Thập niên 70: Đoán Mệnh Sư
Chương 241: Lý gia
“Tiếc rằng thật đúng là rơi vào cửa ải cuối năm!” Mặc dù không muốn ông cụ sốc nhưng Triệu Đại Phi buộc lòng phải nói thật.
Quả nhiên vừa nghe thấy thế, ông lão đã lo cuống lên: “Đại sư à đại sư, thầy nhất định có cách mà, đúng không?”
Triệu Đại Phi thoáng lúng túng nhìn về phía sư phụ đang ngồi ngay bên cạnh. Văn Trạch Tài không nói gì, chỉ tặng một nụ cười khích lệ. Triệu Đại Phi lập tức có dũng khí, nói năng lưu loát tự tin hẳn: “Bát tự của ông xung khắc với hoả, thế nên tôi khuyên ông trong thời gian này tuyệt đối không được tới gần lửa.”
Không được tới gần lửa? Cơ mà mùa đông giá rét căm căm, không có lửa thì lấy gì sưởi ấm, muốn chết cóng à? Ông lão đầy vẻ hoang mang, nghi ngại!
Nhưng dù vậy thì ông vẫn lịch sự trả tiền và cẩn thận nhẩm đi nhẩm lại những lời Triệu Đại Phi vừa dặn.
Thế là tiếp xong một khách, Triệu Đại Phi thở phào một hơi nhẹ nhõm nhưng rồi không yên tâm lại quay sang hỏi: “Sư phụ, vừa rồi con không tính sai chỗ nào đúng không sư phụ?”
Văn Trạch Tài vẫn chăm chú nhìn vào quyển sách, mãi sau mới đủng đỉnh đáp vài chữ: “Con cảm thấy không sai thì là không sai!”
Nghe mùi nguy hiểm phảng phất đâu đây, Triệu Đại Phi lập tức ngậm chặt miệng, không dám hỏi mấy câu thừa thãi nữa.
Trăm hay không bằng tay quen, mỗi ngày tiếp đón vài vị khách, kinh nghiệm tăng dần, Triệu Đại Phi bắt đầu có niềm tin vào bản thân hơn.
Nhìn dáng vẻ tự tin ngời ngời của cậu em, Tần Dũng chạy lại chỗ Văn Trạch Tài, tò mò hỏi nhỏ: “Nó tính đúng hết hả đại sư?”
“Mười phần cũng đạt tám, chín. Không tệ!” Văn Trạch Tài cười rất tươi. Cuối cùng trồng cây cũng tới ngày hái quả, thằng nhóc do chính tay anh đào tạo đã có chút tiền đồ rồi.
Tần Dũng sờ sờ cằm: “Thằng em họ em cũng đang muốn xem tướng, thế để em bảo nó tới tìm Đại Phi!”
Ngày hôm sau, em họ Tần Dũng tới tiệm. Cậu ấy rất trẻ, chỉ khoảng trên dưới hai mươi tuổi, mặc bộ quần áo màu xanh, mặt tròn xoe, mắt một mí bé tí đã thế lại còn thích cười nên đôi mắt lúc nào cũng híp lại như sợi chỉ, nom hài hước cực kỳ.
Văn Trạch Tài ý tứ quay đi chỗ khác còn Triệu Đại Phi phải cố lắm mới kiềm được cơn cười đang chực chờ nơi cuống họng: “Người anh em, chẳng hay cậu muốn tính cái gì?”
Em họ Tần Dũng tủm tỉm: “Em muốn tính nhân duyên, xem xem em gái lần này có thực sự cắn câu không.”
Lời này hơi chút cà lơ phất phơ, không nhìn ra được là thực tâm hay không thực tâm. Nhưng như thế cũng đủ khiến thiện ý trên gương mặt Đại Phi giảm đi vài phần. Song Triệu Đại Phi cũng không nói gì mà chỉ nhàn nhạt kêu đối phương xòe bàn tay trái ra để xem chỉ tay.
“Tay cậu có hai đường hôn nhân. Hơn nữa, hôn nhân của cậu đến khá muộn…”
- Giải thích "Đường hôn nhân" nằm phía trên đường tình cảm, xuất phát từ phía mé bên bày tay kéo ngang qua lòng bàn tay, song song với đường tình cảm. Có thể nói, đường hôn nhân là ký hiệu ghi lại diễn biến tình cảm, phản ánh về những khía cạnh cảm xúc khác nhau trong tình cảm của con người. Hết giải thích.
