[Niên Đại] Năm Mất Mùa
Chương 120
Chương 120Chương 120
Nhìn về phía Đông, sông Khúc Thuỷ uốn lượn giữa các dãy núi, chảy về hướng Đông. Dãy núi phía Đông đều ở trong tầm mắt, một con chim bay qua hay một con thú chạy qua cũng có thể phát hiện ra.
Nhìn về phía Nam Bắc, vừa hay có thể nhìn thấy hai con đường dẫn ra bên ngoài của thôn Cốc Đôi, một đường là đường hẹp. quanh co dẫn tới sông Hà Pha, một đường là đường lớn từ thôn Bất Pha đến thôn Đông Bình, lại ngoảnh mặt nhìn về phía Tây liền có thể thấy rõ rành rành từng căn nhà của thôn Cốc Đôi.
Nghe người xưa kể rằng bệ đá này được xây vô cùng cẩn thận, nói những ngọn núi quanh thôn Cốc Đôi thực ra có hình dạng của một con phượng hoàng, vị trí của đỉnh núi này chính là đầu của phượng hoàng. Bệ đá được xây nên chính là để làm vương miện cho phượng hoàng, còn thôn Cốc Đôi thì nằm ở dưới cổ phượng hoàng, vì thế, con phượng hoàng thiêng liêng này mới có thể giữ cho thôn Cốc Đôi luôn được bình an yên ổn.
Thổ phỉ gây loạn không hề nhỏ, trong thôn có rất nhiều người thông minh, tựa hồ đều nghĩ tới Phong Hỏa đài ở trên đỉnh núi sau thôn.
Nơi đó có thể quan sát nhất cử nhất động của bọn thổ phỉ từ trên cao xuống, chẳng phải nên tận dụng hay sao?
Dù sao, hiện giờ có thể hại người không chỉ có sói và thổ phỉ, mà còn có quỷ binh Nam Đảo mà họ lòng vòng nghe được từ miệng Nhị Đản! Có thể doạ cho quan lại và thổ phỉ sợ chết khiếp vậy chẳng phải là những kẻ mặt xanh nanh vàng, hung thần ác sát, ăn thịt uống máu loài người hay sao? Trưởng thôn đem theo vài người tài giỏi lên Phong Hỏa đài trên đỉnh núi. Lý Như cũng đi theo đám người này.
Hồi còn bé, cô cũng từng tới Phong Hỏa đài một hai lần, theo như cô thấy, Phong Hỏa đài được dựng lên thẳng tắp trên đỉnh núi, hơi giống như một toà lâu đài cổ của nước ngoài, chỉ là không có đỉnh che bên trên mà thôi. Chỉ có con đường hẹp quanh co có thể dẫn tới lâu đài cổ, bên kia là một vách đá sâu, nếu nhìn theo hướng này, đây cũng là một pháo đài quân sự dễ phòng thủ khó tấn công.
Lúc hậu thế Lý Như tới, con đường nhỏ kia trải đầy bụi gai, đi qua vô cùng khó khăn, về sau các trưởng bối cấm Lý Như trèo lên Phong Hỏa đài. Tuy nhiên về sau, Lý Như lại thích chạy việt dã ở ngoài trời, có lẽ là do hồi nhỏ ở quê thích leo núi mà trau dồi nên sở thích này.
Người thôn Cốc Đôi đều mang theo dụng cụ, sửa lại những viên gạch đá bị xiêu vẹo, bôi vôi lên, cắt bỏ cỏ dại và bụi gai mọc trên Phong Hỏa đài, mấy người phụ nữ thì dọn đẹp lại mặt sàn, đặc biệt là nơi nấu ăn.
Thôn Cốc Đôi dự định ban ngày để vài người trấn thủ ở đây, nếu phát hiện tình hình quân địch thì lập tức báo tin.
Tiếng gõ chiêng đương nhiên không nghe thấy được, nhưng còn rất nhiều cách khác.
Người ta nói Lý Xuyên Trụ không chuẩn xác, đừng thấy nhà cha vợ luôn cười nhạo anh ấy bói không chuẩn, nhưng những ngày này, những ý tưởng và biện pháp mà Lý Xuyên Trụ nghĩ ra đều rất hữu ích, mấy người lão Vương trưởng thôn hiện giờ vô cùng tin tưởng anh ấy, cảm thấy người biết xem bói vô cùng có bản lĩnh.
Vì thế, Lý Xuyên Trụ vừa nghĩ ra ý tưởng, đám người nghe cái đã cảm thấy rất hữu ích liền lập tức thực hiện.
Ý tưởng của Lý Xuyên Trụ là đặt một cái cây giả trên đài, đợi có tình hình quân địch thì hạ cây xuống, hơn nữa còn đốt lửa tạo khói để biểu thị tình hình quân địch.
Cây và khói này đặt cạnh nhau sẽ tạo nên một loại ý nghĩa khác.
Ví dụ như cây cũng hạ rồi, khói cũng đốt rồi, biểu thị người đến quá nhiều, mọi người mau chóng chạy thoát thân đi!
Chỉ có khói mà không hạ cây, biểu thị người đến không quá nhiều, người trong thôn có thể đối phó.
