điền liền chủ động đứng dậy: “Để cha đi về xem ai.”
Nói xong, ông chắp hai tay sau lưng, lững thững đi về hướng Điền gia. Trước khi ông quẹo khỏi ngã rẽ, Văn Trạch Tài cũng kịp nói với theo, dặn ông xong việc nhớ quay lại ăn cơm sớm. Ông Điền khoát khoát tay ý bảo đã biết, rồi lại đủng đỉnh tiếp tục cất bước.
Đứng nép sau cánh cổng hóng hớt nãy giờ, Đại béo đảo đảo tròng mắt ra điều suy nghĩ lâu lắm rồi hộc tốc chạy vào trong bếp ghé sát tai bà nội thì thà thì thầm: “Bà nội, có bà nào ở thôn khác tới tìm ông nội.”
Bà Điền lập tức buông việc trên tay xuống, trừng lớn mắt hỏi ngược lại: “Thật không?”
Đại béo gật như bổ củi, khua chân múa tay loạn xì ngầu để chứng minh lời mình nói là thật: “Thì chính tai cháu nghe thấy mà, anh ba nhà bác Liễu mới chạy lại đây gọi ông nội xong.”
Ngồi một bên, Điền Tú Phương vừa nhanh tay chuyển cơm đã được nấu chín vào ủ trong thùng gỗ vừa cười nói: “Mẹ à, mẹ đừng có nghe thằng Đại béo với Nhị béo nói luyên thuyên.”
Bà Điền xấu hổ ho khụ một tiếng, phất phất tay đuổi thằng cháu ra sân chơi rồi mới chép miệng thở dài: “Thì cũng là vì mẹ quan tâm cha mày chứ còn sao nữa. Với lại đâu phải mình mẹ đâu, chị dâu cô cũng dặn bọn nhỏ canh chừng anh trai cô kia kìa.”
Cái gì? Còn có chuyện này nữa cơ á? Cả Điền Tú Phương lẫn Tô Lan Lan đều ôm bụng cười nghiêng ngả. Công nhận các bà canh các ông chặt thật!
Bạn cần đăng nhập để bình luận