Trường Sinh Từ Vẽ Bùa Bắt Đầu

Chương 158: Kinh điển trung cấp phù

"Quá xạo." Ninh Phong trực tiếp ném sách sang một bên. Lại cầm bình rượu linh ngửa cổ tu một hơi dài, rồi bực dọc nói. Tuy nói thiên hạ không có bữa trưa nào miễn phí, nhận ân huệ của người thì nên báo đáp hết lòng. Nhưng một kẻ đệ tử ngoại môn, chỉ đưa ra một quyển bí kíp phù lục trung cấp, lại đòi người ta trùng kiến tông môn để trả ơn. Đây chẳng phải là sư tử ngoạm sao? Gánh nặng lớn như vậy, ai kham nổi? Hơn nữa còn muốn lập thiên đạo khế ước, trong thời hạn nhất định không thực hiện thì sẽ bị thiên đạo giáng phạt tiêu diệt! Không đáng, tuyệt đối không đáng. Nếu có người bằng lòng lập khế ước đó, thì quyển «tùy bút phù lục ngoại môn Trường Tiên Tông» này đã sớm được cất giấu làm bảo vật truyền thừa của tông môn rồi. Chứ đâu đến nỗi hơn vạn năm trôi qua vẫn phải nằm ở đây long đong đợi chủ. Bất quá, nếu chỉ là trùng kiến một tông môn, thật ra cũng không quá khó. Tùy tiện nặn cục đất làm bảng hiệu, rồi tìm chỗ xó xỉnh nào đó dựng lên, thế là cũng coi như đã hoàn thành khế ước. Chỉ là làm như vậy, tương đương với lừa dối trời đất, đạo tâm ít nhiều cũng bị tổn hại, ảnh hưởng đến con đường tu luyện sau này. Tu sĩ bình thường sẽ không làm vậy. Cho nên Ninh Phong rất nghi ngờ, vị phù sư ngoại môn kia, có lẽ đã để lại ám chiêu gì đó. Chỉ cần đồng ý lập khế ước, biết đâu sau này còn có chỗ tốt khác. Nếu không, chỉ với một quyển phù lục trung cấp, e rằng chính ông ta cũng không tin là có người chịu gánh cái trách nhiệm nặng nề như vậy. Ánh mắt đảo qua quyển bí kíp cuối cùng, «kinh điển phù lục trung cấp». Ninh Phong cố ý để quyển sách này cuối cùng mới xem. Bởi vì cái tên của quyển sách này rất chính thống, vừa đọc tên sách lên liền biết đây là bí kíp phù lục chính quy. Mở sách ra xem, quả nhiên đúng như vậy. Trong sách không có một chữ thừa thãi nào. Giống hệt như quyển «giải thích chi tiết về chế tác phù lục nhập môn». Liệt kê trực tiếp cách vẽ các loại phù lục trung cấp thường dùng. Tuy chỉ có sáu loại phù lục, nhưng đều là những loại phù lục trung cấp khá thông dụng trên thị trường: Phù dẫn đường, phù khinh thân, phù băng tiễn, phù hỏa điểu, phù kim giáp, phù thiên y. Sách như tên gọi, rất kinh điển, những gì nên có đều có đủ cả. Công kích, trị liệu, phòng ngự, xem bói, tất cả đều đầy đủ. Một người tu sĩ ra ngoài, cũng chỉ cần chuẩn bị những thứ này. Xem bói hỏi cát hung, khi bị tấn công có phòng ngự, xuất thủ có thể công kích, bị thương có thể trị liệu. Quyển «kinh điển phù lục trung cấp» này đã bao trùm đủ mọi khía cạnh. Phù dẫn đường, không những có thể chỉ phương hướng, còn có thể bói hung cát. Khi bị lạc trong hoang dã hoặc gặp phải ảo ảnh, dùng phù này, có thể xác định chính xác phương hướng. Nhưng phân biệt phương hướng không phải là công năng duy nhất của phù dẫn đường. Công dụng lớn nhất của nó là chỉ đường, nhờ đó mà tránh được những điều xui rủi. Khi đứng trước ngã ba đường, tìm người tìm vật hoặc là bỏ chạy, phù dẫn đường có thể chỉ ra phương hướng chính xác nhất. Mặt khác, phù này cũng có hiệu quả tránh né những thứ quỷ dị. Tại những nơi thường xuất hiện những thứ quỷ dị, sau khi dùng phù dẫn đường, có thể căn cứ theo sự chỉ dẫn của phù mà lách qua những nơi nguy hiểm. Ninh Phong lấy giấy vẽ bùa, mực vẽ bùa và bút vẽ bùa từ trong túi trữ vật ra, bày sẵn ở trên bàn. Tàng Kinh Các của Lâm gia, chỉ có thể đọc tại chỗ, không thể mang đi, cũng không thể sao chép. Muốn học tập những phù chú này, hoặc là phải học thuộc cả quyển sách, hoặc là chỉ có thể ở đây trực tiếp vẽ bùa. Ninh Phong chọn trực tiếp bắt đầu vẽ, vừa vẽ vừa học, như vậy hiệu quả chắc sẽ cao hơn. Nhưng phù dẫn đường, Ninh Phong cảm thấy có thể để sau hãy học. Hôm nay chắc chắn không học hết tất cả các phù lục trong sách, Ninh Phong dự định trước tiên học phù khinh thân. Phù khinh thân, dùng để trốn chạy, nhảy lên hoặc là bay. Thực chất, nó là một lần thi triển Khinh Thân Thuật. Dùng phù khinh