[Niên Đại] Năm Mất Mùa
Chương 173
Chương 173Chương 173
Mà trong số tin tức Điền Lai Tài trình lên có một tin tức liên quan đến truyền thuyết phủ Trung Dũng tướng quân.
Trung Dũng tướng quân chinh chiến cả đời, cuối cùng da ngựa bọc thây. Trung Dũng tướng quân thanh liêm như nước, cũng không có của cải gì để lại cho hậu nhân, chỉ có một bảo kiếm tùy thân luôn mang theo, tên là Thiên Hồng kiếm, được đúc bằng sắt lạnh trong tự nhiên, cắt vàng như bùn, hào quang chiếu sáng bốn phía, từng uống máu của vô số kẻ thù, treo trên tường vào ban đêm, thần ma không thể đến gần, ác quỷ không thể xâm nhập, thỉnh thoảng còn phát ra tiếng tru dài... Thiên Hồng kiếm có thể xem là bảo vật hiếm có duy nhất của nhà họ Dương.
Tuy nhiên, tương truyền rằng Thiên Hồng kiếm này không ở trong phủ Trung Dũng tướng quân, mà là sau khi Trung Dũng tướng quân qua đời, theo di nguyện cuối cùng của ngài, thanh kiếm này được chôn giữa non sông nước biếc ngăn cách giữa Hà Đông Hà Tây, để tấm lòng trung nghĩa thiết huyết của ngài có thể vĩnh viễn trấn giữ hai miền sông núi Hà Giang.
Mấy năm nay Điền Lai Tài dốc lòng nghiên cứu văn thư, nhìn không biết bao nhiêu sách kinh sử, cuối cùng cũng suy ra, thật ra thanh kiếm này được chôn trên đỉnh Phượng Hoàng phía sau ngọn núi của thôn Cốc Đôi.
Như trước đó cô có nói, người Nam Đảo luôn thèm thuồng sản vật văn hóa của nước C, cái gì mà nhân vật lịch sử, sách cổ, bảo vật cổ đại bla bla, cái gì bọn họ cũng mê, thậm chí còn vượt qua người nước C, mê đến mức phải đoạt lấy bằng bất cứ giá nào.
Chiến tích bất bại của Dương tướng quân cũng được quân đội Nam Đảo hết sức khen ngợi, có rất nhiều tướng lĩnh thậm chí còn coi Dương tướng quân là thần tượng, đương nhiên, chuyện này cũng không ảnh hưởng bọn họ giết người nước C, ai bảo người nước C vô dụng? Không giữ được đồ của mình vậy còn có thể trách ai? Giết sạch những truyền nhân vô dụng của thần tượng, chẳng phải Nam Đảo bọn họ sẽ trở thành người thừa kế danh chính ngôn thuận sao?
Cho nên thanh Thiên Hồng kiếm trong truyền thuyết từng uống vô số máu, trấn giữ non sông nước biếc này lập tức làm hai mắt gã đội trưởng Nam Đảo sáng lên, nằm mơ cũng muốn bắt được dâng lên cho Nam Đảo tướng quân làm quà sinh nhật.
Phủ Trung Dũng tướng quân hiện tại chỉ còn là một cái vỏ rỗng, bị chiếm còn chưa tính, nhưng thanh bảo kiếm kia chính là linh hồn của gia tộc Trung Dũng tướng quân, đồng thời nó còn mang ý nghĩa tối cao là trấn giữ non sông đất nước. Thân là con cháu dòng chính của Trung Dũng tướng quân, sao Dương Lão Cửu có thể trơ mắt nhìn chuyện như vậy xảy ra?
Nếu gã đội trưởng Nam Đảo kia đào được Thiên Hồng kiếm, đưa nó đến Nam Đảo, còn trưng bày giữa thanh thiên bạch nhật, bọn họ là truyền nhân nhà họ Dương còn có mặt mũi sống sao?
Vì vậy, Dương Lão Cửu liều mạng tìm cách lẻn vào đội cu li, đi theo nhóm quỷ binh Nam Đảo đến thôn Cốc Đôi là để bảo vệ Thiên Hồng kiếm khỏi bị người Nam Đảo cướp đi.
Có lẽ là bởi vì được tổ tiên phù hộ, lão Trương dưới gốc cây đại thụ kia chết nhanh, không có đối chứng, tên Hán gian Điền Lai Tài thì ho lao, cả ngày lo lắng hãi hùng, tạm thời không có tâm tư nịnh bợ người Nam Đảo thăng quan tiến chức, quỷ binh ở thôn Cốc Đôi đóng quân một tháng, không đào được gì, ngược lại còn có không ít người nhiễm bệnh. Trên đường trở về, Dương Lão Cửu đã lợi dụng sơ hở và giết chết Điền Lai Tài.
Nếu Điền Lai Tài không chết, không biết còn bao nhiêu người ở huyện Thẩm Thành phải tiếp tục chịu khổ nữa.
Lý Như nghe xong trợn mắt há hốc mồm, vô cùng chấn động.
Cho dù thế nào cô cũng không thể tưởng được một vùng quê tầm thường như này mà còn cất giấu một bảo vật quý hiếm đến vậy!
Ôi Chúa ơi!
Nếu người hiện đại biết đằng sau ngọn núi của một thôn nhỏ có một bảo kiếm vĩ đại như này thì chẳng phải thôn Cốc Đôi sẽ nổi tiếng khắp thế giới sao?