Triệu Đại Phi nói rành mạch rõ ràng, cậu khách trẻ chăm chú lắng nghe như nuốt từng chữ.
Vì không muốn làm phiền hai người bọn họ, Văn Trạch Tài liền rủ Tần Dũng đi ra ngoài.
Vốn dĩ thi cử xong xuôi, Văn Trạch Tài tính thu xếp một hai hôm rồi về quê nhưng hôm qua có khách tới tìm mà tình cờ lại đúng lúc anh không ở cửa hàng. Vậy nên hôm nay rảnh rỗi anh quyết định tới gặp họ xem có chuyện gì.
Vị khách này họ Lý, nhà ở tại một thôn nhỏ nằm trên sườn núi.
Nơi đây người ta dựng nhà hoàn toàn bằng gỗ, nhà này nối tiếp nhà kia, xếp thành tầng, khéo léo bám quanh sườn dốc cheo leo.
Đứng dưới chân núi, Văn Trạch Tài phóng tầm mắt ngắm nhìn ngôi làng được bao quanh bởi những đám mây bồng bềnh, trắng muốt. Khung cảnh độc đáo nên thơ khiến tâm trạng con người cũng được thả lỏng và êm dịu hơn :
“Bây giờ ở Liêu Thành và khu vực ngoại ô lân cận rất hiếm thấy những căn nhà gỗ như thế này.”
Tần Dũng gật đầu: “Em cũng có một thằng bạn sống ở đây. Nó bảo năm đó điều kiện kinh tế khó khăn, chả ai đủ tiền để sửa nhà, thế là cả làng xúm vào chung tay giúp đỡ nhau. Hàng xóm láng giềng, nay anh giúp tôi, mai tôi giúp lại anh, chẳng đi đâu mà thiệt. Có đoàn kết thì mới xây dựng được quang cảnh chung đồng đều và đẹp đẽ như này.”
Văn Trạch Tài rất tán thành rồi chỉ về phía tay phải: “Hình như ông khách của chúng ta là trưởng thôn hả?”
Tần Dũng cười cười: “Vâng đúng rồi, người ta gọi ông ấy là trưởng thôn Lý.”
Hai anh em vừa đi tới đầu thôn thì liền trông thấy một người đàn ông khoảng tầm năm mươi tuổi đã đứng đợi sẵn tự bao giờ. Tần Dũng ghé tai Văn Trạch Tài nói nhỏ: “Kia chính là ông ấy.”
Văn Trạch Tài không biết trưởng thôn Lý nhưng ông ấy thì chẳng lạ gì anh bởi thường xuyên tới tiệm đoán mệnh xem náo nhiệt. Thế nên khi gia đình gặp chuyện, ông ấy lập tức đi tìm và chỉ đích danh Văn đại sư cầu giúp đỡ.
Thôn trưởng Lý vồn vã chào đón: “Văn đại sư, đồng chí Tần!”
Vợ chồng ông Lý sinh được cả thảy năm người con, ba trai hai gái, nhưng thằng giữa không may mất sớm nên giờ chỉ còn bốn đứa. Sau khi cô con gái út thành gia lập thất, ông bà Lý quyết định cho con cái phân gia và chọn ở chung với vợ chồng thằng con thứ ba.
Người ta thường bảo “hoàng đế ái trưởng tử, bá tánh thương con út”, anh ba Lý tuy đứng hàng thứ ba nhưng trong mắt cha mẹ thì luôn luôn là cậu con trai út được yêu chiều hết mực.
Xét tới cùng cho dù là trưởng thôn, người được giao nhiệm vụ tuyên truyền bình đẳng giới tới toàn thể bà con, thì cũng không tránh được tư tưởng trọng nam khinh nữ đã bị ăn sâu bén rễ vào tiềm thức.
Cha của thôn trưởng Lý là một thợ mộc nức tiếng nhưng đáng tiếc thiên phú ấy không truyền cho con trai mà lại truyền xuống cho cháu nội, cũng tức là anh ba Lý.
Được thừa hưởng tài hoa cộng với nhiều năm đi theo ông nội rèn luyện, giờ đây anh ba Lý đã nối nghiệp ông, trở thành thợ mộc uy tín nhất nhì trong vùng.
Sau khi ông nội Lý qua đời, hầu như toàn bộ rương hồi môn của của các cô gái trong làng đều do chính tay anh đóng. Danh tiếng bay xa, cả những người ở thôn khác cũng không quản ngại xa xôi sang tận đây tìm thợ mộc Lý đặt làm đồ.
Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay, cuộc sống của anh ba Lý cứ ngày một tốt lên, mà vợ chồng Lý thôn trưởng cũng xem như được hưởng phúc con cháu.
Năm thứ hai sau khi phân gia, vợ chồng anh ba Lý vỡ oà trong niềm sung sướng khi chào đón một cặp long phụng thai đẹp như tranh vẽ.
Kinh tế khá giả, cuộc sống hạnh phúc viên mãn, gia đình anh ba Lý nhanh chóng trở thành hình mẫu lý tưởng cho đám thanh niên trong làng noi theo. Và để hưởng sái tí may mắn, cát lợi, mọi người lại càng kéo tới đặt đồ nhiều hơn. Các đơn hàng chất cao như núi, miệt mài ngày đêm cũng làm không hết việc.
Nhưng suôn sẻ chưa được một năm thì biến cố bất ngờ ập đến, chẳng hiểu cặp song sinh bị làm sao mà bỗng nhiên phát sốt, sau đó ộc sữa liên tục và tới giờ thì chẳng chịu ăn một thứ gì hết, cứ đút vào miệng là thể nào cũng ói ra bằng sạch.
“Chúng tôi đã thử rất nhiều cách khác nhau nhưng tất cả đều vô dụng. Đi bệnh viện khám rồi tới cả bà đồng bà cốt cũng chả tìm được nguyên nhân. Thế nên tôi muốn nhờ Văn đại sư tính giúp xem vì sao nhân duyên của cha con nó lại ngắn tới vậy. Hay là kiếp trước chúng nó nợ ân tình nhau, kiếp này hẹn trả thành thử chỉ ghé qua nhân thế một lát rồi lại đi ngay…”
Nói đoạn, thôn trưởng Lý buồn bã thở dài: “Giờ thằng con tôi đặt hết tâm tư lên hai đứa trẻ, chả tha thiết làm ăn gì cả, nhà xưởng bỏ bê, khách khứa mặc kệ. Vợ nó nhìn vậy cũng chán nhưng không biết khuyên nhủ ra sao. Cả nhà ai cũng mặt ủ mày ê, rầu rĩ buồn khổ. Nhưng nói gì thì nói, chúng tôi không đành lòng nhìn hai đứa bé ra đi mà không biết nguyên nhân…”
Một câu hỏi tại sao luôn luôn thường trực trong đầu trưởng thôn Lý: “Tại sao các cháu mình bị bệnh, bệnh gì và nguyên nhân do đâu?” Rõ ràng chúng được chăm sóc rất cẩn thận và chu đáo, sao tự nhiên nói bệnh là bệnh ngay được, lại còn là loại vô phương cứu chữa. Ai dà, mỗi lần nghĩ tới hai đứa cháu nội là ông nẫu hết cả ruột cả gan!
Tính đi tính lại, ông quyết định mời Văn đại sư đến. Khoa học không giải thích được thì đành dựa vào tâm linh vậy. Dầu sao cũng phải tìm được một câu trả lời thoả đáng để vợ chồng thằng ba được giải toả tâm lý. Nếu không chúng nó sẽ không cam tâm mà ôm nỗi ân hận, day dứt suốt phần đời còn lại mất.
Nhà thôn trưởng Lý được xây theo lối nhà ngang, không có gác nhưng diện tích cực lớn, sân rộng tường cao, nói chung là nhìn rất thoáng đãng và sáng sủa. Không những vậy, mọi vật dụng trong nhà đều được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Từ ngoài sân vào tới phòng khách, chỗ nào cũng rất sạch sẽ và hài hoà tạo nên tổng thể không gian sống vô cùng thư thái và thoải mái.
Điều này cho thấy, Lý gia là một gia đình có nề nếp gia phong và cũng có phúc cưới được một nàng dâu đảm đang, biết quán xuyến, giỏi chu toàn mọi việc.
Vừa bước chân qua cổng, thôn trưởng Lý đã xẵng giọng gọi lớn: “Bà nó đâu, Văn đại sư với đồng chí Tần tới chơi. Mau nấu nước pha trà, bưng lên đây!”
Tức khắc, từ nhà bếp truyền ra tiếng phụ nữ đáp lời, sau đó là tiếng xoong nồi va vào nhau lẻng xẻng như thể người trong đó đang khẩn trương dữ lắm.
Khi Văn Trạch Tài và Tần Dũng theo trưởng thôn Lý vào tới phòng khách thì cánh cửa dãy sương phòng liền bật mở, một người người đàn ông trẻ tuổi, dáng dấp cao gầy bước ra. Người này chính là anh ba Lý.
