Thập Niên 70: Cuộc Sống Hoàn Mỹ Của Nữ Phụ Thanh Niên Tri Thức

Chương 571 - Những Chuyện Ở Thôn




Lý Đa hiểu khá rõ Niên Sinh.
Trước đây hồi còn ở quê nhà, mấy anh em Đâu Đâu cũng từng chơi chung với Lý Đa, nhưng chắc bọn trẻ đã quên rồi.
Trước khi Chu Dã vào nam, nếu không được xem qua cuốn album ảnh thì chắc đứa con trai út sẽ quên mất cha mình trông như thế nào rồi.
Chưa kể đối với Tiểu Đa đã hơn hai năm không gặp bọn trẻ rồi.
Thế nhưng đứa út lại thích kết bạn mới, việc chiêu đãi khách bằng táo tàu, bỏng ngô và kem que lại không phải là vấn đề.
Cho nên bây giờ Lý Đa vẫn chạy đuổi theo bé út.
Nhưng trên thực tế, Lý Đa lớn hơn bé ba và bé út một tuổi.
Mặc dù nếu bé út đứng cạnh thằng bé thì cũng không thấp hơn là bao, nhưng mấu chốt căn bản là thằng bé thông minh, lại rành rọi đường đi, còn rất dũng cảm nên hà cớ gì mà không đi theo bé.
Vừa mở mắt liền ăn sáng, rồi một thân một mình chạy đến đây.
Từ góc độ này cũng có thể thấy bọn trẻ ở nông thôn thực sự rắn rỏi lại còn có khả năng thích ứng tốt.
Nhưng khi còn nhỏ thì Tiểu Ngư chỉ ở trong nhà.
Lý Thông Dư là một cái tên hay mà người cha không nên nết đặt cho, biệt danh là Tiểu Ngư.
Thấy mẹ Thái Sơn đã làm xong việc và đưa Tiểu Ngư về nhà ngồi, mợ út Cố đang bóc vỏ đậu phộng hỏi bà ấy hôm nay Kim Tiểu Linh bán đậu hủ thế nào rồi.
Mẹ Thái Sơn để cháu trai đi nô đùa, sau đó ngồi xuống cười nói: “Cả hai khay đậu phụ đều bán hết cả rồi.”
“Khoảng sáu giờ hơn con dâu tôi và Trương Kiều Mai đến đó, tầm khoảng tám giờ rưỡi thì đậu phụ đã bán hết và quầy hàng cũng đóng cửa.” Mẹ Thái Sơn cũng vui mừng lây.
Dù có một đứa con trai đang kiếm tiền ở trong Nam, thu nhập tuy cao nhưng mẹ và vợ đều bận bịu làm ăn ở trong nội thành, đó là một chỗ dựa tinh thần để nương tựa vào nhau mà sống.
Nhất là khi bà ấy nghe con trai nói rằng ở trong nam kiếm tiền cũng không dễ dàng gì, không biết bao giờ mới hết.
Vì vậy, dù hiện tại đã kiếm được kha khá nhưng mẹ Thái Sơn cũng chỉ hy vọng năng nhặt chặt bị mà thôi.
Tuy làm đậu phụ có mệt nhưng thực sự lại mang tính ổn định hơn.
Mỗi ngày họ có thể kiếm được ba đồng từ hai khay đậu phụ, tức là trong một tháng có thể kiếm được chín mươi đồng, không tính vào phần con trai, bà và con dâu cũng kiếm đủ tiền.
Sau khi bán đậu phụ về, con dâu muốn đưa cho mẹ chồng một ít tiền nhưng mẹ Thái Sơn xua tay bảo cô ấy hãy nên giữ lại.
Con dâu vui vẻ, lại đỡ lo phần nào, tiện cả đôi đường.
Hơn nữa, mẹ Thái Sơn còn nói, khi mua nhà, bà ấy sẽ phụ một khoản mà bà ấy có, nếu không đủ thì ở đây bà ấy vẫn còn một ít tiền, có thể hỗ trợ một khoản.
Thành thật mà nói, từ tận đáy lòng Kim Tiểu Linh thực sự hài lòng về cuộc hôn nhân của mình.
Từ khi lấy chồng đến nay, cô ấy chưa từng phải chịu ấm ức gì, người chồng thì lại có tính cầu tiến, mẹ chồng cởi mở, giúp đỡ cô ấy rất nhiều, cô ấy cũng không bao giờ bị xoi mói.
Vì thế cô ấy cũng rất tích cực trong việc xây dựng tổ ấm nhỏ của mình.
Quay về thời điểm hiện tại.
Mợ út nghe mẹ Thái Sơn nói xong, bà ấy liền bảo: “Con chăm chỉ cũng không có ảnh hưởng gì, mẹ chỉ hơi mệt thôi.”
“Người nông dân chúng ta thì sợ gì mệt cơ chứ? Làm đậu phụ có mệt đến mấy thì làm sao có thể so với việc cuốc ruộng kiếm ăn được?”
Mợ út gật đầu hỏi chuyện trong thôn: “Trước đây trong thư có nói rằng ruộng đất ở thôn được giao cho mỗi người tự làm? Trong thư không giải thích rõ ràng, bà hãy nói rõ cho tôi biết đi.”
Mẹ Thái Sơn đã từng kể cho bà ấy nghe chuyện về mảnh đất này một lần rồi.
Dù sao bây giờ người trong thôn đều đã có công việc riêng, ở nông thôn cũng không có hạn chế gì về việc nuôi lợn, gà,… nên là ai muốn nuôi thì cứ việc nuôi.
Mẹ Thái Sơn kể về các công việc của mọi người trong thôn.
“Ba anh em Đoạn Văn còn xây dựng cả một trang trại gà!”
Mợ út sống ở đại đội Ngưu Mông lâu như vậy, bà ấy biết rất nhiều chuyện mà Bạch Nguyệt Quý không biết, đương nhiên biết cả mấy anh em Đoạn Văn, Đoạn Vũ và Đoạn Sơn, bà ấy ngạc nhiên nói: “Thật sao?”
“Từ hồi đầu xuân, bọn họ đã nuôi hơn hai trăm con gà.” Mẹ Thái Sơn gật đầu: “Nói ra thì vợ của Đoạn Văn rất có năng lực, sau khi lấy chồng, gia đình thực sự không còn gặp khó khăn.”
Vợ Đoạn Văn là cháu gái bên vợ Ngõa Phiến, người họ hàng được vợ Ngõa Phiến nhắc đến từ lúc đầu.
Đúng như dự đoán, sau khi kết hôn, cô ấy càng ngày càng được lòng người trong nhà.
Có vợ Đoạn Văn ở đây, quần áo, đồ ăn, phòng ở của Đoạn Vũ và Đoạn Sơn đều trở nên rực rỡ hơn hẳn.
Người trong thôn không khỏi bùi ngùi, trong gia đình này có một người phụ nữ liền có gì đó khác lạ!
Chuyện nuôi gà cũng là do ý của vợ Đoàn Văn, khi ba anh em bọn họ làm việc trên mảnh đất được giao thì vợ Đoàn Văn lại lo liệu việc nhà.
Cho dù là nuôi lợn hay nuôi gà đều rất vững tay nghề.
Mợ út thực sự rất ngạc nhiên, nhưng bà ấy cũng thắc mắc: “Bọn họ có thể nuôi nhiều gà như vậy ở đâu được nhỉ?”

Bạn cần đăng nhập để bình luận