Khói kia ở gần bên nào của Phong Hỏa đài, biểu thị bên đó có kẻ địch tới, cách này không phải vừa đơn giản lại vừa dễ thực hiện saol
Nhìn về phía Đông, sông Khúc Thuỷ uốn lượn giữa các dãy núi, chảy về hướng Đông. Dãy núi phía Đông đều ở trong tầm mắt, một con chim bay qua hay một con thú chạy qua cũng có thể phát hiện ra.
Nhìn về phía Nam Bắc, vừa hay có thể nhìn thấy hai con đường dẫn ra bên ngoài của thôn Cốc Đôi, một đường là đường hẹp. quanh co dẫn tới sông Hà Pha, một đường là đường lớn từ thôn Bất Pha đến thôn Đông Bình, lại ngoảnh mặt nhìn về phía Tây liền có thể thấy rõ rành rành từng căn nhà của thôn Cốc Đôi.
Nghe người xưa kể rằng bệ đá này được xây vô cùng cẩn thận, nói những ngọn núi quanh thôn Cốc Đôi thực ra có hình dạng của một con phượng hoàng, vị trí của đỉnh núi này chính là đầu của phượng hoàng. Bệ đá được xây nên chính là để làm vương miện cho phượng hoàng, còn thôn Cốc Đôi thì nằm ở dưới cổ phượng hoàng, vì thế, con phượng hoàng thiêng liêng này mới có thể giữ cho thôn Cốc Đôi luôn được bình an yên ổn.
Thổ phỉ gây loạn không hề nhỏ, trong thôn có rất nhiều người thông minh, tựa hồ đều nghĩ tới Phong Hỏa đài ở trên đỉnh núi sau thôn.
Nơi đó có thể quan sát nhất cử nhất động của bọn thổ phỉ từ trên cao xuống, chẳng phải nên tận dụng hay sao?
Dù sao, hiện giờ có thể hại người không chỉ có sói và thổ phỉ, mà còn có quỷ binh Nam Đảo mà họ lòng vòng nghe được từ miệng Nhị Đản! Có thể doạ cho quan lại và thổ phỉ sợ chết khiếp vậy chẳng phải là những kẻ mặt xanh nanh vàng, hung thần ác sát, ăn thịt uống máu loài người hay sao? Trưởng thôn đem theo vài người tài giỏi lên Phong Hỏa đài trên đỉnh núi. Lý Như cũng đi theo đám người này.
Hồi còn bé, cô cũng từng tới Phong Hỏa đài một hai lần, theo như cô thấy, Phong Hỏa đài được dựng lên thẳng tắp trên đỉnh núi, hơi giống như một toà lâu đài cổ của nước ngoài, chỉ là không có đỉnh che bên trên mà thôi. Chỉ có con đường hẹp quanh co có thể dẫn tới lâu đài cổ, bên kia là một vách đá sâu, nếu nhìn theo hướng này, đây cũng là một pháo đài quân sự dễ phòng thủ khó tấn công.
Lúc hậu thế Lý Như tới, con đường nhỏ kia trải đầy bụi gai, đi qua vô cùng khó khăn, về sau các trưởng bối cấm Lý Như trèo lên Phong Hỏa đài. Tuy nhiên về sau, Lý Như lại thích chạy việt dã ở ngoài trời, có lẽ là do hồi nhỏ ở quê thích leo núi mà trau dồi nên sở thích này.
Người thôn Cốc Đôi đều mang theo dụng cụ, sửa lại những viên gạch đá bị xiêu vẹo, bôi vôi lên, cắt bỏ cỏ dại và bụi gai mọc trên Phong Hỏa đài, mấy người phụ nữ thì dọn đẹp lại mặt sàn, đặc biệt là nơi nấu ăn.
Thôn Cốc Đôi dự định ban ngày để vài người trấn thủ ở đây, nếu phát hiện tình hình quân địch thì lập tức báo tin.
Tiếng gõ chiêng đương nhiên không nghe thấy được, nhưng còn rất nhiều cách khác.
Người ta nói Lý Xuyên Trụ không chuẩn xác, đừng thấy nhà cha vợ luôn cười nhạo anh ấy bói không chuẩn, nhưng những ngày này, những ý tưởng và biện pháp mà Lý Xuyên Trụ nghĩ ra đều rất hữu ích, mấy người lão Vương trưởng thôn hiện giờ vô cùng tin tưởng anh ấy, cảm thấy người biết xem bói vô cùng có bản lĩnh.
Vì thế, Lý Xuyên Trụ vừa nghĩ ra ý tưởng, đám người nghe cái đã cảm thấy rất hữu ích liền lập tức thực hiện.
Ý tưởng của Lý Xuyên Trụ là đặt một cái cây giả trên đài, đợi có tình hình quân địch thì hạ cây xuống, hơn nữa còn đốt lửa tạo khói để biểu thị tình hình quân địch.
Cây và khói này đặt cạnh nhau sẽ tạo nên một loại ý nghĩa khác.
Ví dụ như cây cũng hạ rồi, khói cũng đốt rồi, biểu thị người đến quá nhiều, mọi người mau chóng chạy thoát thân đi!
Chỉ có khói mà không hạ cây, biểu thị người đến không quá nhiều, người trong thôn có thể đối phó.
Khói kia ở gần bên nào của Phong Hỏa đài, biểu thị bên đó có kẻ địch tới, cách này không phải vừa đơn giản lại vừa dễ thực hiện saol
Bạn cần đăng nhập để bình luận