Quả nhiên vừa nghe thấy thế, ông lão đã lo cuống lên: “Đại sư à đại sư, thầy nhất định có cách mà, đúng không?”
Triệu Đại Phi thoáng lúng túng nhìn về phía sư phụ đang ngồi ngay bên cạnh. Văn Trạch Tài không nói gì, chỉ tặng một nụ cười khích lệ. Triệu Đại Phi lập tức có dũng khí, nói năng lưu loát tự tin hẳn: “Bát tự của ông xung khắc với hoả, thế nên tôi khuyên ông trong thời gian này tuyệt đối không được tới gần lửa.”
Không được tới gần lửa? Cơ mà mùa đông giá rét căm căm, không có lửa thì lấy gì sưởi ấm, muốn chết cóng à? Ông lão đầy vẻ hoang mang, nghi ngại!
Nhưng dù vậy thì ông vẫn lịch sự trả tiền và cẩn thận nhẩm đi nhẩm lại những lời Triệu Đại Phi vừa dặn.
Thế là tiếp xong một khách, Triệu Đại Phi thở phào một hơi nhẹ nhõm nhưng rồi không yên tâm lại quay sang hỏi: “Sư phụ, vừa rồi con không tính sai chỗ nào đúng không sư phụ?”
Văn Trạch Tài vẫn chăm chú nhìn vào quyển sách, mãi sau mới đủng đỉnh đáp vài chữ: “Con cảm thấy không sai thì là không sai!”
Nghe mùi nguy hiểm phảng phất đâu đây, Triệu Đại Phi lập tức ngậm chặt miệng, không dám hỏi mấy câu thừa thãi nữa.
Trăm hay không bằng tay quen, mỗi ngày tiếp đón vài vị khách, kinh nghiệm tăng dần, Triệu Đại Phi bắt đầu có niềm tin vào bản thân hơn.
Nhìn dáng vẻ tự tin ngời ngời của cậu em, Tần Dũng chạy lại chỗ Văn Trạch Tài, tò mò hỏi nhỏ: “Nó tính đúng hết hả đại sư?”
“Mười phần cũng đạt tám, chín. Không tệ!” Văn Trạch Tài cười rất tươi. Cuối cùng trồng cây cũng tới ngày hái quả, thằng nhóc do chính tay anh đào tạo đã có chút tiền đồ rồi.
Tần Dũng sờ sờ cằm: “Thằng em họ em cũng đang muốn xem tướng, thế để em bảo nó tới tìm Đại Phi!”
Ngày hôm sau, em họ Tần Dũng tới tiệm. Cậu ấy rất trẻ, chỉ khoảng trên dưới hai mươi tuổi, mặc bộ quần áo màu xanh, mặt tròn xoe, mắt một mí bé tí đã thế lại còn thích cười nên đôi mắt lúc nào cũng híp lại như sợi chỉ, nom hài hước cực kỳ.
Văn Trạch Tài ý tứ quay đi chỗ khác còn Triệu Đại Phi phải cố lắm mới kiềm được cơn cười đang chực chờ nơi cuống họng: “Người anh em, chẳng hay cậu muốn tính cái gì?”
Em họ Tần Dũng tủm tỉm: “Em muốn tính nhân duyên, xem xem em gái lần này có thực sự cắn câu không.”
Lời này hơi chút cà lơ phất phơ, không nhìn ra được là thực tâm hay không thực tâm. Nhưng như thế cũng đủ khiến thiện ý trên gương mặt Đại Phi giảm đi vài phần. Song Triệu Đại Phi cũng không nói gì mà chỉ nhàn nhạt kêu đối phương xòe bàn tay trái ra để xem chỉ tay.
“Tay cậu có hai đường hôn nhân. Hơn nữa, hôn nhân của cậu đến khá muộn…”
- Giải thích "Đường hôn nhân" nằm phía trên đường tình cảm, xuất phát từ phía mé bên bày tay kéo ngang qua lòng bàn tay, song song với đường tình cảm. Có thể nói, đường hôn nhân là ký hiệu ghi lại diễn biến tình cảm, phản ánh về những khía cạnh cảm xúc khác nhau trong tình cảm của con người. Hết giải thích.
Triệu Đại Phi nói rành mạch rõ ràng, cậu khách trẻ chăm chú lắng nghe như nuốt từng chữ.
