Thập niên 70: Đoán Mệnh Sư
Chương 198: Mồ lân
Đừng nói Tần Dũng, ngay cả Đơn Thái Đảm cũng cho rằng cha mẹ nhất định biết chuyện cổ trùng. Cứ nghĩ tới đứa em tội nghiệp là lửa giận trong anh lại sôi lên sùng sục. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa tìm ra chứng cứ, thành thử anh không có lý do để phát tiết.
Sống dưới cùng một mái nhà, đương nhiên anh hiểu tính tình cha mẹ mình hơn ai hết. Bọn họ ngoan cố vô cùng, ăn mềm không ăn cứng. Giờ mà chất vấn đảm bảo có chết cũng không chịu nhận, thậm chí còn la lối, ăn vạ, mắng chửi người nữa cơ.
Cảm thấy không khí gia đình quá ngột ngạt, Đơn Thái Đảm đứng dậy, tự nhiên nói: “Mẹ, con dẫn hai vị đại sư đi dạo một phòng. Văn đại sư còn giỏi cả phong thuỷ nữa.”
Nghe vậy là biết hôm nay không đuổi được người rồi, bà Đơn miễn cưỡng cười gượng gạo: “Ừ, đi sớm về sớm, để mẹ chuẩn bị cơm nước.”
“Vậy làm phiền thím”, Văn Trạch Tài đứng dậy trước, kín đáo liếc mắt ra hiệu. Tần Dũng đang chuẩn bị với lấy túi xách liền lập tức rụt tay về, đi người không ra khỏi cửa.
Đại khái khoảng năm phút sau, đảm bảo người đã đi khuất, bà Đơn mới lật đật chạy ra khoá kín cửa nẻo. Sau đó quay vào tính mở túi ra xem thì bất chợt nghe có tiếng bước chân lịch kịch ở bên ngoài, bà ta hết hồn, vội vàng thu tay, luống cuống hỏi vọng ra: “Bỏ quên đồ hả?”
“Là tôi”
Tiếng ông Đơn vang lên khiến bà nhẹ nhàng thở phào một hơi. Bà ta vội hé nửa cánh cửa cho chồng lách mình vào rồi lại nhanh chóng đóng chặt.
“Ông này, bọn họ bảo tất cả đồ vật dùng để trị bệnh đều nằm trong cái túi kia.”
Ông Đơn chắp tay sau lưng, không nói không rằng lừ lừ tiến thẳng tới bên cạnh bàn, ngang nhiên mở túi ra kiểm tra.
Xem xét một hồi, ông ta cũng nhẹ nhàng thở ra: “Ôi dào toàn ba cái thứ vớ vẩn, giấy vàng rồi thì chu sa linh tinh thôi. Không phải sợ.”
“Phải…phải không?” Mí mắt bà Đơn khẽ run lên, không rõ là vui mừng hay thất vọng.
Về phần mấy người Văn Trạch Tài, sau khi rời khỏi Đơn gia, ba anh em đi bộ ước chừng hai chục phút thì dừng bước. Đơn Thái Đảm chỉ về phía ngôi nhà nằm ở trên sườn dốc trước mặt: “Kia là nhà chồng em gái tôi.”
Đó là một căn nhà gỗ, diện tích vừa phải không lớn không nhỏ, tường bao bên ngoài được đắp đất sơ sài, cao không quá đầu người.
Lúc này, cổng chính đang mở rộng, một đám choai choai túm năm tụm bảy bắn bi trước nhà.
Thấy Văn Trạch Tài chăm chú nhìn đám trẻ, Đơn Thái Đảm liền giới thiệu: “Thằng nhóc cao nhất kia là con út của em rể tôi.”
Tuy nhiên tầm mắt của Văn Trạch Tài không dừng ở chỗ tụi nhỏ chơi đùa mà lui xuống một chút, ngay chỗ nấm mồ nằm dưới đó không xa.