thân, có thể thi triển Khinh Thân Thuật có cùng cấp bậc với phù lục. Một tu sĩ Luyện Khí trung kỳ, nếu dùng một tấm phù khinh thân thượng phẩm, tốc độ của hắn gần như không kém gì tu sĩ Luyện Khí chín tầng đại viên mãn. Bất quá, phù khinh thân cũng giống như phù ngự phong, bị hạn chế về thời gian. Nhưng so với phù ngự phong chỉ có thể chạy về một hướng, thì phù khinh thân lại linh hoạt hơn, có thể dùng trong nhiều tình huống hơn. Ninh Phong trước mắt vẫn chưa nắm giữ một môn Khinh Thân Thuật nào. Tuy rằng trong Tàng Kinh Các chắc chắn có bí kíp Khinh Thân Thuật, nhưng Khinh Thân Thuật cần có thời gian luyện tập, hiệu quả còn lâu mới nhanh bằng phù khinh thân. Trước khi học được Khinh Thân Thuật, Ninh Phong cảm thấy mình vẫn nên dùng phù khinh thân. Hơn nữa, ở Phường thị, phù khinh thân luôn là một mặt hàng bán chạy. Xem đi xem lại quy trình vẽ phù khinh thân nhiều lần, Ninh Phong bắt đầu nhắm mắt lại. Rồi lặng lẽ hồi tưởng quy trình vẽ phù trong lòng. Các thao tác vẽ phù trung cấp, so với phù lục sơ cấp phức tạp hơn không ít. Mà trình tự vẽ phù cũng nhiều hơn. Cho nên Ninh Phong mất gần nửa canh giờ mới miễn cưỡng ghi nhớ hết tất cả trình tự đặt bút và sử dụng bút của phù khinh thân. Chấm mực, đặt bút, sử dụng bút! Bút đi như rắn. Đáng tiếc, tấm thứ nhất thất bại. Bởi vì khi vẽ đến giữa chừng, có một chỗ chuyển bút, Ninh Phong đã quên độ rộng. Hắn đã vẽ chỗ chuyển bút đó quá dài, đến lúc về sau, dùng bút vẽ tiếp tới chỗ đó thì không còn đủ chỗ để tiếp tục vẽ. “Có lẽ là do không niệm thanh tâm chú.” Lại xem thêm một chút trình tự vẽ phù khinh thân trong sách. Một lần nữa lấy ra một tờ giấy vẽ bùa khác. Lần này, Ninh Phong niệm một đoạn thanh tâm chú trước. Sau đó lại tiếp tục sử dụng bút vẽ! Đáng tiếc, vẫn thất bại, liên tiếp mấy tờ đều không thành một tấm phù. Bỏ bút xuống, cầm sách lên xem lại, đọc đi đọc lại nhiều lần. Cho đến khi vẽ tới tấm thứ tám, phù văn nhẹ nhàng trôi qua, cuối cùng ngưng tụ trong tờ giấy bùa. Tấm phù khinh thân đầu tiên, cuối cùng cũng thành công. 【Chế phù khinh thân phù, độ thuần thục +1】 Tiếp đó Ninh Phong lại vẽ mấy tờ, đều thành công, chỉ có điều đều là phù khinh thân hạ phẩm. Cho phù vào túi trữ vật, không tiếp tục vẽ nữa, mà là cầm sách lên, tiếp tục nghiên cứu qua loa một chút về phù băng tiễn. Đây là loại phù công kích có tần suất sử dụng cao nhất của các tu sĩ Luyện Khí kỳ. Giá cả của phù băng tiễn, tu sĩ bình thường đều có thể chịu đựng được, mà uy lực công kích thì lại khá ổn. Mặt khác, phù băng tiễn không có giới hạn cảnh giới, từ Luyện Khí giai đoạn đầu cho đến Trúc Cơ, đều có thể rót linh lực vào rồi dùng ngay. Không giống như những loại phù khác, có giới hạn thuộc tính Ngũ Hành linh căn. Đây chính là ưu điểm của phù băng tiễn. Sau khi phù băng tiễn được kích hoạt, nó sẽ nhanh chóng bắn ra một đám băng tiễn về phía mục tiêu để công kích. Bất kể là săn bắn hay giao chiến, phù băng tiễn đều rất hữu dụng. Phạm vi công kích của phù băng tiễn là khoảng một trượng, có độ lệch rất lớn. Khi sử dụng, phương hướng tấn công không cần phải quá chính xác, nó vẫn có thể bao trùm một phạm vi khá rộng. Ninh Phong xem lướt qua cách vẽ phù băng tiễn trong sách một lần. Phát hiện quy trình vẽ phù băng tiễn phức tạp hơn phù địa khoan. Cứ theo cách cũ là đọc nhẩm, ghi nhớ, lại đọc nhẩm, hơn mười lần, Ninh Phong quyết định bắt đầu vẽ. Chấm mực! Sử dụng bút vẽ! Mới vẽ được một nửa, Ninh Phong đã dừng lại. “Thao tác sử dụng bút này, sao quen quá!” Ninh Phong suy nghĩ kỹ một hồi. Mới nhớ ra hôm đó ở tĩnh thất trong ngoại vụ đường của Lâm gia, hắn từng quan sát các phù sư khác vẽ bùa, có một phù sư vẽ đúng loại phù này. Lúc đó Ninh Phong đã ghi nhớ rõ thao tác vẽ bùa và quá trình sử dụng bút của tên phù sư kia, chỉ là sau đó không thử tự mình vẽ mà thôi. Không ngờ, tên phù sư đó đã vẽ phù băng tiễn. Nhìn tờ phù vẽ dở trên bàn, Ninh Phong tiếc hận vô cùng. Phí mất một tờ giấy vẽ bùa rồi.
Bạn cần đăng nhập để bình luận