Vì không muốn làm phiền hai người bọn họ, Văn Trạch Tài liền rủ Tần Dũng đi ra ngoài.
Vốn dĩ thi cử xong xuôi, Văn Trạch Tài tính thu xếp một hai hôm rồi về quê nhưng hôm qua có khách tới tìm mà tình cờ lại đúng lúc anh không ở cửa hàng. Vậy nên hôm nay rảnh rỗi anh quyết định tới gặp họ xem có chuyện gì.
Vị khách này họ Lý, nhà ở tại một thôn nhỏ nằm trên sườn núi.
Nơi đây người ta dựng nhà hoàn toàn bằng gỗ, nhà này nối tiếp nhà kia, xếp thành tầng, khéo léo bám quanh sườn dốc cheo leo.
Đứng dưới chân núi, Văn Trạch Tài phóng tầm mắt ngắm nhìn ngôi làng được bao quanh bởi những đám mây bồng bềnh, trắng muốt. Khung cảnh độc đáo nên thơ khiến tâm trạng con người cũng được thả lỏng và êm dịu hơn :
“Bây giờ ở Liêu Thành và khu vực ngoại ô lân cận rất hiếm thấy những căn nhà gỗ như thế này.”
Tần Dũng gật đầu: “Em cũng có một thằng bạn sống ở đây. Nó bảo năm đó điều kiện kinh tế khó khăn, chả ai đủ tiền để sửa nhà, thế là cả làng xúm vào chung tay giúp đỡ nhau. Hàng xóm láng giềng, nay anh giúp tôi, mai tôi giúp lại anh, chẳng đi đâu mà thiệt. Có đoàn kết thì mới xây dựng được quang cảnh chung đồng đều và đẹp đẽ như này.”
Văn Trạch Tài rất tán thành rồi chỉ về phía tay phải: “Hình như ông khách của chúng ta là trưởng thôn hả?”
Tần Dũng cười cười: “Vâng đúng rồi, người ta gọi ông ấy là trưởng thôn Lý.”
Hai anh em vừa đi tới đầu thôn thì liền trông thấy một người đàn ông khoảng tầm năm mươi tuổi đã đứng đợi sẵn tự bao giờ. Tần Dũng ghé tai Văn Trạch Tài nói nhỏ: “Kia chính là ông ấy.”
Văn Trạch Tài không biết trưởng thôn Lý nhưng ông ấy thì chẳng lạ gì anh bởi thường xuyên tới tiệm đoán mệnh xem náo nhiệt. Thế nên khi gia đình gặp chuyện, ông ấy lập tức đi tìm và chỉ đích danh Văn đại sư cầu giúp đỡ.
Thôn trưởng Lý vồn vã chào đón: “Văn đại sư, đồng chí Tần!”
Vợ chồng ông Lý sinh được cả thảy năm người con, ba trai hai gái, nhưng thằng giữa không may mất sớm nên giờ chỉ còn bốn đứa. Sau khi cô con gái út thành gia lập thất, ông bà Lý quyết định cho con cái phân gia và chọn ở chung với vợ chồng thằng con thứ ba.
Người ta thường bảo “hoàng đế ái trưởng tử, bá tánh thương con út”, anh ba Lý tuy đứng hàng thứ ba nhưng trong mắt cha mẹ thì luôn luôn là cậu con trai út được yêu chiều hết mực.
Xét tới cùng cho dù là trưởng thôn, người được giao nhiệm vụ tuyên truyền bình đẳng giới tới toàn thể bà con, thì cũng không tránh được tư tưởng trọng nam khinh nữ đã bị ăn sâu bén rễ vào tiềm thức.
Cha của thôn trưởng Lý là một thợ mộc nức tiếng nhưng đáng tiếc thiên phú ấy không truyền cho con trai mà lại truyền xuống cho cháu nội, cũng tức là anh ba Lý.
Được thừa hưởng tài hoa cộng với nhiều năm đi theo ông nội rèn luyện, giờ đây anh ba Lý đã nối nghiệp ông, trở thành thợ mộc uy tín nhất nhì trong vùng.
Sau khi ông nội Lý qua đời, hầu như toàn bộ rương hồi môn của của các cô gái trong làng đều do chính tay anh đóng. Danh tiếng bay xa, cả những người ở thôn khác cũng không quản ngại xa xôi sang tận đây tìm thợ mộc Lý đặt làm đồ.
Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay, cuộc sống của anh ba Lý cứ ngày một tốt lên, mà vợ chồng Lý thôn trưởng cũng xem như được hưởng phúc con cháu.