Anh thắc mắc hỏi: “Mộ kia là của ai?”
Xây mồ không xây trước cửa, chẳng lẽ đạo lý đơn giản như vậy mà người ta không biết hay sao?
Đơn Thái Đảm vội giải thích: “Đó là mộ của ông nội tôi. Ông mới qua đời năm kia. Trước khi chết ông căn dặn nhất định phải hạ huyệt ở tại vị trí đó. Cha tôi rất hiếu thuận thế nên liền tới nhà thông gia thương lượng. Cũng không rõ thương lượng thế nào nhưng cuối cùng ông nội tôi cũng được toại nguyện, an táng đúng nơi mình thích.”
Tần Dũng kinh ngạc vô cùng: “Không phải có câu “mồ mả trước cửa, nước chảy sau nhà” à? Vậy mà thông gia nhà cậu cũng đồng ý?”
- Giải thích câu "Mộ trước cửa, thủy sau nhà" chỉ sự kiêng kỵ về vị trí xây nhà của người xưa. Hết giải thích.
Người xưa dạy rằng, trước nhà có mồ chắc chắn sẽ táng gia bại sản, con cháu đời sau lụi tàn. Với cả chả cần nói đời sau chi cho xa xôi, ngay đời này thôi, sáng sớm mở mắt trông thấy mồ mả, chưa làm gì đã thấy xúi quẩy rồi đấy. Buổi tối đóng cửa đi ngủ chắc gì không rợn da gà. Nói tóm lại là không may mắn!
Đơn Thái Đảm cười cười, chỉ vào vị trí ngôi mộ: “Tuy rằng không rõ cha tôi và bên đó bàn bạc thế nào. Nhưng kỳ thực cũng không tính là ngay trước cửa nhà họ. Các anh nhìn đi, chẳng phải nó nằm thấp hơn hẳn hay sao. Từ đấy đi lên còn cách cả con dốc cao cơ mà. Đứng trên đó mở cửa nhìn ra cũng không trông thấy mộ đâu.”
Thật là như vậy sao? Văn Trạch Tài nheo nheo mắt tỏ vẻ không tin.
Mộ còn được hiểu là nhà của người đã khuất. Ở đây, “nhà” của ông nội Đơn và nhà chồng Đơn Thái Hồng rất gần nhau, hơn nữa lại có vị trí đối xứng tạo thành thế “mồ lân”.
Từ đó suy ra nhất định nhà chồng Đơn Thái Hồng đã nhận lợi ích từ phía Đơn gia, không phải lợi ích bình thường mà là cực kỳ to lớn.
Còn Đơn gia, chấp nhận trả cái giá đắt như vậy chứng tỏ phải có nguyên do. Và khả năng cao chính là để tiếp cận mẫu cổ.
Nhưng có điều này Văn Trạch Tài vẫn chưa nghĩ thông. Cứ cho là công cổ nằm trên người ông cụ Đơn đi, nhưng ông ta đã chết, công cổ không hút được chất dinh dưỡng, chắc chắn sẽ bò đi tìm ký chủ khác chứ nhỉ?
Để giải đáp thắc mắc, anh quyết định hỏi thẳng Đơn Thái Đảm: “Lúc chết, sắc thái của ông nội cậu thế nào?”
Sao đang yên đang lành lại hỏi tới chuyện này, Đơn Thái Đảm sửng sốt ngớ người, nhưng rồi cũng cẩn thận lục tìm ký ức, dựa vào trí nhớ mà miêu tả lại: “Ông nội tôi mất vào mùa đông, để ở nhà ba ngày mới hạ táng, lúc xuống mồ vẻ mặt ông bình thản lắm, giống như đang ngủ vậy thôi.”
Kể tới đây, Đơn Thái Đảm không nén được tiếng thở dài: “Các cụ trong thôn bảo ông nội tôi chết già là có phúc, cho nên khuôn mặt mới an yên như thế.”