Mà trong số tin tức Điền Lai Tài trình lên có một tin tức liên quan đến truyền thuyết phủ Trung Dũng tướng quân.
Trung Dũng tướng quân chinh chiến cả đời, cuối cùng da ngựa bọc thây. Trung Dũng tướng quân thanh liêm như nước, cũng không có của cải gì để lại cho hậu nhân, chỉ có một bảo kiếm tùy thân luôn mang theo, tên là Thiên Hồng kiếm, được đúc bằng sắt lạnh trong tự nhiên, cắt vàng như bùn, hào quang chiếu sáng bốn phía, từng uống máu của vô số kẻ thù, treo trên tường vào ban đêm, thần ma không thể đến gần, ác quỷ không thể xâm nhập, thỉnh thoảng còn phát ra tiếng tru dài... Thiên Hồng kiếm có thể xem là bảo vật hiếm có duy nhất của nhà họ Dương.
Tuy nhiên, tương truyền rằng Thiên Hồng kiếm này không ở trong phủ Trung Dũng tướng quân, mà là sau khi Trung Dũng tướng quân qua đời, theo di nguyện cuối cùng của ngài, thanh kiếm này được chôn giữa non sông nước biếc ngăn cách giữa Hà Đông Hà Tây, để tấm lòng trung nghĩa thiết huyết của ngài có thể vĩnh viễn trấn giữ hai miền sông núi Hà Giang.
Mấy năm nay Điền Lai Tài dốc lòng nghiên cứu văn thư, nhìn không biết bao nhiêu sách kinh sử, cuối cùng cũng suy ra, thật ra thanh kiếm này được chôn trên đỉnh Phượng Hoàng phía sau ngọn núi của thôn Cốc Đôi.
Như trước đó cô có nói, người Nam Đảo luôn thèm thuồng sản vật văn hóa của nước C, cái gì mà nhân vật lịch sử, sách cổ, bảo vật cổ đại bla bla, cái gì bọn họ cũng mê, thậm chí còn vượt qua người nước C, mê đến mức phải đoạt lấy bằng bất cứ giá nào.
Chiến tích bất bại của Dương tướng quân cũng được quân đội Nam Đảo hết sức khen ngợi, có rất nhiều tướng lĩnh thậm chí còn coi Dương tướng quân là thần tượng, đương nhiên, chuyện này cũng không ảnh hưởng bọn họ giết người nước C, ai bảo người nước C vô dụng? Không giữ được đồ của mình vậy còn có thể trách ai? Giết sạch những truyền nhân vô dụng của thần tượng, chẳng phải Nam Đảo bọn họ sẽ trở thành người thừa kế danh chính ngôn thuận sao?
Cho nên thanh Thiên Hồng kiếm trong truyền thuyết từng uống vô số máu, trấn giữ non sông nước biếc này lập tức làm hai mắt gã đội trưởng Nam Đảo sáng lên, nằm mơ cũng muốn bắt được dâng lên cho Nam Đảo tướng quân làm quà sinh nhật.
Phủ Trung Dũng tướng quân hiện tại chỉ còn là một cái vỏ rỗng, bị chiếm còn chưa tính, nhưng thanh bảo kiếm kia chính là linh hồn của gia tộc Trung Dũng tướng quân, đồng thời nó còn mang ý nghĩa tối cao là trấn giữ non sông đất nước. Thân là con cháu dòng chính của Trung Dũng tướng quân, sao Dương Lão Cửu có thể trơ mắt nhìn chuyện như vậy xảy ra?
Nếu gã đội trưởng Nam Đảo kia đào được Thiên Hồng kiếm, đưa nó đến Nam Đảo, còn trưng bày giữa thanh thiên bạch nhật, bọn họ là truyền nhân nhà họ Dương còn có mặt mũi sống sao?
Vì vậy, Dương Lão Cửu liều mạng tìm cách lẻn vào đội cu li, đi theo nhóm quỷ binh Nam Đảo đến thôn Cốc Đôi là để bảo vệ Thiên Hồng kiếm khỏi bị người Nam Đảo cướp đi.
Có lẽ là bởi vì được tổ tiên phù hộ, lão Trương dưới gốc cây đại thụ kia chết nhanh, không có đối chứng, tên Hán gian Điền Lai Tài thì ho lao, cả ngày lo lắng hãi hùng, tạm thời không có tâm tư nịnh bợ người Nam Đảo thăng quan tiến chức, quỷ binh ở thôn Cốc Đôi đóng quân một tháng, không đào được gì, ngược lại còn có không ít người nhiễm bệnh. Trên đường trở về, Dương Lão Cửu đã lợi dụng sơ hở và giết chết Điền Lai Tài.
Nếu Điền Lai Tài không chết, không biết còn bao nhiêu người ở huyện Thẩm Thành phải tiếp tục chịu khổ nữa.
Lý Như nghe xong trợn mắt há hốc mồm, vô cùng chấn động.
Cho dù thế nào cô cũng không thể tưởng được một vùng quê tầm thường như này mà còn cất giấu một bảo vật quý hiếm đến vậy!
Ôi Chúa ơi!
Nếu người hiện đại biết đằng sau ngọn núi của một thôn nhỏ có một bảo kiếm vĩ đại như này thì chẳng phải thôn Cốc Đôi sẽ nổi tiếng khắp thế giới sao?
Bạn cần đăng nhập để bình luận