Trọng Sinh Về Thập Niên 90, Chọn Chồng Làm Người Thừa Kế

Chương 704


Nói ra thì cũng trùng hợp, từ mấy lời ẩn ý mà Tiết Sưởng tiết lộ thì Lâm Bạch Thanh cũng đoán được ít nhiều, Sở Thanh Đồ chẳng những còn sống mà có lẽ còn làm về nghiên cứu khoa học, lĩnh vực cũng có nhiều điểm tương đồng với Cố Bồi, vì chắc anh cũng làm về hóa sinh.
Nếu tìm được cha, không nói đến việc có thể giải mã biệt danh của ông ấy, nhưng cô sẽ có một người mẹ làm giám sát viên ở CIBA, một người cha làm nghiên cứu hóa sinh ở căn cứ binh đoàn, và cả một người bà ngoại nghiên cứu về các thiết bị y tế. Tuy công việc của họ khác nhau nhưng đều làm về lĩnh vực y tế.
Cố Bồi nghe xong thì như thể bị sét đánh: “Cha em còn sống ư?”
“Theo lời của Tiết Sưởng thì có lẽ ông ấy làm ở binh đoàn, chưa từng đổi chỗ trong suốt hai mươi năm.” Lâm Bạch Thanh nói.
Cố Bồi cầm chìa khóa rồi thay quần áo, lúc này đang nhìn con gái, thấy vợ nói một hồi lâu thì chíu mày: “Anh nhớ trên tài liệu của Sở Thanh Đồ ghi ngành ông ấy học là nghiên cứu lịch sử, khoa học xã hội, ông ấy là sinh viên ngành khoa học xã hội mà.”
Nghe thì rất vô lý vì trước kia cha cô là một quản lý nhỏ ở thư viện lịch sử, là một sinh viên ngành khoa học xã hội, nhưng sau khi vào bộ đội thì ông ấy lại đi nghiên cứu hóa sinh, đó là hai ngành nghề hoàn toàn khác nhau.
Tuy nhiên, nếu xét từ cuộc sống và sở thích của Sở Thanh Đồ thì việc này lại hợp tình hợp lý, bởi Khương Vân Uyển: mẹ ông ấy là một bác sĩ trung y cực kỳ có thiên phú nên ông ấy cũng có khứu giác và vị giác hơn người, vô cùng nhạy cảm, hơn nữa sở thích của ông ấy trước nay vẫn là ngành Hóa sinh.
Lâm Bạch Thanh chợt nhớ đến điều gì đó, lật quyển sổ trên bàn đọc sách, rút một tấm thẻ ra đưa cho Cố Bồi xem, đó là thẻ mượn sách lúc trước Sở Thanh Đồ kẹp trong sổ.
Trong hai quyển sách cuối cùng mà ông ấy mượn có một quyển là “Sự bắt nguồn của bệnh đậu mùa”, một quyển là “Lịch sử Ấn Độ”, nhìn ngày ông ấy mượn sách có thể chắc chắn lúc đó ông ấy đã là thạc sĩ khoa Hóa học.
Do ngày mượn sách là một ngày trước khi ông ấy “xả thân vì nghĩa”, khi đó cũng đúng lúc bệnh đậu mùa độc và nghiêm trọng nhất trong lịch sử bùng phát ở Ấn Độ, Tổ chức Y tế thế giới đưa ra đề nghị với toàn thế giới, yêu cầu hai nước Mỹ và Liên Xô buông bỏ thành kiến, chi viện cho Ấn Độ. Nhưng thời điểm đó cũng có nhiều bài báo suy đoán rằng khả năng Mỹ và Liên Xô sẽ giữ lại các mẫu bệnh đậu mùa, làm thành vũ khí sinh học để sử dụng. Có lẽ trong bối cảnh đó, Nhà nước cần một nhóm người đi nghiên cứu vũ khí sinh học và các loại vắc: xin nên Sở Thanh Đồ mới đăng ký tham gia.
Tóm lại là, nghe thì rất vô lý nhưng nó thực sự đã xảy ra rồi.
Còn bây giờ, chỉ cần Tiết Sưởng trở về, nói cho Sở Thanh Đồ biết vợ con ông ấy vẫn còn sống, chỉ cần làm xong thủ tục theo quy định thì Thẩm Khánh Nghi có thể gặp được người chồng vẫn còn sống và Lâm Bạch Thanh cũng được gặp cha một lần nữa.
Phải rồi, nếu muốn làm được những điều đó thì phải nhanh chóng giúp Tiết Sưởng hoàn thành nhiệm vụ, quay về Thập Hà Tử, do vậy Lâm Bạch Thanh giục chồng: “Mau đi đưa người ta về đi, nhanh lên!”
Lúc này Cố Bồi đang nhìn thẻ mượn sách, ngẩng đầu lên thì trông thấy đôi mắt vợ mình đang cong lên, đôi môi dày và mềm mại cũng nhếch lên, trong mắt lộ rõ ý cười.
“Anh còn ngây ra đó làm gì, đi mau đi!” Cô lại giục.
Người đàn ông im lặng một lát rồi đột nhiên sát lại gần mặt vợ mình, hôn thật mạnh lên môi cô một cái, nói: “Rất tốt.”
Lâm Bạch Thanh hơi sửng sốt: “Cái gì rất tốt?”
“Không phải em tự tìm được cha em sao, rất tốt!” Cố Bồi cười rồi nói.
Da anh trắng, khí chất lại điềm đạm, giờ còn làm cha, khi cười lên chẳng những đẹp mà còn có vẻ hiền từ trước đây chưa từng có. Chắc là do tuổi thơ ngột ngạt và có một người mẹ mắc chứng cuồng loạn như Trác Ngôn Quân nên Cố Bồi thậm chí còn không biết cách cười, bình thường rất ít khi cười.
Anh cũng là một người không giỏi bộc lộ cảm xúc. Ví dụ như với Sở Sở, bình thường anh khá nghiêm khắc, tình yêu của anh chỉ được thể hiện thông qua việc giặt tã lót sạch sẽ và tạo dựng cho con một môi trường trưởng thành. Còn bây giờ, bộc lộ ở mức độ này chứng tỏ anh cũng rất vui.
Sau khi chồng đi, tất nhiên là Lâm Bạch Thanh cũng lên giường đi ngủ.
Liễu Liên Chi rất bận rộn nên buổi tối Lâm Bạch Thanh không gọi điện, bà ấy cũng quên hỏi chuyện thảm. Mỗi sáng sớm, khi Lâm Bạch Thanh đi làm thì bà ấy sẽ dẫn bảo mẫu tới chăm sóc Sở Sở thay cô, khi nào con cần uống sữa sẽ nói bảo mẫu bế Sở Sở tới dược đường để Lâm Bạch Thanh bớt chút thời gian cho con bú. Nhờ có sự giúp đỡ chăm sóc của bà ngoại nên Lâm Bạch Thanh không bị ảnh hưởng nhiều bởi việc sinh nở.
Bạn cần đăng nhập để bình luận