Anh ta còn nhớ rất rõ, hồi bé nghịch ngợm, mấy thằng chuyên rủ nhau lẻn vào xem người ta làm lễ khâm liệm người chết, có mấy cụ cũng chết già nhưng mà mặt mũi nom hãi lắm, không được thanh thản như ông nội nhà mình đâu.
Tuy nhiên, Văn Trạch Tài lại phát hiện ra một bí mật động trời khác. Sở dĩ lúc ra đi ông nội Đơn giữ được tướng mạo tươi tỉnh là bởi vì đã ngậm thuỷ ngân để bảo tồn thân thể, hay còn gọi là ướp xác. Bởi lẽ đặc tính nổi bật nhất của Thọ trùng chính là không sợ độc, thậm chí nơi nào càng độc chúng càng khoái.
Lúc này, có một người phụ nữ lọm khọm đi ra, nặng nhọc bám vào cánh cổng nói gì đó với bọn nhỏ, Đơn Thái Đảm rối rít giới thiệu: “Kia kia, em gái tôi kìa.”
Văn Trạch Tài nâng mắt nhìn thoáng qua rồi nói: “Đi, chúng ta vào thăm em gái cậu.”
Chồng Đơn Thái Hồng họ Trương, là con trai thứ tư trong gia đình, phía trên có ba người anh, ở dưới còn một cô em gái út.
Trương gia đã phân gia từ nhiều năm trước. Theo lý mà nói, ông bà Trương đáng lẽ phải sống với vợ chồng con trai cả. Thế nhưng bà Trương cực kỳ bất mãn vì cả ba nàng dâu lớn không ai sinh cho bà được thằng cháu nội nào hết. Thế nên ông bà đi theo thằng tư, tuy vợ nó mất sớm nhưng cũng kịp hạ sinh cho nhà họ Trương ba thằng quý tử.
Lúc Đơn Thái Đảm cùng Văn Trạch Tài và Tần Dũng đi tới phía ngoài tường bao, liền nghe thấy cuộc trò chuyện của hai người, một lớn một nhỏ.
“Tiểu Bảo, con chạy vào phòng mang quần ra đây để mẹ vá cho.”
Giọng nói này rất trẻ nhưng lại cực suy yếu vô lực, khỏi cần hỏi cũng đoán ra được nó thuộc về Đơn Thái Hồng.
“Mắt mẹ không tốt, mẹ đừng vá nữa. Bà nội nói sẽ mua vải may quần mới cho con”, tiếng thằng nhóc hưng phấn khoe vang nhà.
Không lâu sau, một thân ảnh bé xíu chạy ào ra khỏi cổng, không cẩn thận đâm sầm vào Đơn Thái Đảm.
Ngẩng đẩu phát hiện người quen, thằng bé nhoẻn miệng cười lí lắc: “Í cậu cả! Cháu chào cậu, cháu chào hai chú. Cậu vào chơi với mẹ đi, cháu ra đánh bi với lũ bạn đây.”
Trương Tiểu Bảo là đứa thông minh, ngoan ngoãn. Thông qua cuộc hội thoại ban nãy có thể thấy quan hệ mẹ kế con chồng cũng khá thuận hoà.
Đơn Thái Đảm vui vẻ bật cười: “Đừng có mà mê chơi quá, nhớ canh giờ về ăn cơm đấy”.
Vừa nói anh vừa móc túi lấy ra mấy viên kẹo nhét vào tay Trương Tiểu Bảo. Thằng bé mừng rỡ hét váng lên rồi hào hứng chạy đi tìm đồng bọn.
Nhìn theo cậu nhóc chạy nhanh hơn sóc, Đơn Thái Đảm cười cười: “Lúc Thái Hồng gả vào Trương gia, đứa nhỏ này mới có mấy tháng tuổi thôi. Là một tay Thái Hồng chăm bẵm, bón từng thìa bột, giặt từng cái tã. Thoắt cái đã lớn đùng thế này rồi. Trong nhà, Tiểu Bảo cũng là người thân thiết, quấn quýt Thái Hồng nhất.”