Năm thứ hai sau khi phân gia, vợ chồng anh ba Lý vỡ oà trong niềm sung sướng khi chào đón một cặp long phụng thai đẹp như tranh vẽ.
Kinh tế khá giả, cuộc sống hạnh phúc viên mãn, gia đình anh ba Lý nhanh chóng trở thành hình mẫu lý tưởng cho đám thanh niên trong làng noi theo. Và để hưởng sái tí may mắn, cát lợi, mọi người lại càng kéo tới đặt đồ nhiều hơn. Các đơn hàng chất cao như núi, miệt mài ngày đêm cũng làm không hết việc.
Nhưng suôn sẻ chưa được một năm thì biến cố bất ngờ ập đến, chẳng hiểu cặp song sinh bị làm sao mà bỗng nhiên phát sốt, sau đó ộc sữa liên tục và tới giờ thì chẳng chịu ăn một thứ gì hết, cứ đút vào miệng là thể nào cũng ói ra bằng sạch.
“Chúng tôi đã thử rất nhiều cách khác nhau nhưng tất cả đều vô dụng. Đi bệnh viện khám rồi tới cả bà đồng bà cốt cũng chả tìm được nguyên nhân. Thế nên tôi muốn nhờ Văn đại sư tính giúp xem vì sao nhân duyên của cha con nó lại ngắn tới vậy. Hay là kiếp trước chúng nó nợ ân tình nhau, kiếp này hẹn trả thành thử chỉ ghé qua nhân thế một lát rồi lại đi ngay…”
Nói đoạn, thôn trưởng Lý buồn bã thở dài: “Giờ thằng con tôi đặt hết tâm tư lên hai đứa trẻ, chả tha thiết làm ăn gì cả, nhà xưởng bỏ bê, khách khứa mặc kệ. Vợ nó nhìn vậy cũng chán nhưng không biết khuyên nhủ ra sao. Cả nhà ai cũng mặt ủ mày ê, rầu rĩ buồn khổ. Nhưng nói gì thì nói, chúng tôi không đành lòng nhìn hai đứa bé ra đi mà không biết nguyên nhân…”
Một câu hỏi tại sao luôn luôn thường trực trong đầu trưởng thôn Lý: “Tại sao các cháu mình bị bệnh, bệnh gì và nguyên nhân do đâu?” Rõ ràng chúng được chăm sóc rất cẩn thận và chu đáo, sao tự nhiên nói bệnh là bệnh ngay được, lại còn là loại vô phương cứu chữa. Ai dà, mỗi lần nghĩ tới hai đứa cháu nội là ông nẫu hết cả ruột cả gan!
Tính đi tính lại, ông quyết định mời Văn đại sư đến. Khoa học không giải thích được thì đành dựa vào tâm linh vậy. Dầu sao cũng phải tìm được một câu trả lời thoả đáng để vợ chồng thằng ba được giải toả tâm lý. Nếu không chúng nó sẽ không cam tâm mà ôm nỗi ân hận, day dứt suốt phần đời còn lại mất.
Nhà thôn trưởng Lý được xây theo lối nhà ngang, không có gác nhưng diện tích cực lớn, sân rộng tường cao, nói chung là nhìn rất thoáng đãng và sáng sủa. Không những vậy, mọi vật dụng trong nhà đều được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Từ ngoài sân vào tới phòng khách, chỗ nào cũng rất sạch sẽ và hài hoà tạo nên tổng thể không gian sống vô cùng thư thái và thoải mái.
Điều này cho thấy, Lý gia là một gia đình có nề nếp gia phong và cũng có phúc cưới được một nàng dâu đảm đang, biết quán xuyến, giỏi chu toàn mọi việc.
Vừa bước chân qua cổng, thôn trưởng Lý đã xẵng giọng gọi lớn: “Bà nó đâu, Văn đại sư với đồng chí Tần tới chơi. Mau nấu nước pha trà, bưng lên đây!”
Tức khắc, từ nhà bếp truyền ra tiếng phụ nữ đáp lời, sau đó là tiếng xoong nồi va vào nhau lẻng xẻng như thể người trong đó đang khẩn trương dữ lắm.
Khi Văn Trạch Tài và Tần Dũng theo trưởng thôn Lý vào tới phòng khách thì cánh cửa dãy sương phòng liền bật mở, một người người đàn ông trẻ tuổi, dáng dấp cao gầy bước ra. Người này chính là anh ba Lý.
Bạn cần đăng nhập để bình luận