“Anh cả, anh sang chơi đấy hả?”
Mấy anh em đứng nói chuyện nửa ngày trời, Đơn Thái Hồng mới phát hiện. Bởi lẽ mắt mờ tai điếc vậy nên cô chỉ nghe được loáng thoáng, phản ứng cũng chậm hơn người bình thường rất nhiều.
Văn Trạch Tài rũ mắt, theo Đơn Thái Đảm tiến vào trong sân.
Đơn Thái Hồng cao khoảng mét sáu, nhưng chân tay gầy nhẳng gầy nheo, ước chừng chỉ độ ba lăm, ba sáu cân là kịch kim. Cũng bởi vì quá gầy cho nên hai hốc mắt trũng xuống, con ngươi trố lồi ra như hai con ốc nhồi, xương gò má hóp lại, hốc hác vêu vao. Mặc dù vậy vẫn có thể nhìn ra các đường nét và tỷ lệ khuôn mặt. Nếu không phải bị bệnh tật dày vò, Đơn Thái Hồng chắc chắn là một cô gái rất xinh đẹp.
Đáng tiếc lúc này đây, cô gái ấy lưng đã còng, gối đã mỏi, thị lực, thính giác, thậm chí vị giác cũng đang dần bị lão hoá. Trên đầu, tóc đã rụng gần hết, chỉ còn lưa thưa vài cọng. Thật sự nhìn không khác gì bà lão đã bước sang tuổi xế chiều. Thật sự tội nghiệp vô cùng!
Nhận thấy có hơn một người đang tiến vào, Đơn Thái Hồng chầm chậm ngẩng đầu, nheo nheo mắt quan sát. Tuy đôi mắt đã yếu nhưng cô vẫn có thể lờ mờ phân biệt được bóng người: “Anh cả, hai vị này là?”
Rõ ràng hai người trước mặt rất cao, cao hơn hẳn cha, cha chồng và chồng. Nếu cô không lầm thì trước giờ chưa từng gặp họ lần nào thì phải.
Sống dưới cùng một mái nhà, đương nhiên anh hiểu tính tình cha mẹ mình hơn ai hết. Bọn họ ngoan cố vô cùng, ăn mềm không ăn cứng. Giờ mà chất vấn đảm bảo có chết cũng không chịu nhận, thậm chí còn la lối, ăn vạ, mắng chửi người nữa cơ.
Cảm thấy không khí gia đình quá ngột ngạt, Đơn Thái Đảm đứng dậy, tự nhiên nói: “Mẹ, con dẫn hai vị đại sư đi dạo một phòng. Văn đại sư còn giỏi cả phong thuỷ nữa.”
Nghe vậy là biết hôm nay không đuổi được người rồi, bà Đơn miễn cưỡng cười gượng gạo: “Ừ, đi sớm về sớm, để mẹ chuẩn bị cơm nước.”
“Vậy làm phiền thím”, Văn Trạch Tài đứng dậy trước, kín đáo liếc mắt ra hiệu. Tần Dũng đang chuẩn bị với lấy túi xách liền lập tức rụt tay về, đi người không ra khỏi cửa.
Đại khái khoảng năm phút sau, đảm bảo người đã đi khuất, bà Đơn mới lật đật chạy ra khoá kín cửa nẻo. Sau đó quay vào tính mở túi ra xem thì bất chợt nghe có tiếng bước chân lịch kịch ở bên ngoài, bà ta hết hồn, vội vàng thu tay, luống cuống hỏi vọng ra: “Bỏ quên đồ hả?”
“Là tôi”
Tiếng ông Đơn vang lên khiến bà nhẹ nhàng thở phào một hơi. Bà ta vội hé nửa cánh cửa cho chồng lách mình vào rồi lại nhanh chóng đóng chặt.
“Ông này, bọn họ bảo tất cả đồ vật dùng để trị bệnh đều nằm trong cái túi kia.”
Ông Đơn chắp tay sau lưng, không nói không rằng lừ lừ tiến thẳng tới bên cạnh bàn, ngang nhiên mở túi ra kiểm tra.
Xem xét một hồi, ông ta cũng nhẹ nhàng thở ra: “Ôi dào toàn ba cái thứ vớ vẩn, giấy vàng rồi thì chu sa linh tinh thôi. Không phải sợ.”
“Phải…phải không?” Mí mắt bà Đơn khẽ run lên, không rõ là vui mừng hay thất vọng.
Về phần mấy người Văn Trạch Tài, sau khi rời khỏi Đơn gia, ba anh em đi bộ ước chừng hai chục phút thì dừng bước. Đơn Thái Đảm chỉ về phía ngôi nhà nằm ở trên sườn dốc trước mặt: “Kia là nhà chồng em gái tôi.”
Đó là một căn nhà gỗ, diện tích vừa phải không lớn không nhỏ, tường bao bên ngoài được đắp đất sơ sài, cao không quá đầu người.
Lúc này, cổng chính đang mở rộng, một đám choai choai túm năm tụm bảy bắn bi trước nhà.
Thấy Văn Trạch Tài chăm chú nhìn đám trẻ, Đơn Thái Đảm liền giới thiệu: “Thằng nhóc cao nhất kia là con út của em rể tôi.”
Tuy nhiên tầm mắt của Văn Trạch Tài không dừng ở chỗ tụi nhỏ chơi đùa mà lui xuống một chút, ngay chỗ nấm mồ nằm dưới đó không xa.
Anh thắc mắc hỏi: “Mộ kia là của ai?”
Xây mồ không xây trước cửa, chẳng lẽ đạo lý đơn giản như vậy mà người ta không biết hay sao?
Đơn Thái Đảm vội giải thích: “Đó là mộ của ông nội tôi. Ông mới qua đời năm kia. Trước khi chết ông căn dặn nhất định phải hạ huyệt ở tại vị trí đó. Cha tôi rất hiếu thuận thế nên liền tới nhà thông gia thương lượng. Cũng không rõ thương lượng thế nào nhưng cuối cùng ông nội tôi cũng được toại nguyện, an táng đúng nơi mình thích.”
Tần Dũng kinh ngạc vô cùng: “Không phải có câu “mồ mả trước cửa, nước chảy sau nhà” à? Vậy mà thông gia nhà cậu cũng đồng ý?”
- Giải thích câu "Mộ trước cửa, thủy sau nhà" chỉ sự kiêng kỵ về vị trí xây nhà của người xưa. Hết giải thích.
Người xưa dạy rằng, trước nhà có mồ chắc chắn sẽ táng gia bại sản, con cháu đời sau lụi tàn. Với cả chả cần nói đời sau chi cho xa xôi, ngay đời này thôi, sáng sớm mở mắt trông thấy mồ mả, chưa làm gì đã thấy xúi quẩy rồi đấy. Buổi tối đóng cửa đi ngủ chắc gì không rợn da gà. Nói tóm lại là không may mắn!
Đơn Thái Đảm cười cười, chỉ vào vị trí ngôi mộ: “Tuy rằng không rõ cha tôi và bên đó bàn bạc thế nào. Nhưng kỳ thực cũng không tính là ngay trước cửa nhà họ. Các anh nhìn đi, chẳng phải nó nằm thấp hơn hẳn hay sao. Từ đấy đi lên còn cách cả con dốc cao cơ mà. Đứng trên đó mở cửa nhìn ra cũng không trông thấy mộ đâu.”
Thật là như vậy sao? Văn Trạch Tài nheo nheo mắt tỏ vẻ không tin.
Mộ còn được hiểu là nhà của người đã khuất. Ở đây, “nhà” của ông nội Đơn và nhà chồng Đơn Thái Hồng rất gần nhau, hơn nữa lại có vị trí đối xứng tạo thành thế “mồ lân”.
Từ đó suy ra nhất định nhà chồng Đơn Thái Hồng đã nhận lợi ích từ phía Đơn gia, không phải lợi ích bình thường mà là cực kỳ to lớn.
Còn Đơn gia, chấp nhận trả cái giá đắt như vậy chứng tỏ phải có nguyên do. Và khả năng cao chính là để tiếp cận mẫu cổ.
Nhưng có điều này Văn Trạch Tài vẫn chưa nghĩ thông. Cứ cho là công cổ nằm trên người ông cụ Đơn đi, nhưng ông ta đã chết, công cổ không hút được chất dinh dưỡng, chắc chắn sẽ bò đi tìm ký chủ khác chứ nhỉ?
Để giải đáp thắc mắc, anh quyết định hỏi thẳng Đơn Thái Đảm: “Lúc chết, sắc thái của ông nội cậu thế nào?”
Sao đang yên đang lành lại hỏi tới chuyện này, Đơn Thái Đảm sửng sốt ngớ người, nhưng rồi cũng cẩn thận lục tìm ký ức, dựa vào trí nhớ mà miêu tả lại: “Ông nội tôi mất vào mùa đông, để ở nhà ba ngày mới hạ táng, lúc xuống mồ vẻ mặt ông bình thản lắm, giống như đang ngủ vậy thôi.”
Kể tới đây, Đơn Thái Đảm không nén được tiếng thở dài: “Các cụ trong thôn bảo ông nội tôi chết già là có phúc, cho nên khuôn mặt mới an yên như thế.”
Anh ta còn nhớ rất rõ, hồi bé nghịch ngợm, mấy thằng chuyên rủ nhau lẻn vào xem người ta làm lễ khâm liệm người chết, có mấy cụ cũng chết già nhưng mà mặt mũi nom hãi lắm, không được thanh thản như ông nội nhà mình đâu.
Tuy nhiên, Văn Trạch Tài lại phát hiện ra một bí mật động trời khác. Sở dĩ lúc ra đi ông nội Đơn giữ được tướng mạo tươi tỉnh là bởi vì đã ngậm thuỷ ngân để bảo tồn thân thể, hay còn gọi là ướp xác. Bởi lẽ đặc tính nổi bật nhất của Thọ trùng chính là không sợ độc, thậm chí nơi nào càng độc chúng càng khoái.
Lúc này, có một người phụ nữ lọm khọm đi ra, nặng nhọc bám vào cánh cổng nói gì đó với bọn nhỏ, Đơn Thái Đảm rối rít giới thiệu: “Kia kia, em gái tôi kìa.”
Văn Trạch Tài nâng mắt nhìn thoáng qua rồi nói: “Đi, chúng ta vào thăm em gái cậu.”
Chồng Đơn Thái Hồng họ Trương, là con trai thứ tư trong gia đình, phía trên có ba người anh, ở dưới còn một cô em gái út.
Trương gia đã phân gia từ nhiều năm trước. Theo lý mà nói, ông bà Trương đáng lẽ phải sống với vợ chồng con trai cả. Thế nhưng bà Trương cực kỳ bất mãn vì cả ba nàng dâu lớn không ai sinh cho bà được thằng cháu nội nào hết. Thế nên ông bà đi theo thằng tư, tuy vợ nó mất sớm nhưng cũng kịp hạ sinh cho nhà họ Trương ba thằng quý tử.
Lúc Đơn Thái Đảm cùng Văn Trạch Tài và Tần Dũng đi tới phía ngoài tường bao, liền nghe thấy cuộc trò chuyện của hai người, một lớn một nhỏ.
“Tiểu Bảo, con chạy vào phòng mang quần ra đây để mẹ vá cho.”
Giọng nói này rất trẻ nhưng lại cực suy yếu vô lực, khỏi cần hỏi cũng đoán ra được nó thuộc về Đơn Thái Hồng.
“Mắt mẹ không tốt, mẹ đừng vá nữa. Bà nội nói sẽ mua vải may quần mới cho con”, tiếng thằng nhóc hưng phấn khoe vang nhà.
Không lâu sau, một thân ảnh bé xíu chạy ào ra khỏi cổng, không cẩn thận đâm sầm vào Đơn Thái Đảm.
Ngẩng đẩu phát hiện người quen, thằng bé nhoẻn miệng cười lí lắc: “Í cậu cả! Cháu chào cậu, cháu chào hai chú. Cậu vào chơi với mẹ đi, cháu ra đánh bi với lũ bạn đây.”
Trương Tiểu Bảo là đứa thông minh, ngoan ngoãn. Thông qua cuộc hội thoại ban nãy có thể thấy quan hệ mẹ kế con chồng cũng khá thuận hoà.
Đơn Thái Đảm vui vẻ bật cười: “Đừng có mà mê chơi quá, nhớ canh giờ về ăn cơm đấy”.
Vừa nói anh vừa móc túi lấy ra mấy viên kẹo nhét vào tay Trương Tiểu Bảo. Thằng bé mừng rỡ hét váng lên rồi hào hứng chạy đi tìm đồng bọn.
Nhìn theo cậu nhóc chạy nhanh hơn sóc, Đơn Thái Đảm cười cười: “Lúc Thái Hồng gả vào Trương gia, đứa nhỏ này mới có mấy tháng tuổi thôi. Là một tay Thái Hồng chăm bẵm, bón từng thìa bột, giặt từng cái tã. Thoắt cái đã lớn đùng thế này rồi. Trong nhà, Tiểu Bảo cũng là người thân thiết, quấn quýt Thái Hồng nhất.”
“Anh cả, anh sang chơi đấy hả?”
Mấy anh em đứng nói chuyện nửa ngày trời, Đơn Thái Hồng mới phát hiện. Bởi lẽ mắt mờ tai điếc vậy nên cô chỉ nghe được loáng thoáng, phản ứng cũng chậm hơn người bình thường rất nhiều.
Văn Trạch Tài rũ mắt, theo Đơn Thái Đảm tiến vào trong sân.
Đơn Thái Hồng cao khoảng mét sáu, nhưng chân tay gầy nhẳng gầy nheo, ước chừng chỉ độ ba lăm, ba sáu cân là kịch kim. Cũng bởi vì quá gầy cho nên hai hốc mắt trũng xuống, con ngươi trố lồi ra như hai con ốc nhồi, xương gò má hóp lại, hốc hác vêu vao. Mặc dù vậy vẫn có thể nhìn ra các đường nét và tỷ lệ khuôn mặt. Nếu không phải bị bệnh tật dày vò, Đơn Thái Hồng chắc chắn là một cô gái rất xinh đẹp.
Đáng tiếc lúc này đây, cô gái ấy lưng đã còng, gối đã mỏi, thị lực, thính giác, thậm chí vị giác cũng đang dần bị lão hoá. Trên đầu, tóc đã rụng gần hết, chỉ còn lưa thưa vài cọng. Thật sự nhìn không khác gì bà lão đã bước sang tuổi xế chiều. Thật sự tội nghiệp vô cùng!
Nhận thấy có hơn một người đang tiến vào, Đơn Thái Hồng chầm chậm ngẩng đầu, nheo nheo mắt quan sát. Tuy đôi mắt đã yếu nhưng cô vẫn có thể lờ mờ phân biệt được bóng người: “Anh cả, hai vị này là?”
Rõ ràng hai người trước mặt rất cao, cao hơn hẳn cha, cha chồng và chồng. Nếu cô không lầm thì trước giờ chưa từng gặp họ lần nào thì phải.
Bạn cần đăng nhập để bình luận